ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3698/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 21 tháng 12 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 30/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 23/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1285/TTr-SXD ngày 04/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 với các nội dung như sau:
a. Mục tiêu đến năm 2025:
+ Diện tích nhà ở bình quân đạt khoảng 27,5 m2 sàn/người, trong đó tại đô thị đạt 33,5 m2 sàn/người và tại nông thôn đạt 23,5 m2 sàn/người; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12 m2 sàn/người.
+ Mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh: Phấn đấu đến năm 2025 có 80% số lượng học sinh, sinh viên được giải quyết chỗ ở, 70% số lượng công nhân khu công nghiệp tập trung được giải quyết chỗ ở, 50% số lượng người thu nhập thấp tại đô thị được giải quyết chỗ ở.
+ Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt khoảng 70%, trong đó tại đô thị đạt trên 75%, tại nông thôn đạt 65%; xóa hết nhà ở đơn sơ; nâng tỷ lệ hộ gia đình có công trình phù hợp vệ sinh lên 98%, trong đó tại đô thị đạt 100% và tại nông thôn đạt trên 96%.
b. Mục tiêu đến năm 2035: Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân khoảng 32,5 m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu 15 m2 sàn/người.
2. Tổng hợp khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở đến năm 2025
Tổng diện tích sàn tăng thêm khoảng 3.509.188 m2 sàn, trong đó:
Nhà ở xã hội: Phát triển thêm khoảng 1.564.897 m2 sàn, giải quyết cho 67.377 người có nhu cầu về nhà ở, cụ thể:
TT |
Đối tượng |
Nhu cầu đến 2025 |
||
Diện tích sàn (m2) |
Số hộ (hộ) |
Số người |
||
1 |
Hộ người có công cách mạng |
328.144 |
3.225 |
11.932 |
2 |
Hộ nghèo và cận nghèo |
822.829 |
8.511 |
31.490 |
3 |
Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị |
223.780 |
- |
6.680 |
4 |
Người lao động tại các khu công nghiệp |
140.000 |
- |
14.000 |
5 |
Cán bộ, công chức, viên chức |
39.144 |
- |
2.175 |
6 |
Học sinh, sinh viên |
11.000 |
- |
1.100 |
- Nhà ở công vụ: Bố trí 942 căn hộ, tương ứng 56.520 m2 sàn.
- Nhà ở thương mại: Phát triển thêm khoảng 291.297 m2 sàn, tương ứng khoảng 2.350 căn hộ.
- Nhà ở riêng lẻ khác: Phát triển thêm khoảng 1.596.474 m2 sàn.
3. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025
Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn tỉnh khoảng 5.335.056 triệu đồng, trong đó: Nhu cầu vốn phát triển nhà ở xã hội 3.474.234 triệu đồng, nhà ở công vụ 113.040 triệu đồng, Nhà ở thương mại 1.747.782 triệu đồng. (Tổng nguồn vốn không tính đến nhà ở riêng lẻ, nhà ở tái định cư), cụ thể:
TT |
Loại hình nhà ở |
Nhu cầu nguồn vốn (triệu đồng) |
|||||
Vốn đầu tư |
Ngân sách TW |
Ngân sách ĐP |
Vốn vay |
Vốn doanh nghiệp |
Vốn khác |
||
I |
Nhà ở xã hội |
3.474.234 |
128.447 |
72.437 |
1.013.278 |
352.559 |
1.907.513 |
1 |
Người có công cách mạng |
677.250 |
90.300 |
|
|
|
586.950 |
2 |
Hộ nghèo và cận nghèo |
1.348.250 |
1.572 |
|
26.115 |
|
1.320.563 |
3 |
Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị |
783.230 |
|
39.162 |
548.260 |
195.808 |
|
4 |
Người lao động tại các khu công nghiệp |
490.000 |
|
24.500 |
343.000 |
122.500 |
|
5 |
Cán bộ, công chức, viên chức |
137.004 |
|
6.850 |
95.903 |
34.251 |
|
6 |
Sinh viên, học sinh |
38.500 |
36.575 |
1.925 |
|
|
|
II |
Nhà công vụ |
113.040 |
|
113.040 |
|
|
|
III |
Nhà ở thương mại |
1.747.782 |
|
|
1.048.669 |
699.113 |
|
|
Tổng cộng |
5.335.056 |
128.447 |
185.477 |
2.061.947 |
1.051.672 |
1.907.513 |
a) Giải pháp về cơ chế chính sách nhà ở
Bổ sung và ban hành mới các cơ chế chính sách về phát triển nhà ở trong giai đoạn hiện nay, chính sách khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chính sách phát triển các dự án hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất và một số chính sách cụ thể theo thẩm quyền phù hợp với các quy định, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) Giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật
Rà soát, bổ sung, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch đô thị; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý quy hoạch, xây dựng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác quỹ đất và tạo thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư các dự án nhà ở.
Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc trong đó quy định phân khu cho việc xây dựng nhà ở từng nhóm nhà ở đô thị, nhà ở nông thôn; rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại phù hợp với nhu cầu phát triển nhà ở tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn; Ban hành các thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với khả năng ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu.
c) Giải pháp về đất đai
Thực hiện xây dựng, rà soát quy hoạch sử dụng đất; chú trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng xã hội.
Lập danh sách quỹ đất dự kiến giới thiệu địa điểm ở từng địa phương để thực hiện các dự án phát triển nhà ở và công bố công khai để kêu gọi đầu tư và nhân dân biết.
Có phương án về quỹ đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị Chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị. Nghiên cứu quy định về cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà ở, điều chính cách tính giá đất và tiền sử dụng đất nhằm giảm tỷ lệ giá đất trong cơ cấu giá thành nhà ở.
d) Giải pháp về nguồn vốn, cơ chế ưu đãi tài chính
Huy động nguồn lực tổng hợp từ ngân sách Nhà nước, vốn vay ngân hàng, các doanh nghiệp, quỹ phát triển nhà ở của tỉnh, đóng góp của người có nhu cầu về nhà ở và từ các nguồn tài trợ, huy động hợp pháp khác. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở; có cơ chế khuyến khích để các hộ gia đình có nhu cầu xây dựng nhà ở dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng.
e) Giải pháp về khoa học, công nghệ
Nghiên cứu áp dụng công nghệ xây dựng hiện đại và sử dụng các loại vật liệu xây dựng thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành nhà ở và rút ngắn thời gian xây dựng, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Tăng cường quản lý chất lượng trong thiết kế, thi công xây dựng nhà ở, đảm bảo các công trình nhà ở kể cả nhà ở do dân tự xây dựng đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn trong sử dụng.
f) Giải pháp xây dựng quỹ đất phát triển nhà ở và phát triển thị trường bất động sản
Giải pháp xây dựng Quỹ phát triển nhà ở được hình thành từ các nguồn chủ yếu như: Nhà ở do Nhà nước quản lý theo các chính sách nhà đất qua các thời kỳ; Nhà nước đầu tư xây dựng từ ngân sách để cho cán bộ thuê ở; Nhà ở tập thể do các cơ quan đầu tư xây dựng cho cán bộ công nhân. Ngoài ra, thực hiện chính sách cấp đất cho cán bộ công nhân viên để tự làm nhà ở, hình thành các khu dân cư mới.
Các dự án được triển khai theo quy hoạch được duyệt phải công khai hóa dự án trên các phương tiện đại chúng.
Các địa phương cần có trụ sở giao dịch bất động sản để tạo điều kiện cho người dân có sự giao dịch bất động sản hợp pháp.
Quá trình đầu tư nhà ở khi triển khai thực hiện cần phải nghiên cứu điều kiện kinh tế, tập quán của đối tượng này để có giải pháp phù hợp.
g) Giải pháp phát triển nhà ở cho các đối tượng xã hội
Đối với nhà ở cho người có công cách mạng: Phương hướng hỗ trợ là tạo điều kiện để các hộ phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cấp nhà ở cho mình. Việc hỗ trợ nhà ở tiếp tục triển khai theo các chính sách đã ban hành thông qua các hình thức hỗ trợ bằng tiền (từ ngân sách nhà nước); được miễn, giảm tiền nhà, tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc được Nhà nước giao đất ở. Trong thời gian tới, tỉnh cần giao chỉ tiêu cho các huyện, thành phố để tiếp tục vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, giải quyết khó khăn về nhà ở cho người có công.
Đối với nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn: Việc hỗ trợ nhà ở áp dụng theo các chính sách đã ban hành trên nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người dân tự làm.
Đối với nhà ở cho các hộ nghèo đô thị: Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, cộng đồng hỗ trợ một phần kinh phí, kết hợp cho vay ưu đãi để các hộ tự xây nhà mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình.
Đối với nhà ở cho các đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: Nhà nước trực tiếp đầu tư từ ngân sách để xây dựng mới và cải tạo các ký túc xá hiện có. Việc đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với nhà ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp: Nhà nước trực tiếp đầu tư nhà ở xã hội để cho công nhân thuê theo quy định của Luật nhà ở. Chỉ đạo cho các chủ đầu tư phải có quy hoạch khu nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp tập trung.
Đối với nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức: Giải quyết theo hướng Nhà nước đầu tư từ ngân sách xây dựng nhà ở công vụ. Người thuê nhà chỉ phải trả mức giá do nhà nước quy định, hoặc miễn giảm tùy theo trường hợp áp dụng.
h) Giải pháp về công tác tuyên truyền
Tuyên truyền về chính sách để nhân dân biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
5. Trách nhiệm của các Sở, Ban ngành liên quan và các huyện, thành phố, thị xã.
a) Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất tỉnh và UBND các địa phương tổng hợp, rà soát đánh giá quỹ đất phục vụ xây dựng chương trình phát triển nhà ở hiện có, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển quỹ đất phù hợp với lộ trình xây dựng phát triển nhà ở theo kế hoạch được duyệt đảm bảo tiết kiệm, tăng hiệu quả đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở; hướng dẫn và giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện đến UBND tỉnh theo định kỳ vào giữa quý IV hàng năm.
- Chủ trì việc lập quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, thiết kế đô thị, Quy chế quản lý kiến trúc nhà ở đô thị, cải tạo chỉnh trang đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương quản lý kiến trúc nhà ở;
- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan, UBND cấp huyện lập kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm và 5 năm; nêu rõ lộ trình thực hiện, nhu cầu và giải pháp tài chính trình UBND tỉnh Quảng Trị, trước hết tập trung vào các đơn vị hành chính có xu hướng phát triển nhanh như thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị....
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội lập kế hoạch xây dựng nhà ở hàng năm cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo;
- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng Đề án nhà ở xã hội, Quy chế quản lý sử dụng quỹ nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt;
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng Quy định về quản lý dự án nhà ở sau đầu tư xây dựng; ban hành các mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương để các đơn vị và nhân dân tham khảo, áp dụng.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng cân đối quỹ đất phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt;
- Thực hiện đổi mới thủ tục giao đất ở, cho thuê đất theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì nghiên cứu và trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh;
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm cơ sở chỉ đạo, điều hành và kiểm điểm kết quả thực hiện theo định kỳ trình UBND tỉnh quyết định;
- Lập kế hoạch về vốn, cân đối vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở từ vốn ngân sách hàng năm và từng thời kỳ;
- Nghiên cứu các giải pháp khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở theo dự án.
d) Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các ban ngành liên quan lập Đề án Quỹ phát triển nhà ở trình UBND tỉnh quyết định;
- Bố trí ngân sách hàng năm từ vốn ngân sách theo kế hoạch trình UBND tỉnh trước khi thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
- Phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng khung giá cho thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ trình UBND tỉnh quyết định.
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Trị rà soát nhu cầu nhà ở của các hộ chính sách, hộ có công, hộ nghèo cần hỗ trợ nhà ở cho trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính trong việc xác định đối tượng cán bộ, công chức viên chức và người lao động được thuê, mua nhà ở xã hội.
f) Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc lập quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn gắn với việc khai thác quỹ đất để tạo quỹ đất phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
g) Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thu hút các nhà đầu tư để đầu tư các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế.
h) Ngân hàng Nhà nước tỉnh:
Chủ trì xây dựng kế hoạch tín dụng đảm bảo nguồn vốn phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở.
i) Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đơn vị thành viên
Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về nhà ở; vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, hỗ trợ các Chương trình xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở.
k) Các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở
Có trách nhiệm lập, trình duyệt và triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng nội dung dự án và tiến độ đã được phê duyệt.
l) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai chương trình phát triển và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ;
- Trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, Ban ngành thực hiện lập, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở trên địa bàn, để thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của địa phương mình;
- Phối hợp với Sở Xây dựng lập và thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở trên địa bàn, lập kế hoạch phát triển nhà ở đô thị và nông thôn hàng năm và 5 năm; Nghiên cứu, phối hợp với các Sở, Ban ngành trong việc lập quy hoạch giữ gìn, bảo tồn các làng nghề truyền thống;
- Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng theo định kỳ vào cuối quý III hàng năm.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.