ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2014/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 07 tháng 11 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế cho Điều 15, Điều 16 Quyết định 691/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở và công sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
1. Quy định này quy định phân cấp quản lý nhà nước về cây xanh đô thị, bao gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
2. Các nội dung khác quy định về quản lý về cây xanh đô thị không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
2. Các tổ chức, cá nhân được chọn thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị.
3. Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có liên quan đến các hoạt động, bao gồm: đầu tư phát triển cây xanh đô thị, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
1. Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng trình UBND tỉnh ban hành. Tổ chức thẩm định quy hoạch cây xanh trên địa bàn các đô thị, trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan xác định danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế, cây cổ thụ, cây nguy hiểm cần phải thay thế, cây cần được bảo tồn trong đô thị trình UBND tỉnh ban hành.
4. Xây dựng Đơn giá dịch vụ công ích sản xuất và duy trì cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
5. Chủ trì thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán chi phí dịch vụ công ích sản xuất và duy trì cây xanh đô thị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
6. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị.
7. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn ươm trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trực tiếp quản lý cây xanh đô thị phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh phù hợp với mục đích trồng, khí hậu, thổ nhưỡng địa phương nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị, phát triển cơ sở vườn ươm phục vụ nhu cầu trồng cây xanh của tỉnh.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng danh mục cây trồng, cây trồng hạn chế, cây cổ thụ, cây cần bảo tồn trong đô thị.
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch hàng năm và dài hạn về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa.
1. Hướng dẫn về các thủ tục hành chính, trình tự tạm cấp, thanh toán, quyết toán sản phẩm dịch vụ cây xanh đã được đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng đơn giá đền bù giá trị cây khi các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh đô thị và đơn giá đền bù cây khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
2. Trình UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
3. Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định mức giá, trợ cấp đối với sản phẩm, dịch vụ công ích cây xanh đô thị sử dụng ngân sách nhà nước.
Điều 7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện đúng tỷ lệ diện tích đất cây xanh được phê duyệt trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Điều 8. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng
1. Thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị thuộc dự án do Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng làm chủ đầu tư.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án, các quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn quản lý, bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo đúng hồ sơ được duyệt. Xử lý hành vi vi phạm, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Điều 9. UBND cấp huyện, thành phố
1. Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn do mình quản lý.
2. Tổ chức lập quy hoạch cây xanh đô thị, xây dựng kế hoạch phát triển cây xanh đô thị theo thẩm quyền.
3. Ban hành danh mục cây trồng, cây được bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên địa bàn được giao quản lý.
4. Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn quản lý, bảo đảm tỷ lệ cây xanh theo đúng hồ sơ được duyệt. Lập biên bản xử lý hành vi vi phạm, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý.
5. Thực hiện việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn huyện, thành phố.
6. Chỉ đạo xã, phường, thị trấn hỗ trợ cơ quan trực tiếp quản lý cây xanh trong công tác chỉ đạo bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý.
7. Đối với các huyện, thành phố chưa có đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý cây xanh thì tiến hành lựa chọn, ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành thực hiện việc trồng, duy trì và chăm sóc cây xanh đô thị theo quy định tại Điều 19, Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị và Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
8. Hướng dẫn các đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn huyện, thành phố thực hiện công tác thống kê phân loại, đánh số cây, lập hồ sơ quản lý đối với cây cổ thụ, cây quý hiếm, cây cần bảo tồn. Lập kế hoạch thay thế các tuyến cây lâu năm, già cỗi, không còn phát huy tác dụng cải thiện môi trường và không đảm bảo an toàn cho đô thị. Hàng năm tổng hợp báo cáo về Sở Xây dựng.
9. Tuyên truyền, giáo dục vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh đô thị.
Điều 10. UBND các xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý các vi phạm về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh. Đề xuất hướng phát triển cây xanh trên địa bàn.
3. Phát hiện và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh không xin phép.
Điều 11. Đơn vị, cá nhân được giao quản lý cây xanh đô thị
1. Thực hiện trồng, chăm sóc và quản lý hệ thống cây xanh đô thị theo hợp đồng đã ký kết.
2. Lập danh sách và đánh số các loại cây xanh, cây cần bảo tồn trên đường phố, nơi công cộng. Hàng năm có nhiệm vụ báo cáo, kiểm kê diện tích cây xanh và số lượng cây trồng.
3. Phát hiện, lập kế hoạch cây xanh bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, bị chết, có nguy cơ đổ ngã và cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng xin phép cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc chặt hạ.
4. Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh.
5. Đề xuất chủng loại cây, hoa phù hợp với quy hoạch xây dựng, với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung, tiếp thu lai tạo các loại cây, hoa đẹp ở các địa phương khác để áp dụng trên địa bàn được giao quản lý.
6. Phối hợp với các địa phương vận động thực hiện phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, quản lý và phát triển hệ thống cây xanh công cộng.
1. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thống kê, lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng (trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm) để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác quản lý cây xanh đô thị chịu trách nhiệm thực hiện đúng Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.