BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3626/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2013 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014;
Căn cứ Công văn số 1710/TTCP-PC ngày 26/7/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, dạy nghề thuộc Bộ Giao thông vận tải từ năm học 2013-2014.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐƯA NỘI DUNG PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG VÀO GIẢNG DẠY TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, DẠY NGHỀ THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỪ NĂM HỌC 2013-2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3626/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; Công văn số 1710/TTCP-PC ngày 26/7/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg , Bộ Giao thông vận tải xây dựng Kế hoạch đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Giao thông vận tải từ năm học 2013-2014 như sau:
1. Mục đích:
a) Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ;
b) Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời việc đưa các nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Giao thông vận tải từ năm học 2013-2014 theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Yêu cầu:
a) Xác định rõ trách nhiệm và sự phối kết hợp thực hiện của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các cơ sở đào tạo, dạy nghề trong việc triển khai Chỉ thị để đảm bảo triển khai kịp thời, hiệu quả việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các trường theo đúng kế hoạch;
b) Việc tổ chức giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề được thực hiện theo phương pháp lồng ghép, tích hợp vào các môn học được quy định phù hợp với từng cấp học, đảm bảo không tăng về số tiết và định mức giảng dạy của giáo viên và lồng ghép tuyên truyền nội dung phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động ngoại khóa.
1. Về nội dung chương trình
a) Đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp:
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 5571/BGDĐT-TTr về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
- Đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng: Nội dung phòng, chống tham nhũng được tích hợp, lồng ghép vào môn học Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp với thời lượng 5 tiết;
- Đối với các cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: Nội dung phòng, chống tham nhũng được giảng dạy 4 tiết trong môn học Pháp luật trung cấp chuyên nghiệp với tổng số tiết của chương trình không thay đổi, trong đó đã chuyển 4 tiết tự chọn (trong số 6 tiết tự chọn) thành 4 tiết bắt buộc và được bổ sung vào phần kiến thức bắt buộc 2 bài học về phòng, chống tham nhũng của chương trình môn học này.
b) Đối với các cơ sở dạy nghề:
Bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật đã được ban hành tại Quyết đinh số 04/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Pháp luật dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để tổ chức giảng dạy từ năm học 2013 - 2014, cụ thể như sau:
- Bổ sung "Bài 5 - Phòng, chống tham nhũng" với tổng số 04 giờ, gồm 03 giờ lý thuyết và 01 giờ thảo luận vào Chương trình môn học Pháp luật, dùng cho khóa học trình độ trung cấp nghề.
- Bổ sung "Bài 10: Phòng, chống tham nhũng" với tổng số 05 giờ, gồm 04 giờ lý thuyết và 01 giờ thảo luận vào Chương trình môn học Pháp luật dùng cho khóa học trình độ cao đẳng nghề.
Nội dung bổ sung giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề bao gồm: khái niệm tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng
c) Chương trình ngoại khóa: Các trường lựa chọn đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động ngoại khóa phù hợp với đặc thù của từng cấp học với một số hình thức như: báo cáo chuyên đề, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chính trị đầu năm, xây dựng chuyên mục giáo dục về phòng, chống tham nhũng trên trang thông tin điện tử của trường...
2. Về giáo trình, tài liệu
a) Đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng của từng cấp học được thực hiện theo tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, ban hành; các tài liệu và các nội dung liên quan được đăng tải trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Đối với các cơ sở dạy nghề:
Trên cơ sở tham khảo tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng do Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) biên soạn và các tài liệu về phòng chống tham nhũng đăng tải tại cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn đề cương bài giảng, giáo án; tổ chức giảng dạy; kiểm tra, đánh giá và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên và đặc điểm của cơ sở.
3. Về giáo viên, giảng viên
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục, dạy nghề chủ động bố trí giáo viên, giảng viên, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng ngay trong năm học 2013-2014 và những năm tiếp theo.
4. Về thời gian:
a) Năm học 2013-2014: Tùy điều kiện cụ thể, các cơ sở giáo dục, dạy nghề tổ chức giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng trong học kỳ 1 hoặc học kỳ 2;
b) Các năm học tiếp theo: Thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Về kinh phí:
a) Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn trên, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, các cơ sở giáo dục, dạy nghề xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện;
b) Đối với các nội dung cần triển khai trong năm 2013, các cơ sở giáo dục, dạy nghề được giao nhiệm vụ bố trí kinh phí trên cơ sở cân đối từ nguồn kinh phí đã được giao năm 2013 để tổ chức thực hiện; từ năm 2014 trở đi các đơn vị chủ động xây dựng dự toán chi thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào dự toán Ngân sách hàng năm của đơn vị để được thẩm định và tổng hợp chung vào dự toán chi Ngân sách nhà nước.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện việc giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng từ năm học 2013-2014 tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Từ năm học 2013-2014, trong Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, cần chỉ đạo đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, dạy nghề thuộc Bộ Giao thông vận tải theo quy định;
c) Phối hợp với Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra, kiểm tra và đôn đốc triển khai Chỉ thị 10 đối với các cơ sở giáo dục, dạy nghề do Bộ Giao thông vận tải quản lý;
d) Là cơ quan đầu mối phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, dạy nghề thuộc Bộ Giao thông vận tải theo quy định.
đ) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc việc tổ chức thực hiện giảng dạy nội dung phòng, chống, tham nhũng tại các cơ sở đào tạo, dạy nghề thuộc Bộ Giao thông vận tải.
2. Thanh tra Bộ:
a) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg đối với cơ sở giáo dục, dạy nghề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
b) Là cơ quan đầu mối phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg đối với các nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải.
c) Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng từ năm học 2013-2014 đối với cơ sở giáo dục, dạy nghề thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
3. Vụ Pháp chế: Chủ trì tham mưu và phối hợp với các cơ quan liên quan lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng vào Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải hàng năm.
4. Vụ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan huy động các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Chỉ thị số 10/CT-TTg , tham mưu bố trí kinh phí thường xuyên cho việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg .
b) Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí hàng năm trong đó có nội dung thực hiện Chi thị số 10/CT-TTg và tổng hợp chung vào dự toán chi Ngân sách nhà nước hàng năm.
5. Các cơ sở giáo dục, dạy nghề: Trên cơ sở nội dung kế hoạch nêu trên, các cơ sở giáo dục, dạy nghề lựa chọn môn học phù hợp để tích hợp, lồng ghép nội dung giảng dạy phòng, chống tham nhũng; bố trí giáo viên, giảng viên giảng dạy chính khóa và có hình thức tổ chức ngoại khóa thích hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.