ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3651/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 13 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường đổi mới công tác kết nghĩa, giúp đỡ các huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh;
Thực hiện Thông báo số 630-TB/TU ngày 24/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh ngày 16/10/2019;
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 922/TTr-BDT ngày 08/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục đích
- Triển khai đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 16- CT/TU ngày 09/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường đổi mới công tác kết nghĩa, giúp đỡ các huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh;
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội đoàn thể các cấp và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong tổ chức thực hiện công tác kết nghĩa, nhằm góp phần thiết thực vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương xem đây là nhiệm vụ chính trị mang tính nhân văn sâu sắc và là tiêu chí xem xét đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm trong triển khai thực hiện công tác kết nghĩa, nhằm đảm bảo các nội dung Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực đạt hiệu quả thiết thực, bền vững;
- Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tăng cường trách nhiệm, lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động kết nghĩa; tập trung huy động mọi nguồn lực hỗ trợ, đầu tư, hợp tác khai thác tiềm năng, lợi thế vùng, địa phương góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới đất liền của tỉnh;
- Nội dung, hình thức thực hiện các hoạt động kết nghĩa cần đổi mới, thiết thực, bền vững đảm bảo cho công tác kết nghĩa thực sự đi vào cuộc sống, giúp người dân thay đổi nhận thức và hành động, tự giác, tự chủ vươn lên thoát nghèo, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ địa phương được nhận kết nghĩa hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
- Địa phương được nhận kết nghĩa (huyện, xã miền núi) tăng cường trách nhiệm, chủ động thực hiện tất cả các công đoạn kết nghĩa từ phân công phối hợp, khảo sát, rà soát, lập kế hoạch, báo cáo đề xuất nhu cầu, tiếp nhận, quản lý nguồn lực, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ, đột xuất.
1. Công tác tuyên truyền, vận động
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác kết nghĩa; tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện chủ trương thoát nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước, khơi dậy ý chí tự lực, chủ động vươn lên thoát nghèo, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội; xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín, dị đoan. Tuyên truyền, hướng dẫn cách làm ăn hiệu quả, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,... phát triển sản xuất cho người dân.
2. Hỗ trợ xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
Chú trọng hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, quản lý, điều hành và các kỹ năng như: tuyên truyền, vận động, tham mưu, phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, xử lý tình huống cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, người có uy tín; củng cố, kiện toàn các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ trang thiết bị phục vụ hoạt động cho xã, thôn.
3. Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội
Các bên tham gia kết nghĩa tăng cường phối hợp, kết nối, mời gọi, thu hút nguồn lực, ưu tiên triển khai thực hiện xây dựng, duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã); mô hình nhóm hộ, câu lạc bộ... theo hướng liên kết sản xuất gắn chế biến, kết nối thị trường, tạo chuỗi sản phẩm, gia tăng giá trị, như:
- Nhóm nông, lâm nghiệp: Chú trọng phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi có giá trị như: cây chè, cây hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu, hương liệu, hoa,... phát triển các mô hình chăn nuôi như: bò sinh sản, bò thịt, trâu, dê, lợn, gà... phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương.
- Nhóm thương mại, dịch vụ, du lịch:
+ Khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của các dân tộc để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm; du lịch lịch sử - văn hóa; tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa vùng dân tộc thiểu số;
+ Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của người dân. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển các kênh phân phối và thương mại điện tử.
- Nhóm an sinh xã hội: Khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc; hỗ trợ việc học tập cho con em, xóa nhà tạm, bảo hiểm y tế, thăm hỏi hộ, người neo đơn, già yếu, tàn tật,... thuộc trường hợp người không có khả năng lao động; hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp… cho thanh niên người dân tộc thiểu số tại địa phương.
III. NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG
Căn cứ Chỉ thị số 16-CT/TU và Quyết định này, cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, lãnh đạo các bên tham gia kết nghĩa tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp, triển khai thực hiện công tác kết nghĩa, trong đó tập trung chú trọng:
- Phân công, nhiệm vụ cho tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm làm đầu mối, tham mưu đề xuất, theo dõi phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác kết nghĩa;
- Đưa tiêu chí thực hiện công tác kết nghĩa vào xem xét đánh giá xếp loại thi đua hằng năm và biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, kịp thời nhân rộng các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong công tác kết nghĩa;
- Các bên tham gia kết nghĩa cần tăng cường các hoạt động giao lưu kết nối, mời gọi, thu hút nguồn lực cho thực hiện công tác kết nghĩa.
2.1. Đối với các địa phương (huyện, xã) được nhận kết nghĩa (Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn (gọi chung là các địa phương)
- Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16- CT/TU và Quyết định này; tổ chức phân công các cơ quan, đơn vị trực thuộc tham gia công tác kết nghĩa; định hướng, hướng dẫn các xã, thôn thực hiện khảo sát, đề xuất nhu cầu hàng năm (hàng năm có cập nhật, bổ sung, điều chỉnh) sát thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, đảm bảo theo mục II, Điều 1, Quyết định này;
- Hằng năm, UBND các huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc phối hợp với UBND các xã xây dựng báo cáo đề xuất nhu cầu cần hỗ trợ giúp đỡ, tổng hợp gửi bên nhận kết nghĩa trên địa bàn và báo cáo về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) trước ngày 31/01 hằng năm;
- Căn cứ Chỉ thị số 16-CT/TU và Quyết định này, cấp ủy, UBND các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá việc phối hợp triển khai thực hiện công tác kết nghĩa của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhận kết nghĩa trên địa bàn; đồng thời tổ chức thực hiện đầy đủ các công đoạn kết nghĩa tại địa phương;
- Đưa tiêu chí thực hiện công tác kết nghĩa vào xem xét thi đua, kiểm điểm, đánh giá đối với tập thể, cá nhân hằng năm. Cuối năm sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác kết nghĩa trên địa bàn về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh).
2.2. Đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương (huyện, thị xã, thành phố) được mời, phân công nhận kết nghĩa (gọi chung là các đơn vị)
- Xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cần tập trung phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị đối với công tác kết nghĩa nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận, tích cực tham gia đạt kết quả;
- Căn cứ nội dung Quyết định này, chủ động trao đổi, kết nối, định hướng, hướng dẫn, phối hợp với địa phương được nhận kết nghĩa khảo sát thực trạng, đề xuất nhu cầu thật cụ thể, sát thực, cân đối khả năng, phân kỳ đáp ứng hoặc mời gọi, thu hút nguồn lực để hỗ trợ lâu dài, hiệu quả;
Hoặc trên cơ sở nhu cầu, đề xuất của địa phương (huyện, xã miền núi) các đơn vị rà soát thống nhất nội dung, xây dựng kế hoạch và đề ra tiến độ, giải pháp, phân công để triển khai thực hiện kế hoạch. Nội dung này hoàn thành trước ngày 28/02 hằng năm và cáo cáo về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh).
- Bình quân 10 biên chế, nhận giúp đỡ ít nhất 02 hộ nghèo/năm;
- Tổ chức phối hợp, hướng dẫn xây dựng, củng cố hoặc nhân rộng ít nhất 01 mô hình/xã/năm (mô hình theo nhóm hộ, Câu lạc bộ, tổ hợp tác... và ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế tạo sinh kế lâu dài, bền vững); hỗ trợ tổ chức tham quan, học tập các mô hình phù hợp ở trong và ngoài tỉnh.
2. Đối với các huyện, thị xã, thành phố được phân công nhận kết nghĩa
Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ phát triển và nhân rộng các mô hình góp phần tạo sinh kế lâu dài, bền vững cho người dân; mỗi năm giúp đỡ ít nhất 10 hộ nghèo trở lên và hỗ trợ giúp đỡ ít nhất từ 200 triệu đồng/năm (chú trọng ưu tiên hỗ trợ phát triển và nhân rộng mô hình sinh kế lâu dài, bền vững).
3. Đối với các huyện được nhận kết nghĩa
- Có kế hoạch triển khai công tác kết nghĩa trên địa bàn; có văn bản phân công, phân nhiệm theo dõi, chỉ đạo... về công tác kết nghĩa; lồng ghép công tác kết nghĩa với các chương trình, dự án& được đầu tư trên địa bàn để phát huy hiệu quả;
- Có kế hoạch hoặc báo cáo đề xuất nhu cầu gửi bên nhận kết nghĩa để nghiên cứu thực hiện và gửi Ban Dân tộc tỉnh theo dõi, tổng hợp (nội dung này hoàn thành trước ngày 31/01 hằng năm).
- Cuối năm có sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả và nhận xét đánh giá đối với cơ quan, đơn vị phân công nhận kết nghĩa.
4. Đối với các xã được nhận kết nghĩa
- Củng cố, kiện toàn hoặc thành lập mới Tổ công tác kết nghĩa, có quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm đảm bảo thực hiện tất cả các khâu công đoạn kết nghĩa, trong đó chú trọng việc chủ động quan hệ tiếp cận nguồn lực, khảo sát đề xuất thực trạng phù hợp, xây dựng mô hình điểm,... theo đó UBND xã họp thống nhất, báo cáo đề xuất gửi UBND huyện, gửi cơ quan, đơn vị, địa phương nhận kết nghĩa trên địa bàn và Ban Dân tộc tỉnh (nội dung này hoàn thành trước ngày 15/01 hằng năm).
- Cuối năm sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả và nhận xét đánh giá đối với cơ quan, đơn vị phân công nhận kết nghĩa, gửi UBND huyện và Ban Dân tộc tỉnh.
V. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Không xem xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân của cơ quan, đơn vị, địa phương (huyện, xã miền núi) và các Sở, Ban, ngành tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố được mời, phân công tham gia kết nghĩa theo các quyết định của UBND tỉnh và kể cả các đơn vị được mời nhưng không tham gia kết nghĩa, trong các trường hợp sau: không triển khai thực hiện, không có báo cáo, chỉ thực hiện thăm hỏi tặng quà và không có tham gia công tác kết nghĩa.
Đồng thời, hằng năm xem xét động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích nỗi trội, xuất sắc trong triển khai thực hiện công tác kết nghĩa đảm bảo các nội dung của Quyết định này, đặc biệt trong hỗ trợ xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho người dân.
Từ nguồn lồng ghép, nguồn trong phạm vi quyết định của Sở, Ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đảm bảo quy định về tài chính hiện hành; nguồn huy động đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Ban Dân tộc tỉnh
- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm theo dõi, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU và nội dung Quyết định này trên địa bàn tỉnh và điều hành, điều phối, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh của các bên kết nghĩa;
- Chủ trì, làm đầu mối, theo dõi, khảo sát, kết nối, kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp giữa các bên kết nghĩa trong quá trình triển khai thực hiện; hướng dẫn, tập huấn kỹ năng thực hiện các công đoạn kết nghĩa, nhất là cho các xã miền núi;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh thực hiện thí điểm các mô hình, mô hình điểm về lĩnh vực nông nghiệp thông qua công tác kết nghĩa trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh;
- Tiếp tục rà soát, kết nối, mời gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị tham gia kết nghĩa hỗ trợ giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới của tỉnh;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác kết nghĩa, đề xuất UBND tỉnh xem xét thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Căn cứ Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 27/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường củng cố, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 16-CT/TU và Quyết định này có kế hoạch triển khai thực hiện;
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương, Ban Dân tộc tỉnh, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân trên địa bàn các xã biên giới đất liền, tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nối, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn công tác kết nghĩa giữa các bên kết nghĩa với các xã biên giới thuộc 02 huyện Nam Giang, Tây Giang, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực, bền vững và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh).
3. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh rà soát, xem xét việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU và Quyết định này của các cơ cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi tham mưu UBND tỉnh về thi đua, khen thưởng hằng năm.
4. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan trong tổ chức thực hiện Quyết định đảm bảo hoàn thành các nội dung Chỉ thị số 16-CT/TU đã đề ra.
5. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên và Nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia thực hiện công tác kết nghĩa; xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới đất liền của tỉnh.
1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ Chỉ thị số 16-CT/TU và nội dung Quyết định này tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giải quyết theo thẩm quyền.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1100/QĐ-UBND ngày 16/4/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác kết nghĩa, giúp đỡ các huyện, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn khó khăn, xã biên giới đất liền tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2025./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.