UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3605/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 30 tháng 12 năm 2014 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/NQ-CP NGÀY 13 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 238/TTr-SYT ngày 03 tháng 12 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại vụ; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Tổng biên tập Báo Sơn La; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/NQ-CP
NGÀY 13 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
3605/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh)
1. Mục tiêu chung
Phấn đấu năm 2015 thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế; đồng thời duy trì bền vững và tiếp tục phát huy các kết quả đạt được sau năm 2015.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi xuống dưới 21%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể chiều cao/tuổi xuống 31,9%.
- Giảm tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi xuống dưới 5,5‰.
- Giảm tỷ suất tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 7,5‰.
- Giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 40 bà mẹ/100.000 trẻ đẻ sống.
- Duy trì việc thực hiện các mục tiêu: Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thai kỳ đạt trên 55%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đạt trên 88%;
- Giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng ở dưới mức 0,64% và tất cả những người mắc HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh có nhu cầu đều được điều trị ARV.
- Không để xảy ra dịch sốt rét, không để tử vong do sốt rét gây lên.
- Giảm tỷ lệ mắc sốt rét ở mức dưới 0,02 ca/1.000 dân.
- Làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm tiến tới khống chế và loại trừ dần các bệnh giun sán.
- Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt trên 82%, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 65%.
II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về lĩnh vực y tế nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của Mục tiêu, nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm thực hiện và huy động sự tham gia của nhân dân thực hiện đạt các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế.
- Lồng ghép các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các Mục tiêu.
2. Nâng cao năng lực hệ thống y tế
- Phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng.
- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực theo các chính sách hỗ trợ của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh. Củng cố và đổi mới công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện các giải pháp để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe.
- Tích cực phấn đấu đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm củng cố, phát triển để giữ vững các tiêu chí được công nhận đạt chuẩn.
- Tạo điều kiện phát triển y tế tư nhân, tăng cường phối hợp công - tư trong lĩnh vực y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
3. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư
- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, chủ động bố trí, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương để tập trung thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về y tế chưa đạt (tử vong mẹ, tử vong trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS).
- Tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia chủ trương xã hội hóa đầu tư các công trình cung cấp nước sạch sinh hoạt, hỗ trợ đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập chung khu vực nông thôn.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả, đảm bảo tiến độ các Chương trình viện trợ và hợp tác quốc tế; tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực y tế, nhất là các Chương trình có tác động tích cực đối với y tế tuyến huyện, xã.
4. Triển khai hiệu quả các giải pháp chuyên môn kỹ thuật
a) Giảm suy dinh dưỡng trẻ em
- Triển khai các giải pháp can thiệp đặc hiệu để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân như: Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe và thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng; tổ chức tốt các Ngày vi chất dinh dưỡng kết hợp với duy trì cân và chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em; ưu tiên các can thiệp trọn gói về thực phẩm và bổ sung vi chất dinh dưỡng, trong đó duy trì bổ sung Vitamin A cho trẻ em 6 - 36 tháng.
- Triển khai các giải pháp chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau khi sinh con; thực hiện các chương trình nuôi con bằng sữa mẹ; cho ăn bổ sung hợp lý; tăng cường bổ sung vi chất hợp lý cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt phụ nữ có thai, trẻ nhỏ. Xây dựng kế hoạch để đáp ứng dinh dưỡng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp.
- Tăng cường tuyên truyền trong nhân dân, hướng dẫn sử dụng đa dạng hóa các nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương để tăng cường cải thiện dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em khu vực nông thôn.
b) Giảm tử vong trẻ em và nâng cao sức khỏe bà mẹ
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe, chú trọng vào truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số về lợi ích của việc khám thai định kỳ và sinh đẻ tại cơ sở y tế, nguy cơ của việc sinh con tại nhà không có sự trợ giúp của cán bộ y tế; về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ em; tăng cường quản lý thai tốt nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và trẻ em để xử trí và chuyển đến cơ sở y tế kịp thời.
- Duy trì 100% trạm y tế trong tỉnh có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh và phấn đấu đạt 85% trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ; đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến xã và nhân viên y tế thôn, bản về dự phòng, phát hiện, xử lý tai biến sản khoa và một số bệnh thường gặp ở trẻ em để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em tại y tế cơ sở và tại cộng đồng.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nhân lực và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành sản, nhi cho các bệnh viện tuyến huyện để triển khai được các dịch vụ như mổ đẻ, xử lý tai biến sản khoa, hồi sức sơ sinh, chăm sóc, điều trị sơ sinh nhẹ cân, non tháng và sơ sinh bệnh lý.
- Tăng cường mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, bất hợp pháp; mở rộng triển khai công tác khám sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh nhằm hạ thấp tỷ lệ sơ sinh dị tật; đẩy mạnh công tác giám định tử vong mẹ, từng bước triển khai giám định tử vong sơ sinh để xác định nguyên nhân và có giải pháp can thiệp phù hợp; đẩy mạnh các hoạt động quản lý sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở tuyến y tế cơ sở, nhất là tuyến xã.
- Tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo an toàn trong tiêm chủng mở rộng. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực và các chính sách hỗ trợ phù hợp cho lực lượng cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng. Tăng cường xã hội hoá trong tiêm chủng mở rộng, bảo đảm nguồn tài chính cho chương trình tiêm chủng mở rộng.
c) Đẩy mạnh phòng, chống bệnh HIV/AIDS
- Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, chú trọng vùng có nguy cơ cao; đẩy mạnh triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ: Duy trì và củng cố cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động, triển khai mở rộng cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại các huyện có nhiều người nghiện ma túy, tiến tới độ bao phủ 100% các huyện có các cơ sở điều trị Methadone.
- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc ARV. Tăng cường công tác tư vấn, chuyển tiếp chuyển tuyến người nhiễm HIV tới các dịch vụ chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại các Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS.
- Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm nguồn tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Tăng cường vận động, thu hút các nguồn lực đầu tư và công tác xã hội hóa cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; tăng cường chi trả các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS bằng các nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế; huy động sự tham gia đóng góp từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
d) Phòng chống sốt rét, bệnh lao và các dịch bệnh khác
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ cho nhân dân và truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân về các biện pháp phòng chống, loại trừ bệnh sốt rét và phòng chống các bệnh về giun sán nhất là các vùng có nguy cơ cao.
- Chủ động giám sát phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ, phát triển và duy trì các điểm kính hiển vi phát hiện ký sinh trùng sốt rét; cung cấp đủ và quản lý tốt thuốc sốt rét có hiệu lực cao cho các tuyến.
- Củng cố mạng lưới và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét; bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, cũng như các bệnh về giun sán bao gồm ngân sách Nhà nước và các nguồn viện trợ khác, tập trung cho các huyện trọng điểm.
- Áp dụng có hiệu quả và bền vững các kỹ thuật mới và cách tiếp cận mới trong phòng, chống lao, đặc biệt lưu ý vấn đề lao kháng thuốc, lao kết hợp HIV/AIDS; tăng cường phối hợp công - tư trong công tác phòng chống lao; chú trọng công tác phát hiện bệnh nhân lao để đưa vào quản lý điều trị; phổ cập thực hành phòng chống lao ở các cơ sở y tế tư nhân; củng cố hệ thống giám sát và phòng chống dịch bệnh gồm đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
- Luôn chủ động trong phòng chống dịch bệnh, khi có ca bệnh phải giám sát chặt chẽ, điều tra, xử lý kịp thời, triệt để. Tranh thủ mọi nguồn lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh, dự trữ trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất bảo đảm an ninh y tế và phòng chống các dịch bệnh khẩn cấp, dịch bệnh nguy hiểm.
e) Về nước sạch và vệ sinh môi trường
- Lồng ghép nhiệm vụ thực hiện về vệ sinh môi trường vào nội dung hoạt động của phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các chương trình có liên quan khác.
- Tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, vận động người dân đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chấm dứt phóng uế bừa bãi; không để tình trạng chăn thả gia cầm, gia súc tự do, nuôi nhốt dưới gầm nhà sàn; nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng và bảo quản nước sạch để thực hiện “Ăn sạch, uống sạch, ở sạch”.
- Xây dựng mẫu nhà tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của từng vùng, ưu tiên phát triển các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh có chi phí thấp để vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu; có các biện pháp can thiệp phù hợp và tập trung nguồn lực cho vùng có tỷ lệ nhà tiêu thấp.
- Tăng cường tuyên truyền và phát động phong trào thu gom, xử lý chất thải bảo đảm vệ sinh và thực hiện phong trào giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, nhất là ở vùng nông thôn.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tích cực, chủ động vận động, đề xuất chương trình, dự án kêu gọi các nguồn tài trợ từ chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Ưu tiên kêu gọi đầu tư tài chính, trang thiết bị khám chữa bệnh, chuyển giao công nghệ, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và các hoạt động tình nguyện, khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nhân dân.
- Triển khai các nội dung hợp tác về y tế đã được thông qua trong Biên bản hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Băng, nước CHDCND Lào.
1. Sở Y tế
- Làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bảo đảm ngân sách triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan theo từng sự kiện, trong những đợt chiến dịch quan trọng. Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có chất lượng. Đặc biệt chú trọng đến tiêu chí về vệ sinh môi trường trong việc bình xét công nhận đạt chuẩn văn hóa.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban ngành liên quan trong việc xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác hại của môi trường đối với sức khỏe cộng đồng.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép các nhiệm vụ thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về nước sạch và vệ sinh môi trường vào nhiệm vụ của ngành để triển khai thực hiện.
6. Sở Ngoại vụ phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường huy động các nguồn viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để thực hiện Kế hoạch.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ, nhất là thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực y tế.
8. Các sở, ban, ngành khác phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế triển khai hiệu quả Kế hoạch.
9. UBND các huyện, thành phố
- Bảo đảm cân đối ngân sách, bố trí nguồn lực triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn; đưa các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về y tế vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chủ động phối hợp với Sở Y tế triển khai hiệu quả Kế hoạch; huy động các tổ chức chính trị xã hội và người dân tham gia thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về y tế.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân tham gia các hoạt động y tế nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế của tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.