ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3692/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 07 tháng 9 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ – CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 132/QĐ-UBND ngày 10/01/năm 2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 294/TTr-SNN ngày 28/8/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn năm 2021 – 2025 tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN NĂM 2021-2025 TỈNH BÌNH ĐỊNH
PHẦN 1: TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÀ CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
CHƯƠNG I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG CHỦ YẾU
1. Vị trí địa lý
2. Đặc điểm địa hình
3. Đặc điểm khí hậu, tình hình thiên tai trên địa bàn
4. Đặc điểm dân sinh
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PCTT
2. Hệ thống chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và quy chế phối hợp
3. Công tác dự báo, cảnh báo sớm
4. Phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai
5. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn
7. Năng lực và nhận thức của cộng đồng trong Phòng, chống thiên tai
8. Đánh giá năng lực các cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai
9. Đánh giá thực hiện lồng ghép nội dung PCTT trong các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của cácôngành, phát triển kinh tế - xã hội
10. Đánh giá về công tác phục hồi, tái thiết
11. Nguồn lực tài chính
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI
1. Độ lớn của thiên tai
2. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
3. Nhận định về nguy cơ thiên tai và tình hình thời tiết hiện nay
CHƯƠNG V: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I Tổ chức phòng ngừa, giảm thiểu
1. Giải pháp phi công trình
2. Giải pháp công trình
2.1 Đầu tư, nâng cấp công trình thủy lợi
2.2 Đầu tư, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến PCTT
2.3. Đầu tư, nâng cấp công trình giao thông kết hợp PCTT
2.4. Công trình hạ tầng cấp, thoát nước
2.5. Công trình neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
2.6. Công trình hồ thủy điện
2.7. Công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm
II. Biện pháp ứng phó
1. Trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai
2. C ng tác sơ tán dân về nơi an toàn
3. Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp
4. Triển khai công tác bảo đảm y tế
5. Tổ chức ứng cứu trên biển
6. Bảo đảm thoát nước đô thị
7. Cung cấp nước sạch cho dân cư
8. Triển khai phương án ứng phó với thiên tai
9. Huy động nguồn lực cho công tác ứng phó thiên tai
III Tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai
1. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu; khắc phục thiệt hại bước đầu
2. Thống kê, đánh giá thiệt hại, lập nhu cầu hỗ trợ
3. Lập kế hoạch tái thiết sau thiên tai
CHƯƠNG VI: NGUỒN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Nguồn lực thực hiện:
2. Tiến độ thực hiện
CHƯƠNG VII: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Xây dựng kế hoạch tài chính
2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
3. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch
4. Rà soát, đánh giá, cập nhật kế hoạch
5. Tổ chức thực hiện
CÁC PHỤ LỤC VÀ BIỂU MẪU KÈM THEO
Phụ lục 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2019 tỉnh Bình Định.
Phụ lục 2. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành giai đoạn 2010 - 2019.
Phụ lục 3. Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Phụ lục 4. Tình hình thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Phụ lục 5. Danh mục đầu tư, nâng cấp hồ chứa nước giai đoạn 2021 – 2025
Phụ lục 6 (ii). Danh mục xây dựng, nâng cấp đê kè sông từ năm 2021 - 2025
Phụ lục 7 (i). Danh mục đầu tư bố trí, sắp xếp dân cư giai đoạn 2021 – 2025
Phụ lục 7(ii). Đề xuất dự án tái định cư thuộc nguồn vốn ADB
Phụ lục 8. Danh mục trọng tâm kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025
Phụ luc 9. Danh mục các trường học thuộc kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021 - 2025.
Phụ lục 11. Biểu tổng hợp thiệt hại.
Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019 công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Bình Định đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động ph ng ngừa. Các địa phương trong tỉnh đã chủ động hơn trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, công tác lập Kế hoạch Phòng, chống thiên tai 5 năm và cập nhật hàng năm giữ vai trò rất quan trọng và luôn được chính quyền các cấp và cácôngành quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Trước diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản; tạo điều kiện phát triển bền vững và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết tại Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019; yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh triển khai thực hiện.
UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020; yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện.
Lập Kế hoạch Ph ng, chống thiên tai tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 thuộc trong Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh; xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của công tác Phòng, chống thiên tai trong 5 năm đến để các sở, ban, ngành, UBND các cấp tổ chức triển khai thực hiện.
Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2025 gồm có 2 phần:
Phần 1: Tình hình thiên tai và các thông tin cơ bản về Phòng chống thiên tai.
Phần 2: Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH
- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013.
- Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
- Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019, Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
- Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
- Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự l nh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Kế hoạch số 77-KH/TU ngày 9/7/2020 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự l nh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 9/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự l nh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên 6.025 km² với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn và 8 huyện. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc 14042’10” vĩ độ, 108055’4” kinh độ. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam 13039’10” vĩ độ, 108054’00” kinh độ. Phía Tây giáp tỉnhGia Lai, điểm cực Tây 14027’ vĩ độ, 108027’ kinh độ. Phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu thuộc thành phố Quy Nhơn. Bình Định có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung, là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
Địa hình của tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khoảng 1.000m. Các dạng địa hình phổ biến: Vùng núi đồi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển.
Vùng núi đồi và trung du diện tích 4.200 km2 với độ cao trung bình 500 - 1.000 m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Vùng đồi tiếp giáp giữa miền núi phía Tây và đồng bằng phía Đông, có diện tích 1.600 km2, có độ cao dưới 100m, độ dốc tương đối lớn từ 10º – 15º. Vùng đồng bằng diện tích khoảng 1.000 km², đượcôngăn cách với biển bởi các đầm phá, đồi cát hay dãy núi. Vùng ven biển gồm các cồn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển, độ cao vài chục mét. Bình Định có n có 33 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Nhơn Châu là đảo lớn nhất diện tích 3,64 km² có trên 2.000 dân.
Bình Định thuộc khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ - miền khí hậu Đông Trường Sơn. có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 1 – 8, mùa mưa từ tháng 9 – 12, thường xuất hiện nắng nóng và khô hạn. Mùa mưa thường chịu ảnh hưởng các cơn bão với tần suất trung bình từ 1 – 2 cơn/năm, thường gây ra lũ lụt.
Khí hậu Bình Định được phân thành ba vùng chính: Vùng 1 là vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh bao gồm huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, các xã phía Tây huyện Hoài Ân và các xã vùng núi phía Tây thị xã Hoài Nhơn. Vùng này có tổng lượng mưa năm từ 2.200 mm trở lên, nhiệt độ trung bình năm dưới 26ºC. Vùng 2 là vùng núi phía Nam tỉnh bao gồm huyện Tây Sơn, Vân Canh và các xã phía Tây huyện Phù Cát, có tổng lượng mưa năm từ 1.800 - 2.100 mm, nhiệt độ trung bình năm dưới 26ºC. Vùng 3 là vùng đồng bằng ven biển, có tổng lượng mưa năm từ 1.700 - 2.200 mm, nhiệt độ trung bình năm trên 26ºC.
- Chế độ nhiệt: Tổng lượng bức xạ hàng năm khá cao: Từ 140 đến 150 cal/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,1ºC. Trung bình cao nhất là 34,6ºC, trung bình thấp nhất là 19,9ºC. Biên độ ngày đêm trung bình 5 - 8ºC.
- Số giờ nắng: Bình Định là tỉnh nằm trong vùng có số giờ nắng khá cao; trung bình hàng năm có số giờ nắng 2.200 - 2.400 giờ. Thời kỳ nhiều nắng là từ tháng 3 đến tháng 9 và tháng ít nắng là tháng 11 và tháng 12.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi tiềm năng trong năm và tăng dần từ Bắc vào Nam tỉnh. Tại Hoài Nhơn là 1.029 mm và tăng dần đến Quy Nhơn là 1.131 mm. Bốc hơi tập trung trong các tháng mùa hạ từ tháng 6 - 8 và tháng có lượng bốc hơi ít là tháng 10, tháng 11.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm khoảng 79%. Từ tháng 10 – 12 hàng năm tương đối ẩm và từ tháng 1 – 9 là thời kỳ khô.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.800 - 3.300 mm. Lượng mưa giảm dần từ Bắc đến Nam tỉnh, cao nhất vùng núi huyện An Lão 3.300 mm, thấp nhất tại huyện Tuy Phước với lượng mưa dưới 1.700 mm.
Mùa mưa ngắn, chỉ tập trung vào 4 tháng từ tháng 9 – 12, chiếm 70% đến 80% tổng lượng mưa năm. Do mùa mưa ngắn, cường độ mưa lớn nên thường gây ngập, lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Mùa khô kéo dài từ tháng 1 – 8, lượng mưa 20% đến 30% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường xảy ra khô hạn, thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt.
- Gió, bão: Hướng gió mùa đông là hướng Tây Bắc, sau đó đổi sang hướng Bắc và đông bắc. Mùa Hạ là hướng Tây hoặc Tây Nam. Bão thường tập trung vào tháng 9, 10, 11. Nhiều nhất là tháng 10 chiếm 47% tổng số cơn bão đổ bộ.
Tỉnh Bình Định có ba loại thiên tai chính là bão, lũ lụt và hạn hán.
Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 9 – 12. Trung bình mỗi năm chịu tác động trực tiếp của 1 – 2 cơn bão. Khi vào đất liền, bão gây gió mạnh tới cấp 11 – 12. Theo phân vùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bão đổ bộ vào Bình Định có thể tới cấp 16. Bão thường gây mưa từ 200 – 300 mm trong 2 – 3 ngày.
Lũ lụt xảy ra trên phạm vi rộng, bình quân mỗi năm xảy ra 3 - 4 đợt lũ. Lũ chính vụ xuất hiện vào tháng 10, 11. Thời gian mưa gây lũ mỗi đợt thường từ 2 – 3 ngày, có đợt lên đến 5 ngày; tổng lượng mưa từ 200 – 300 mm, có đợt lên đến 400 – 750 mm. Đợt lũ lịch sử từ ngày 14 – 17/11/2013 lượng mưa phổ biến từ 250 – 450mm. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70% lượng dòng chảy năm.
Khô hạn xảy ra khi tháng 1 – 8 có lượng mưa ít, thiếu hụt từ 50 – 70% so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng kỳ, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Hầu hết các lưu vực sông thường xảy ra khô hạn khi nắng nóng kéo dài. Các năm 1983, 1987, từ 1991 – 1993, 1998, 2014 – 2020, hạn hán liên tục xảy ra.
a) Mật độ dân số
Dân số trung bình của Bình Định năm 2019 (theo Niên giám thống kê) là 1.487.817 người, bao gồm dân số thành thị 476,485 người, chiếm 32,05%; dân số nông thôn 1.010.972 người, chiếm 67,95%; dân số nam 732.712 người, chiếm 49,25%, dân số nữ 755.105 người, chiếm 50,75%.
Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, người Kinh chiếm 97.2%; dân tộc khác chiếm 2,1%.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 245,1 người/km2. Dân số phân bố không đều, ở miền núi 39,03 người/km2, các huyện đồng bằng ven biển 518,82 người/km2, thành phố Quy Nhơn 1.014,4 người/km2. Chi tiết theo phụ lục 1.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 là 891,238. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo đạt 19,20%; tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 3,42%.
b) Vùng có nguy cơ
Các huyện miền núi An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh có tổng diện tích tự nhiên 296.000 ha chiếm 49% đất tự nhiên; đa số diện tích là đồi núi. Dân số 162.500 người chiếm 11% dân số cả tỉnh. Trong các đợt mưa lũ hàng năm mức độ thiệt hại ít hơn so với các vùng khác. Tuy nhiên, khi xảy ra thiên tai, khả năng hỗ trợ ứng phó sẽ khó khăn hơn. Loại hình thiên tai thường xảy ra mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sét, lốc xoáy, hạn hán, cháy rừng và sương mù.
Các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và Quy Nhơn có tổng diện tích tự nhiên 309.000 ha chiếm 51% đất tự nhiên, dân số 1.352.00 người chiếm 89,3% dân số. Trong các đợt mưa lũ hàng năm mức độ thiệt hại so với vùng núi thường trầm trọng hơn. Đây là nơi tập trung các khu dân cư, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, du lịch, công nghiệp, các đầu mối giao thông và toàn bộ vùng đồng bằng trù phú của tỉnh. Loại hình thiên tai thường xảy ra bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, xâm nhập măn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (RDP) năm 2019 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 47.177,3 tỷ đồng, tăng 6,81% so với năm 2010. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 11.868 tỷ đồng, tăng 3,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 15.126,2 tỷ đồng, tăng 9,01%; khu vực dịch vụ ước đạt 18.107,7 tỷ đồng, tăng 7,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 2.075,4 tỷ đồng, tăng 7,33% (Nguồn tài liệu báo cáo tình hình Kinh tế xã hội tỉnh Bình Định năm 2019 của Cục Thống kê Bình Định).
Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá hiện hành ước đạt 82.492 tỷ đồng. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 22.960 tỷ đồng, chiếm 27,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 22,925 tỷ đồng, chiếm 27,7%; khu vực dịch vụ ước đạt 32.907 tỷ đồng, chiếm 40%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước đạt 3.700 tỷ đồng, chiếm 4,5%.
Cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP) cácôngành kinh tế của thời kỳ năm 2010 - 2019 chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng cụ thể như sau:
- Năm 2010 tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thủy sản là 32%, Công nghiệp - Xây dựng là 22,0%, Dịch vụ là 41,9%, và thuế sản phẩm là 4,1%.
- Năm 2019 tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thủy sản là 27,8%, Công nghiệp
- Xây dựng là 27,7% và Dịch vụ là 40%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 4,5%. Chi tiết theo phụ lục 2.
Cả giai đoạn của thời kỳ 2010 - 2019 kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng liên tục. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Bình Định (theo giá so sánh 2010) năm 2010 đạt 26.855,3 tỷ đồng đến năm 2019 đã đạt 82.492 tỷ đồng.
Sáu tháng đầu năm năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn ( RDP) tăng 2,01% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng đầu năm các năm giai đoạn 2011-2020.
a) Nhà ở, khu đô thị, kinh tế, công nghiệp
Toàn tỉnh có 246.270 nhà kiên cố trên tổng số 392.850 nhà, chiếm 63%; còn 37% là nhà bán kiên cố và đơn sơ tập trung vùng nông thôn, ven biển. Nhà bán kiên cố chỉ chịu được gió bão cấp 8, nhà đơn sơ chỉ chịu được gió bão cấp 6. Vì vậy, vùng nông thôn và ven biển khi xảy ra gió bão cấp 6 trở lên, các hộ gia đình nhà đơn sơ phải thực hiện sơ tán trước về nơi trú tránh an toàn. Vùng ven biển Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn có hơn 36.000 người dân với 8.060 hộ cần có nhà ở kiên cố hoặc tái định cư về nơi an toàn. Cả tỉnh có 210.809 người cao tuổi, 755.105 phụ nữ là đối tượng đặc biệt quan tâm khi có thiên tai xảy ra.
Thành phố Quy Nhơn trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của tỉnh có nhiều khu đô thị mới: Khu đô thị mới An Phú Thịnh tại phường Đống Đa, Nhơn Bình; khu đô thị Đại Phú Gia tại phường Nhơn Bình; khu đô thị Xanh Vũng Chua tại phường Ghềnh Ráng; khu đô thị An Phú tại phường Quang Trung…
Các khu kinh tế, khu công nghiệp đã và đang được triển khai xây dựng như: khu kinh tế Nhơn Hội 14.308 ha; Khu công nghiệp Phú Tài 328 ha, Long Mỹ 200 ha, Nhơn Hòa 314 ha; khu công nghiệp Hòa Hội 265 ha, khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex; Cụm công nghiệp Quang Trung, Nhơn Bình, Phước An, Bình Định, Đá Trắng, Cát Nhơn,….
Có 9 nhà máy cấp nước đô thị và khu, cụm công nghiệp, 2 trạm bơm tăng áp do Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Định quản lý, vận hành; 4 nhà máy nước do các đơn vị khác vận hành; 9 nhà máy xử lý nước thải; 12 trạm bơm nước thải thuộc Hệ thống xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn.
Sự phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, các khu công nghiệp và các công trình xây dựng mới từng bước quy hoạch đồng bộ với tiêu thoát lũ, giảm thiểu sự úng ngập trong thành phố và vùng ngoại ô. Thiệt hại về tính mạng, nhà cửa, tài sản của dân và đặc biệt thiệt hại của các khu kinh tế, công nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân là mối quan tâm, lo lắng về trình trạng mưa bão, lũ lụt hiện nay.
b) Cơ sở giáo dục, đào tạo
Toàn tỉnh có 625 trường học và 01 Trung tâm DTX; trong đó : có 214 trường mầm non, 208 trường tiểu học, 149 trường Trung học cơ sở; 54 trường Trung học phổ thông và 01 Trung tâm GDTXÃ tỉnh. Trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung, Trường Cao đẳng Bình Định, Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn, Cao đẳng Y tế, Cao đằng Nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ (thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT), 11 Trung tâm Giáo dụcônghề nghiệp- Giáo dục Thường xuyên và một số số Trung tâm đào tạo nghề phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh và khu vực.
Với 8.991 cán bộ giáo viên nữ, 60.236 học sinh mầm non, 122.742 học sinh tiểu học và 94.700 học sinh trung học cơ sở là đối tượng dễ bị tổn thương bởi mưa bão, lũ lụt.
c) Hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế
Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.737 cơ sở y tế (193 cơ sở y tế công lập, 1.544 cơ sở y tế ngoài công lập) với tổng số giường bệnh kế hoạch: 5.090, giường bệnh thực kê: 7.510; trong đó, cơ sở khám chữa bệnh công lập thuộc tỉnh gồm: 06 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; 11 TTYT huyện, thị xã, thành phố; 05 Ph ng khám đa khoa khu vực; 159 Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Các cở sở đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới; bằng nhiều nguồn vốn hợp pháp khác nhau UBND các cấp đã chủ động bố trí các nguồn vốn để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho y tế cơ sở nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân và đảm bảo mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng; đến nay các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn đã được xây dựng kiên cố hóa, chống chịu được gió bão cấp 9 - 10 và cũng là nơi khám chữa bệnh kết hợp tránh trú gió bão cho nhân dân.
d) Hệ thống đường giao thông
Bình Định có đủ các loại hình giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và đường biển.
- Giao thông đường bộ: Mạng lưới đường bộ hiện nay trên địa bàn tỉnh dài 10.165km. Trong đó :
+ Quốc lộ có 05 tuyến (QL.1, QL.1D, QL.19, QL.19B và QL.19C) dài 305,9km; cụ thể: QL.1 dài 118,3km (giáp Quãng Ngãi tại Km1125+000 thuộc huyện Hoài Nhơn, giáp Phú Yên tại Km1243+300 thuộc thành phố Quy Nhơn); QL.1D dài 21,6km (điểm đầu giáp QL.1 tại Km1121+300 thuộc thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, giáp Phú Yên tại Km21+600 thuộc thành phố Quy Nhơn); QL.19 dài 67,0km (điểm đầu tại cảng Quy Nhơn đến giáp Gia Lai tại Km67+000 thuộc huyện Tây Sơn); QL.19B dài 59,7km (c điểm đầu tại cảng nước sâu Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội, điểm cuối giao với QL.19 tại Km41+120 thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, hiện tại có 1,6km đầu tuyến thuộc khu kinh tế Nhơn Hội chưa được xây dựng); QL.19C dài 39,3km (điểm đầu giáp QL.1 tại m1220+550, điểm cuối giáp Phú Yên tại Km39+300 thuộc huyện Vân Canh).
+ Đường tỉnh có 11 tuyến dài 446,4km; cụ thể: tuyến ĐT.629 (Bồng Sơn- An Lão), ĐT.630 (Hoài Đức- Kim Sơn), ĐT.631 (Nhơn Hưng-Phước Thắng), ĐT.632 (Phù Mỹ-Bình Dương), ĐT.633 (Chợ Gồm-Đề i), ĐT.634 (Hòa Hội- Hội Sơn), ĐT.636 ( Bồi-Bình Nghi), ĐT.637 (Vườn Xoài-Vĩnh Sơn), ĐT.638 (Chương Hòa-Long Vân), ĐT.639 (Quy Nhơn-Tam Quan), ĐT.640 (Ông đã - Cát Tiến).
+ Đường giao thông nông thôn gồm có 54 tuyến đường huyện dài 555,5km và các tuyến đường khác dài 8.037km.
+ Đường đô thị dài 613,4km và đường chuyên dùng dài 207km.
- Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt thống nhất chạy dọc tỉnh với tổng chiều dài là 146,3km bao gồm tuyến chính Bắc – Nam và 1 nhánh nối vào thành phố Quy Nhơn. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga, trong đó 11 ga trên tuyến chính, ga chính là ga Diêu Trì.
- Giao thông đường biển:
+ Cảng Quy Nhơn: Hiện có 05 cầu tàu, chiều dài cầu cảng từ 115 đến 200m, tổng chiều dài 1.068m, độ sâu tại cầu từ -7,4m đến -12,5m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000DWT với tần suất bình thường, tàu có trọng tải 50.000DWT giảm tải.
+ Cảng Thị Nại: Hiện có 02 cầu tàu với tổng chiều dài là 288m, cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận là 10.000DWT phương tiện và thiết bị chuyên dùng bốc xếp hàng hóa không nhiều, chỉ khoảng trên dưới 10 thiết bị.
+ Tân cảng Quy Nhơn: Bến cảng Tân Cảng Quy Nhơn nằm tại phía trái luồng hàng hải Quy Nhơn, hiện có 01 cầu tàu, với chiều dài 200m, có khả năng tiếp nhận tàu chở container và hàng hóa tổng hợp trọng tải đến 30.000DWT.
+ Tân cảng Miền Trung: Bến Tân cảng Miền Trung có tổng diện tích là 50.000m2, trong đó tổng diện tích bãi là 40.000m2. Hiện có 01 cầu tàu với chiều dài là 175m. Bến cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 15.000DWT.
Luồng hàng hải Quy Nhơn có tổng chiều dài tuyến luồng là 6,3km; chiều rộng 110m; cao độ đáy đạt -11,0m; vũng quay trở tàu rộng 300m, đủ điều kiện cho các tàu có trọng tải 50.000 DWT giảm tải ra vào luồng Quy Nhơn an toàn.
- Giao thông đường hàng không: Cảng Hàng không Phù Cát (CHK Phù Cát) thuộc xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, nằm cách quốc lộ 1 khoảng 2,5km về hướng Tây, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 30km về phía Tây Bắc. Với các thông số kỹ thuật chính:
+ Cấp sân bay: 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I.
+ Công suất: 1,2 - 1,5 triệu hành khách/năm và 5.000 tấn hàng h a/năm.
+ Sân đỗ tàu bay: có kích thước 262mx174m, đáp ứng 7 vị trí đỗ cho loại tàu bay A320, A321 và tương đương.
+ Nhà ga hành khách: Có diện tích 8.397m2, nhà ga hành khách CHK Phù Cát có năng lực phục vụ 600 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 1,2-1,5 triệu hành khách/năm, có khả năng mở rộng để nâng công suất lên 2,4 triệu hành khách/năm.
Theo quy hoạch định hướng đến năm 2030:
- Cấp sân bay: 4E và sân bay quân sự cấp I.
- Công suất: 4 triệu hành khách/năm, 50.000 tấn hàng h a/năm.
- Tổng số vị trí đỗ tàu bay: 12 vị trí.
+ Loại máy bay khai thác: Các loại tàu bay code E trở xuống như B777, A320, A321 và tương đương.
+ Nhà ga hành khách: Đầu tư để nâng công suất nhà ga đạt 2,4 triệu hành khách/năm, đồng thời cải tạo nhà ga hành khách khác trên nền ga hành khách hiện hữu đảm bảo công suất đạt 1-1,6 triệu hành khách/năm. Tổng công suất nhà ga hành khách giai đoạn đến năm 2030 đạt 4 triệu hành khách/năm.
- Hiện trạng giao thông đường thủy nội địa: Hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh gồm: vùng nội thủy dọc bờ biển dài 134km có diện tích khoảng 3.216km2; đầm Thị Nại khoảng 50,6km2; đầm Đề Gi rộng khoảng 16km2; khu du lịch Hầm Hô diện tích mặt nước khoảng 0,1km2 (tổng diện tích khu du lịch 0,4km2); Hồ Núi Một diện tích mặt nước khoảng 0,8km2 (tổng diện tích 12km2); 4 con sông lớn tổng chiều dài 242km gồm: sông Hà Thanh, sông La Tinh, sông Lại Giang và sông Kôn.
Tuy nhiên, một số tuyến tỉnh lộ thường bị ngập và chia cắt, cần quan tâm. Tuyến 629 Bồng Sơn – An Lão, Bồng Sơn – Hoài Hương; tuyến 636A Đập Đá – Nhơn Hạnh; tuyến 640 Tuy Phước – Bồi – Cát Chánh; tuyến 639 Nhơn Hội – Tam Quan; tuyến 637 Vườn Xoài – Vĩnh Sơn; tuyến 638 Diêu Trì – Vân Canh. Giao thông các xã vùng cao An Nghĩa, An Vinh của huyện An Lão; xã Canh Liên huyện Vân Canh; các xã Ân Phong, Ân Mỹ, Ân Thạnh, huyện Hoài Ân cũng bị chia cắt khi mưa lũ.
Hiện nay các cầu, cống trên Quốc lộ 1A, 1D, 19 đã được mở rộng, nâng cấp. Một số đường công vụ cắt ngang qua sông, suối, các trục tiêu chưa được thông thoáng, làm cản trở dòng chảy lũ, gây úng ngập và kéo dài thời gian ngập. Tuyến đường quốc lộ 19B từ cầu Bà Di đến Nhơn Hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuyến đường trục Khu Kinh tế Nhơn Hội-Sân Bay Phù Cát đã cơ bản hoàn thành.
đ) Hệ thống thủy lợi
Toàn tỉnh có 479 công trình thủy lợi. Trong đó có 165 hồ chứa nước, với tổng dung tích chứa là 589 triệu m3 nước; 274 đập dâng và 258 trạm bơm, bảo đảm tưới chắc cho diện tích canh tác 119.109 ha, (lúa 96.969 ha, màu 21.672 ha, nuôi trồng thủy sản và muối: 468 ha).
Nhưng các hồ chứa cũng là mối hiểm họa cho dân cư vùng hạ lưu nếu xảy ra sự cố về công trình. Qua rà soát, hiện trạng vẫn còn 25 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp chưa được sửa chữa với tình trạng hư hỏng chủ yếu là thấm qua thân đập; mặt đập bị biến dạng, mái đập sạt lở; khẩu độ thoát lũ không đáp ứng yêu cầu, tràn đất bị xói lở; trong đó, có 18 hồ xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa năm 2020. Trong những năm tới cần đầu tư ưu tiên sửa chữa, nâng cấp 18 hồ này.
Đã kiên cố hóa được 250 km/657 km đê sông, đê biển, góp phần bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng ven đê. Có 4 hệ thống đê biển, Tam Quan - Lại Giang dài 8,3 km, Đề Gi 3,0 km, hệ thống đê kè thuộc thành phố Quy Nhơn với tổng chiều dài 7,5 Km (Nhơn Lý, Nhơn Hải, Gềnh Ráng) và Đê Đông 47 km. Hệ thống đê, kè sông bảo vệ dân cư, sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng những khu vực xung yếu vùng trung du, vùng đồng bằng dọc theo 4 sông lớn Lại Giang, La Tinh, sông Kôn và Hà Thanh. hi mưa lũ lớn diện rộng, kết hợp với triều cường thì vùng hạ lưu của bốn sông lớn xảy ra ngập lụt. Hệ thống đê hiện có chỉ bảo đảm chống đỡ được với gió bão cấp 7 – 8 khi không có triều cường. Còn hơn 160 km đê kè hư hỏng cần sửa chữa, nâng cấp.
Có 5.065 km kênh mương, kênh đất khoảng 2.710 km chiếm 53,3%. Hàng năm lũ lụt gây sạt lở, bồi lấp kênh mương, ảnh hưởng đến sản xuất.
e) Hệ thống điện lưới
Hệ thống điện trong tỉnh được cấp từ hệ thống điện Quốc gia khu vực Miền Trung qua trạm 220 kV (Quy Nhơn, Phù Mỹ, Phước An) và 14 trạm 110 kV ở các khu vực các huyện, thành phố sau đó qua đường dây 22 kV đến các trạm phân phối 22/0,4 kV để cấp điện cho các phụ tải sản xuất và sinh hoạt.
Lưới điện trung áp đã được đầu tư toàn bộ các xã, phường trong tỉnh, trong đó 159 phường, xã có điện lưới quốc gia.
Toàn tỉnh có 434 km đường dây cao thế 110 kV, 4.227 km đường dây hạ thế, 14 trạm biến áp 110 kV với công suất trung bình đạt 368MW, 3.906 trạm biến áp phân phối và 424.468 khách hàng sử dụng điện.
Hệ thống điện đang vận hành an toàn, bảo đảm cung cấp điện ổn định. Tuy nhiên, cần quan tâm bảo trì, nâng cấp hệ thống điện để bảo đảm vận hành an toàn trong mùa mưa, bão.
g) Hệ thống nước sinh hoạt
Đến năm 2019 tỉnh đã xây dựng được 144 công trình cấp nước tập trung, bao gồm: (i) 12 công trình cấp nước sạch cho thành phố và các thị trấn với công suất 67.000m3/ngày đêm, cấp nước cho 350.000 nhân khẩu; (ii) 132 công trình cấp nước nông thôn với công suất thiết kế 44.914 m3/ngày.đêm, cấp nước sinh hoạt cho 102.563 hộ, thực tế cấp 77.677 hộ, đạt 75,7%. Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,1%; trong đó, đáp ứng theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế đạt 63% (người dân được cấp nước từ công trình cấp nước tập trung đạt 29,2%).
Tổng số hộ dân nông thôn là 308.321 hộ, trong đó, tổng số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh là 305.704 hộ, đạt 99,1%; gồm 90.117 hộ được sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung đạt 29,2% (trong đó, có 12.440 hộ sử dụng nước từ các công trình cấp nước đô thị và 77.677 hộ sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung nông thôn); số hộ sử dụng nước từ cấp nước nhỏ lẻ (giếng khoan, giếng đào) là 215.587 hộ hộ, chiếm 69,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh chưa thật sự ổn định, thường biến động, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu, thiên tai như: Trong mùa nắng hạn năm 2019, có hơn 13.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, chiếm 4,2%. Mùa kh năm 2020 vẫn còn 5.500 hộ thiếu nước sinh hoạt.
Công trình cấp nước miền núi chủ yếu là hình thức lấy nước tự chảy bằng đập dâng, hệ thống đường ống dẫn đến bể chứa nước hoặc cụm vòi công cộng, không thu tiền sử dụng nước, thường thiếu bền vững. Các hệ thống cấp nước vùng đồng bằng cấp đến hộ gia đình có đồng hồ đo nước và thu phí sử dụng nước, có tổ chức quản lý vận hành công trình. Các công trình cấp nước thường bị vỡ, trôi ống tại các vùng miền núi, các vùng đồng bằng bị ngập lụt; công tác khắc phục sẽ rất chậm, cấp nước sạch bị gián đoạn.
h) Hệ thống thông tin cảnh báo
Hệ thống thông tin cảnh báo có hệ thống quan trắc lượng mưa, quan trắc dòng chảy hệ thống cảnh báo thông tin đến cộng đồng khi xả lũ.
Quan trắc lượng mưa thực: Gồm 14 trạm đo mưa thuộc mạng lưới trạm khí tượng quốc gia; 44 trạm đo mưa tự động, 45 trạm đo mưa cộng đồng, 27 điểm đo mưa thủ công bố trí ở các hồ chứa lớn và vừa.
Hệ thống quan trắc dòng chảy có 03 trạm thủy văn, 01 trạm hải văn thuộc mạng lưới trạm thủy văn quốc gia; 07 trạm đo mực nước cộng đồng, 10 trạm đo mực nước tự động và 300 điểm đo độ sâu ngập lụt cộng đồng.
Hệ thống quan trắc mực nước các hồ chứa; hệ thống cảnh báo thông tin đến cộng đồng khi điều tiết lũ các hồ chứa: Hệ thống truyền tin của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và cộng đồng, hệ thống truyền tin của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN hồ chứa nước Định Đình.
Thông tin thường xuyên cập nhật trên website Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai Bình Định https://pcttbinhdinh.gov.vn
i) Hệ thống thông tin liên lạc
Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo công tác thông tin liên lạc đã bao phủ 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, hệ thống viễn thông với: trạm thông tin di động (trạm BTS) là 1.575 trạm; tổng số thuê bao điện thoại (kể cả di động và cố định) là 1.396.381 thuê bao; cột treo cáp khoảng 8.835 tuyến cáp treo với tổng chiều dài khoảng 5.889 km, cáp ngầm có khoảng 2.110 tuyến với tổng số chiều dài khoảng 1.989km; Mạng Internet triển khai rộng khắp với công nghệ FTTH (FTTx), truy nhập Internet tốc độ cao bằng cáp quang đến tận thuê bao; điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có khoảng 478 điểm.
Ngoài ra, trước và trong khi có thiên tai các doanh nghiệp viễn thông luôn chủ động điều động các xe lưu động thông tin di động SM (03 xe, bao gồm: VNPT Bình Định: 01 xe, Chi nhánh Viettel: 01 xe, Chi nhánh Mobifone: 01 xe); sử dụng các hệ thống thông tin liên lạc qua vệ tinh nmarsat, máy liên lạc v tuyến sông ngắn Codan và các phương tiện về ô tô, xe máy, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động đảm bảo mạng lưới Viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đảm bảo thống nhất việc chỉ đạo, điều hành và phối hợp chặt chẽ giữa Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của ngành Thông tin và Truyền thông, các đơn vị, doanh nghiệp; huy động mọi lực lượng, phương tiện về bưu chính, viễn thông trên địa bàn để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ PCTT&TKCN từ tỉnh đến cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất việc gián đoạn thông tin liên lạc trong quá trình PCTT&TKCN.
Mạng Bưu chính trên địa bàn tỉnh tiếp tục đảm bảo cung cấp các dịch vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu về chuyển phát thư, báo, các loại công văn giấy tờ, bưu phẩm, bưu kiện cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân. Toàn tỉnh duy trì ổn định với 187 điểm phục vụ bưu chính, chuyển phát chủ yếu của 2 doanh nghiệp là Bưu điện tỉnh và Bưu chính Viettel.
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố, Đài truyền thanh cơ sở thực hiện tốt công tác phổ biến các kiến thức về tình hình diễn biến thiên tai bất thường, biến đổi khí hậu để tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về PCTT&TKCN đến người dân; Phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, gương điển hình trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đài thông tin duyên hải Quy Nhơn đảm bảo thông tin liên lạc trên các vùng biển Việt Nam; Thực hiện tốt các nhiệm vụ trực canh, tiếp nhận và xử lý thông tin cấp cứu khẩn cấp, thông tin an toàn an ninh và quản bá thông tin an toàn hàng hải.
Ngoài ra còn có hệ thống giao ban trực tuyến đảm bảo thông suốt để tổ các hội nghị trực tuyến triển khai công tác PCTT&TKCN của tỉnh.
Cơ sở Phật giáo có 283 Chùa, 21 Tịnh xá, 6 Tịnh thất, 30 Niệm Phật đường và 01 trường Trung cấp Phật học. Công giáo có 94 Nhà thờ bao gồm tại thành phố Quy Nhơn (31), huyện Tuy phước (29), Tây Sơn (4), Phù Cát (7), Phù Mỹ (2), Hoài Nhơn (3), Hoài Ân (1),Vân Canh (1) và thị xã An Nhơn (16). Ngoài ra có n có 8 cơ sở đạo Tin Lành; 54 cơ sở đạo Cao Đài, 6 cơ sở Đạo Minh Sư. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng tôn giáo những năm gần đây được trùng tu, xây dựng kiên cố. Bên cạnh việc tín ngưỡng, các cơ sở tôn giáo còn là nơi trú tránh bão, lũ lụt của nhân dân.
1. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến PCTT
- Quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Bộ hướng dẫn lập Kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp tỉnh.
- Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
- Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Quy định mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hai thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 03/10/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch số 204/KH-PCTTTKCN ngày 24/10/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc phối hợp ứng phó tai nạn tàu thuyền trên biển.
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh về công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020.
- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh về tăng cường các giải pháp cấp bách, chống hạn xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
- Quyết định số 132/UBND ngày 10/01/2020 của UBND tỉnh ban hành Chương trình, công tác trọng tâm năm 2020;
- Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 1147/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 2063/QĐ-UBND ngày 18/6/2018, số 3653/QĐ-UBND ngày 24/10/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định.
- Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 08/8/2018 của UBND tỉnh về việc bổ sung thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh về việc giảm mức Đông g p Quỹ Phòng, chống thiên tai đối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập;
- Quyết định số 4919/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh về việc thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định;
- Quyết định số 2518/QĐ-UBND ngày 25/06/2020 của UBND tỉnh công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực PCTT thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định.
Hệ thống Ban chỉ huy PCTT và TKCN xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành lập Ban chỉ huy PCTT và TKCN của cơ quan, đơn vị mình.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban PCTT và TKCN tỉnh; trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phụ trách chung, trực tiếp chỉ huy công tác PCTT và TKCN trong tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Ph Trưởng ban thường trực giúp Trưởng ban giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách về PCTT và TKCN. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh là Ph trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai, tổ chức tìm kiếm cứu nạn người, cứu hộ công trình và các phương tiện gặp sự cố do thiên tai trên đất liền. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là Ph trưởng ban phụ trách công tác cứu nạn người và tàu thuyền, phương tiện gặp sự cố thiên tai trên biển. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT là Ph Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai, tổ chức công tác phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã được kiện toàn theo Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 24/02/2020 của UBND tỉnh; phân công nhiệm vụ thành viên tại Quyết định số 43/QĐ-PCTT ngày 25/02/2020; kế hoạch công tác năm 2020 tại Quyết định số 44/QĐ-PCTT ngày 26/02/2020; quy chế hoạt động tại Quyết định số 88/QĐ-PCTT ngày 07/6/2019 của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy tại phụ lục 3.
Việc dự báo, cảnh báo sớm về nắng, mưa trên địa bàn dựa vào thông tin dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn và thông tin bổ sung từ hệ thống các trạm đo mưa, trạm đo mực nước chuyên dùng, thiết bị đo mực nước và dung tích theo thời gian tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.
Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng dự án Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp sông Kôn-Hà Thanh; xây dựng phương án ứng phó với bão theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó lũ lụt theo cấp độ rủi ro thiên tai; phương án ứng phó hạn hán theo cấp độ rủi ro thiên tai. Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 6 (Bộ Nông nghiệp và PTNT) xây dựng Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa Định Bình, Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa Đồng Mít làm công cụ hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo, điều hành khi xảy ra lũ lụt.
Phương tiện chủ yếu ca nô, xuồng, nhà bạt, phao tròn, phao áo, phao bè cứu sinh. Ca nô, nhà bạt do Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện quản lý được kiểm tra, bảo dưỡng. Xuồng, phao tròn, phao áo và phao bè được trang bị cho các đội xung kích phường, xã, đơn vị quản lý.
Phương tiện, trang thiết bị TKCN chủ yếu toàn tỉnh hiện có:
- 06 xe cứu hộ các loại, 06 tàu các loại, 598 xuồng, 64 ca nô các loại;
- 15.341 phao áo cứu sinh, 13.473 phao tròn cứu sinh, 148 phao bè;
- 342 ô tô các loại, 60 máy phát điện, 34 máy cưa các loại, 564 bộ nhà bạt;
- 70 tấm hút dầu, 02 thiết bị khoan cắt, 05 máy bơm công suất cao, 09 thiết bị chữa cháy.
Trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn có n thiếu về số lượng. Tàu của bộ đội Biên phòng, kiểm ngư không thể hoạt động trên biển khi sông gi lớn hơn cấp 5. Ca nô, xuồng máy cũ không đủ công suất chạy ngược d ng nước lũ.
Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh hàng năm lập kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu để ứng phó thiên tai. Một số lượng lớn gạo, mì gói, nước uống và các hàng hóa, nhiên liệu được dự trữ trước mùa mưa bão.
Sở Y tế tổ chức dự trữ đủ các cơ số thuốc để chữa bệnh, khử khuẩn nước, tiêu độc khử trùng vùng thiên tai.
UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn chuẩn bị sẵn một lượng hàng tiêu dùng thiết yếu để cung cấp khi cần thiết; vận động các hộ dân nơi thường bị cô lập do ngập lụt, dự trữ lương thực, thực phẩm đủ dùng trong 7 ngày; yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng sẵn sàng thiết bị, xe máy để hỗ trợ ứng phó trong thiên tai khi cần thiết.
Các đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh: Quân đội, Biên phòng, Công an và các lực lượng của Quân khu 5, Bộ Quốc ph ng đứng chân trên địa bàn tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống thiên tai; chủ lực trong công tác phòng chống, ứng phó, sơ tán, giúp dân chằng chống nhà cửa, cứu hộ, cứu nạn, thông tin, kêu gọi tàu thuyền và khắc phục bước đầu sau thiên tai trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Các đơn vị tập trung lực lượng, phương tiện sẵn sàng khi có lệnh, chủ động ứng cứu trên từng địa bàn, nhất là các khu vực xung yếu, địa bàn trọng điểm khi bão, mưa lũ, ngập lụt.
Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tiếp tục kiện toàn tổ, đội xung kích PCTT và TKCN, sẵn sàng tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc cơ quan, đơn vị và chi viện cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ, ngập lụt và sạt lở đất. Là một lực lượng có chuyên môn, kiến thức; nếu được trang bị về phương tiện, điều kiện làm việc đầy đủ, sẽ góp phần đáng kể giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
UBND các địa phương có lực lượng xung kích PCTT trên địa bàn. Ở huyện, có tổ, đội xung kích của lực lượng công an, huyện đội, cán bộ các cơ quan và đoàn thể. Ở xã, có Đội xung kích Phòng, chống thiên tai, lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ. Các đội xung kích PCTT cấp xã được củng cố, kiện toàn theo Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, có từ 70 - 80 người. Thành phần của Đội bao gồm Dân quân tự vệ tối thiểu (40), Công an xã (8), Hội Chữ thập đỏ (1), Hội Cựu chiến binh (3), Đoàn thanh niên (6), Hội Phụ nữ (2), Công chức địa chính - xây dựng (1), Công chức Văn phòng - thống kê (1), Công chức văn hóa - xã hội (1), Y tế cấp xã (1) và cán bộ thôn hoặc tổ dân phố (6). Đội Xung kích PCTT cấp xã là lực lượng thường trực, thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo sự phân công của Trưởng ban Ban chỉ huy cấp xã.
UBND các huyện, thị xã, thành phố còn có lực lượng quản lý đê nhân dân theo Quyết định số 4919/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh. Tổ, đội quản lý đê nhân dân của UBND thành phố Quy Nhơn có 10 người, thị xã An Nhơn 15 người, Tuy Phước 17 người, huyện Vân Canh 5 người, huyện Phù Mỹ 7 người, huyện Tây Sơn 6 người, huyện Phù Cát 8 người, thị xã Hoài Nhơn 7 người, huyện Hoài Ân 7 người, huyện Vĩnh Thạnh 4 người và huyện An Lão có 5 người. Đây là một lực lượng trong công tác PCTT và TKCN cấp xã, có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý giờ đầu về sự cố đê điều; tham gia xây dựng và triển khai thực hiện phương án hộ đê và ph ng, chống lụt bão trên địa bàn.
Ngoài ra, UBND các địa phương có n huy động nhân lực và thiết bị của các doanh nghiệp trên địa bàn khi ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Truyền tin về công tác chỉ đạo, chỉ huy: UBND các cấp và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm phổ biến nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai đến cộng đồng và người dân. Phương thức truyền phát văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thông qua: Văn bản điện tử, fax, email, SMS, hệ thống truyền hình, phát thanh, hệ thống thông tin cảnh báo sớm, truyền đạt trực tiếp và các hình thức khác.
- Truyền tin về thiên tai và công tác chỉ đạo, chỉ huy đến tổ chức, cá nhân quản lý phương tiện hoạt động trên biển thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, hệ thống Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn, hệ thống thông tin của Bộ đội Biên phòng, Chi cục Thủy sản và các hệ thống thông tin khác như hộ gia đình, cá nhân.
- Thông tin về phòng chống thiên tai được đăng tải, cập nhật hàng ngày lên Trang thông tin điện tử của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (https://pcttbinhdinh.gov.vn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (https://snnptnt.binhdinh.gov.vn), Fanpage Facebook Thông tin phòng chống thiên tai Bình Định.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thành lập ngày 02/10/2014 theo Luật Phòng chống thiên tai và được kiện toàn hàng năm, tham mưu UBND tỉnh quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trên phạm vi toàn tỉnh. UBND các địa phương thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cuối năm 2014 và được kiện toàn hàng năm để chỉ huy, điều hành công tác PCTT và T CN trên địa bàn. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, triển khai công tác PCTT và TKCN ở cơ quan, đơn vị.
Các lực lượng vũ trang tỉnh thường xuyên được củng cố, tập huấn, diễn tập rèn luyện kỹ năng trong công tác ph ng, chống thiên tai. Hằng năm cán bộ, chiến sĩ tham gia các lớp tập huấn về điều khiển phương tiện thủy nội địa, tìm kiếm cứu nạn đường không, đường biển do UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN tổ chức. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh hằng năm có kế hoạch hiệp đồng các đơn vị chủ lực của Quân khu, Bộ Quốc phòng Đông trên địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện, phân công khu vực khi ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Lực lượng Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh định kỳ 5 năm tổ chức diễn tập PCTT và TKCN cấp tỉnh rèn luyện công tác phối hợp chỉ huy và năng lực trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Năng lực phòng chống thiên tai của các sở, ban, ngành, địa phương đã nâng lên một bước thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, diễn tập, truyền thông hàng năm, nhất là hoạt động của Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Cán bộ, người dân có các hoạt động tích cực trong công tác phòng chống thiên tai. Các phương án ứng phó thiên tai, kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã được chú trọng rà soát, cập nhật. Công tác chuẩn bị ph ng tránh thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” được triển khai thực hiện tại các cấp, cácôngành. Người dân dự trữ trước lương thực, nhu yếu phẩm đủ dùng 7 ngày khi mưa lũ, bão. Mua sắm cho gia đình xuồng, sõng, xe máy làm phương tiện di chuyển ứng phó thiên tai. Khi sửa chữa, xây dựng nhà thì xây dựng kiên cố để chống được bão; nền nhà được tôn cao để vượt mức lũ cao nhất đã từng xảy ra. Trong nhà có bố trí gác lửng, hoặc có sàn bê tông để chứa lương thực và tránh lũ. Thầy, cô giáo chú trọng việc quản lý học sinh trong mùa mưa lũ; không cho các em ra khỏi trường khi không có phụ huynh đưa đến. Nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học khi bão, mưa lớn ảnh hưởng.
a) Hệ thống công trình phòng, chống thiên tai
Toàn tỉnh có 165 hồ chứa nước cùng với hệ thống đập dâng, trạm bơm, kênh mương bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, tưới ổn định cho 87% diện tích đất canh tác. Có 91 tràn chảy tự do, 74 tràn có cửa điều tiết hoặc bằng phai gỗ. Các tràn có cửa điều tiết, nếu vận hành đúng theo quy trình sẽ góp phần giảm lũ cho hạ du. Những năm gần đây, vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Kôn-Hà Thanh được tuân thủ theo Quyết định 936/QĐ-TTg ; việc vận hành điều tiết lũ các hồ Định Bình,Thuận Ninh, Núi Một đã thấy rõ tác dụng trong việc giảm lũ hạ du. Tuy nhiên, khi có mưa lớn, kéo dài lưu lượng về hồ Định Bình khoảng 2.600 m3/s thì khả năng cắt lũ rất kém.
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi, thủy điện có n điều tiết lũ, giảm và chậm lũ cho vùng hạ du. Thực hiện vận hành điều tiết hồ chứa lưu vực sông Kôn – Hà Thanh theo quy trình vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ nhằm bảo đảm an toàn công trình, góp phần giảm ngập cho hạ du, bảo đảm hiệu quả cấp nước và phát điện. UBND các địa phương tổ chức vận hành điều tiết các hồ chứa theo phương án hàng năm, góp phần giảm lũ trong khu vực.
Tuy nhiên, mỗi khi có mưa lớn, kéo dài thường bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều khu dân cư bị chia cắt là do: (i) hệ thống trục thoát lũ bị giảm năng lực; (ii) một số đập dâng trên sông chưa đáp ứng khả năng tháo lũ; (iii) công trình giao thông thiếu khẩu độ thoát lũ; (iv) đã thị hóa nhanh, giảm diện tích trữ lũ; (v) khả năng cắt lũ các hồ chứa lớn còn thấp, đặc biệt hồ chứa nước Định Bình.
Khi có nắng hạn, nguồn nước từ 165 hồ chứa chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng.
Hệ thống cung cấp nước sạch bằng các công trình cấp nước tập trung chỉ đáp ứng được các đô thị và một phần dân cư nông thôn. Hầu hết người dân nông thôn còn sử dụng nước từ các giếng đào, giếng khoan gia đình. Mỗi khi có nắng hạn gay gắt, gần 95.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; khi xuất hiện lũ lụt các giếng thường bị ngập nhân dân không có nước sử dụng. UBND các huyện, thành phố, các đơn vị vận hành, hộ gia đình cần bảo đảm an toàn công trình cấp nước tập trung, các tuyến ống cấp nước, các giếng khoan khai thác nước dưới đất khi có mưa bão, lũ lụt.
b) Hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn ( TTV)
Trên địa bàn tỉnh, hiện có 44 trạm quan trắc lượng mưa tự động (24 trạm lắp đặt tại các lưu vực sông trong tỉnh, 19 trạm lắp đặt tại hồ chứa thủy lợi, 01 trạm tại hồ chứa thủy điện); 13 trạm quan trắc mực nước tự động (08 trạm quan trắc mực nước sông Kôn - Hà Thanh, 02 trạm quan trắc mực nước đầm Thị Nại, 03 trạm quan trắc mực nước hồ chứa thủy lợi). Các trạm quan trắc KTTV do nhiều đơn vị cơ quan quản lý vận hành, số liệu phân tán nhiều nơi, chưa có phần mềm quản lý, kết nối đồng bộ số liệu. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh hiện đang quản lý trực tiếp 20 trạm quan trắc lượng mưa, 09 trạm quan trắc mực nước; thu nhận thông tin 24 trạm quan trắc lượng mưa, 04 trạm quan trắc mực nước.
c) Các khu neo đậu tàu thuyền, tránh trú bão
Toàn tỉnh có 6.233 tàu thuyền và 41.000 ngư dân, trong đó : Số lượng tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên là 3.158 chiếc; số lượng tàu cá có chiều dài nhỏ hơn 15m là 3.093 chiếc. Tàu thuyền đa số là tàu vỏ gỗ, máy nổ và phương tiện cũ kỹ.
Khi xuất hiện bão, gió mạnh trên Biển Đông là có nguy cơ đối với tàu thuyền. Tổ chức gắn thiết bị giám sát hành trình cho 3.143 tàu cá có chiều dài thân tàu từ 15m trở lên.
Toàn tỉnh có 03 khu neo đậu tránh trú bão: Khu vực thành phố Quy Nhơn, khu vực huyện Phù Cát, Phù Mỹ và khu vực huyện Hoài Nhơn.
Khu vực thành phố Quy Nhơn khả năng neo đậu khoảng 2.000 tàu tại 4 vùng nước. Vùng nước từ cầu Hàm tử đến đường Phan Chu Trinh trú đậu khoảng 1.000 tàu. Vùng nước khu dịch vụ hậu cần Bắc Hà Thanh trú đậu 200 tàu; luồng ra vào bị bồi lấp, tàu thuyền ra vào dễ mắc cạn. Vùng nước vịnh Mai
Hương trú đậu 800 tàu nhỏ, hiện nay còn 2/3 diện tích mặt nước so với ban đầu. Vùng nước xã Nhơn Phước, Nhơn Hội luồng ra vào bị bồi lấp. Đầm Đề Gi (huyện Phù Cát và Phù Mỹ), neo đậu khoảng 1.500 tàu cá. Khu vực huyện Hoài Nhơn có cảng Tam Quan Bắc, neo đậu khoảng 1.200 tàu. Hạ tầng các khu neo đậu chưa được đầu tư; chưa có đơn vị quản lý khai thác khu neo đậu. Mỗi khi có bão, việc tổ chức sắp xếp tàu thuyền trong khu neo đậu bảo đảm an toàn còn nhiều bất cập.
d) Hệ thống điện, thông tin liên lạc
Mạng lưới bưu chính viễn thông với đủ các loại hình dịch vụ, điện thoại cố định, điện thoại di động mạng vinaphone, mobiphone, viettel, thông tin di động sóng ngắn Codan, thông tin chuyên dùng Inmarsat có thể đáp ứng nhanh chóng thông tin, liên lạc; bảo đảm thông tin liên lạc chỉ huy, điều hành phòng chống thiên tai trên toàn tỉnh và phục vụ các nhu cầu của khách hàng.
e) Hệ thống giao thông phục vụ cứu hộ, cứu nạn
Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến Quốc lộ đến tỉnh lộ, giao thông nông thôn, đến cả vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Với mật độ phân bố 0,87 km/km2 nếu triển khai công tác chuẩn bị PCTT và TKCN chu đáo thì công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn sẽ kịp thời giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản.
Tuy nhiên, khi có lũ lớn hệ thống giao thông liên huyện, liên xã thường bị ngập, sạt, vỡ kh khăn trong ứng phó thiên tai.
g) Nhà tránh trú thiên tai cộng đồng
Về nhà ở, hiện có 246.270 nhà kiên cố chỉ bảo đảm cho khoảng 1.231.000 người dân sinh hoạt an toàn. Còn lại 283.000 người dân chưa an toàn ứng với gió bão cấp 9 – 10.
Nơi trú tránh an toàn là các cơ quan nhà nước (trụ sở UBND các xã, thị trấn huyện, thị xã, các cơ quan nhà nước, trường học, cơ sở y tế); các cơ sở tôn giáo, các nhà tránh trú cộng đồng đã được nhà nước đầu tư xây dựng trong những năm gần đây, các nhà kiên cố do hộ gia đình xây dựng.
Ngoài ra còn có 15 khu tái định cư đã được xây dựng: Hoài Hải, Hoài Hương (Hoài Nhơn); Ân Tín, Ân Thạnh (Hoài Ân); An Trung (An Lão); Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Đức (Phù Mỹ); Cát Tiến, Cát Nhơn (Phù Cát); Phước Thuận (Tuy Phước); Canh Liên (Vân Canh) và Nhơn Hải (Quy Nhơn) là nơi người dân đến tránh trú.
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, hằng năm chịu ảnh hưởng bất lợi của thiên tai bão, lũ, hạn hán. Mùa khô hạn hán, thiếu nước cho người, gia súc, gia cầm, sản xuất; mùa mưa thường xảy ra bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt. Phía Đông tiếp giáp biển Đông 134 km chịu ảnh hưởng trực tiếp triều cường, nước biển dâng do gió bão. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, kế hoạch phát triển sản xuất cácôngành gắn với công tác phòng chống thiên tai. Công trình PCTT được đầu tư nâng cấp nhằm phòng ngừa, ứng phó với ba loại thiên tai chính là hạn hán, bão và lũ lụt.
Lồng ghép PCTT với công tác phòng ngừa, ứng phó hạn, xâm nhập mặn: Triển khai tưới tiến tiến, tưới tiết kiệm; tích nước hồ chứa hợp lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn nước, chống xâm nhập mặn, kiên cố hóa kênh mương; chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý với nguồn nước; xây dựng 144 công trình cấp nước sạch tập trung: 12 công trình cấp nước đô thị với công suất 67.000m3/ngày đêm, cấp đủ nước sinh hoạt; 132 công trình cấp nước nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch.
Lồng ghép PCTT với công tác phòng ngừa ứng phó bão, ngập lụt: Từ năm 2016 đến nay đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 23 công trình hồ chứa thủy lợi; 12 công trình đập dâng, nâng cao năng lực thoát lũ trên sông; 95 công trình đê kè; 07 trạm bơm; 62 công trình kênh mương; 04 công trình cấp nước sinh hoạt. Trong đó, đáng chú ý là đã đầu tư xây dựng các dự án, công trình lớn, trọng điểm: Hồ chứa nước Đồng Mít; kênh Thượng Sơn; đập ngăn mặn trên sông Lại Giang; sửa chữa, nâng cấp hồ Núi Một; dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Bình Định (WB8); sửa chữa cấp bách hồ chứa; dự án xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ, chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn; dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung - tỉnh Bình Định; triển khai chính sách kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2016 - 2020. Các dự án được nâng cấp góp phần giảm nhẹ thiên tai trong việc điều tiết hợp lý nguồn nước, thông thoáng dòng chảy, giảm ngập cho vùng hạ du.
Lồng ghép phòng chống thiên tai thông qua các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ (Dự án GEF):
+ Dự án: “Xây dựng chuỗi liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất lạc của vùng sản xuất lạc thích ứng biến đổi khí hậu (Bình Định, Phú Yên và Quảng Trị) nhằm cải thiện sinh kế cho phụ nữ và đồng báo dân tộc thiểu số” do Liên hiệp các Hội Khoa hoạc và Kỹ thuật Bình Định thực hiện.
+ Dự án: “Nâng cao năng lực của các tổ chức cộng đồng địa phương gắn với giao quyền quản lý, bảo vệ rạn san hô tại vùng biển ven bờ thuộc Vịnh Quy Nhơn (gọi tắt là dự án Vịnh Quy Nhơn)” do Hiệp hội Thủy sản Bình Định thực hiện.
+ Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: “Nghiên cứu thiết lập và đánh giá chỉ số tổn thương xã hội do ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định” đã được Hội đồng tư vấn đánh giá kết quả cấp tỉnh nghiệm thu xếp loại xuất sắc.
+ Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám và địa kỹ thuật để khoanh vùng và cảnh báo tình trạng trượt lở đất, đá tại các khu vực trọng điểm tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp ứng phó ” nhiệm vụ đang triển khai thực hiện.
Lồng ghép PCTT với công tác xây dựng:
+ Xây dựng 10 khu tái định cư tập trung ổn định 2.145 hộ dân; 09 nhà trú, tránh bão lũ, 10 nhà sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ 740 hộ nghèo xây dựng nhà ở kiên cố; giải quyết một phần nhà ở trú, tránh mưa lũ, bão cho nhân dân.
+ Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp mở rộng một số khoa phòng các bệnh viện, trung tâm y tế và 25 trạm y tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu công tác bảo vệ, chăm s có và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
+ Xây dựng các trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế kiên cố đáp ứng cấp gi bão, ph ng lũ (xây dựng 49 trường học THPT đạt chuẩn, 12 nhà hiệu bộ; sửa chữa 543 phòng học, 13 phòng công vụ, 15 phòng thiết bị và công trình phụ trợ bảo đảm công tác dạy và học trong tỉnh; xây dựng hoàn thành các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế, trạm y tế).
+ Mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông nông thôn; ngoài việc bảo đảm giao thông, còn phục vụ cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai: Nâng cấp Quốc lộ 1A thuộc địa bàn tỉnh; thay thế cầu yếu, xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cù M ng. Nâng cấp Quốc lộ 1D đoạn đi trong thành phố Quy Nhơn. Hoàn thành nâng cấp đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1. Xây dựng mới Quốc lộ 19B đoạn sân bay Phù Cát đến Khu kinh tế Nhơn Hội. Hoàn thành Quốc lộ 19 mới đoạn cầu Bà Di đến cầu Nhơn Hội. Hoàn thành đường Tây tỉnh đoạn từ Vân Canh đến công viên Long Vân, thành phố Quy Nhơn. Các tuyến đường tỉnh được nâng cấp mở rộng. Kiên cố hóa đường giao thông nông thôn được 1.630 km đạt 20%.
Lồng ghép PCTT với công tác bảo vệ và phát triển rừng: trồng được 34.573 ha; trong đó, rừng phòng hộ, đặc dụng 1.910 ha; rừng sản xuất 32.663 ha; độ che phủ của rừng đến cuối năm 2019 là 55,2%.
Cán bộ PCTT các cấp và người dân được tập huấn, diễn tập PCTT, tham gia các lớp quản lý, phòng ngừa thiên tai; kỹ năng tự vệ, ứng phó và cứu nạn được rèn luyện, củng cố. Phương tiện, trang thiết bị T CN được trang bị đến cấp th n, xã tăng cường khả năng cứu nạn trong lũ, b o. Kế hoạch PCTT các cấp, phương án ứng phó thiên tai các cấp, các công trình được lập và cập nhật hàng năm là công cụ trong phòng ngừa, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin trong PCTT (đo mưa, đo mực nước, camera giám sát, trạm ra đa thời tiết Quy Nhơn, ...); thiết lập các bản đồ mô phỏng ngập lụt các trận lũ lớn, nước biển dâng do bão mạnh, siêu bão; bản đồ ngập lụt vùng hạ du hồ Định Bình, Núi Một; quy hoạch tiêu thoát lũ lưu vực sông Hà Thanh, Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp sông Kôn - Hà Thanh. Thiết lập phần mềm dự báo ngập lụt vùng hạ du hồ chứa nước Định Bình; thiết lập hệ thống đo mưa tự động, đo mực nước tự động tại các sông, lưu vực sông; cung cấp thông tin kịp thời ra quyết định chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó thiên tai.
Qua gần 5 năm thực hiện lồng ghép PCTT vào kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020, công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực, từ bị động ứng phó chuyển sang chủ động phòng ngừa, năng lực phòng chống thiên tai được nâng lên, giảm nhiều yếu tố rủi ro thiên tai đến cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, việc cụ thể hóa từng nội dung theo Th ng tư 05/2016/TT-B HĐT ngày 06/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội vẫn chưa được rõ nét.
- Ngay khi kết thúc các đợt thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch khôi phục và tái thiết, huy động nguồn lực tại địa phương, bao gồm ngân sách dự ph ng, Đông g p của các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân tổ chức khôi phục và tái thiết. Trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng nguồn lực của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ.
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, kịp thời công tác phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là sự tham gia của lực lượng vũ trang, Đoàn Thanh niên; công tác khắc phục sạt lở về đê điều, giao thông, kênh mương; cất nhà tạm cho dân, cấp phát hàng cứu trợ được kịp thời, sớm ổn định cuộc sống người dân.
- Các đơn vị được phân công cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ theo chức năng, trong đó tham gia chính là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp…
- UBND tỉnh thành lập Ban tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ, vận động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Tiền, hàng cứu trợ cấp phát đến người dân kịp thời, đúng đối tượng và công bằng. Mặc dù trong những năm gần đây bị nhiều đợt bão, mưa lũ lớn nhưng với sự tham gia của hệ thống chính trị, các tổ chức và cá nhân tình nguyện; sau thiên tai không xảy ra nạn đói, dịch bệnh, sớm ổn định đời sống và sản xuất người dân.
UBND tỉnh, Ủy Mặt trận Tổ quốc Việt nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các tổ chức liên quan đã huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; góp phần ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai. Các nguồn tài chính được huy động:
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; ODA, viện trợ của nước ngoài để khắc phục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Nguồn hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp đến nhân dân trong việc xây dựng lại nhà ở, hỗ trợ thực phẩm, hàng tiêu dùng.
- Ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã có bố trí kinh phí dự phòng cho công tác PCTT và TKCN để mua sắm vật tư, phương tiện phục vụ hoạt động ứng phó trong thiên tai.
- Ngân sách các sở, ngành, đơn vị trang bị những điều kiện thiết yếu phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố theo phương châm “bốn tại chỗ”.
Trong 10 năm gần đây hạn hán, bão, lũ lụt xảy ra thường xuyên, nhiều đợt trong năm; mực nước sông thường ở mức báo động 3 và trên báo động 3, trên pham vi toàn tỉnh. Bên cạnh đã tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất, dông, sét, lốc xoáy cũng thường xảy ra.
Các cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến tỉnh Bình Định từ năm 1990 đến nay:
Năm |
Tên bão |
Ngày đổ bộ |
Cấp bão |
Mức độ tổn thương |
||
Thấp |
Trung bình |
Cao |
||||
1990 |
Ira Lola |
Ngày 2 - 3/10 Ngày 17 - 18/10 |
Cấp 6,7, giật cấp 8 |
x |
|
|
1992 |
Angela Colleen |
Ngày 15 - 24/10 Ngày 26 - 28/10 |
Cấp 7, 8, giật cấp 9 |
|
x |
|
1995 |
Bão số 10 Bão số 11 |
Ngày 25 - 26/10 Ngày 01/11 |
Cấp 9,10, giật cấp 11 Cấp 10,11, giật cấp 12 |
|
|
x |
1998 |
Elvie |
Ngày 24/11 |
Cấp 7, 8 |
|
|
|
1999 |
ATNĐ |
Ngày 01 - 5/11 |
Cấp 5, 6 |
|
x |
|
2001 |
Lingling |
Ngày 9 - 12/11 |
Cấp 11,12, giật cấp 13 |
|
|
x |
2004 |
ATNĐ |
Ngày 10 - 13/6 |
Cấp 7, 8 giật cấp 13 |
|
x |
|
2005 |
ATNĐ |
Ngày 12 - 13/9 |
Cấp 5, 6 |
x |
|
|
2007 |
ATNĐ |
Ngày 30/10 |
Cấp 5, 6 |
x |
|
|
2009 |
Bão số 11 |
Ngày 02 - 3/11 |
Cấp 9, giật cấp 11 |
|
|
x |
2012 |
Bão số 7 |
Ngày 02 – 7/10 |
Cấp 6, 7, giật 8, 9 |
x |
|
|
2013 |
Bão số 10 Bão 14,15 (Haiyan) |
Ngày 30/9 Ngày 09/11 và 14/11 |
Cấp 11, giật 12,13 Cấp 13, giật 15-16. |
|
|
x x |
2014 |
Bão số 4 Bão số 5 |
Ngày 29/11 Ngày 5- 12/12 (K.Hòa-N.Thuận) |
Cấp 9, giật cấp 10 Cấp 5, 6, giật cấp 7 |
|
x |
|
2017 |
Bão số 12 |
Ngày 01-04/11 |
Cấp 10, giật cấp 11 |
|
|
x |
2019 |
Bão số 5 Bão số 6 |
Ngày 28-31/10 Ngày 4-11/11 (P.Yên-K.Hòa) |
Cấp 9, giật cấp 10, 11 Cấp 6, giật cấp 7 |
|
x x |
|
Đánh giá cấp độ bão: Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 9 – 12. Trung bình mỗi năm chịu tác động trực tiếp của 1 - 2 cơn bão. hi vào đất liền, bão gây gió mạnh tới cấp 11 - 12; đặc biệt năm 2013 cơn bão số 14, 15 mạnh tới cấp 13, giật cấp 15, 16. Những cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, đường đi phức tạp, khi vào gần đất liền có xu hướng lệch về phía Nam. Đáng chú ý những cơn bão xuất phát ngay trên biển Đông, di chuyển nhanh, bất ngờ, đổ bộ vào đất liền; gây thiệt hại nặng nề về ngư dân, tàu thuyền và cơ sở hạ tầng trong tỉnh. Sáu cơn bão mạnh tác động toàn tỉnh và các tỉnh lân cận vào năm 1995, 2001, 2009, 2013 phổ biến cấp 11, 12 giật cấp 13, 14 đã tàn phá nhà cửa, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội; đời sống người dân găp nhiều khó khăn.
Những cơn lũ lụt do mưa lớn tỉnh Bình Định từ năm 1990 đến nay:
TT |
Năm |
Thời gian lũ |
Lượng mưa (mm) |
Mức bão động |
Mức độ tổn thương |
||||
Sông Kôn |
Hà Thanh |
Lại Giang |
Thấp |
Tr. bình |
Cao |
||||
1 |
1990 |
-Đợt 1 ngày 15/6 |
84 – 280 |
- |
- |
|
|
|
|
-Đợt 2 ngày 13- 18/10 |
415– 690 |
BĐ3 |
- |
BĐ2 |
x |
||||
-Đợt 3 ngày10 - 13/11 |
230– 480 |
BĐ3 |
- |
>BĐ2 |
|
||||
2 |
1991 |
-Đợt 1 ngày 15- 18/03 |
50 - 130 |
|
|
|
|
|
|
-Đợt 2 ngày 21- 25/10 |
277- 517 |
>BĐ2 |
BĐ1 |
x |
|||||
-Đợt 3 ngày 7- 10/11 |
70 - 3 28 |
BĐ2 |
|
|
|||||
3 |
1992 |
-Đợt 1ngày 20 - 25/10 -Đợt 2ngày 28 - 29/10 |
400- 750 50-200 |
BĐ3 >BĐ2 |
|
BĐ2 >BĐ2 |
|
x |
|
4 |
1993 |
- Đợt 1ngày 02 - 4/10 |
300-500 |
>BĐ2 |
BĐ1 |
|
|
|
|
- Đợt 2ngày 04- 21/11 - Đợt 3 ngày 04-7/12 |
150-200 100-190 |
>BĐ2 >BĐ2 |
|
>BĐ1
|
x |
||||
- Đợt 4 ngày 10-18/12 |
110-230 |
- |
- |
|
|
||||
5 |
1994 |
- Đợt 1 ngày 14-17/09 - Đợt 2 ngày 20-21/10 |
100-200 200-300 |
Lũ giả >BĐ2 |
BĐ2 |
>BĐ1 |
|
x |
|
6 |
1995 |
- Đợt 1 ngày 5- 8/10 - Đợt 2: |
200-300 |
>BĐ2 |
|
BĐ2 |
|
|
|
từ ngày 26-27/10 |
150-250 |
>BĐ2 |
|
BĐ1 |
|
|
|
||
từ ngày 01/11 |
250-350 |
>BĐ2 |
BĐ3 |
x |
|||||
từ ngày 09-11/11 |
100-150 |
>BĐ2 |
BĐ2 |
|
|||||
-Đợt 3 ngày 18-28/12 |
250-500 |
BĐ2 |
BĐ2 |
|
|||||
7 |
1996 |
-Đợt 1 từ ng 02-04/11 |
150-200 |
BĐ3 |
BĐ2 |
BĐ2 |
|
|
|
-Đợt 2 từ ng 15-25/11 -Đợt 3 từ ng 30-3/12 |
600-900 150-300 |
BĐ3 BĐ3+0,8 |
BĐ3 >BĐ2 |
BĐ2 >BĐ1 |
x |
||||
-Đợt 4 từ ng18-26/12 |
50-370 |
BĐ3 |
BĐ1 |
>BĐ1 |
|
||||
8 |
1997 |
-Đợt 1 từ ng 20-25/09 -Đợt 2 từ 28/10-04/11 |
170-250 400-600 |
BĐ3+0,4 |
>BĐ2 |
>BĐ1 |
|
x |
|
9 |
1998 |
-Đợt 1: Từ 18-22/10 |
350-650 |
BĐ3+0,7 |
BĐ2 |
BĐ2 |
|
|
|
-Đợt 2: Từ 2-7/11 |
130-350 |
BĐ2 |
BĐ2 |
BĐ1 |
|
||||
- Đợt 3: Từ 12-14/11 |
250-450 |
BĐ3 |
>BĐ2 |
>BĐ1 |
|
||||
- Đợt 4: Từ 18-22/11 |
300-650 |
BĐ3+0,7 |
BĐ3 |
>BĐ2 |
x |
||||
- Đợt 5: Từ 25-26/11 |
100-250 |
BĐ3+0,7 |
BĐ3 |
>BĐ1 |
|
||||
- Đợt 6: Từ 10-11/12 |
100-300 |
BĐ3 |
BĐ2 |
BĐ1 |
|
||||
- Đợt 7: Từ 14-15/12 |
100-160 |
BĐ3 |
>BĐ2 |
BĐ1 |
|
||||
10 |
1999 |
- Đợt 1: Từ 27-28/4 |
120-134 |
- |
- |
- |
|
|
|
- Đợt 2: Từ 17-19/10 |
120-230 |
BĐ2+0,74 |
|
>BĐ1 |
|
||||
- Đợt 3: Từ 23-25/10 |
150-250 |
BĐ2+0,66 |
>BĐ1 |
|
|
||||
- Đợt 4: Từ 27-28/10 - Đợt 5: Từ 01-06/11 |
100-150 300-700 |
BĐ2+0,32 BĐ3+0,36 |
>BĐ2 >BĐ2 |
BĐ2 |
x |
||||
-Đợt 6:Từ 30/11-08/12 |
300-900 |
BĐ3+0,55 |
>BĐ2 |
>BĐ2 |
|
||||
- Đợt7: Từ 11-16/12 |
200-370 |
BĐ2+0,64 |
BĐ2 |
BĐ1 |
|
||||
11 |
2000 |
-Đợt 1: Từ 20-22/8 |
160-200 |
- |
- |
- |
|
|
|
-Đợt 2: Từ 05-11/10 |
60-150 |
BĐ2 |
|
|
|
||||
-Đợt 3 Từ 11-21/11 Có lũ kép từ 11-14/11 |
180- 300 200-500 |
- BĐ2+0,67 |
BĐ2 |
|
x |
||||
từ ngày 16-18/11 |
|
BĐ2+0,65 |
>BĐ1 |
|
|
||||
- Đợt 4:Từ 06-08/12 |
50-100 |
BĐ2+0,55 |
BĐ2 |
|
|
||||
12 |
2001 |
Đợt lũ ngày 19-22/10 |
250-350 |
BĐ2+0,73 |
|
>BĐ1 |
x |
|
|
13 |
2002 |
-Đợt 1: Từ 18-24/9 |
350-450 |
BĐ2+0,22 |
|
BĐ1 |
|
|
|
-Đợt 2:Từ 24-27/10 |
130-210 |
BĐ2+0,76 |
BĐ2 |
>BĐ1 |
|
||||
-Đợt 3:Từ 6-12/11 |
|
|
|
|
x |
||||
lũ kép từ 06-08/11 |
181-243 |
BĐ2+0,57 |
>BĐ2 |
|
|
||||
và từ ngày 10-12/11 |
100-200 |
BĐ2+0,24 |
>BĐ2 |
BĐ1 |
|
||||
14 |
2003 |
-Đợt1 từ 02-04/10 |
209-404 |
BĐ2 |
BĐ1 |
|
|
|
|
-Đợt 2 từ 14-20/10 |
529-879 |
BĐ3+0,39 |
BĐ3 |
>BĐ3 |
x |
||||
-Đợt 3 từ 11-14/11 |
191-364 |
BĐ3 |
BĐ3 |
>BĐ1 |
|
||||
15 |
2004 |
Lũ từ ngày 23-29/11 |
350-540 |
BĐ2+0,88 |
>BĐ2 |
>BĐ1 |
|
x |
|
16 |
2005 |
4 đợt lũ lớn, đáng kể là lũ 13-16/ 12 |
2.296/ 1.460 |
BĐ3+0,9 |
BĐ3 |
BĐ3+ 1,8 lls |
|
|
x |
17 |
2006 |
Đợt mưa tháng 12 |
< 1.460 |
BĐ2 |
- |
BĐ1 |
x |
|
|
18 |
2007 |
Đợt từ 02-05/11 |
1.400- 2.700 |
>BĐ3 |
- |
>BĐ3 |
|
x |
|
19 |
2008 |
-Đợt1 từ 17- 25/11 có: |
560-096 |
|
|
|
|
|
|
Đỉnh 1 từ 18/11 |
|
BĐ3 |
>BĐ2 |
BĐ2 |
|
||||
Đỉnh 2 từ 19/11 Đỉnh 3 từ 25/11 |
|
BĐ3+0,38 BĐ3+0,68 |
>BĐ2 >BĐ2 |
>BĐ2 >BĐ2 |
x |
||||
-Đợt 2 từ 25/12-02/01/2009 |
450-554 |
BĐ2+0,63 |
- |
>BĐ1 |
|
||||
20 |
2009 |
23h ngày 2/11- 3/11 |
VC 801 PC 295 AH 309 |
BĐ3+1,03 Lũ lịch sử |
BĐ3+ 1,67 |
BĐ2+ 0,66 |
|
|
x |
21 |
2010 |
-Đợt 1: 30/10 -11/11 -Đợt 2: 14 -19/11 |
300- 500 200- 470 |
BĐ2+0,65 BĐ3+0,13 |
- - |
BĐ2 >BĐ3 |
|
x |
|
22 |
2011 |
-Đợt 1: 17 - 20/10 -Đợt 2: 05-08/11 |
120-326 161-313 |
BĐ2+0,13 BĐ2+0,77 |
>BĐ2 |
>BĐ2 >BĐ1 |
|
x |
|
23 |
2012 |
-Đợt 1: 30/3-02/4 -Đợt 2: 02-07/10 |
54-182 90-200 |
BĐ1+0,55 BĐ1+0,18 |
- - |
- 6,0 |
x |
|
|
24 |
2013 |
Đợt ngày 14-17/11 |
250 -450 |
BĐ3+1,68 Lũ lịch sử |
BĐ3+ 1,06 |
BĐ3 +1,4 |
|
|
x |
25 |
2014 |
Đợt lũ ngày 11- 14/12 |
70 – 190 |
BĐ1 |
BĐ2 |
- |
x |
|
|
26 |
2015 |
Đợt lũ ngày 01 - 06/11 |
240– 491 |
BĐ1 |
|
|
x |
|
|
27 |
2016 |
-Đợt lũ 30/10-05/11 -Đợt lũ ngày 05-08/12 -Đợt lũ ngày 11-16/12 |
300– 600 200– 460 400 - 600 |
BĐ3+0,25 BĐ3+0,33 BĐ3+0,52 |
>BĐ3 |
BĐ3 |
|
|
x |
28 |
2017 |
-Đợt lũ ngày 03-06/11 -Đợt lũ ngày 01-04/12 |
200– 300 320– 400 |
BĐ3+0,49 BĐ3+0,77 |
>BĐ3 BĐ2 |
>BĐ3 >BĐ1 |
|
|
x |
29 |
2018 |
-Đợt lũ ngày 8 - 11/12 -Đợt lũ ngày 28/12– 02/01/2019 |
300 - 500 100 - 230 |
BĐ3+0,25 BĐ2 |
>BĐ3 BĐ1 |
>BĐ2 BĐ1 |
|
x |
|
30 |
2019 |
-Đợt lũ ngày 31/10 |
150 - 258 |
BĐ2 |
BĐ2 |
|
x |
|
|
Đánh giá cấp độ lũ lụt: Lũ lụt xảy ra trên phạm vi rộng, bình quân mỗi năm xảy ra 3 - 4 đợt lũ. Lũ chính vụ xuất hiện vào tháng 10, 11. Lũ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5. Thời gian mưa gây lũ mỗi đợt thường từ 2 – 3 ngày, có đợt lên đến 5 ngày. Lượng mưa từ 200 – 300 mm, có đợt lên đến 400 – 800 mm. Đợt lũ lịch sử từ ngày 14 – 17/11/2013 lượng mưa phổ biến từ 250 – 450mm. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70% lượng dòng chảy năm.
Từ năm 1990 đến nay, ở Bình Định năm nào cũng xảy ra bão, lũ lụt. Mỗi năm trung bình có 3 - 4 đợt lũ, 1 cơn bão tác động trực tiếp. Năm nhiều nhất có 7 đợt lũ (1999), năm ít nhất có 1 trận lũ (2006). Năm 2003, 2005, 2009, 2013, 2016, 2017 đã xảy ra lũ quét, lũ lịch sử, bão mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Diễn biến mưa vụ sản xuất trong 10 năm gần đây
Mưa |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
So sánh |
TBNN1 |
62 |
22 |
29 |
42 |
132 |
102 |
81 |
113 |
583 |
TBNN lũy kế2 |
62 |
84 |
114 |
156 |
287 |
389 |
470 |
583 |
|
Năm 2009 |
168 |
20 |
17 |
182 |
248 |
70 |
57 |
54 |
816 |
Lũy kế |
168 |
188 |
205 |
386 |
634 |
704 |
762 |
816 |
|
Năm 2010 |
115 |
4 |
16 |
21 |
45 |
150 |
220 |
190 |
760 |
Lũy kế |
115 |
119 |
135 |
155 |
200 |
350 |
570 |
760 |
|
Năm 2011 |
52 |
7 |
50 |
40 |
99 |
62 |
74 |
52 |
436 |
Lũy kế |
52 |
59 |
109 |
150 |
249 |
310 |
384 |
436 |
|
TBNN1 |
62 |
22 |
29 |
42 |
132 |
102 |
81 |
113 |
583 |
TBNN lũy kế2 |
62 |
84 |
114 |
156 |
287 |
389 |
470 |
583 |
|
Năm 2012 |
76 |
35 |
30 |
130 |
89 |
89 |
171 |
96 |
716 |
Lũy kế |
76 |
111 |
141 |
271 |
359 |
448 |
619 |
716 |
|
Năm 2013 |
52 |
61 |
28 |
66 |
161 |
150 |
198 |
95 |
811 |
Lũy kế |
52 |
113 |
140 |
207 |
368 |
518 |
716 |
811 |
|
Năm 2014 |
41 |
1 |
13 |
52 |
62 |
21 |
134 |
122 |
446 |
Lũy kế |
41 |
42 |
55 |
106 |
168 |
190 |
324 |
446 |
|
Năm 2015 |
56 |
24 |
72 |
20 |
45 |
41 |
78 |
130 |
465 |
Lũy kế |
56 |
79 |
152 |
172 |
216 |
257 |
336 |
465 |
|
Năm 2016 |
35 |
28 |
2 |
7 |
66 |
119 |
61 |
188 |
507 |
Lũy kế |
35 |
63 |
65 |
73 |
139 |
258 |
319 |
507 |
|
Năm 2017 |
136 |
87 |
21 |
36 |
134 |
84 |
119 |
139 |
756 |
Lũy kế |
136 |
223 |
244 |
280 |
413 |
498 |
617 |
756 |
|
Năm 2018 |
64 |
10 |
15 |
39 |
27 |
118 |
46 |
58 |
376 |
Lũy kế |
64 |
73 |
89 |
127 |
154 |
272 |
318 |
376 |
|
Năm 2019 |
121 |
0 |
0 |
5 |
140 |
28 |
69 |
87 |
450 |
Lũy kế |
121 |
121 |
121 |
126 |
266 |
294 |
363 |
450 |
|
Năm 2020 |
15 |
23 |
2 |
76 |
96 |
24 |
69 |
116 |
421 |
Lũy kế |
15 |
38 |
40 |
116 |
212 |
236 |
305 |
421 |
|
Đánh giá cấp hạn hán: Theo quy định chi tiết về cấp độ rủi ro do hạn hán của Chính phủ, thì các năm gần đây, hán hạn trong tỉnh được xếp hạng như sau:
Năm |
Cấp độ rủi ro hạn hán |
Lượng mưa tháng thiếu hụt |
Mức độ dễ bị tổn thương |
|||
so TBNN (%) |
Thời gian (tháng) |
Thấp |
Trung bình |
Cao |
||
2010 |
Cấp độ 1 |
>50 |
4 |
|
x |
|
2014 |
Cấp độ 1 |
>50 |
2 |
x |
|
|
2016 |
Cấp độ 1 |
>50 |
3 |
|
x |
|
2018 |
Cấp độ 1 |
≤ 50 |
2 |
x |
|
|
2019 |
Cấp độ 1 |
>50 |
3 |
|
x |
|
2020 |
Cấp độ 1 |
>50 |
3 |
|
x |
|
Bình Định thường xảy ra khô hạn từ tháng 1 – 8 khi có lượng mưa ít, thiếu hụt từ 50 – 70% so với lượng mưa TBNN cùng kỳ. Hầu hết các lưu vực sông thường xảy ra khô hạn khi nắng n ng kéo dài. Các năm 1983, 1987, từ 1991 – 1993, 1998, 2010, 2014, 2016, 2018, 2019, 2020 hạn hán liên tục xảy ra. Khô hạn gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và dân sinh.
Năm 2010 lượng mưa thiếu hụt 50 - 80%, kéo dài trong 4 tháng làm 16.757 ha cây trồng thiếu nước, 2.571 ha bị chết; 11.034 hộ với 44.136 người dân thiếu nước sinh hoạt. Năm 2014 kh hạn làm 13.160 ha cây trồng bị hạn, 2.010 ha rừng trồng chết, 41 vụ cháy rừng với diện tích 220 ha. Hạn hán gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống. Thiếu nước, đất nông nghiệp phải bỏ hoang hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Không thể nuôi thủy sản do độ mặn tăng cao. Vật nuôi sinh dịch bệnh và chết làm ô nhiễm môi trường. Vụ Hè Thu năm 2016 kh hạn, thiếu nước 1.864 ha đất ngừng sản xuất; 7.665 ha lúa thiếu nước tưới. Vụ mùa 8.119 ha lúa gieo khô chờ mưa, mất mùa; 7.960 hộ dân thiếu nước uống. Từ năm 2010 – 2016, hạn hán đã làm giảm năng suất 86.360 ha gieo trồng, trong đó có 8.070 ha cây trồng bị mất trắng, 99.200 hộ thiếu nước sinh hoạt.
Bão, lũ lụt, khô hạn xảy ra thường xuyên và liên tục trong tỉnh. Ba năm liền 2012, 2013, 2014 có 5 cơn bão trực tiếp đổ bộ: bão số 7, số 10, 14, 15 và số 4. Cấp độ rủi ro từ cấp 3 (bão số 7) đến cấp 5 (bão số 14, 15 ảnh hưởng bão Haiyan); mức độ tổn thương từ trung bình đến lớn. Thiệt hại của bão, lũ lụt năm trước chưa khắc phục kịp, năm sau tiếp tục bị bão, lũ lụt cấp độ mạnh hơn tác động nên mức độ tổn thương do vậy càng lớn hơn. Ba đối tượng chính là con người, nền sản xuất và cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng.
Hạn hán diện rộng thường xảy ra trên toàn tỉnh. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất người dân tập trung các xã An Hòa, An Trung (An Lão); Hoài Sơn, Hoài Đức, Bồng Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh Tây, Hoài Phú (Hoài Nhơn); Ân Đức, Ân Hữu, Ân Nghĩa 2, Ân Phong 2, Ân Tường Tây, Ân Thạnh (Hoài Ân); Mỹ Đức, Mỹ Chánh, Mỹ Châu, Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Lộc, Mỹ Phong, Mỹ Thành, Mỹ Thọ và xã Mỹ Lợi (Phù Mỹ); xã Cát Trinh, Cát Tân, Cát Lâm, Cát Minh, Cát Hải và xã Cát Sơn (Phù Cát); xã Phước Thành, Phước An (Tuy Phước); Tây Giang, Bình Nghi, Bình Thuận, Tây Thuận, Bình Thành, Bình Tường, Tây Giang, Tây An, Bình Tân, Tây Xuân và xã Vĩnh An (Tây Sơn); xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Thuận (Vĩnh Thạnh); Canh Thuận, Canh Hiển (Vân Canh). Các năm gần đây UBND tỉnh phải thực hiện cung cấp nước uống cho dân, chính sách trợ cấp lương thực cho hộ nông dân; trợ giúp các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản để khôi phục sản xuất.
Trong 05 năm gần đây từ năm 2015 – 2019, bão, lũ đã làm 94 người chết, 55 người bị thương; 1.219 ngôi nhà bị sập, 2.578 bị hư hỏng; 58 tàu thuyền bị chìm. Cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, cấp nước sạch, trạm y tế, trường học bị phá hủy nặng nề. Thiệt hại vật chất khoảng 4.500 tỷ đồng. 10 năm sau mới có thể khôi phục lại nền sản xuất và cơ sở hạ tầng lại như ban đầu.
Chi tiết thiệt hại do bão, lũ lụt từ năm 1990 đến nay theo phụ lục 4
3.1. Nhận định vè nguy cơ thiên tai
Theo Viện khoa học hí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, hiện nay biến đổi khí hậu dẫn tới những thay đổi về tần suất, cường độ, phạm vi không gian, và thời gian của các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, có thể dẫn đến các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt chưa từng thấy.
Dự tính số lượng bão hoạt động ở Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam vào giữa cuối thế kỷ 21 có thể giảm về tần suất nhưng tăng về cường độ, gần như chắc chắn số lượng bão mạnh có xu thế tăng. Mùa bão kết thúc muộn hơn và đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam.
Tần suất mưa lớn sẽ tăng trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng của Việt Nam, mưa lớn sẽ tăng rủi ro sạt lở đất ở các khu vực miền núi. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể dẫn đến lũ lụt xuất hiện ngày một thường xuyên hơn, ác liệt hơn, bất thường hơn, gây tác động ngày càng rộng lớn hơn.
Số ngày và đợt nắng nóng có xu thế tăng dần trên hầu hết các khu vực, nhất là khu vực miền Trung. Các đợt hạn hán găy gắt đã và đang xuất hiện nhiều hơn ở nhiều nơi; đặc biệt là cực hạn trong đó tần suất hạn cao tập trung vào các tháng vụ Đông Xuân từ tháng 1 – 4 và vụ Hè Thu từ tháng 5 – 8.
Hiện tượng El Nino/La Nina tác động mạnh mẽ đến thời tiết, khí hậu Việt Nam. Theo diễn biến lịch ENSO trong 100 năm qua, tần suất và cường độ của El Nino và La Nina thể hiện xu thế tăng. Dự tính trong thế kỷ 21, tần suất hoạt động của dạng El Nino với dị thường nhiệt độ nước biển dương trên khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương được nhận định có xu thế tăng.
Thực tế lượng mưa từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020 thiếu hụt từ 25% đến 86% so với TBNN cùng kỳ. Nắng nóng diện rộng với nền nhiệt độ 35-38ºC. Đến cuối tháng 6 năm 2020 đã có 120 hồ chứa cạn nước, kh khăn cho cấp nước vụ Thu. Tháng 7/2020 mưa 78mm, đạt 97% so TBNN; nửa đầu tháng 8/2020, mưa 75mm, đạt 66% so TBNN.
Từ nửa cuối tháng 6/2020 đến đầu tháng 8/2020, mực nước trên các sông biến đổi chậm và ở mức thấp. Tình trạng khô hạn thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, xâm nhập mặn ở mức tương đương và gay gắt hơn mùa kh năm 2019.
Vào các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 dự báo nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực Nino3.4) tiếp tục lạnh hơn và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất xảy ra khoảng 60%, nhưng có cường độ yếu và ít có khả năng kéo dài.
Về bão: Từ tháng 9/2020 cho tới hết năm 2020, số lượng bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 07- 09 cơn, trong đó có khoảng 04 - 05 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; trong đó khu vực Bình Định chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp 1 - 2 cơn.
Tiếp tục đề phòng khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như d ng, sét, lốc trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa tháng 10 và tháng 11; gió mạnh trên biển do tác động gió mùa Tây Nam vào thời kỳ nửa cuối tháng 8 và tháng 9/2020 ở vùng biển phía Nam Biển đã ng; gi đông bắc của không khí lạnh trên khu vực phía Bắc và Giữa Biển Đông vào các tháng 11, 12/2020 và tháng 01/2021.
Về mưa: Tháng 9/2020 tổng lượng mưa phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Tháng 10/2020 TLM phổ biến ở mức cao hơn TBNN từ 15-30%. Tháng 11/2020 TLM cao hơn TBNN từ 20-40%. Tháng 12/2020 và tháng 01/2021 TLM ở mức cao hơn từ 15-30% so với giá trị TBNN cùng thời kỳ. Tháng 02/2021 TLM phổ biến cao hơn TBNN 15-30%.
Về nhiệt độ: Nắng nóng còn xảy ra trong nửa cuối tháng 8/2020 nhưng không gay gắt. Không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm.
Về thủy văn: Từ tháng 9-12/2020 mực nước trên các sông dao động và xuất hiện lũ, đỉnh lũ khả năng ở mức báo động 2- 3, có nơi trên báo động 3.
Mực nước bình quân trên các sông trong tỉnh từ tháng 8 - 12/2020 thấp hơn TBNN cùng kỳ. Từ tháng 01- 02/2021 mực nước trên các sông giảm chậm.
I Tổ chức phòng ngừa, giảm thiểu
1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách
a) Hàng năm rà soát và ban hành quyết định kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh và phân công nhiệm vụ thành viên nhằm huy động tối đa nguồn lực của các cơ quan, tổ chức tham gia công tác phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
b) Bảo đảm hoạt động hành chính của Văn phòng Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch thu, chi của Quỹ trên địa bàn tỉnh
Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh được thành lập tháng 4/2017 và tiến hành thu, nộp quỹ từ đầu năm 2019. Nhằm triển khai kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh hàng năm, cần thiết phải bảo đảm hoạt động hành chính của Văn phòng Quỹ. Chi phí hoạt động hàng năm khoảng 400 triệu đồng.
c) Rà soát chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng chống thiên tai (thực hiện theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2020 - 2025 của Chính phủ).
d) Rà soát chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh
Các bộ, ngành đang dự thảo Nghị định bổ sung, sửa đổi một số điều Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Vì vậy cần phải bổ sung, sửa đổi Quyết định số 40/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh cho phù hợp với Nghị định mới sẽ ban hành.
a) Kiện toàn tổ chức, bộ máy chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các cấp đảm bảo năng lực hoạt động có hiệu quả
b) Rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp nhằm tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả
c) Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác ph ng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã bằng các lớp đào tạo, tập huấn; dự kiến 5 lớp đào tạo/năm.
d) Rà soát, xây dựng lực lượng xung kích PCTT cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.
e) Đầu tư trang thiết bị cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp thực hiện nhiệm vụ với diễn biến ngày càng phức tạp của thiên tai: Văn phòng làm việc, trang thiết bị họp trực tuyến, trang thiết bị Văn phòng.
g) Tăng cường năng lực và trang thiết bị cho lực lượng PCTT và TKCN: lực lượng vũ trang tỉnh, các sở, ngành, UBND các địa phương. Mua sắm các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác PCTT và TKCN.
h) Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và TKCN. Trước mắt đảm bảo liên lạc thông suốt của Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.
i) Rà soát cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với các Tổ chức chính trị, xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cùng tham gia phòng chống thiên tai.
k) Tổ chức diễn tập ph ng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã . Cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức diễn tập 5 năm 1 lần; cấp xã tổ chức diễn tập 2 năm 1 lần.
a) Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2021 – 2025 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.
b) Xây dựng Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kôn-Hà Thanh giai đoạn 2
Giai đoạn 1 của Kế hoạch đã xây dựng được bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão; hệ thống đo mưa nhân dân 45 trạm, có 06 trạm tại các hồ chứa nước; hệ thống đo mưa tự động có 41 trạm; hệ thống đo mực nước tự động 9 trạm. Tổ chức thực hiện cơ bản dự án quy hoạch tiêu úng thoát lũ hạ lưu sông Hà Thanh.
Năm 2020 tiếp tục lập Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp hạ lưu lưu vực sông Kôn-Hà thanh giai đoạn 2 và triển khai thực hiện nhằm chủ động chỉ huy, điều hành phòng chống mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất giảm thiệt hại về người và tài sản nhân dân.
c) Rà soát quy hoạch bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm xây dựng và thực hiện các dự án Tái định cư, ổn định đời sống và sản xuất nhân dân.
d) Rà soát, cập nhật các phương án ứng phó thiên tai cấp tỉnh theo cấp độ rủi ro thiên tai: Cập nhật phương án ứng phó với bão; xây dựng và cập nhật phương án ứng phó lũ lụt; xây dựng và cập nhật phương án ứng phó hạn hán.
a) Thực hiện xã hội hóa các dịch vụ khí tượng thủy văn
Lắp đặt bổ sung 10 trạm đo mưa tự động các lưu vực sông trong tỉnh do Quỹ Cộng đồng Phòng, tránh thiên tai hỗ trợ tại các huyện: Vân Canh (3 trạm); Phù Cát (2 trạm); thành phố Quy Nhơn (1 trạm); Hoài Ân (1 Trạm); thị xã An Nhơn (1 Trạm); Tuy Phước (1 trạm); Tây Sơn (1 trạm).
b) Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thích ứng biến đổi khí hậu
Thiết lập cơ sở dữ liệu trung tâm; cập nhật mô hình dự báo ngập lụt; lắp đặt 6 trạm quan trắc dòng chảy hạ du lưu vực sông Kôn – Hà Thanh nhằm theo dõi các hình thái khí hậu cực đoan cung cấp thông tin cho quy hoạch, đầu tư và quản lý hạ tầng trong vùng.
c) Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai: tự động quan trắc mưa, độ mặn, mực nước
- Lắp đặt 37 thiết bị đo mưa, mực nước tại các hồ chứa nâng cấp, xây mới.
- Lắp đặt 12 thiết bị đo mực nước, 12 camera giám sát các hồ chứa do Công ty Khai thác công trình thủy lợi quản lý.
- Lắp đặt 55 thiết bị đo mưa, mực nước tại các hồ chứa lớn và vừa do UBND cấp huyện quản lý vận hành.
d) Lắp đặt thiết bị cảnh báo các khu vực bị ngập sâu: ngầm tràn, trũng thấp; sạt lở đất
Các khu vực thường xuyên bị ngập sâu ngầm tràn đường giao thông; vùng trũng thấp ven sông, suối; khu vực có nguy cơ sạt lở đất được lắp đặt thiết bị cảnh báo, bảng cảnh báo.
e) Điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa sông n-Hà Thanh; cập nhật dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh tại quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/7/2018. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa sông Kôn - Hà Thanh phù hợp thực tiễn; cập nhật dữ liệu thông tin vận hành hồ chứa vào hệ thống.
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai
Thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn do Hội chữ thập đỏ tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện phối hợp tổ chức; lồng ghép các chương trình hội nghị, hội thảo các cấp.
b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng
Nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về phòng tránh thiên tai bằng các chương trình: truyền thông để phát thanh trên Đài Phát thanh tỉnh, cấp huyện, cấp xã; phổ biến kiến thức PCTT trong nhà trường; tuyên truyền với hình thức báo chí, băng rôn, tờ rơi, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ.
Từ năm 2016 - 2019 đã trồng được 34.573 ha rừng trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng: 1.910 ha; rừng sản xuất 32.663 ha. Năm 2020 triển khai trồng 8.500 ha rừng trong đó rừng phòng hộ đầu nguồn 118,7 ha. Độ che phủ của rừng đến cuối năm 2019 là 55,2%.
Kế hoạch 2021 – 2025 xây dựng Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Trồng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn 65 hồ chứa lớn với diện tích 750 ha. Trong đó triển khai dự án KFW9, trồng mới rừng phòng hộ bằng cây bản địa 300 ha. Nguồn vốn thực hiện gồm Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển lâm nghiệp bền vững; Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; dự án KFW9 vốn vay Cộng h a Liên bang Đức và ngân sách địa phương.
a) Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, tăng năng suất cho cây trồng
Giai đoạn 2016 - 2020 đã thực hiện chuyển 9.700 ha đất sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm và cây trồng cạn phòng ngừa mưa lũ muộn. Duy trì những cánh đồng lớn liên kết sản xuất lúa giống. Xây dựng mới 4 cánh đồng lớn tại HTXNN Phước Sơn 2, Phước Thắng; Nhơn An, Nhơn Lộc 1. Tiến hành bổ sung một số giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Kế hoạch 2021 – 2025: Tiếp tục chuyển đổi 4.954 ha đất sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ với giống lúa ngắn ngày, thích ứng với hạn hán, lũ lụt. Áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm cho 2.020 ha đất sản xuất ứng phó với tình hỉnh khô hạn tại các huyện Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân và thị xã An Nhơn.
b) Về lĩnh vực vật nuôi
Đến năm 2019 đã rà soát, bổ sung quy hoạch chăn nuôi. Khuyến khích 14 doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi có ng nghệ cao, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vận động xây chuồng nuôi kiên cố bằng cột bê tông, mái ngói. Hướng dẫn dự trữ thức ăn cho trâu, bò bằng biện pháp chế biến, ủ chua các phế phụ phẩm trồng trọt. Thực hiện tiêm phòng dịch bệnh đại trà. Hỗ trợ lắp đặt 8.750 công trình nhỏ, 10 công trình vừa về khí sinh học nhằm sử dụng khí thải Biogas làm khí đốt, giảm phát thải khí nhà kính; thực hiện 8 mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học, tiết kiệm nước; sử dụng chất thải chăn nuôi.
Kế hoạch 2021 – 2025 tiếp tục thực hiện quy hoạch chăn nuôi và các giải pháp kỹ thuật trên. Phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung theo hướng hàng hóa và liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Tiếp tục thực hiện đề án “B thịt chất lượng cao” thích ứng với BĐ H. Ứng dụng công nghệ cao vào trồng cỏ và chăn nuôi b tại các huyện miền núi.
2.1 Đầu tư, nâng cấp công trình thủy lợi
a) Xây mới, sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ chứa
Giai đoạn 2016 -2020 sửa chữa, nâng cấp 26 hồ chứa nước thủy lợi. Từ năm 2016 - 2018 đầu tư sửa chữa nâng cấp 8 hồ chứa gồm hồ Núi Một, Hội Khánh, Mỹ Thuận, Hố Cùng, Thạch Bàn, Kim Sơn, Mỹ Đức, Cự Lễ. Từ năm 2019 - 2020 sửa chữa, nâng cấp 18 hồ: Hố Cùng, Núi Miếu, An Tường, Trinh Vân, Hố Trạnh, Cây Me (Phù Mỹ); Suối Rùn, Kim Sơn, Mỹ Đức, Đá Bàn (Hoài Ân); Giao Hội (Hoài Nhơn); H có Tranh, Hưng Long (An Lão); Lỗ M n (Tây Sơn) thuộc Dự án WB5 và WB8; hồ Phú Thuận, Phú hương (Hoài Ân); Chánh Thuận (Phù Mỹ); Thiết Đính (Hoài Nhơn) thuộc dự án Sửa chữa khẩn cấp.
Xây dựng mới hồ chứa nước Đồng Mít trên địa bàn huyện An Lão từ năm 2017, hoàn thành vào năm 2021.
Kế hoạch 2021 – 2025 đầu tư sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn 30 hồ chứa, trong đó xây dựng mới 5 hồ chứa; kinh phí 1.054,5 tỷ đồng. Cụ thể:
- Huyện Vĩnh Thạnh có 1 hồ chứa nước Tà Niêng;
- Huyện Tây Sơn có 5 hồ, gồm hồ Núi Tháp, Bàu Năng, Lỗ Ổi, H có Đèo, Hóc Thánh;
- Huyện Vân Canh có 3 hồ, gồm hồ Suối Mây, Suối Lớn, Suối Cầu;
- Huyện Tuy Phước có 1 hồ Đá Vàng;
- Huyện Phù Mỹ có 10 hồ, gồm hồ Nhà Hố, Đồng Dụ, Đá Bàn, H có Nhạn, Cây Me, Dốc Đá, Suối Sổ, Hóc Mẫn, H có Xoài, Đập Lồi;
- Huyện Phù Cát có 1 hồ Đá Bàn;
- Huyện Hoài Nhơn có 4 hồ, gồm có hồ Hóc Cau, Hóc Dài, Lòng Bong, Lộ Diêu;
- Huyện Hoài Ân có 4 hồ, gồm có Hóc Hảo, Hố Chuối, Đồng Quang, Cây Điều;
- Và huyện An Lão có 1 hồ Sông Vố. Chi tiết theo phụ lục 5.
Trong kế hoạch có xây dựng mới hồ Đá Mài (Vân Canh); tuy nhiên, hồ Đá Mài nằm trong khu Kinh tế Becamexã nên không được chấp thuận.
b) Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Từ năm 2016 – 2020 đã tu bổ, nâng cấp 68,84 km đê, kè, trong đó : Nâng cấp đê sông Lại Giang 4,96 km; sửa chữa nâng cấp đê sông Hà Thanh 4,07 km; sửa chữa nâng cấp đê sông La Tinh và sông Cạn 12,26 km; sửa chữa nâng cấp đê sông n16,32 km; nâng cấp đê, kè biển 2,38 km.
Ngoài ra từ năm 2019 - 2020 còn triển khai khắc phục thiệt hại do mưa lũ cuối năm 2018, bão số 5 năm 2019 bằng nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ 90 tỷ đồng: sửa chữa hồ chứa, đê, kè, kênh mương, các cửa tràn ngăn mặn, cầu, đường giao thông và nạo vét bồi lấp cảng cá trong tỉnh.
Kế hoạch năm 2021 – 2025:
(i) Chống sạt lở 17 km đê, kè biển tại các địa phương bao gồm:
Huyện Phù Mỹ nâng cấp 7,3 Km: Đê kè chống sạt lở bờ biển thôn Phú Hà, Phú Thứ; Đê biển xã Mỹ Thành; Kè thôn Phú Hà, Phú Thứ, xã Mỹ Đức; Kè Thôn 8 Tây, thôn 9, xã Mỹ Thắng; Kè Thôn Tân Phụng 1, Tân Thành, xã Mỹ Thọ; Kè thôn Xuân Thạnh, Xuân Thạnh Nam, xã Mỹ An; Kè Bãi Đăng, Vĩnh Lợi 3, Mỹ Thành.
Huyện Hoài Nhơn nâng cấp, xây dựng 7,9 Km : Kè chống xói lở và hệ thống ngăn mặn th n Trường Xuân Tây; Đê biển Trường Xuân; Kè chống xói lở bờ sông, biển Hoài Hương – Hoài Thanh; Đê ngăn mặn Đồng Sát thôn Gia An Đông (đoạn phía Nam đập ng héo đến hồ ng Điệp); Đê ngăn mặn đoạn từ hồ ông Điệp đến Cầu Gia An;
Huyện Phù Cát nâng cấp1,45 km đê Đồng Muối, Đức Phổ1, Cát Minh;
Huyện Tuy Phước nâng cấp, sửa chữa 0,35 km tràn Dương Thiện.
(ii) Nâng cấp 92,52 km đê, kè sông bao gồm:
Huyện An Lão 8 km, tại các xã An Hòa, thị trấn An Lão An Trung, An Hưng, An Nghĩa, An Vinh, An Hưng;
Huyện Hoài Nhơn 9,5 km tại các xã Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Đức, thị trấn Bồng Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Tam Quan, Tam Quan Nam, Hoài Châu Bắc, Hoài Châu, Hoài Phú, Hoài Hảo;
Huyện Phù Mỹ 9,2 km tại các xã Mỹ Chánh, Mỹ Tài, Mỹ Hiệp, Mỹ Cát; Huyện Phù Cát 15,2 km tại các xã Cát Lâm, Cát Tài, Cát Hanh ; Cát Khánh, Cát Minh, Cát Thành; Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Tiến.
Thị xã An Nhơn 16,96 km tại các phường, xã Bình Định, Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Thọ, Nhơn Thành, Nhơn Hậu, Bình Định, Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Phúc, Đập Đá, Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Hòa, Nhơn Mỹ;
Huyện Tuy Phước 7,9 km tại thị trấn Tuy Phước, Diêu Trì, xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, và Phước Hiệp,
Huyện Vân Canh 2,31 km tại các xã Canh Hòa, Canh Thuận, Canh Hiển; Huyện Tây Sơn 7 km tại thị trấn Phú Phong, xã Bình Tường, Tây Thuận, Tây Giang, Bình Nghi, Bình Hòa, Bình Tân và Tây Phú;
Huyện Vĩnh Thạnh 5,85 km tại các xã Vĩnh Thuận, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Kim, Vĩnh An;
Huyện Hoài Ân 5,4 km tại các xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, Ân Tín, Ân Thạnh Chi cục Thủy lợi quản lý 5,2 km tại xã Cát Tài, Cát Minh thuộc đê La Tinh huyện Phù Cát.
Đầu tư xây dựng các tuyến chống sạt lở khu vực th n Tân Sơn, xã Ân Hảo Tây; Bình Hòa Bắc, xã Ân Hảo Đông; th n Mỹ Đức, xã Ân Mỹ; thôn Phú Văn, xã Ân Thạnh; kè cầu Bến Vách, xã Ân Tường Tây thuộc huyện Hoài Ân. Chi tiết phụ lục 6
c) Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông
(i) Sửa chữa, xây mới 67 đập dâng; 28 trạm bơm tưới, tiêu bao gồm:
- Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện 8 đập dâng: Xây dựng mới đập dâng Lão Tâm (Phù Cát); Đập dâng Hà Thanh (TP Quy Nhơn); Đập dâng Hà Thanh 1 (Vân Canh); Đập dâng Phú Phong (Tây Sơn); Xây dựng mới đập dâng Gò Chàm; đập dâng Cây Bứa (TX An Nhơn); Cải thiện điều kiện vận hành các đập dâng Thạch Đề, Bảy Yển, Thuận Hạt, Thông Chín (An Nhơn, Tuy Phước); Sửa chữa nâng cấp đập dâng Thạnh Hòa 1 (TX An Nhơn).
- Huyện Hoài Nhơn 2 đập dâng: Đập Bầu Sấm tại xã Hoài Sơn; Đập Chùa tại xã Hoài Hảo;
- Huyện Phù Mỹ 1 đập dâng Cây Kê tại xã Mỹ Quang;
- Sửa chữa, xây mới 56 đập dâng hư hỏng trên địa bàn: Huyện An Lão 13, huyện Hoài Ân 10, huyện Hoài Nhơn 5, huyện Phù Mỹ 4, huyện Phù Cát 8, huyện Tuy Phước 1, huyện Tây Sơn 3, huyện Vĩnh Thạnh 11, TP Quy Nhơn 1.
- Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện 1 trạm bơm thuộc hệ thống kênh tưới Thượng Sơn;
- UBND cấp huyện tổ chức sửa chữa, xây mới 27 trạm bơm hư hỏng: Huyện An Lão 1, huyện Hoài Nhơn 2, huyện Phù Mỹ 2, huyện Phù Cát 8, huyện Tuy Phước 3, huyện Vân Canh 2, huyện Tây Sơn 4 và huyện Vĩnh Thạnh 5.
(ii) Kiên cố hóa kênh mương
Toàn tỉnh cố 5.065 km hệ thống kênh mương; đến năm 2020 kiên cố hóa 2.432 km phục vụ tưới kết hợp tiêu úng nội đồng, đạt 48%.
Kế hoạch năm 2021 – 2025 kiên cố hóa tiếp 598 km kênh mương bao gồm:
- Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện 98 km kênh mương: 10 km tại xã An Hưng, huyện An Lão; 9 km kênh tiêu 3 huyện Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn; 13,94 km kênh tưới 19/5, Văn L ng thuộc hệ thống Thạch Đề, An Nhơn; 10,51 km kênh Bờ Ngô thuộc An Nhơn, Tuy Phước; 21,42 km kênh S, S1, TAX3 thuộc hệ thống Tháp Mão; 21,28 km kênh hệ thống Thạnh Hòa; 7,5 km kênh tiêu sông Cái và 4,4 km kênh Lại Giang.
- Các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiên cố hóa 500 km kênh mương, thông thoáng dòng chảy các trục tiêu 1 xã; Công ty Khai thác công trình thủy lợi thông thoáng các trục tiêu liên xã, liên huyện.
d) Xây dựng 01 công trình phòng, chống sạt lở đất điển hình
Xây dựng tường chống sạt lở đất núi tại khu vực đèo Đồng Lau, Bình Sơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, kinh phí 15.000 triệu đồng.
e) Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính: sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh, và Lại Giang.
Hành lang tiêu thoát lũ các tuyến sông chính chưa được cắm mốc bảo vệ. Một số tuyến bờ sông, bãi sông có các hoạt động xâm phạm đến hành lang tiêu thoát lũ. Do vậy cần tổ chức thực hiện cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính: sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh, và Lại Giang trong tỉnh bảo đảm dòng chảy sông được thông thoáng, giảm ngập úng.
g) Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đê điều
- Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện duy tu, bảo dưỡng hệ thống Đê Đông và đê La Tinh được giao quản lý bảo đảm an toàn công trình;
- UBND cấp huyện tổ chức duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê sông, đê biển trên địa bàn bảo đảm an toàn, bảo vệ dân cư, sản xuất và cơ sở hạ tầng.
a) Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai
Năm năm qua, xây dựng 09 nhà trú, tránh bão lũ cộng đồng tại xã Phước Lộc, Nhơn An, Nhơn Hậu, Nhơn Phúc, Nhơn Phú, Nhơn Bình; 10 nhà sinh hoạt cộng đồng tại xã Phước Quang, Nhơn Phong, Nhơn hánh, Nhơn Thọ và thị trấn Diêu Trì. Thực hiện hỗ trợ 740 hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 4161/QĐ-UBND ngày 27/11/2018 của UBND tỉnh.
Kế hoạch năm 2021 – 2025:
- Triển khai hỗ trợ 500 hộ nghèo xây dựng, nâng cấp nhà ở theo chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ.
b) Xây dựng nhà cộng đồng trú, tránh bão,lũ
Hỗ trợ xây dựng 2 nhà cộng đồng tránh lũ tại thôn Tân Xuân, xã Ân Hảo Tây và thôn Vạn Hòa, xã Ân Hảo Đông huyện Hoài Ân.
c) Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai
Từ năm 2016 -2020: Thực hiện ổn định dân cư thuộc các dự án tái định cư tập trung ở các huyện Hoài Nhơn (Hoài Hải), An Lão (Gò Núi Một, An Tân), TP Quy Nhơn (Nhơn Hải), huyện Tuy Phước (thị trấn Diêu Trì, Phước Hòa), huyện Phù Mỹ (khu TĐC Mỹ An, Mỹ Thọ) và Hoài Ân (Ân Tín, Ân Thạnh).
Kế hoạch 2021 – 2025: (i) Rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030;
(ii) Xây dựng hoàn thành các khu tái định cư, ổn định dân cư:
- TĐC vùng thiên tai Bàu Rong, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn 160 hộ; TĐC vùng thiên tai xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2 là 213 hộ; TĐC th n Vinh Quang xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước 282 hộ; TĐC vùng thiên tai xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ 250 hộ.
- Vùng sạt lở di dời dân khẩn cấp tại Núi Gành, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát 56 hộ.
- Phương án xen ghép ổn định dân cư xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát 28 hộ.
- Phương án xen ghép bố trí ổn định dân cư huyện Hoài Ân 50 hộ.
- Dự án Khu giãn dân thôn 3, thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão 40 hộ.
(iii) Xúc tiến và triển khai các dự án, phương án:
- Dự án TĐC xã Cát Thành, huyện Phù Cát 51 hộ.; TĐC xã Cát Hải, huyện Phù Cát 70 hộ; Dự án khu TĐC xã Cát Chánh, huyện Phù Cát 120 hộ; Dự án khu TĐC Cầu ành xã Nhơn H a, TXÃ An Nhơn 21 hộ; TĐC xã Nhơn An, thị xã An Nhơn 200 hộ; TĐC xã Canh Vinh, huyện Vân Canh 162 hộ; TĐC xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân 30 hộ; TĐC xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân 20 hộ.
- Phương án xen ghép bố trí ổn định dân cư Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh 113 hộ.
Kinh phí thực hiện 244.360 triệu đồng. Chi tiết theo phụ lục 7.
d) Xây dựng các trường PTTH kết hợp làm nơi tránh trú bão, lũ
Từ năm 2016 - 2020 xây dựng 49 trường học THPT đạt chuẩn, 12 nhà hiệu bộ; sửa chữa 543 phòng học, 13 phòng công vụ, 15 phòng thiết bị và công trình phụ trợ bảo đảm công tác dạy và học trong tỉnh
Kế hoạch năm 2021 – 2025 xây dựng 12 trường học, kinh phí 158 tỷ đồng thuộcôngân sách tỉnh, bao gồm: Trường THPT khu vực Nhơn Hội - Cát Tiến; Trường THPT khu vực Long Vân - Long Mỹ; trường THPT khu vực Nhơn Phúc; trường THPT Tăng Bạt Hổ; trường THPT Nguyễn Trường Tộ; trường THPT Bình Dương; trường THPT Nguyễn Du; trường THPT Hòa Bình; trường THPT Nguyễn Trung Trực; trường THPT số 3 Tuy Phước; trường THPT Võ Lai; trường THPT Nguyễn Hồng Đạo. Chi tiết phụ lục 9
c) Nâng cấp bệnh viện, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã:
Năm 2016 - 2020 đã xây dựng cơ bản hoàn thành các hạng mục thuộc các bệnh viện, trung tâm y tế và 25 trạm y tế.
Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025:
- Tuyến tỉnh: đầu tư xây dựng mới bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh với quy mô 700 giường bệnh nội trú; bệnh viện sản nhi, bệnh viện Nhơn Hội; tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 mở rộng bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn; triển khai thực hiện dự án mở rộng Bệnh viện Mắt; xây dựng khu điều trị cao tầng, trung tâm cấp cứu 115 thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh; tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 bệnh viện đã tỉnh phần mở rộng. Sửa chữa, nâng cấp một số khoa phòng các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa.
- Tuyến huyện: Thực hiện giai đoạn 2 mở rộng Trung tâm y tế huyện Hoài Nhơn, xây dựng khối nhà điều trị cao tầng Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn; xây dựng mới nhà khám - hành chính Trung tâm y tế huyện Hoài Ân; sửa chữa, nâng cấp một số khoa phòng Trung tâm y tế Vân Canh và tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.
- Tuyến xã: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn quy định của các trạm y tế trên địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố.
a) Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh 10.168km, bao gồm: Quốc lộ có 5 tuyến 308,5km; Tỉnh lộ có 11 tuyến 446,68km; Huyện lộ có 53 tuyến 542,4km; Giao thông nông thôn 8.050km; Đường đô thị 613,4km và đường chuyên dùng 207km. Từ năm 2016 - 2020: Bộ Giao thông Vận tải đã nâng cấp Quốc lộ 1 chiều rộng tối thiểu 4 làn xe 118 km. Thay thế toàn bộ cầu yếu, xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cù M ng. Nâng cấp Quốc lộ 1D đoạn đi trong thành phố 4 làn xe. Hoàn thành nâng cấp đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1 quy mô 04 – 06 làn xe. Hoàn thành Quốc lộ 19 mới đoạn cầu Bà Di đến cầu Nhơn Hội. Hoàn thành đường Tây tỉnh đoạn từ Vân Canh đến công viên Long Vân, thành phố Quy Nhơn. Hoàn thành nâng cấp các tuyến đường tỉnh bảo đảm bề rộng tối thiểu 02 làn xe. Bê tông hóa giao thông nông thôn 1.630 km/8.050 km đạt 20%. Tiếp tục hoàn thiện đường trục khu kinh tế Nhơn Hội đến sân bay Phù Cát (Quốc lộ 19B ) quy mô 04 làn xe.
b) Kế hoạch năm 2021 -2025:
Nâng cấp đường phía Tây tỉnh m0 – m113(ĐT.638, đoạn Chương Hòa – Nhơn Tân), đường cấp V 2 làn xe.
Nâng cấp đường phía Tây tỉnh đoạn Km113 – m130 (đoạn Nhơn Tân – Canh Vinh) ), đường cấp V 2 làn xe.
Đường nối từ ng ba ng Thọ đến Quốc lộ 1D, 1,8 km rộng 48m.
Đường nối từ đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội đến Hải Giang 2,5 km, đường đô thị rộng 20m.
Tuyến đường từ Quốc lộ 19C kết nối cảng Quy Nhơn, từ ngã ba Diêu Trì đến đường Võ Nguyên Giáp dài 6,4km, quy mô đường đô thị rộng 24 - 40m (theo Nghị quyết số 43/2019/NQ-HĐND ngày 13/12/2019 của HĐND tỉnh Bình Định).
Xây dựng cầu Thị Nại 2 dài 2,5 km 4 làn xe; cầu Thị Nại phía thượng nguồn 3 km 4 làn xe.
Nâng cấp, mở rộng hệ thống các tuyến đường tỉnh theo quy hoạch; sửa chữa, cải tạo các cầu yếu trên hệ thống các tuyến đường tỉnh: Đường ven biển (ĐT.639) đoạn Nhơn Hội – Tam Quan 130 km, đường cấp đồng bằng 02 - 04 làn xe; Xây dựng mới cầu An Lão, tuyến ĐT.629; Xây dựng mới cầu Sông Vố, tuyến ĐT.629; Giao thông kết nối các đô thị, đường cấp V, 02 làn xe, đường ĐT633 (Chợ Gồm - Đề Gi) 21 km, đường ĐT636 (Phước Hòa - Phú Phong) 32,6 km, tuyến đường Tây tỉnh (từ ĐT 637 tại Vĩnh Sơn đến Hoài Châu Bắc kết nối vào ĐT638) 74 km, đường ĐT629 Bồng Sơn – An Lão 45 km, đường Hoài Ân - Vĩnh Thạnh - Gia Lai (từ ĐT 630 tại Ân Tường Tây kết nối vào ĐT 637 tại Vĩnh Thạnh và kết nối về ĐT 669 tại bang) 28 km, Đường Vĩnh Thạnh - Phù Cát (từ thị trấn Vĩnh Thạnh kết nối vào ĐT 634 ở xã Cát Sơn - Phù Cát và đi về Quốc lộ1) 22 km. Chi tiết theo phụ lục 10.
a) Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt
Đến năm 2020 xây dựng 144 công trình cấp nước sạch tập trung: 12 công trình cấp nước thành phố, thị trấn với công suất 67.000m3/ngày đêm; 132 công trình cấp nước nông thôn bảo đảm 1,174 triệu người dân sử dụng đạt 98,3%.
Giai đoạn 2021 -2025 thực hiện:
(i) Xã hội hóa cấp nước sạch, mời gọi nhà đầu tư cho 5 dự án cấp thiết
Cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, dân số 16.835 người, kinh phí 31.700 triệu đồng.
Cấp nước cho các xã phía Bắc huyện Tây Sơn: Bình Tân, Bình Hòa, Bình Thuận, Tây An, Tây Bình, Tây Phú; dân số 46.000 người, kinh phí 85.000 triệu đồng.
Cấp nước sinh hoạt cho các xã phía Tây Bắc huyện Hoài Nhơn: xã Hoài Hảo, Hoài Phú, Hoài Châu Bắc, Hoài Châu, Hoài Tân, Hoài Thanh Tây, Tam Quan Nam và bổ sung nguồn nước cho công trình cấp nước Tam Quan Bắc; dân số 94.520 người; kinh phí 130.000 triệu đồng.
Cấp nước sinh hoạt cho các xã ven biển huyện Phù Mỹ: xã Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, xã Mỹ Lợi; dân số 35.052 người; kinh phí 63.000 triệu đồng.
Cấp nước sinh hoạt cho các xã Tây Bắc huyện Phù Cát: xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp; dân số 24.000 người; kinh phí 57.000 triệu đồng.
(ii) Xây dựng công trình cấp nước sạch và sửa chữa nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt huyện An Lão, dân số 25.000 người, kinh phí 76.000 triệu đồng thuộc dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM), vay vốn Ngân hàng phát triển Châu Á gồm:
Công trình cấp nước sạch phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã: An Quang, An Hưng, An Vinh, An Trung, An Nghĩa, và An Toàn;
Sửa chữa nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt Sông Vố cấp nước cho thị trấn An Lão, xã An Tân và xã An Hòa.
- Đầu tư Nhà máy cấp nước sạch nông thôn xã Phước Lộc - Phước Hiệp, xã Phước Thành - Phước An huyện Tuy Phước.
b) Bảo đảm chống ngập úng cho thành phố Quy Nhơn
Tổ chức thực hiện nạo vét hệ thống cống thoát nước trong thành phố Quy Nhơn, bảo đảm tiêu thoát nước mưa, chống úng ngập. Đối với vùng có mương tiêu (phường Quang Trung, phường Đống Đa ) tiến hành sửa chữa, tu bổ bảo đảm tiêu thoát nước. Kết hợp làm biển cảnh báo tại các vị trí nguy hiểm: cửa thu nước, nơi giao cắt cống thoát và đường bộ, cầu qua mương tiêu. Kinh phí thực hiện 500 triệu/năm.
Kế hoạch năm 2021 -2025: Triển khai Khu neo, đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn. Khu neo đậu quy mô cấp vùng, gồm khu neo đậu, luồng lạch, hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, công
trình neo buộc tàu, tuyến kè bảo vệ luồng dẫn và khu neo đậu, kết hợp giao thông phục vụ hậu cần và cứu hộ cứu nạn. Cảng cá Tam Quan quy mô cảng loại 1, với diện tích 5,3 ha gồm cầu tàu, kè bờ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, nhà phân loại, nhà điều hành, sân và đường nội bộ, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng.
Hoàn thiện Khu neo, đậu tránh trú bão cho tàu cá đầm Đề Gi kết hợp cảng cá Đề Gi, huyện Phù Cát. Xây dựng khu neo đậu quy mô cấp vùng, sức chứa trên 2.000 tàu có công suất từ 300÷1.000 CV; bao gồm: Xây dựng kè bảo vệ bờ, chống bồi lấp khu neo đậu, kết hợp bến cập tàu 2.500m; xây dựng kè chắn cát chống sạt lở, bảo vệ luồng vào cửa Đề Gi 900m; nạo vét luồng chạy tàu và khu neo đậu có bề rộng, cao độ đáy bảo đảm cho tàu lưu thông và neo đậu; xây dựng trụ neo tàu bảo đảm cho các tàu neo, đậu an toàn; xây dựng hệ thống trụ đèn báo cửa, đèn báo cầu đê, phao báo hiệu luồng và cột báo hiệu bảo đảm an toàn cho tàu khi ra vào và hệ thống thông tin liên lạc.
Thực hiện mở rộng diện tích vùng nước, nạo vét và xây dựng kết cấu hạ tầng khu neo đậu, tránh trú bão 2.500 tàu thuyền tại đầm Thị Nại, thành phố Quy Nhơn.
Tổ chức rà soát hệ thống cảnh báo ngập lụt vùng hạ du các công trình thủy điện: Vĩnh Sơn, Trà Xom, Vĩnh sơn 5, Nước Xáng. Triển khai lắp đặt hệ thống báo động, cảnh báo cho người dân vùng hạ du khi mưa lũ để phòng, tránh.
Bổ sung các trạm KTTV, giám sát và cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh. Kinh phí thực hiện 10 tỷ đồng.
Chi tiết biện pháp Phòng, chống thiên tai theo phụ lục 8
1. Trách nhiệm ứng phó với từng cấp độ rủi ro thiên tai
UBND cấp xã: Triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai; có trách nhiệm báo cáo và đề nghị UBND cấp huyện hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.
UBND cấp huyện: Triển khai ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 xảy ra tại 2 xã trở lên và với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt cấp độ 1; báo cáo và đề nghị UBND cấp tỉnh hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.
UBND tỉnh: Hỗ trợ UBND cấp huyện ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 1 nếu có đề nghị; triển khai ứng phó với tất cả các cấp độ rủi ro thiên tai vượt cấp độ 1; báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương PCTT và UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN hỗ trợ khi vượt quá năng lực chỉ huy và huy động nguồn lực tại địa phương.
Căn cứ vào dự báo, cảnh báo của Đài hí tượng Thủy văn tỉnh, Công điện của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo ứng phó với mưa lớn, lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới, UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đơn vị triển khai thực hiện:
- Kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ sơ tán người dân vùng ven biển, cửa sông, vùng ngập lũ, vùng sạt lở đến nơi trú, tránh an toàn.
- Tổ chức cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng.
- Huy động đội ngũ y sĩ, bác sĩ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để sơ cấp cứu, chăm s có sức khỏe cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng.
- Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện cứu trợ dân sinh, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh nơi sơ tán.
Các phương tiện thông tin, truyền thông tăng cường đưa tin về thiên tai cho chính quyền các cấp và nhân dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Ưu tiên xử lý sự cố thông tin và duy trì thông tin liên lạc bằng tất cả các hệ thống tại UBND các cấp, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan; duy trì 24/24 h nguồn điện ưu tiên và máy phát điện dự phòng của từng cơ quan, đơn vị.
Nếu các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel không liên lạc được thì dùng các máy thông tin di động vô tuyến sóng ngắn Codan; hoặc sử dụng mạng thông tin chuyên dùng nmarsat để phục vụ.
Phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh phục vụ chỉ huy ứng phó.
Thành lập và bố trí các đội y tế lưu động tại các địa phương để chăm s có sức khỏe nhân dân. Các địa điểm ngập lũ, ảnh hưởng bão cần bố trí các đội y tế:
STT |
Cấp huyện |
Địa điểm |
01 |
Quy Nhơn |
UBND phường Nhơn Bình, xã Nhơn Hải, xã Nhơn Châu. |
02 |
Tuy Phước |
UBND xã Phước Sơn, Phước H a, Phước Thắng, Phước Thuận, Diêu Trì |
03 |
Vân Canh |
UBND xã Canh Vinh, xã Canh Hiển, xã Canh Thuận |
04 |
An Nhơn |
UBND xã Nhơn Hậu, xã Nhơn Thọ, xã Nhơn Hạnh |
05 |
Tây Sơn |
UBND xã Bình Thành, Bình Tường, Tây Xuân, Tây Bình |
06 |
Vĩnh Thạnh |
UBND xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp |
07 |
Phù Mỹ |
UBND xã Mỹ Chánh, Mỹ Thọ, Mỹ Thành |
08 |
Phù Cát |
UBND xã Cát Khánh, Cát Hải, Cát Chánh |
09 |
Hoài Nhơn |
UBND xã Tam Quan Bắc, Hoài Mỹ, Hoài Thanh, Hoài Tân, Hoài Hảo |
10 |
An Lão |
UBND xã An Hòa, An Tân |
11 |
Hoài Ân |
UBND xã Ân Hảo Tây, Ân Mỹ, Ân Phong |
- Các Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế huyện phải bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất phục vụ khám chữa bệnh, cấp cứu, điều trị bệnh nhân trong và sau bão, lũ.
- Các đội cấp cứu lưu động phải có y sĩ, bác sĩ, thuốc, hóa chất trang thiết bị và phương tiện cần thiết để sơ cấp cứu ban đầu bệnh nhân nơi sơ tán.
- Trung tâm y tế cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan sơ cấp cứu người bệnh, chăm s có sức khỏe người dân, phòng chống dịch bệnh bùng phát.
- Trạm y tế xã phối hợp các đội y tế lưu động kiểm tra sức khỏe, sơ cấp cứu người dân, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện ven biển, thành phố Quy Nhơn thực hiện:
- Kiểm đếm tàu thuyền ở cácôngư trường.
- Thông báo diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để tàu thuyền chủ động phòng tránh; hướng dẫn tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vựcó nguy hiểm.
- UBND cấp huyện, xã ven biển có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn; không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy hải sản.
- Số lượng tàu thuyền có thể vào neo đậu tại các vùng nước: Từ cầu Hàm Tử đến đường Phan Chu Trinh 850 tàu; Hồ sinh thái Đống Đa 215 tàu; Bắc sông Hà Thanh 430 tàu; đã ng Nam xã Nhơn Hội 1.050 tàu; đầm Đề Gi 1.500 tàu; cửa Tam Quan 1.400 tàu.
- Vùng cảng biển Quy Nhơn, Cảng vụ hàng hải trực tiếp tổ chức điều tiết giao thông. Phối hợp Trung tâm TKCN hàng hải II, IV, Đà Nẵng MRCC, Đài Radio Quy Nhơn và các đơn vị hoạt động hàng hải liên quan trong công tác TKCN. Phối hợp với UBND thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh trong hoạt động ứng cứu thuyền viên và tàu hàng bị nạn.
Tổ chức thực hiện thoát nước, chống ngập úng thành phố, thị xã bao gồm:
- Nạo vét các tuyến cống, hố ga bảo đảm dòng chảy được thông suốt.
- Thu dọn cây cối, vật thải ở các tuyến mương để thông thoáng dòng chảy.
- Bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư ở các tuyến mương, hầm tuy nen, cống thoát nước để xử lý ngay sự cố.
- Lắp dựng biển báo, thanh chắn, đèn tín hiệu, bố trí người trực canh ở các vị trí ngập nước, sự cố bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông.
- Thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho công trình cấp nước, các giếng khoan khai thác nước dưới đất, đường dẫn cấp nước đến khu dân cư.
- Kiểm tra, bảo vệ an toàn các tuyến ống dẫn nước và thiết bị đến tận nhà dân, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục. Đối với vùng ngập lũ, sạt lở đường ống cấp nước bị sự cố, tổ chức lực lượng khắc phụcôngay để cấp nước liên tục.
- Tổ chức vận hành nhà máy cấp nước theo quy trình, bảo đảm an toàn, tiết kiệm khi xảy ra mưa lũ, bão.
- Khử trùng các giếng vùng ngập lụt
Triển khai Phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão; Phương án ứng phó với lũ lụt; phương án ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn.
a) Các công tác ứng phó bão, lũ lụt:
- Sơ tán người ra khỏi vùng ngập lụt, ảnh hưởng bão, nơi không bảo đảm an toàn; đặc biệt đối với đối tượng dễ bị tổng thương;
- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện, vật nuôi thủy sản trên biển, trên sông ra khỏi khu vựcó nguy hiểm; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tại các bến, kiểm đếm, sắp xếp bảo đảm an toàn, không cho ngư dân ở lại trên tàu khi bão đổ bộ;
- Chằng chống nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất: Thu hoạch lúa xanh nhà hơn già đồng, hoa màu, vật nuôi thủy sản; chằng chống chuồng trại, bảo vệ thực phẩm cho gia súc, gia cầm; bảo vệ giống lúa, giống cây trồng, công cụ sản xuất;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình đê điều, đập dâng, hồ đập, cống, tràn, kênh mương; công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội; công trình an ninh, quốc phòng bảo đảm an toàn. Các sở, ban, ngành, công ty thủy lợi, thủy điện, UBND các địa phương phối hợp vận hành, điều tiết lũ ở hồ chứa nước theo quy trình vận hành đã phê duyệt; tuân thủ theo quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Kôn-Hà Thanh tại quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cấm người, phương tiện đi lại khi gió bão (lưu ý cấm biển), ngập lũ, sạt lở đất. Tổ chức trạm bảo vệ, chốt kiểm soát ngăn chặn giao thông và hướng dẫn trú, tránh an toàn.
- Bảo đảm thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, cácôngành trong mọi tình huống.
- Tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu người bị nạn trên sông, trên biển và đưa đến bệnh viện gần nhất. Các đội cấp cứu lưu động để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tính mạng cho người bị thương.
- Hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm tại nơi bị chia cắt, ngập lụt sâu và nơi sơ tán;
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra mưa lớn, bão, lũ;
b) Các công tác ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn:
- Tăng cường công tác dự báo về khô hạn, công tác truyền thông trên mọi phương tiện về tình hình khô hạn để nhân dân được biết, chủ động tham gia phòng chống khô hạn.
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn;
- Sử dụng các giống lúa mới, hoa màu ngắn ngày, chịu khô hạn, có năng suất. Trồng cây trồng cạn trên đất trồng lúa kém hiệu quả nơi thiếu nước tưới.
- Củng cố các tổ, đội thủy n ng để quản lý, điều tiết nước tưới nội đồng.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình khô hạn, sử dụng nguồn cấp bù thủy lợi phí, ngân sách dự phòng của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
- Vận hành hợp lý các hồ chứa nước trong tỉnh, công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt; sử dụng nước tiết kiệm, tưới nước tự động, chống thất thoát nước.
- Ưu tiên cung cấp điện và nhiên liệu cho các trạm bơm chống khô hạn;
- Quan trắc độ mặn, vận hành hệ thống Đê Đông, các cống ngăn mặn đê sông phù hợp với tình hình khô hạn, không để xâm nhập mặn vào nội đồng.
- Lập các bể trữ nước, đào sâu giếng nước âm bộng, đào ao, khoan giếng nước ngầm để tăng nguồn nước.
- Tăng thêm nguồn nước từ điều tiết xả nước của nhà máy thủy điện An Khê, nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn về hạ lưu sông n.
Chủ tịch UBND các cấp quyết định huy động nguồn lực trên địa bàn để ứng phó thiên tai. Nguồn lực ứng phó thuộc các tổ chức, cơ quan, đơn vị các cấp trực tiếp quản lý bao gồm: nhân lực; vật tư, vật liệu, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất; hệ thống liên lạc; nước sạch, thuốc khử trùng nước; lương thực chống đói và nguồn kinh phí dự phòng.
Trường hợp thiên tai xảy ra nghiêm trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN huy động nguồn lực của Trung ương Đông trên địa bàn hoặc của UBND tỉnh khác để hỗ trợ ứng phó.
- Sau bão lũ, UBND các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ đối với các gia đình có người chết, người bị thương do thiên tai; phân phát gạo cứu trợ, nhu yếu phẩm, hàng hóa cho nhân dân bị thiệt hại, không để người dân bị đói, bị rét.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp UBND cấp huyện, tìm kiếm người bị nạn trên đất liền, sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; cùng lực lượng xung kích, dân quân tự vệ địa phương giúp nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở tạm, ổn định đời sống nhân dân.
- Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp UBND các huyện ven biển tìm kiếm ngư dân bị mất tích, hỗ trợ cứu nạn tàu thuyền bị chìm; hỗ trợ ổn định cuộc sống ngư dân.
- Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn phối hợp với đồn Biên phòng cửa khẩu tìm kiếm thuyền viên mất tích, cứu hộ tàu hàng bị bị nạn.
- Sở Y tế triển khai sơ cấp cứu, chữa bệnh cho nhân dân bị nạn; cung cấp thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi trường không để dịch bệnh bùng phát.
- Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn khắc phục sa bồi thủy phá, tu sửa kênh mương, hàn khẩu đê điều, khôi phục trạm bơm để phục vụ sản xuất; khử trùng chuồng trại không để phát sinh dịch bệnh trong gia súc, gia cầm.
- Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn khắc phục đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng, bảo đảm giao thông bước 1. Đối với đoạn đường sạt lở nguy hiểm, cắm biển cảnh báo để người dân chủ động phòng tránh.
- Công ty Điện lực tổ chức khắc phục sự cố đường dây tải điện, trạm biến thế; vận hành an toàn hệ thống điện phục vụ đời sống và sản xuất nhân dân.
- Sở Lao động - Thương binh và XÃ hội phối hợp chính quyền địa phương rà soát hộ gia đình có nhà sập, hư hỏng nặng để hỗ trợ xây cất lại; rà soát hộ thiếu đói để cấp phát lương thực cứu trợ.
- Sở Công Thương huy động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xuất các mặt hàng thiết yếu: mì tôm, bánh phở, dầu ăn, nước uống Đông chai cấp phát cho nhân dân, không để dân bị đói, bị rét.
- Sở Tài chính cân đối nguồn dự phòng ngân sách, các nguồn tài chính hợp pháp khác đề xuất nguồn chi hỗ trợ hộ gia đình có người chết, bị thương, nhà ở bị sập, hư hỏng nặng; kinh phí khắc phục đê điều, khôi phục nước sạch, bảo đảm giao thông bước 1 sớm ổn định đời sống và phục vụ sản xuất.
- Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh chi cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết cho người dân bị thiệt hại; hỗ trợ tu sửa trường học, nhà sơ tán ph ng tránh thiên tai, xử lý vệ sinh môi trường; hỗ trợ tu sửa khẩn cấp đê, kè, cống và công trình phòng chống thiên tai.
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp với UBND các cấp tổ chức tiếp nhận, cấp phát hàng, tiền cứu trợ cho người dân bị thiệt hại đặc biệt ưu tiên hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, người tàn tật, cao tuổi, phụ nữ, trẻ em sớm ổn định cuộc sống.
UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đơn vị thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và các lĩnh vực phụ trách, cụ thể:
- UBND cấp huyện tổ chức đánh giá, xác định thiệt hại ở địa phương về con người, nhà cửa, về giáo dục, y tế, nông lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, thủy sản, thông tin liên lạc, công nghiệp, xây dựng, nước sạch, vệ sinh môi trường và các công trình khác trên địa bàn và báo cáo về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Sở Lao động - Thương binh và XÃ hội kiểm tra, thống kê thiệt hại về người, nhà ở của nhân dân. Nắm rõ số người chết, người mất tích, người bị thương; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng nặng. Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người và nhà ở, đề xuất UBND tỉnh cứu trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, chú ý ưu tiên gia đình chính sách và hộ nghèo.
- Sở Giao thông Vận tải đánh giá thiệt hại các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường sắt, đường thủy, bến cảng; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục.
- Sở Xây dựng đánh giá thiệt hại các trụ sở cơ quan, công trình xây dựng theo lĩnh vực quản lý; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ khắc phục.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp tình hình thiệt hại về nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản. Thống kê diện tích lúa, hoa màu bị hư hỏng; diện tích cây công nghiệp, rừng bị ng đổ; diện tích đất canh tác bị xâm thực, nhiễm mặn, xói lở; gia súc, gia cầm bị chết; lúa giống bị hư hỏng. Đánh giá thiệt hại đê kè, kênh mương, hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm; diện tích nuôi trồng thủy hải sản, tàu thuyền bị thiệt hại. Lập báo cáo tổng hợp thiệt hại sau thiên tai phạm vi toàn tỉnh và đề xuất Trung ương hỗ trợ khẩn cấp. Chi tiết theo phụ lục 11.
- Các sở, ngành, đơn vị theo lĩnh vực quản lý đánh giá, thống kê thiệt hại, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và đề xuất hỗ trợ.
- Các chủ doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp báo cáo chính quyền địa phương.
- Cục Thống kê đánh giá, thống kê thiệt hại về các lĩnh vực, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Chậm nhất 5 ngày sau khi kết thúc đợt thiên tai, các sở, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện phải báo cáo thiệt hại và đề xuất hỗ trợ về UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp.
a) Tái thiết khẩn cấp: Tổng hợp đánh giá thiệt hại từ các sở, ngành, địa phương lựa chọn được danh mục khắc phục khẩn cấp sau thiên tai. Trên cơ sở kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai được phân bổ; các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên. Các danh mục lựa chọn thường là hồ chứa, đập dâng, đê, kè, kênh mương, cống, tràn; cầu, đường giao thông; công trình cấp nước sạch. Thời gian khắc phục khẩn cấp từ 3 đến 8 tháng trước mùa mưa lũ, bão tiếp theo.
b) Tái thiết trung hạn: Để đáp ứng yêu cầu lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội, các sở, ngành, đơn vị, UBND các cấp lập kế hoạch trung hạn khôi phục, phát triển sản xuất; nâng cấp công trình, cơ sở hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng chống thiên tai, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Nội dung chính kế hoạch trung hạn gồm:
Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước bảo đảm an toàn hồ chứa và nguồn nước cho vùng hạ lưu; nâng cấp, tu bổ hệ thống đê điều bảo vệ an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp trạm bơm nhằm tưới tiêu chủ động và tiết kiệm nước; xây dựng nhà ph ng tránh bão, lũ kết hợp sinh hoạt cộng đồng ở những vùng thường ngập lũ, bão; tái định cư và di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm của thiên tai; khơi thông d ng chảy bảo đảm thoát lũ cho vùng ngập úng; cải tạo, nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền, đáp ứng yêu cầu trú, tránh bão an toàn; nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về PCTT, ứng phó với BĐ H.
Sở Xây dựng quản lý quy hoạch khu dân cư, phát triển đô thị phải bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai. Lập kế hoạch xây dựng nhà ở an toàn, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở ph ng tránh lũ, bão theo chính sách của Chính phủ; nâng cấp công trình cấp, thoát nước đô thị bảo đảm nhu cầu cấp, thoát nước. Tổ chức thực hiện “Hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão” của ngành để nhân dân chủ động phòng, tránh bão.
Sở Giao thông Vận tải lập kế hoạch nâng cấp hệ thống đường tỉnh; kế hoạch xây dựng mới hệ thống cầu, cống trên đường tỉnh bảo đảm kết nối giao thông và tiêu thoát lũ; nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông bảo đảm nhu cầu phát triển giao thông kết hợp phòng chống thiên tai.
Sở Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch nâng cấp hệ thống, trang thiết bị bưu chính, viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc. Nâng cấp Đài thông tin duyên hải Quy Nhơn bảo đảm thông tin liên lạc tàu thuyền hoạt động trên biển. Trang bị, bảo dưỡng mạng thông tin chuyên dùng để phục vụ thông tin chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai. Có kế hoạch phối hợp sử dụng hệ thống thông tin nội bộ của lực lượng vũ trang trong tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng kế hoạch quản lý môi trường: đất đai, nước mặt, nước ngầm. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn về quản lý đất đai, nguồn nước cho cán bộ các huyện, thị xã, thành phố. Có kế hoạch phát triển hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn; sử dụng đất cho công trình phòng chống thiên tai. Thực hiện quản lý về khoảng cách an toàn, phòng chống sạt lở, bảo vệ môi trường trong khai thác cát, đất, đá làm vật liệu xây dựng.
Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch nâng cấp, kiên cố hóa trường học. Ưu tiên nâng cấp trường học mầm non, tiểu học và phổ thông đối với vùng trũng, ven biển, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường tập huấn, rèn luyện chống đuối nước cho học sinh các cấp.
Sở Công thương chỉ đạo các Công ty Điện lực và các đơn vị vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh cũng như các nhà máy thủy điện có kế hoạch nâng cấp hệ thống điện, thiết bị bảo đảm cung cấp điện an toàn; có kế hoạch bảo trì hạng mục công trình đầu mối, các thiết bị bảo đảm vận hành an toàn công trình. Đồng thời, có văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, kho tàng bảo đảm an toàn cho người và hàng hóa nhằm giảm bớt chi phí kinh doanh và thiệt hại do thiên tai gây ra.
Sở Y tế có kế hoạch bảo trì bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế, trạm y tế bảo đảm khám và điều trị bệnh. Có kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, xử lý môi trường ô nhiễm trong phòng chống thiên tai.
Đài hí tượng Thủy văn có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mở rộng mạng lưới khí tượng thủy văn; sử dụng thiết bị, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo chính xác diễn biến thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cầu, trụ neo, bến cảng cho phép tàu có trọng tải 50.000 T neo đậu an toàn; mua sắm tàu công vụ, trang thiết bị TKCN phục vụ ứng cứu, tìm kiếm thủy thủ bị nạn.
UBND các cấp lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn: đê điều, thủy lợi, giao thông, trạm y tế, trường học kết hợp nơi trú tránh bão, lũ. Ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các xã miền núi, ven sông, ven biển thường xuyên bị thiên tai. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng tâm trên địa bàn.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở huấn luyện, kho tàng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ an ninh quốc phòng kết hợp phòng tránh thiên tai và TKCN. Có kế hoạch đào tạo, tập huấn, diễn tập cho cán bộ, chiến sĩ nhằm tăng cường khả năng tự vệ và ứng cứu trong thiên tai.
Các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các cấp lập kế hoạch trung hạn tái thiết sau thiên tai (giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025) gửi về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để rà soát, điều chỉnh Kế hoạch Phòng chống thiên tai tỉnh giai đoạn 2021- 2025 phù hợp với thực tiễn.
a) Vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho tỉnh; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách của tỉnh, huyện;
b) Vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ;
c) Vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và vốn vay ưu đói của các nhà tài trợ nước ngoài;
d) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (các khoản vốn của Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội);
e) Nguồn dự trữ tài chính;
f) Nguồn kinh phí từ Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh;
g) Nguồn kinh phí của các sở, ngành, đơn vị, địa phương mua sắm vật tư, vật liệu, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ”.
h) Nguồn chi thường xuyên cho công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội tỉnh, cấp huyện
h) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân Đông g p do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh huy động, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương để mai táng, điều trị; nhà sập, nhà bị hư hỏng nặng để xây cất lại; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, hỗ trợ sinh kế nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân.
- Vốn đầu tư từ khối tư nhân và khuyến khích người dân đầu tư nâng cấp nhà ở bảo đảm an toàn với thiên tai: Theo chính sách trong hỗ trợ đầu tư, vay vốn của chương trình, dự án.
Các nhiệm vụ, chương trình, dự án được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và trình bày tại chương V. Các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các cấp được giao chủ trì tổ chức thực hiện lập dự toán chi tiết và tiến độ triển khai từng nhiệm vụ, chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
Giải pháp PCTT được thống kê và ưu tiên phân bổ vốn (phân kỳ đầu tư) thực hiện trong năm 2020-2021 và các năm tiếp theo như sau:
Nhiệm vụ cụ thể |
Cơ quan chủ trì thực hiện |
Cơ quan phối Hợp |
Thời gian hoàn thành |
Khai toán kinh phí (triệu đồng) |
Thực hiện năm 2020 - 2021 (triệu đồng) Trung ương |
|
Trung ương |
Địa phương |
|||||
Tổng cộng |
3.430.220 |
3.202.332 |
1.675.867 |
|||
A. Biện pháp phi công trình |
366.470 |
309.322 |
163.897 |
|||
I. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách |
8.000 |
9.600 |
3.520 |
|||
Quyết định kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, tổ chức có liên quan |
Tháng 4 hàng năm |
|
|
|
Quyết định phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan |
Tháng 4 hàng năm |
|
|
|
Bảo đảm hoạt động hành chính của Văn phòng Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh |
Sở NN & PTNT |
Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
2021- 2025 |
|
2.000 |
400 |
Chính sách hỗ trợ phục hồi sau thiên tai |
Sở Xây dựng |
Các sở, ngành liên quan |
2021- 2025 |
8.000 |
7.600 |
3.120 |
Rà soát chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong tỉnh |
Sở Tài chính |
Sở NN và PTNT, các cơ quan liên quan |
2021- 2025 |
|
|
|
II. Kiện toàn tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực quản lý thiên tai |
256.860 |
71.040 |
64.580 |
|||
iện toàn tổ chức, bộ máy chỉ huy PCTT và TKCN các cấp |
Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp |
Các cơ quan, đơn vị có các thành viên tham gia Ban chỉ huy |
2021- 2025 |
|
|
|
Rà soát Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng TT Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp |
Cơ quan TT PCTT và TKCN các cấp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
2021- 2025 |
|
|
|
Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác ph ng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã |
Sở NN và PTNT |
Sở Tài chính, UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
|
500 |
100 |
Rà soát, xây dựng lực lượng xung kích ph ng, chống thiên tai cấp xã |
Ban CH PCTT và TKCN cấp xã |
Ban chỉ huy quân sự xã ; các tổ chức cấp xã |
Năm 2021, cập nhật |
|
1.600 |
320 |
Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho Văn phòng TT Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp |
Sở NN, PNN/KT huyện; BanCH cấp xã |
Sở Tài chính, Sở H ĐT; Phòng Tài chính; kế toán cấp xã . |
2021- 2025 |
6.860 |
2.940 |
1.960 |
Tăng cường năng lực và trang thiết bị cho lực lượng PCTT và TKCN |
Sở nông nghiệp và PTNT |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên ph ng tỉnh, Công an tỉnh |
2021- 2025 |
200.000 |
50.000 |
50.000 |
Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và TKCN |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện |
|
50.000 |
10.000 |
12.000 |
Cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh với các Tổ chức chính trị, xã hội |
Văn phòng thường trực Ban chỉ huy |
Mặt trận TQVN tỉnh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh |
|
|
|
|
Tổ chức diễn tập ph ng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn |
BCH PCTTTKCN tỉnh |
|
Theo kế hoạch |
|
3.000 |
|
BCH PCTTTKCN huyện |
|
Theo kế hoạch |
|
2.000 |
|
|
BCH PCTTTKCN xã |
|
Theo kế hoạch |
|
1.000 |
200 |
|
III.Lập, rà soát và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, phương án |
23.500,00 |
13.400 |
||||
Kế hoạch ph ng chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và cập nhật hàng năm |
Sở NN và PTNT |
Các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện |
8/2020 |
|
500 |
120 |
Kế hoạch ph ng chống thiên tai cấp huyện giai đoạn 2021 – 2025 và cập nhật hàng năm |
Phòng NN và PTNT/KT |
Các phòng, ban liên quan và UBND cấp xã |
8/2021 |
|
2.420 |
660 |
Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã giai đoạn 2021 – 2025 và cập nhật hàng năm |
Nh m kỹ thuật cấp xã |
Thành viên Ban chỉ huy cấp xã, trưởng thôn |
8/2021 |
|
11.130 |
4.770 |
Kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông n-Hà Thanh giai đoạn 2 |
Sở NN&PTNT |
Viện HTL Việt Nam, Sở ngành, UBND các huyện |
12/2020 |
|
7.000 |
7.000 |
Rà soát quy hoạch bố trí dân cư các vùng có nguy cơ thiên tai giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030; |
Sở NN&PTNT |
Sở ngành liên quan, UBND các huyện |
12/2021 |
|
200 |
200 |
Cập nhật Phương án ứng phó với bão, theo cấp độ rủi ro thiên tai |
VP B CH PCTT và TKCN tỉnh |
Đài TTV Nam Trung bộ, UBND cấp huyện |
Cập nhật hàng năm |
|
1.000 |
200 |
Phương án ứng phó lũ lụt theo cấp độ rủi ro thiên tai và cập nhật hàng năm |
VP BCH PCTT và TKCN tỉnh |
Đài TTV Nam Trung bộ, UBND cấp huyện |
Cập nhật hàng năm |
|
600 |
200 |
Phương án ứng phó hạn hán theo cấp độ rủi ro thiên tai và cập nhật hàng năm |
VP BCH PCTT và TKCN tỉnh |
Đài TTV Nam Trung bộ, UBND cấp huyện |
Lập năm 2021, cập nhật hàng năm |
|
650 |
250 |
IV. Nâng cao năng lực dự báo, cản bão cấp tỉnh |
21.610,00 |
34.382,00 |
32.237 |
|||
Thực hiện xã hội h a các dịch vụ khí tượng thủy văn trong tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND cấp huyện |
Oct-20 |
|
400 |
400 |
Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thích ứng BĐ H |
Ban Quản lý dự án NNPTNT tỉnh |
Sở NN và PTNT; các cơ quan và UBND cấp huyện. |
Oct-21 |
|
23.000 |
23.000 |
Lắp đặt, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phục vụ phòng chống thiên tai: tự động quan trắc mưa, độ mặn, mực nước |
Ban Quản lý dự án NNPTNT |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2020 - 2025 |
6.930 |
2.970 |
1.980 |
Công ty TCT thủy lợi |
|
2.412 |
804 |
|||
UBND cấp huyện |
|
|
14.680 |
|
4.893 |
|
Lắp đặt thiết bị cảnh báo các khu vực bị ngập sâu: ngầm tràn, trũng thấp; sạt lở đất |
BCH PCTT TKCN cấp huyện |
Chi cục Thủy lợi; UBND cấp xã |
2021 - 2025 |
|
4.300 |
860 |
Điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành liên hồ chứa sông Kôn-Hà Thanh; cập nhật dữ liệu thông tin v. hành hồ chứa |
Sở Nông nghiệp và PTNT, |
Công ty Khai thác CTTL Bình Định; các đơn vị khai thác hồ chứa |
2020 - 2025 |
|
300 |
100 |
Cập nhật kết quả Nghiên cứu thiết lập và đánh giá chỉ số tổn thương xã hội do ngập lụt trong bối cảnh BĐ H vào dự báo tổn thương xã hội |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở, ngành liên quan; UBND cấp huyện (cập nhật hàng năm) |
2021- 2025 |
|
1.000 |
200 |
V. Nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng |
1.500 |
300 |
||||
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ph ng Chống thiên tai |
Hội chữ thập đỏ tỉnh |
Sở NN và PTNT;UBND cấp huyện. |
2021- 2025 |
|
1.000 |
200 |
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thiên tai thông qua hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh |
Sở Thông tin truyền thông |
Các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện, xã |
2021- 2025 |
|
500 |
100 |
VI. Chương trình trồng và bảo vệ rừng |
60.000 |
12.000 |
||||
Trồng, bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn |
C.ty LN, Ban QLR PH, ĐĐ UBND huyện |
Sở NN và PTNT và các cơ quan liên quan |
2021- 2025 |
|
60.000 |
12.000 |
VII. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp |
80.000 |
109.300 |
37.860 |
|||
Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng HCN trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với thiên tai tại địa phương |
Sở NN PTNT |
UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
|
11.000 |
2.200 |
80.000 |
35.000 |
23.000 |
||||
|
62.500 |
12.500 |
||||
|
800 |
160 |
||||
B. Biện pháp công trình |
|
|
|
3.063.750 |
2.893.010 |
1.511.970 |
I. Đầu tư, nâng cấp công trình PCTT, công trình thủy lợi |
1.565.700 |
2.396.300 |
1.080.840 |
|||
Xây mới, sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ chứa, CT thủy lợi (Đề án đầu tư 2021- 2025) |
Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2020 - 2025 |
244.700 |
361.800 |
202.170 |
Ph ng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển (Đề án đầu tư 2021 - 2025) |
BQLDA NNPTNT |
UBND cấp huyện |
2020- 2025 |
501.000 |
58.000 |
186.300 |
UBND các huyện |
UBND cấp xã |
|
904.500 |
301.500 |
||
Xử lý công trình cản trở thoát lũ trên sông (Đề án đầu tư 2021 - 2025) |
Ban QLDA NNPTNT |
Sở NN và PTNT |
2021 - 2025 |
820.000 |
491.000 |
262.200 |
UBND cấp huyện |
|
500.000 |
100.000 |
|||
Tường chống sạt lở đất khu vực đèo Đồng Lau tại Bình Sơn, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân |
UBND huyện Hoài Ân |
Sở NN và PTNT |
2022 |
|
15.000 |
7.500 |
Cắm mốc hành lang thoát lũ các tuyến sông chính: sông Kôn, Hà Thanh, La Tinh và Lại Giang |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện |
2021 - 2025 |
|
6.000 |
1.200 |
Duy tu bảo dưỡng hệ thống đê điều |
Chi cục Thủy lợi |
Sở Nông nghiệp và PTNt |
2020 - 2025 |
|
5.000 |
1.670 |
UBND cấp huyện, |
|
55.000 |
18.300 |
|||
II. Đầu tư, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến phòng chống thên tai |
166.360 |
250.600 |
115.570 |
|||
Xây dựng, nâng cấp nhà ở phòng chống thiên tai |
Sở Xây dựng |
Các sở Tài chính, Lao động TBXH, UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
8.000 |
7.600 |
3.120 |
Xây dựng nhà cộng đồng trú tránh bão, lũ |
BCH PCTT TKCN huyện |
Sở NN và PTNT, các cơ quan liên quan |
2021 - 2025 |
|
2.000 |
400 |
Di dời, bố trí lại dân cư vùng thường xuyên bị thiên tai (Đề án đầu tư 2021 - 2025) |
Ban QLDA NNPTNT;U BND cấp huyện |
Sở NN và PTNT, Sở XD và các cơ quan liên quan |
2020 - 2025 |
158.360 |
83.000 |
80.450 |
Xây dựng các trường PTTH kết hợp làm nơi tránh trú khi bão, lũ |
Sở Giáo dục Đào tạo |
Sở Xây dựng, UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
|
158.000 |
31.600 |
III. Đầu tư, nâng cấp công trình giao thông kết hợp phòng chống thiên tai (theo dự án) |
|
|
|
|||
Xây dựng, nâng cấp đường bộ, đường thủy, đường không, đường sắt kết hợp phòng chống thiên tai |
Sở Giao thông Vận tải |
Các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
|
|
|
IV. Công trình hạ tầng cấp, thoát nước |
332.690 |
120.110 |
90.560 |
|||
Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh |
Sở NN & PTNT, |
Sở Xây dựng, UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
256.690 |
110.010 |
73.340 |
BQLDA NN và PTNT |
Sở NNPTNT, UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
76.000 |
7.600 |
16.720 |
|
Bảo đảm chống ngập úng cho thành phố Quy Nhơn, |
UBND thành phố Quy Nhơn |
Sở Xây dựng |
2021 - 2025 |
|
2.500 |
500 |
V. Công trình neo đậu tàu thuyền tráng trú bão |
999.000 |
111.000 |
222.000 |
|||
Xây dựng các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão (Đề án đầu tư 2021 - 2025) |
BQLDA NN và PTNT |
Sở NN và PTNT; UBND cấp huyện |
2021 - 2025 |
999.000 |
111.000 |
222.000 |
VI. Công trình hồ thủy điện |
5.000 |
1.000 |
||||
Rà soát hệ thống cảnh báo công trình thủy điện |
Sở Công thương |
Các sở, ngành liên quan |
2021 - 2025 |
|
5.000 |
1.000 |
VII. Công trình đo đạc, giám sát, cảnh báo sớm |
10.000 |
2.000 |
||||
Bổ sung các trạm TTV, giám sát và cảnh báo bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán |
Sở Tài nguyên và MT |
Các sở, ngành, các đơn vị liên quan |
2021 - 2025 |
|
10.000 |
2.000 |
1. Xây dựng kế hoạch tài chính
Các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các cấp xây dựng dự toán kinh phí cho các hoạt động phi công trình, công trình theo nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao tại Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 20/01/2020 của UBND tỉnh trình cấp thẩm phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Dự toán kinh phí vật tư, vật liệu, nguyên liệu, mua sắm trang thiết bị và các khoản chi tiêu theo phương án PCTT và TKCN hàng năm của cơ quan, đơn vị trình cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án được phê duyệt.
Sở Tài chính cân đối nguồn vốn, báo cáo UBND tỉnh xem xét bố trí vốn hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án được phê duyệt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư lồng ghép nội dung Phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong Kế hoạch PCTT giai đoạn 2021 -2025 được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch của các sở, ban, ngành, đơn vị; lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để ưu tiên thực hiện.
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực phòng chống thiên tai, chủ trì phối hợp với các sở, ngành thực hiện kế hoạch: Hướng dẫn, kiểm tra, đã n đốc việc thực hiện kế hoạch của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm.
Các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương Đông vai tr là chủ trì hoặc phối hợp thực hiện như đã xác định trong Phụ lục.
a) Báo cáo đột xuất: Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện khi triển khai các hoạt động phi công trình, công trình theo kế hoạch gặp kh khăn về nhân lực, tài chính hoặc gặp sự cố ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản phải báo cáo đột xuất về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời xử lý. Trong báo cáo đột xuất nêu tóm tắt sự việc, những kh khăn trở ngại cần giải quyết.
b) Báo cáo định kỳ: 3 tháng 1 lần các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện thực hiện báo cáo định kỳ các hoạt động phi công trình, công trình theo kế hoạch về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Trong báo cáo định kỳ nêu rõ kết quả đạt được, những kh khăn và tồn tại cần giải quyết.
Cuối năm các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch PCTT về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Trong báo cáo cuối năm nêu rõ tình hình thiên tai ở địa phương, ảnh hưởng thiên tai đến lĩnh vực quản lý của các sở, ban, ngành; công tác triển khai các hoạt động PCTT theo kế hoạch; những thuận lợi, kh khăn, bài học kinh nghiệm và những kiến nghị cần quan tâm, giải quyết.
Trên cơ sở báo cáo của các sở, ban, ngành, đơn vị và UBND cấp huyện, Chi cục Thủy lợi tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch hàng năm cho Sở Nông nghiệp và PTNT.
Để triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, việc theo dõi, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện là rất cần thiết. UBND cấp huyện, các sở, ban ngành, đơn vị phân công cán bộ chuyên trách giám sát, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong kế hoạch được giao định kỳ 3 tháng/lần và cuối năm. Báo cáo gửi về Chi cục Thủy lợi, số 15 Lý Thái Tổ, thành phố Quy Nhơn để tổng hợp.
Trên cơ sở báo cáo đánh giá của UBND cấp huyện, các sở, ban, ngành và đơn vị Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát nội dung, tiến độ thực hiện kế hoạch PCTT giai đoạn 2021 - 2025, tiến hành điều chỉnh, cập nhật kế hoạch hàng năm phù hợp với tình hình thực tiễn, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm việc thực hiện Kế hoạch PCTT cấp tỉnh. Đánh giá những kh khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, bài học kinh nghiệm và kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh nội dung, giải pháp thực hiện. Trong điều kiện thiên tai xảy ra đặc biệt lớn, thiệt hại nặng nề, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức đánh giá thiệt hại, nhu cầu tái thiết sau thiên tai và rà soát, cập nhật kế hoạch PCTT giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo UBND tỉnh xem xét.
Căn cứ Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khẩn trương tiến hành rà soát, bổ sung phương án Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của cơ quan, địa phương mình; lồng ghép các nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao vào kế hoạch phát triển của sở, ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.
Các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đã ng trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch PCTT và TKCN theo chu kỳ 5 năm theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thiên tai của tỉnh; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của tỉnh trong công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Giao Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực về PCTT) tổ chức kiểm tra, đã n đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định./.
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2019 TỈNH BÌNH ĐỊNH
|
Diện tích (km2) |
Dân số trung bình (người) |
Mật độ dân số (người/km2) |
Tổng số |
6.071,3 |
1.487.817 |
245,1 |
Thành phố Quy Nhơn |
286,1 |
290.229 |
1014,4 |
Huyện An Lão |
696,9 |
27.853 |
40,0 |
Huyện Hoài Nhơn |
420,8 |
208.121 |
494,6 |
Huyện Hoài Ân |
753,2 |
85.752 |
113,9 |
Huyện Phù Mỹ |
555,9 |
161.662 |
290,8 |
Huyện Vĩnh Thạnh |
716,9 |
30.606 |
42,7 |
Huyện Tây Sơn |
692,2 |
116.038 |
167,6 |
Huyện Phù Cát |
680,7 |
183.551 |
269,7 |
Thị xã An Nhơn |
244,5 |
175.816 |
719,1 |
Huyện Tuy Phước |
219,9 |
180.300 |
819,9 |
Huyện Vân Canh |
804,2 |
27.889 |
34,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2019)
TT |
Chỉ tiêu/ năm |
Đơn vị |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
|
Tổng số GRDP (Giá hiện hành) |
Tỷ đồng |
26.885,3 |
55.957,9 |
61.189,4 |
69.953,9 |
74.751,0 |
82.492,0 |
1 |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
Tỷ đồng |
8.614,8 |
17.653,3 |
18.895,7 |
19.030,7 |
21.284,9 |
22.960,0 |
|
|
% |
32,0 |
31,5 |
30,9 |
28,4 |
28,4 |
27,8 |
2 |
Công nghiệp - Xây dựng |
Tỷ đồng |
5.899,7 |
13.894,1 |
15.708,5 |
18.222,3 |
20.453,6 |
22.925 |
|
|
% |
22,0 |
24,9 |
25,6 |
27,2 |
27,3 |
27,7 |
3 |
Dịch vụ |
Tỷ đồng |
11.263,7 |
22.048,4 |
24.065,2 |
26.917,4 |
29.772,5 |
32.907 |
|
|
% |
41,9 |
39,4 |
39,4 |
40,2 |
40,0 |
40,0 |
4 |
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP |
Tỷ đồng |
1.107,1 |
2.362,1 |
2.518,7 |
2.783,5 |
3.240,0 |
3.700 |
|
|
% |
4,1 |
4,2 |
4,1 |
4,2 |
4,3 |
4,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2019)
TT |
Họ và tên |
Đơn vị công tác |
Chức vụ |
Nhiệm vụ phân công |
1 |
Ông Hồ Quốc Dũng |
Chủ tịch UBND tỉnh |
Trưởng ban |
Phụ trách chung, chỉ huy công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh. |
2 |
Ông Trần Châu |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh |
Phó Trưởng ban Thường trực |
Thường trực công tác PCTT và TKCN; thay thế Trưởng ban chỉ huy công tác PCTT và TKCN khi Trưởng ban đi công tác ngoài tỉnh. |
3 |
Ông Trần Văn Phúc |
Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT |
Phó Trưởng ban |
Phụ trách công tác phòng, chống thiên tai; tổ chức công tác phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tổ chức và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. |
4 |
Ông Trần Thanh Hải |
Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh |
Phó Trưởng ban |
Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn thiên tai; tổ chức tìm kiếm, cứu nạn người, cứu hộ công trình và các phương tiện gặp sự cố do thiên tai trên đất liền. |
5 |
Ông Lương Ngọc Chinh |
Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh |
Phó Trưởng ban |
Phụ trách công tác tìm kiếm, cứu nạn người và tàu thuyền, phương tiện gặp sự cố thiên tai trên biển. |
6 |
Bà Nguyễn Thị Phong Vũ |
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh |
Ủy viên |
Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia công tác cứu trợ cho nhân dân bị ảnh hưởng thiên tai. |
7 |
Ông Võ Đức nguyện |
Giám đốc Công an tỉnh |
Ủy viên |
Phụ trách an ninh trật tự, an toàn xã hội, tham gia công tác PCTT và TKCN trong tỉnh. |
8 |
Ông Nguyễn Thái Bình |
Chánh Văn phòng UBND tỉnh |
Ủy viên |
Giúp Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực tổng hợp tình hình, điều hành chung công tác PCTT và TKCN. |
9 |
Ông Lê Hoàng Nghi |
Giám đốc Sở Tài chính |
Ủy viên |
Phụ trách công tác tài chính trong PCTT và TKCN. |
10 |
Ông Phạm Vĩnh Thái |
Giám đốc Đài PTTH Bình Định |
Ủy viên |
Phụ trách công tác thông tin tuyên truyền, cảnh báo thiên tai phục vụ công tác PCTT và TKCN; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện Tuy Phước. |
11 |
Ông Ngô Văn Tổng |
Giám đốc Sở Công thương |
Ủy viên |
Phụ trách công tác dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT và TKCN; công tác an toàn hồ chứa nước thủy điện; công tác PCTT các doanh nghiệp. |
12 |
Ông Nguyễn Tự Công Hoàng |
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải |
Ủy viên |
Phụ trách công tác thông thoáng dòng chảy qua cầu, cống thuộc hệ thống giao thông; công tác Giao thông, vận tải trong PCTT và TKCN; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện An Lão. |
13 |
Ông Đào Đức Tuấn |
Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo |
Ủy viên |
Phụ trách công tác an toàn trường học, cơ sở giáo dục; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện Hoài Ân. |
14 |
Ông Trần Kim Kha |
Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông |
Ủy viên |
Phụ trách công tác Thông tin - Truyền thông trong PCTT và TKCN; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện Tây Sơn. |
15 |
Ông Nguyễn Mỹ Quang |
Giám đốc Sở LĐ - TB và XH |
Ủy viên |
Phụ trách công tác cứu trợ để ổn định đời sống nhân dân vùng thiên tai; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN thành phố Quy Nhơn. |
16 |
Ông Lê Quang Hùng |
Giám đốc Sở Y tế |
Ủy viên |
Phụ trách công tác về Y tế; sơ, cấp cứu nạn nhân, phòng tránh dịch bệnh, tiêu độc, khử trùng nguồn nước cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai. |
17 |
Ông Lê Văn Tùng |
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường |
Ủy viên |
Phụ trách công tác cảnh báo thiên tai, đánh giá môi trường sau thiên tai; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện Phù Mỹ. |
18 |
Ông Trần Viết Bảo |
Giám đốc Sở Xây dựng |
Ủy viên |
Phụ trách công tác an toàn nhà ở, công trình xây dựng; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện Phù Cát. |
19 |
Ông Nguyễn Văn Dũng |
Giám đốc Sở Du lịch |
Ủy viên |
Phụ trách công tác bảo đảm an toàn cho khách tham quan trên các khu du lịch, biển, đảo trên địa bàn tỉnh. |
20 |
Bà Nguyễn Thị Mỹ |
Cục trưởng Cục Thống kê Bình Định |
Ủy viên |
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện Vân Canh. |
21 |
Bà Từ Thị Phụng |
Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh |
Ủy viên |
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về PCTT; đồng thời vận động, tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ do các, tổ chức, cá nhân tài trợ. |
22 |
Ông Lương Đình Tiên |
Phó Bí thư Tỉnh đoàn |
Ủy viên |
Phụ trách công tác Thanh niên tình nguyện tham gia PCTT và TKCN. |
23 |
Ông Hà Văn Cát |
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh |
Ủy viên |
Phụ trách cứu trợ khẩn cấp; tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ. |
24 |
Ông Đỗ Xuân Hùng |
Phó Chỉ huy trưởng -Tham mưu trưởng BCH Quân sự tỉnh |
Ủy viên |
Phụ trách điều động, chỉ huy lực lượng quân sự tỉnh, phương tiện cứu hộ, cứu nạn trong PCTT và TKCN. |
25 |
Ông Nguyễn Thành Hải |
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Ủy viên |
Phụ trách lồng ghép nội dung hoạt động PCTT vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. |
26 |
Ông Đinh Văn Lung |
Quyền Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh |
Ủy viên |
Phụ trách công tác PCTT và TKCN các huyện miền núi; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN huyện Vĩnh Thạnh. |
27 |
Ông Phan Viết Hùng |
Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế |
Ủy viên |
Chỉ huy, chỉ đạo công tác PCTT và TKCN khu Kinh tế Nhơn Hội; các khu công nghiệp trong tỉnh; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT và TKCN thị xã An Nhơn. |
28 |
Ông Đào Văn Hùng |
Phó Giám đốc Sở NN và PTNT |
Ủy viên |
Phụ trách công tác an toàn hệ thống đê điều, kênh mương, hồ chứa nước thủy lợi. |
29 |
Ông Trần Sĩ Dũng |
Giám đốc Đài KTTV Bình Định |
Ủy viên |
Phụ trách công tác dự báo, cảnh báo diễn biến thời tiết, tình hình khí tượng thủy văn trong tỉnh. |
30 |
Ông Nguyễn Văn Tánh |
Giám đốc Công ty TNHH Khai thác CTTL |
Ủy viên |
Phụ trách công tác an toàn Công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Công ty. |
31 |
Ông Huỳnh Ngọc Việt |
Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định |
Ủy viên |
Phụ trách công tác bảo đảm an toàn mạng lưới điện phục vụ công tác PCTT và TKCN. |
32 |
Ông Phạm Quốc Trung |
Phó Giám đốc Viễn thông Bình Định |
Ủy viên |
Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN. |
33 |
Bà Nguyễn Thị Minh Hiếu |
Giám đốc Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn |
Ủy viên |
Phụ trách thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT và TKCN tàu thuyền trên biển. |
34 |
Ông Vũ Thế Quang |
Giám đốc Cảng vụ Quy Nhơn |
Ủy viên |
Phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn, an toàn tàu thuyền thuộc cảng biển Quy Nhơn; Tham mưu, đề xuất cho Ban Chỉ huy về TKCN trong khu vực ven bờ. |
35 |
Bà Nguyễn Thị Nghiệp |
Giám đốc Công ty TNHH Vận tải biển Cửu Long |
Ủy viên |
Tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, an toàn tàu thuyền thuộc cảng biển Quy Nhơn. |
36 |
Ông Phan Tuấn Linh |
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn |
Ủy viên |
Tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, an toàn tàu thuyền thuộc cảng biển Quy Nhơn. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.