ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2021/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 21 tháng 07 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 421/TTr-SNV ngày 15 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 816/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước của tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ QUẢN LÝ NGƯỜI GIỮ CHỨC DANH, CHỨC VỤ VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN
VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2021/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 07 năm
2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm trong quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh Bình Định.
2. Nội dung không quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp, các quy định pháp luật hiện hành và Điều lệ công ty.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước: Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).
4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước): Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng công ty.
5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).
6. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước).
7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phân định rõ trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ khác nhau phải bảo đảm không xung đột về lợi ích.
1. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đánh giá, quy hoạch, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người giữ chức danh, chức vụ và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước.
1. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
a) Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm Giám đốc doanh nghiệp mình nhưng không được kiêm nhiệm các chức danh quản lý của doanh nghiệp khác. Việc kiêm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Phó Giám đốc được kiêm nhiệm các chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty ở doanh nghiệp thành viên, nhưng không quá 03.
c) Người quản lý doanh nghiệp nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau:
a) Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty.
b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp.
b) Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03.
c) Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu.
d) Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
4. Việc kiêm nhiệm đối với trường hợp khác không quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ công ty.
1. Thời hạn giữ chức vụ cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực. Trường hợp thời hạn giữ chức vụ dưới 05 năm thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ trở lên thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
Điều 7. Tiêu chuẩn, điều kiện của người quản lý doanh nghiệp
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
a) Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc công ty phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo Quy định số 16-QĐ/TU ngày 31/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn chức danh cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quyết định và các quy định sửa đổi, bổ sung.
Kế toán trưởng công ty phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Kế toán hiện hành.
b) Được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
c) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
d) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác trọn một nhiệm kỳ của chức danh quản lý, tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định này.
đ) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
g) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
b) Công ty có nhu cầu.
c) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận.
d) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
đ) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại trước khi quyết định.
3. Một cá nhân được bổ nhiệm làm Chủ tịch công ty không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Điều 8. Tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế này.
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc.
c) Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty.
d) Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc; Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty.
đ) Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
b) Một cá nhân được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại một công ty.
1. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng, Nghị định số 159/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn thực hiện.
Điều 10. Thời hạn làm người đại diện phần vốn nhà nước
1. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu đề cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó theo quy định của điều lệ doanh nghiệp.
2. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước được cử đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước được tính từ ngày quyết định cử đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện phần vốn nhà nước được tính từ ngày được cử đại diện phần vốn nhà nước theo chức danh cũ theo tên gọi cũ của doanh nghiệp.
Điều 11. Tiêu chuẩn, điều kiện cử người đại diện phần vốn nhà nước
1. Tiêu chuẩn, điều kiện cử người đại diện phần vốn nhà nước
a) Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Người đại diện phần vốn nhà nước để giới thiệu bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm giữ Giám đốc, Phó Giám đốc công ty phải đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện theo Quy định số 16-QĐ/TU ngày 31/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiêu chuẩn chức danh cán bộ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quyết định và các quy định sửa đổi, bổ sung.
b) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
c) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
d) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
đ) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
e) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự trước khi cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện cử lại người đại diện phần vốn nhà nước
a) Được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn làm nhiệm vụ người đại diện phần vốn nhà nước;
b) Đáp ứng đủ điều kiện cử làm người đại diện phần vốn nhà nước quy định tại các điểm a, b, d, đ và điểm e khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước không đủ tuổi công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị thì thời gian cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước được tính đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
1. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng, Nghị định số 159/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn thực hiện.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Đối với công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Quyết định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên.
b) Có ý kiến trước khi Chủ tịch công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng công ty.
2. Đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và không quá 50% vốn điều lệ) thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định đánh giá, cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, đánh giá, xếp loại chất lượng, quy hoạch, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước, đánh giá, xếp loại chất lượng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước theo quy định.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì, đề xuất, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng, thành phần và cơ cấu người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước.
2. Chủ trì, đề xuất nhân sự cử, cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tham gia có ý kiến, đề xuất đối với nhân sự giới thiệu để cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
3. Phối hợp, tham gia ý kiến đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, xếp loại hàng năm đối với các doanh nghiệp theo quy định; có ý kiến tham gia, đề xuất đánh giá, xếp loại đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp, tham gia ý kiến đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại làm người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; nhân sự giới thiệu để cử, cử lại làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
1. Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; tổng hợp những vướng mắc, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.