ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2022/QĐ-UBND |
Nam Định, ngày 24 tháng 11 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH TUYẾN ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG, CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2294/TTr-SGTVT ngày 17/10/2022; Báo cáo thẩm định số 1284/BC-STP ngày 06/10/2022 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại và cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động này trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 3. Tuyến đường và thời gian vận chuyển
1. Tuyến đường vận chuyển
Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại được thực hiện trên các tuyến đường đô thị và ngoài đô thị.
Hạn chế vận chuyển trên tuyến đường có các cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện và vị trí tập trung đông người như: chợ, trung tâm thương mại, … trừ trường hợp thu gom, vận chuyển cho các chủ nguồn thải ở khu vực này.
2. Thời gian vận chuyển
a) Đối với vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện trên các tuyến đường không quy định thời gian;
b) Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại:
Từ 22 giờ 00 phút đến 05 giờ 00 phút ngày hôm sau đối với các đường trong đô thị; không quy định thời gian đối với các đường ngoài đô thị.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Chủ nguồn thải
a) Tổ chức vận chuyển chất thải phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và giấy phép môi trường đã được cấp (nếu có). Trường hợp chuyển giao chất thải cho cơ sở thu gom, vận chuyển thì phải ký hợp đồng với cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Phải lắp đặt thiết bị định vị đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giám sát, quản lý.
2. Cơ sở thu gom, vận chuyển
a) Chấp hành các quy định của pháp luật khi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại trên đường;
b) Cung cấp lộ trình (vị trí điểm đi, điểm đến, cung đường vận chuyển) và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định và các cơ quan chuyên môn khi có yêu cầu phối hợp. Dữ liệu, thông tin từ thiết bị giám sát hành trình phải được chia sẻ khi có yêu cầu của cơ quan chuyên môn;
c) Quản lý các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo đúng lộ trình và thời gian vận chuyển theo quy định tại Quyết định này;
d) Sử dụng các phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại đảm bảo theo quy định pháp luật hiện hành;
đ) Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình khối lượng vận chuyển chất thải theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định
a) Tổ chức quản lý chặt chẽ đơn vị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;
b) Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật theo quy định; tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Thực hiện quản lý các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Giám sát, quản lý dữ liệu hành trình của phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định.
5. Công an tỉnh
Tổ chức kiểm tra, xử lý việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định.
6. Sở Giao thông vận tải
a) Chỉ đạo kiểm tra, xử lý các hành vi tập kết chất thải lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trái quy định;
b) Phối hợp kiểm tra phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại khi lưu thông trên các tuyến đường và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 5. - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2022.
- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Nam Định và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.