BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3619/QĐ-BNN-TCCB |
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 01/2018/TT- BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi tại Công văn số 1149/TCTL-QLCT ngày 25/6/2021 về Kế hoạch bồi dưỡng lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi giai đoạn 2021-2030, gồm các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi và trách nhiệm nghề nghiệp của công chức, viên chức, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 1, từ năm 2021-2025:
- Phê duyệt Kế hoạch và bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó:
+ Cập nhật kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khai thác công trình thủy lợi và kỹ năng thực thi công vụ theo vị trí việc làm.
+ Nâng cao năng lực khai thác, vận hành công trình thuỷ lợi của nhân viên thuộc đơn vị khai thác công trình thủy lợi theo nhiệm vụ được giao.
+ Cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các đối tượng tham gia quản lý, vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ và trách nhiệm nghề nghiệp cho viên chức, nhân viên kỹ thuật chuyên trách tại các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi; nhân viên kỹ thuật của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở được giao khai thác đập, hồ chứa;
+ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp cho viên chức, công chức làm công tác quản lý liên quan đến an toàn đập, hồ chứa nước;
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý, khai thác công trình thủy lợi; quản lý và vận hành an toàn đập, hồ chứa nước cho học viên lớp tiểu giáo viên là công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Giai đoạn 2, từ 2026-2030:
Tiếp tục tăng cường bồi dưỡng, phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi đáp ứng được yêu cầu về năng lực trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Đối tượng
- Công chức đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến địa phương; viên chức là lãnh đạo, quản lý thuộc đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
- Nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp làm công tác vận hành công trình thuộc đơn vị khai thác công trình thủy lợi.
- Cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, người trực tiếp quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
- Viên chức, nhân viên kỹ thuật tại các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức thuỷ lợi cơ sở được giao trực tiếp vận hành đập, hồ chứa nước.
- Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy lợi; chủ quản lý đập, hồ chứa nước; công chức, viên chức chuyên trách về thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai tại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp ở địa phương (Chi cục Thuỷ lợi tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện…); nhân viên kỹ thuật chuyên trách tại các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi ở những tỉnh có đập, hồ chứa.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU VÀ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG
1. Kế hoạch bồi dưỡng (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)
Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.
2. Chương trình và tài liệu bồi dưỡng
- Về chương trình bồi dưỡng: Bộ tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
- Về tài liệu bồi dưỡng: Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở nghiên cứu khoa học được Bộ giao nhiệm vụ bồi dưỡng (gọi chung là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng) tổ chức xây dựng, ban hành tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở chương trình đã được Bộ phê duyệt. Trong quá trình bồi dưỡng, cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới để đảm bảo hiệu quả công tác bồi dưỡng.
3. Hình thức bồi dưỡng
Áp dụng linh hoạt các hình thức bồi dưỡng, gồm: tập trung tại cơ sở đào tạo và triển khai thí điểm nhân rộng mô hình bán tập trung theo cụm, vùng kinh tế, bồi dưỡng từ xa, trực tuyến.
- Năm 2021, tập trung thực hiện
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình và bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
+ Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, tài liệu phục vụ giảng dạy theo các hình thức bồi dưỡng.
+ Nghiên cứu mở một số lớp bồi dưỡng tiểu giáo viên về quản lý, khai thác công trình thủy lợi; quản lý và vận hành an toàn đập, hồ chứa nước.
- Năm 2022 - 2025: Triển khai mở rộng các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
- Năm 2025, tiếp tục tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng giai đoạn 2021- 2025 và đề xuất điều chỉnh kế hoạch và chương trình, tài liệu cho những năm tiếp theo.
- Tiếp tục triển khai mở rộng các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
- Năm 2030, tổ chức đánh giá công tác bồi dưỡng quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên toàn quốc giai đoạn 2021-2030 và đề xuất, kiến nghị.
Kinh phí thực hiện được lồng ghép từ các nguồn vốn, gồm:
- Kinh phí đào tạo từ các dự án.
- Kinh phí khuyến nông cho công tác thuỷ lợi;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Chủ trì tổ chức thẩm định, trình Bộ ban hành chương trình, kế hoạch bồi dưỡng.
- Thẩm định, trình Bộ giao nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chương trình, tài liệu và kế hoạch bồi dưỡng;
- Tổng hợp kế hoạch, kinh phí bồi dưỡng về nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi vào kế hoạch chung của Bộ.
Tổng hợp, cân đối phân bổ ngân sách cho bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí ở các cơ quan, đơn vị bảo đảm hiệu quả
- Chủ trì hướng dẫn nội dung chuyên môn, kiến thức bồi dưỡng quản lý khai thác công trình thủy lợi. Trình Bộ thẩm định, phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng, phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tổ chức lớp bồi dưỡng.
- Xây dựng, hướng dẫn tiêu chuẩn bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đối với đội ngũ công chức, viên chức. Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng tiểu giáo viên, các lớp bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi tại các địa phương.
- Phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức các khóa bồi dưỡng được giao.
- Cử chuyên gia có kinh nghiệm tham gia giảng dạy, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ tại các khoá bồi dưỡng.
- Huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện bồi dưỡng.
- Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo Bộ kết quả thực hiện hàng năm và giai đoạn theo Kế hoạch được phê duyệt.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tiểu giáo viên; bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và cấp chứng chỉ/chứng nhận theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.
5. Các Ban quản lý Trung ương các dự án thuỷ lợi, nông nghiệp
Trên cơ sở bộ Chương trình bồi dưỡng được Bộ ban hành, phối hợp với các sở đào tạo, bồi dưỡng được Bộ giao nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên cơ sở lồng ghép vào kế hoạch hoạt động theo mục tiêu của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Căn cứ vào điều kiện và nhu cầu bồi dưỡng tại địa phương, xây dựng và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc các cơ quan liên quan, các đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
- Tham gia, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các đơn vị tư vấn triển khai các lớp bồi dưỡng.
- Hàng năm tổng kết, đánh giá, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Tổng cục Thuỷ lợi) kết quả bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.