ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2021/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 14 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 212/TTr-SNN ngày 24 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 24 tháng 9 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND cấp xã; các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC TIÊU CHÍ BẢO ĐẢM YÊU CẦU
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36/2021/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2021 của
UBND tỉnh Phú Yên).
Quy định này quy định về các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Quy định này áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai.
1. Tuân thủ các quy định về công tác phòng, chống thiên tai tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
2. Quy định này được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân áp dụng cho tất cả các giai đoạn trước, trong và sau thiên tai.
3. Tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở phải đảm bảo tính khoa học, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở là cơ sở để các hộ gia đình, cá nhân thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai.
Điều 4. Đối với hộ gia đình, cá nhân, sử dụng công trình, nhà ở
Chủ hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở phải:
1. Thường xuyên cập nhật, theo dõi các bản tin thời tiết, cảnh báo về rủi ro thiên tai trên các ứng dụng của điện thoại di động, tivi, radio hoặc qua tin nhắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nắm rõ kế hoạch phòng, chống thiên tai, di dời sơ tán dân, tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng, sạt lở đất, lũ quét, các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa.
2. Thường xuyên tiến hành kiểm tra công trình, nhà đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Chuẩn bị sẵn sàng phương án dự phòng thiên tai, cụ thể như xác định nơi tránh trú, phương án di chuyển thuận lợi, đảm bảo an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Đồng thời cần đảm bảo tất cả thành viên trong gia đình được biết về phương án. Ưu tiên tránh trú tại các khu vực lực lượng cứu hộ dễ tiếp cận, thuận lợi cho việc chi viện, cứu hộ khi cần thiết; nắm bắt thông tin về số điện thoại và địa chỉ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bạn bè, người thân ở khu vực khác để có thể liên lạc nhờ hỗ trợ khi cần trợ giúp hoặc trong trường hợp bị chia cắt do thiên tai.
4. Chủ động học tập, nghiên cứu, nắm vững các tiêu chí trong Quy định này, các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai để đảm bảo an toàn về người và tài sản, cách thoát nạn khi có sự cố xảy ra.
5. Chủ động phổ biến các tiêu chí trong Quy định này cho thành viên trong gia đình để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra. Chủ động liên hệ, phối hợp với cơ quan phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương để được hướng dẫn thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Điều 5. Công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai công trình, nhà ở
Lựa chọn trang thiết bị, phương tiện phòng chống thiên tai phải phù hợp nhu cầu thiết yếu cho hộ gia đình, cá nhân cụ thể:
1. Các đồ dùng cần thiết như: Đèn pin, đài radio, pin, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ bị hư hỏng.
2. Chủ động bảo quản, sơ tán các thiết bị, tài sản, cất giữ vào nơi khô ráo, an toàn. Kê mọi thứ trong nhà lên cao, nhất là các vật dụng có điện để nước không ngấm vào trong nếu nước lụt tràn vào nhà.
3. Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi, gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà.
Điều 6. Điều kiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai của công trình, nhà ở
Đối với công trình, nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại các khu vực thường xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cao trên địa bàn tỉnh Phú Yên khi xây mới hoặc sửa chữa cần đáp ứng một số điều kiện sau:
1. Điều kiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai của công trình, nhà ở khi xây dựng mới.
a) Đối với vùng ảnh hưởng bão, lũ lụt, dông lốc, sạt lở đất: Công trình, nhà ở phải được thiết kế chịu được lực gây ra do gió mạnh, có thể chịu được các lực nhất định do dòng chảy hoặc áp lực nước gây ra, kết cấu hệ thống sàn nhà làm bằng khung bê tông cốt thép hoặc khung thép tiền chế; có bao che kín đáo bằng xây gạch hoặc bằng vật liệu kiên cố có sẵn tại chỗ, mái bê tông, lợp ngói hoặc các loại vật liệu phù hợp với địa phương; đảm bảo an toàn hoạt động bình thường trong các tình huống thiên tai (bão, lũ lụt, dông lốc và thiên tai khác) xảy ra.
b) Đối với vùng ven biển: Chịu ảnh hưởng bão, triều cường, nước biển dâng, sóng lớn phải đảm bảo yêu cầu công trình chống được ngập lụt khi mực nước triều dâng theo các kịch bản quốc gia quy định.
c) Đối với khu vực bị sạt lở bờ sông, bờ biển: Cần có dải kè bờ sông, bờ biển, trồng cây xanh để tránh sạt lở đất.
d) Đối với khu vực chịu ảnh hưởng lũ, ngập lụt: Công trình có cao độ tôn nền khống chế tối thiểu khu vực xây dựng công trình phải cao hơn mực nước ngập lụt cao nhất (hmax).
2. Điều kiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai của công trình, nhà ở đã sử dụng và cần sửa chữa lại
Kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa, gia cố, chằng chống nhà cửa, công trình để tăng độ vững chắc nhằm đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra:
a) Đối với bão, lốc xoáy: Nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể giằng néo kèo cột, che chắn và chống tốc mái nhà bằng các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy, bão xảy ra.
b) Đối với lũ, ngập lụt: Gia cố lại nhà ở, công trình để có thể chịu được lũ lụt tốt hơn. Bảo vệ nhà ở, công trình nhà bằng việc nhồi đầy các bao tải cát và xếp chúng xung quanh nhà, tại các cửa ra vào và khơi thông cống rãnh thoát nước nội bộ tránh xảy ra ngập cục bộ.
c) Đối với khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai (sạt lở đất đồi, lở núi): Có biện pháp gia cố nhà ở, công trình; có kế hoạch di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn khi có mưa, lũ lớn xảy ra, đề phòng nước từ đỉnh đồi, núi chảy xuống gây sạt lở đất; trồng cỏ, trồng cây xanh, bạt mái dốc, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước mưa, tường chắn đất.
3. Một số quy định an toàn khác
a) Không được xây dựng nhà ở, công trình tại những khu vực đã được cảnh báo, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai: Bão, lũ lụt, triều cường, lũ quét, sạt lở đất.
b) Không được xây dựng nhà ở dưới chân núi, sườn đồi, dốc để tránh sạt lở đất và có kế hoạch di dời, trồng cây bảo vệ.
c) Công trình có cao độ tôn nền khống chế tối thiểu khu vực xây dựng công trình phải cao hơn mực nước ngập lụt cao nhất (hmax).
d) Nhà ở phải được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phù hợp với địa hình, điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai.
e) Trong khuôn viên ở phải có đủ hệ thống kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường.
Điều 7. Các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai trong sử dụng công trình, nhà ở
Để dự phòng thiên tai hộ gia đình, cá nhân cần tuân thủ và thực hiện các tiêu chí sau:
1. Các tiêu chí áp dụng trước khi xảy ra thiên tai đảm bảo an toàn bên ngoài công trình, nhà ở:
a) Tiến hành kiểm tra, gia cố, cắt tỉa cành cây xung quanh có thể ảnh hưởng đến công trình, nhà ở (nếu có).
b) Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của công trình, nhà ở để kịp thời sửa chữa, khắc phục; trong đó đặc biệt chú ý đến kết cấu, mức độ chịu lực của mái, cửa ra vào, cửa sổ, trần nhà của công trình, nhà ở.
c) Hệ thống tiêu thoát nước của công trình, nhà ở phải xử lý tắc nghẽn, đảm bảo chức năng chống ngập úng khi mưa, lũ.
d) Công trình, nhà ở sử dụng mái tôn, mái fibro xi măng, trần nhựa, công trình gắn panô, biển quảng cáo, bồn chứa nước trên cao phải được sửa chữa, gia cường.
2. Các tiêu chí áp dụng trước khi xảy ra thiên tai đảm bảo an toàn bên trong công trình, nhà ở:
a) Công trình, nhà ở tại khu vực thường xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai cao phải có nơi cất giữ các vật dụng dự phòng cần thiết như: Lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống, đèn pin, sạc dự phòng, radio, giấy tờ tùy thân để đề phòng thiên tai có quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài.
b) Kiểm tra việc đóng khóa cửa chính và cửa sổ bảo đảm không để bị gió giật ra.
c) Kiểm tra khung cửa sổ và kính cửa, nếu vật liệu nối giữa khung cửa sổ và kính cửa bị hư hỏng hoặc hở ra, cửa kính có nguy cơ bị vỡ cao phải gia cố để không có kẽ hở cho gió lùa vào.
3. Các tiêu chí áp dụng khi có thiên tai xảy ra
Khi thiên tai đang diễn ra, hộ gia đình, cá nhân cần tuân thủ và thực hiện các tiêu chí sau:
a) Tuyệt đối tuân thủ và thực hiện nghiêm các yêu cầu liên quan đến phòng chống thiên tai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Theo dõi các bản tin thời tiết, cảnh báo về rủi ro thiên tai trên các ứng dụng của điện thoại di động, tivi, radio hoặc qua tin nhắn của UBND tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để biết tin tức về tình hình thiên tai đang diễn ra cũng như về tình trạng khẩn cấp (nếu có) để chủ động ứng phó.
c) Không sử dụng các thiết bị có nguồn năng lượng từ ga hoặc điện; tuyệt đối tránh xa nguồn điện khi thiên tai đang diễn ra. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được sử dụng các thiết bị điện có nguồn năng lượng từ nguồn điện sạc dự phòng hoặc pin.
d) Không lội nước qua những khu vực bị lụt để tránh các bệnh lây truyền qua nước.
e) Di chuyển trang thiết bị, máy móc, lương thực, hàng hóa và các vật dụng cần thiết khác tới nơi cao, an toàn.
g) Không ở lại, ngủ đêm ở các công trình tạm như: Lán trại, nhà tạm, chòi canh, gần khe suối, bờ sông, biển, dưới chân núi cao hay sườn dốc hoặc các công trình có nguy cơ bị đổ sập, không đảm bảo an toàn khi có thiên tai: Bão, lũ lụt, triều cường, sạt lở đất có thể xảy ra.
h) Hạn chế ra ngoài và không để người cao tuổi, trẻ em hoặc người tàn tật đi ra bên ngoài công trình, nhà ở hoặc nơi trú ẩn để phòng tránh các tai nạn nguy hiểm do thiên tai gây ra.
4. Các tiêu chí áp dụng sau khi thiên tai xảy ra
Sau khi thiên tai xảy ra, hộ gia đình, cá nhân cần tuân thủ và thực hiện các tiêu chí sau:
a) Chỉ được ra khỏi nhà và di chuyển đến địa điểm khác hoặc ra khỏi nơi trú ẩn và trở về nhà sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo và xác nhận tình hình đã an toàn và cho phép di chuyển.
b) Kiểm tra mức độ đảm bảo an toàn, chắc chắn để tránh khả năng bị đổ sập của công trình, nhà ở.
c) Chỉ sử dụng lại các thiết bị điện và bếp ga sau khi đã kiểm tra và bảo đảm van ga, cầu dao điện, đường dây điện trong công trình, nhà ở đều an toàn, không bị hở, rò rỉ.
d) Kiểm tra thật kỹ mức độ an toàn, đảm bảo sử dụng của nước máy hoặc nguồn nước ăn uống dự trữ có tại công trình, nhà ở trước khi sử dụng. Không ăn uống hoặc nấu nướng với nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm bị ngập nước mưa nhằm tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
e) Khẩn trương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh các khu vực xung quanh và bên trong nhà ở, công trình để tránh ô nhiễm môi trường.
g) Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.
5. Các tiêu chí đảm bảo an toàn khác
a) Dây dẫn điện bên ngoài hoặc bên trong công trình, nhà ở phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngoài.
b) Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn.
c) Các thiết bị điện, bảng hiệu, bảng quảng cáo ngoài trời phải được kiểm tra, tháo gỡ, thu gom cẩn thận để đảm bảo an toàn.
d) Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà.
e) Bếp ga, bình ga phải được kiểm tra để tránh nguy cơ chập, cháy, rò rỉ khí gas trong và sau thiên tai (bão, lũ lụt và thiên tai khác).
g) Trong trường hợp xảy ra lũ lụt, phải tắt cầu dao điện và khóa van ga trong công trình, nhà ở.
h) Mỗi gia đình cần chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm và nước uống sạch (đựng vào các chai nhựa), thuốc chữa bệnh, đồ dùng thiết yếu đủ dùng cho gia đình trong thời gian từ 3 ngày đến 7 ngày để phòng khi phải di dời tránh bão, lũ thì có thể mang theo hoặc khi bị mưa, bão, lũ, sạt lở gây chia cắt, cô lập có thể tạm nuôi gia đình trong khi chờ ứng cứu.
i) Đối với các khu vực thường xuyên xảy ra sét: Công trình, nhà ở phải lắp đặt hệ thống chống sét theo đúng các quy định hiện hành.
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh.
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Điều 7 của Quy định này.
b) Nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn về cách phòng, chống trước, trong và sau thiên tai và biện pháp gia cố nhà ở an toàn khi có bão, lũ được đăng tải và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Xây dựng công trình tuân thủ theo quy chuẩn, quy định về xây dựng nhà ở, công trình phòng, chống thiên tai theo quy định.
d) Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra.
2. Trách nhiệm của UBND cấp xã
a) Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn.
b) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân quản lý, vận hành và sử dụng công trình, nhà ở việc thực hiện nội dung đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng thuộc phạm vi quản lý.
c) Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan trực thuộc UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, khảo sát, thống kê, lập danh sách, phân loại đánh giá các công trình, nhà ở không đảm bảo yêu cầu về phòng chống thiên tai trên địa bàn.
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện theo quy định về an toàn công trình, nhà ở về đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn.
b) Chủ động phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai của công trình, nhà ở khi cấp phép xây dựng. Kiểm tra việc chấp hành quy định về thiết kế hoặc điều chỉnh thiết kế theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn trong quá trình thi công, xây dựng công trình. Trong xây dựng quy hoạch, tuân thủ quy định về phát triển nhà ở đô thị và nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức kiểm tra, khảo sát, thống kê, lập danh sách, phân loại đánh giá các công trình, nhà ở không đảm bảo yêu cầu về phòng chống thiên tai trên địa bàn.
d) Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp gia cố nhà ở, công trình có phương án đảm bảo an toàn khi có thiên tai xảy ra.
e) Kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng khi mưa, lũ. Kiểm tra các công trình phục vụ di dân tránh bão, lũ, thiên tai khác phải đảm bảo về điều kiện kỹ thuật, sự phù hợp của công trình với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và điều kiện địa hình, địa vật để tránh xảy ra thiệt hại.
4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh)
a) Tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện Quy định này.
b) Thường xuyên theo dõi, cập nhật các bản tin tình hình thời tiết nguy hiểm bão, lũ lụt và các thiên tai khác, kịp thời thông báo đến các cấp, ngành để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai hiệu quả.
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
d) Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện Quy định này.
e) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Phú Yên theo chức năng nhiệm vụ được giao.
g) Thực hiện các trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.
5. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
a) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành và sử dụng nhà ở, công trình việc thực hiện nội dung đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng thuộc phạm vi quản lý.
b) Hướng dẫn các giải pháp gia cố nhà, công trình phòng, chống bão, lũ thực hiện theo các quy định của Bộ Xây dựng và của các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện theo quy định về an toàn nhà ở, công trình khi có yêu cầu và xử lý các hành vi vi phạm về đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.
6. Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, bất cập, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Phú Yên xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.