ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2016/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 23 tháng 9 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01/6/2016 của Tỉnh ủy Kon Tum về xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 60/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tại Tờ trình số 219/TTr-SNN ngày 15/9/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2025 (có Đề án kèm theo).
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết Quyết định này theo quy định.
2. Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.
Nơi
nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020, CÓ
TÍNH ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 23/9/2016
của UBND tỉnh)
Chương trình MTQG xây dựng NTM đã triển khai thực hiện được 5 năm (2010 - 2015). Đến nay đã đạt được nhiều kết quả:
- Về công tác lập quy hoạch xây dựng NTM: Đã có 100% số xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM (trong đó có trên 40% số xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã).
- Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Với điều kiện đặc thù về địa hình khó khăn, phần lớn các xã thuộc vùng sâu, vùng xa nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn gặp nhiều khó khăn và suất đầu tư rất lớn. Do đó, trong điều kiện Ngân sách Nhà nước đầu tư còn rất hạn chế, tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo trước mắt tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng các loại công trình phục vụ lợi ích nhất cho người dân như làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, lớp học mầm non.... Ngoài ra nhằm tập trung nguồn lực để đầu tư, tỉnh đã ban hành cơ chế huy động lồng ghép từ các Chương trình, dự án đang đầu tư trên địa bàn để đầu tư theo mục tiêu Chương trình NTM; Cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020
- Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân: Tỉnh Kon Tum xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và cần phải tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân. Để triển khai thực hiện nội dung này, tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ như: Chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền; chính sách hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh; chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; Đề án phát triển chăn nuôi; các Dự án nuôi trồng thủy sản, trồng rau hoa xứ lạnh; Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững; tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, triển khai; thực hiện các Đề án, Chương trình để hỗ trợ phát triển sản xuất... qua đó đã có nhiều mô hình đạt hiệu quả cao và được nhân rộng như: Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trên các loại cây trồng, đệm lót sinh học chăn nuôi gia súc, gia cầm, mô hình trồng rau hoa xứ lạnh, mô hình nhóm hộ vừa sản xuất và sơ chế cà phê, HTX sản xuất cà phê bền vững.... Việc hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 33,36% năm 2010 xuống còn 10,26% năm 2015.
- Kết quả đạt được tiêu chí NTM: Đến cuối năm 2015 tỉnh Kon Tum đã có 09/86 xã đạt 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, 5 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 14 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 45 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và 13 xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân đạt 8,7 tiêu chí trên xã, so với năm 2010 tăng 5,91 tiêu chí/xã.
Một số tiêu chí có tỷ lệ đạt chuẩn cao như tiêu chí số 3 về thủy lợi (56/86), số 4 về điện (70/86), số 8 về Bưu điện (72/86), số 19 về an ninh trật tự xã hội (81/86); nhưng cũng có một số tiêu chí có tỷ lệ xã đạt chuẩn thấp như tiêu chí số 2 về giao thông (10/86), số 6 về cơ sở vật chất văn hóa (17/86), số 9 về nhà ở dân cư (9/86), số 10 về thu nhập (16/86), tiêu chí số 11 về hộ nghèo (18/86) và số 17 về môi trường (20/86).
Quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn gặp một số tồn tại, khó khăn như: Việc huy động các nguồn lực để xây dựng NTM của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương; việc triển khai thực hiện Chương trình NTM theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ” trong điều kiện mặt bằng dân trí còn thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, điều kiện kinh tế khu vực nông thôn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, vì vậy kết quả huy động người dân tham gia thực hiện còn rất hạn chế (dân chủ yếu là hiến đất, cây cối, tham gia ngày công); việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với địa bàn nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn còn lúng túng do đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh, giá cả hàng nông sản không ổn định. Hình thức liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với người dân chưa được nhân rộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao trong sản xuất còn hạn chế dẫn đến năng suất, sản lượng thấp; sản xuất chưa gắn với tiêu thụ dẫn đến giá cả không ổn định. Vì thế chưa tận dụng được tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai của địa phương.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020, có tính đến năm 2025 nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ: “Chương trình xây dựng nông thôn mới”.
- Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội khóa XIII về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 -2020;
- Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM; số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM; số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 về việc ban hành tiêu chí huyện NTM và quy định thị, xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về Phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 và số 498/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 việc bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020;
- Căn cứ Thông tư 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
- Căn cứ Nghị quyết số 60/2016/NQ-HĐND ngày 19/8/2016 của HĐND tỉnh Kon Tum về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020, có tính đến năm 2025;
2. Căn cứ thực tiễn
Kế thừa thành tựu xây dựng nông thôn trong những giai đoạn trước (2010 - 2015), trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, phát triển nông thôn nước ta nói chung và Kon Tum nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, có thể khái quát thành 4 thành tựu sau:
- Kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực: Nông nghiệp đã chuyển dịch sang cơ cấu sản xuất hiệu quả hơn và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao; an ninh lương thực được bảo đảm; tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề tăng lên rõ rệt đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho dân cư nông thôn.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn không ngừng được cải thiện; công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường, dân chủ cơ sở được phát huy, vị thế của giai cấp nông dân được nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn các xã thuộc các huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum.
4. Đối tượng thực hiện: Bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
1. Công tác tuyên truyền, vận động
Trong những năm qua công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng NTM đã được xem là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng NTM tại các địa phương, đặc biệt là ở cơ sở; bằng các hình thức cụ thể như: Lập chuyên mục xây dựng NTM trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để kịp thời đăng tải các văn bản mới liên quan tới Chương trình, đưa các bản tin, thông tin về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh để các địa phương, cán bộ, nhân dân kịp thời nắm bắt; lập chuyên mục xây dựng NTM trên Báo Kon Tum, phát sóng định kỳ hàng tháng trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh; in và phát hành các loại tờ gấp, tờ rơi với các nội dung tuyên truyền về NTM phát tới tận khu dân cư để nhân dân hiểu và tham gia xây dựng NTM; Các đơn vị, đoàn thể các cấp theo chức năng nhiệm vụ được phân công đều xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM.
Ngay từ năm 2011, hưởng ứng thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ tướng Chính phủ phát động, các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương đã phát động các phong trào thi đua chung tay xây dựng NTM(1); Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”; Ban dân vận Tỉnh ủy phát động phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM; Liên hiệp phụ nữ tỉnh phát động phong trào “5 không 3 sạch”(2) vườn sạch, nhà dẹp...
Qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh cơ bản đã có sự chuyển biến rõ nét, đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM, nhân dân đã nhận thức được mình là chủ thể trong xây dựng NTM; nhận thức của người dân về chương trình NTM đã có sự thay đổi, hầu hết đã nhận thức được rằng chương trình NTM là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, cơ bản người dân đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng NTM, nhờ đó xây dựng NTM đã thật sự trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân, được người dân ủng hộ và đồng lòng triển khai thực hiện; các cấp, các ngành đã coi xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị và cả hệ thống chính trị ở cơ sở đã vào cuộc.
2. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình
Ngay từ năm 2010 và 2011, tỉnh đã thành lập và kiện toàn bộ máy hoạt động từ tỉnh đến thôn, với mô hình tổ chức từ tỉnh đến xã đều thành lập Ban chỉ đạo Chương trình NTM, thôn thành lập Ban phát triển thôn; Ban chỉ đạo các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp cũng đã được thành lập và kiện toàn theo quy định tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Cấp tỉnh, huyện thành lập Văn phòng điều phối; cấp xã được bố trí 01 cán bộ chuyên trách.
Về cơ bản, công tác thành lập và kiện toàn bộ máy ở địa phương từ cấp tỉnh đến cơ sở đã hoàn thành theo hướng dẫn của Trung ương; đặc biệt là kiện toàn bộ máy giúp việc theo quy định tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những thuận lợi, tại các cấp đã có cán bộ chuyên trách do đó việc tham mưu thực hiện cũng đã được chủ động hơn.
3. Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về triển khai thực hiện Chương trình, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện và ban hành các văn bản cụ thể hóa để thực hiện phù hợp với điều kiện địa phương, cụ thể:
- Tỉnh ủy đã đưa vào Chương trình trọng tâm và đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo triển khai thực hiện cả giai đoạn 2011 - 2015(3); Cấp ủy các huyện, xã đều ban hành nghị quyết để chỉ đạo thực hiện.
- UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 - 2020(4).
- UBND tỉnh đã xây dựng Đề án tổng thể xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 trình HĐND tỉnh thông qua để làm cơ sở chỉ đạo và thực hiện(5).
- Ban hành quy định mức đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM tại các vùng trên địa bàn tỉnh Kon Tum(6).
- Trình HĐND tỉnh thông qua và Ban hành cơ chế chính sách, mức hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020(7).
Nhằm hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, tỉnh đã chỉ đạo và ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm như:
- Về hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo nâng cao thu nhập người dân: Ban hành chính sách phát triển cao su tiểu điền; chính sách hỗ trợ phát triển cà phê xứ lạnh; chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; Đề án phát triển chăn nuôi; các Dự án nuôi trồng thủy sản, trồng rau hoa xứ lạnh; Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững(8)...
- Nhằm tập trung nguồn lực để xây dựng đạt chuẩn tiêu chí NTM, tỉnh đã ban hành cơ chế lồng ghép các Chương trình, dự án để triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM(9); Ưu tiên tập trung chỉ đạo và huy động nguồn lực để xây dựng các xã điểm nhằm phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả rất khả quan, hầu hết các chính sách đề ra đều triển khai thực hiện có hiệu quả, được nhân dân đồng tình và tích cực tham gia; đã tập trung được nguồn lực hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời huy động được nguồn lực lớn mạnh từ người dân tham gia thực hiện, đặc biệt là cơ chế chính sách đặc thù trong xây dựng NTM thực hiện theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ” đã trở thành phong trào thi đua, chính quyền cơ sở và người dân đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong triển khai xây dựng, người dân rất đồng tình và đã xác định được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, qua đó đã tích cực tham gia xây dựng quê hương, làng xóm.
4. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình
Trong 5 năm (2011 - 2015) tỉnh đã tổ chức được 39 lớp tập huấn cho 2.219 lượt người để nâng cao kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM tại cấp tỉnh, huyện, xã và thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó: Cấp tỉnh 25 người, cấp huyện 39 người, cấp xã 607 người, cấp thôn 1.548 người. Tổ chức 01 đợt tham quan tại xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, với số lượng là 42 người gồm cán bộ tỉnh, huyện và xã điểm.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Công tác lập quy hoạch xây dựng NTM (thực hiện tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch)
- Về quy hoạch chung: đã có 86/86 xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM, đạt 100% .
- Về quy hoạch chi tiết: Đã có 38/86 xã đã hoàn thành quy hoạch chi tiết trung tâm xã, đạt 44%;
Kết quả đã có 38 xã cơ bản đạt chuẩn tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, chiếm 44% tổng số xã.
2. Xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội
Trong xây dựng NTM, việc đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn là yếu tố quyết định làm thay đổi bộ mặt, diện mạo vùng nông thôn, là cơ sở và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Kết quả trong giai đoạn 2010 - 2015 tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, cụ thể ngoài nguồn ngân sách Nhà nước phân bổ trực tiếp cho Chương trình, tỉnh đã chỉ đạo tập trung lồng ghép các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng theo mục tiêu NTM, đến nay cơ bản hạ tầng nông thôn tỉnh đã được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho người dân. Cụ thể:
2.1. Tiêu chí số 2 về giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp và mở mới, cơ bản bảo đảm lưu thông thuận lợi trong cả hai mùa. Một số tuyến đường giao thông nông thôn, đường liên xã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, đặc biệt trong thời gian qua tỉnh đã phát động phong trào “Toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn” và được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh; các đường ngõ xóm và các tuyến đường ở những khu vực khó khăn được tập trung xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực. Kết quả: trong 5 năm, toàn tỉnh đã đầu tư làm mới 504,5 km đường giao thông nông thôn, trong đó 49,5 km đường trục xã, 319 km đường thôn, xóm và 136 km đường đi khu sản xuất (riêng trong 02 năm: 2014 và 2015, thực hiện phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù trong xây dựng NTM, toàn tỉnh đã làm được trên 230 km đường). Theo bộ tiêu chí quốc gia đến nay toàn tỉnh có 10/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về giao thông, chiếm 11,63% số xã, tăng 09 xã so với năm 2010.
2.2. Tiêu chí số 3 về Thủy lợi: Nhiều công trình thủy lợi lớn đã được tu bổ, nâng cấp và xây mới, như: Thủy lợi Đăk Toa, Đăk Gơn Ga, hồ chứa Đăk Uy... Hệ thống kênh mương được kiên cố hóa, góp phần cung cấp nước cho sản xuất lúa hai vụ và cây công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 524 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất với tổng diện tích tưới theo thiết kế là 16.743 ha (lúa: 11.153 ha, cây công nghiệp và hoa màu: 5.589,8 ha). Diện tích tưới thực tế vụ đông xuân là 9.429,7 ha (lúa: 5.746,2 ha, cây công nghiệp và hoa màu: 3.683,5 ha); vụ mùa: 6524,7 ha (lúa: 6.433,5 ha, cây công nghiệp và hoa màu: 91,2 ha). So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 58/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi, chiếm 67% số xã, tăng 40 xã so với năm 2010.
2.3. Tiêu chí số 4 về Điện: Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt(10); qua đó, đã tạo điều kiện cho việc đầu tư đồng bộ hệ thống điện sinh hoạt trên toàn tỉnh. Đến nay hệ thống điện lưới đã đến 98,66% thôn, làng với trên 98,68% số hộ được sử dụng điện (còn 11 thôn, làng chưa có điện). So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 73/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện, chiếm 84,88% số xã, tăng 34 xã so với năm 2010.
2.4. Tiêu chí số 5 về Trường học: Hệ thống trường lớp học, cơ sở đào tạo được củng cố, mở rộng(11); việc đầu tư xóa bỏ phòng học tạm, phòng học mượn tiếp tục được quan tâm(12), nâng tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố đạt 96,8%; đến đầu năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 136 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 34 trường mầm non, 67 trường tiểu học, 26 trường trung học cơ sở và 09 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Kon Tum đã ưu tiên đầu tư xây dựng các lớp học mầm non tại các điểm lẻ ở thôn, trong 02 năm 2014 - 2015 đã xây dựng được hơn 100 điểm trường mầm non. So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 26/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về trường học, chiếm 30,23% số xã, tăng 24 xã so với năm 2010.
2.5. Tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa: Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tiếp tục được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng(13). Trong năm 2014 và 2015, tỉnh đã ưu tiên hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các nhà văn hóa thôn, nhà rông, xây dựng các khu thể thao thôn, khu thể thao xã, qua đó đã cơ bản góp phần đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể thao của người dân. So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 17/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, chiếm 19,77% số xã, tăng 16 xã so với năm 2010.
2.6. Tiêu chí số 7 về Chợ nông thôn: Hiện tại, toàn tỉnh có 12 chợ nông thôn14; các điểm chợ nông thôn được xác định theo Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới bán buôn, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, có tính đến năm 2025; do đó, những xã không thuộc diện quy hoạch xây dựng chợ thì không xem xét đánh giá tiêu chí về chợ (gồm 34 xã). So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 46/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về chợ, chiếm 53,49% số xã, tăng 40 xã so với năm 2010.
2.7. Tiêu chí số 8 về bưu điện: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (VNPT; Vinaphone, Viettel; Mobifone; VietnamMobile và FPT) đang tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới và hạ tầng nhằm đảm bảo đủ dung lượng, chất lượng phục vụ. Toàn tỉnh hiện có 68 điểm bưu điện văn hóa xã và 05 đại lý bưu điện đa dịch vụ; 595 trạm phủ sóng thông tin di động mặt đất và 02 trạm điều khiển thông tin di động. So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 75/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về bưu điện, chiếm 87,21% số xã, tăng 54 xã so với năm 2010.
2.9. Tiêu chí số 9 về Nhà ở dân cư: Các cấp chính quyền cơ sở, Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình bằng nguồn lực của mình để xây dựng nhà ở đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng; đồng thời vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhân dân trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia đóng góp ủng hộ tiền, ngày công để xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. Thông qua Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, trong 5 năm qua đã vận động, tiếp nhận được trên 64 tỷ đồng, phân bổ hỗ trợ xây dựng được 2.442 căn nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa 248 căn nhà cho hộ nghèo; thực hiện lồng ghép với Chương trình 30a, Chương trình 167 hỗ trợ xây dựng 237 căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 16/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, chiếm 18,6% số xã.
3. Kinh tế và tổ chức sản xuất
Mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân đã được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm và tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất, kết quả:
3.1. Tiêu chí số 10 về thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 10.920.000 đồng/người/năm (2010) lên 15.379.000 đồng/người/năm (2014). So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 16/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập, chiếm 18,6% số xã.
3.2. Tiêu chí số 11 về hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 33,36% năm 2010 xuống còn 10,26% năm 2015. So với bộ tiêu chí nông thôn mới, đến nay đã có 18/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo chiếm 21% số xã.
3.3. Tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
Từ kết quả triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về hỗ trợ đất sản xuất cho người dân, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đặc biệt là việc phát triển một số làng nghề, ngành nghề truyền thống, việc tạo điều kiện cho lao động nông thôn được làm việc trong các nhà máy đóng chân trên địa bàn như nhà máy mì, công ty cao su, cà phê... đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Kết quả so với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 69/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, chiếm 80,2% số xã.
3.4. Tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất:
Trong thời gian qua việc chỉ đạo hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác gắn với thực hiện tiêu chí NTM đã được các cấp ở địa phương quan tâm; đến nay toàn tỉnh đã có 46 HTX nông nghiệp được thành lập và hoạt động có hiệu quả; 102 tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp; 72 trang trại trồng trọt và chăn nuôi. So với bộ tiêu chí NTM, đến nay đã có 32/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, chiếm 37,21% số xã.
4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường
4.1. Tiêu chí số 14 về giáo dục
Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố và mở rộng, chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện, đặc biệt chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên; việc xóa bỏ các lớp học tạm được chú trọng. Tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp đạt 87,1%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,7%; học sinh 6 tuổi vào lớp 1 là 99,9%. Tỉnh tiếp tục giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tích cực triển khai các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chất lượng công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ(15). Đến nay đã có 48 xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục, chiếm 55,81 số xã.
4.2. Tiêu chí số 15 về y tế
Việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế thường xuyên được quan tâm, đến nay toàn tỉnh đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 420.970 người; 86/86 xã đã có trạm y tế, có đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu khám bệnh; công tác phòng chống dịch bệnh thường xuyên được duy trì.
Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ; triển khai thực hiện tốt Luật BHYT và khám chữa bệnh BHYT. Toàn tỉnh hiện có 33/86 xã được công nhận đạt Bộ Tiêu chí quốc gia y tế xã, đạt tỷ lệ 39%; 679 thôn, làng có cán bộ y tế. Tình hình dịch bệnh tương đối ổn định, không bùng phát mạnh(16).
4.3. Tiêu chí số 16 về Văn hóa
Các hoạt động văn hóa tại khu vực nông thôn đã được quan tâm và phát triển; Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa được quan tâm, triển khai rộng khắp; môi trường văn hóa có sự chuyển biến tích cực. Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai đến các cơ quan, đơn vị, nhất là các trường học, lực lượng vũ trang và khu dân cư(17). Nhiều môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian của các dân tộc được khôi phục, duy trì trong các lễ hội, ngày hội văn hóa, thể dục thể thao. Hiện nay toàn tỉnh có 26/86 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa, tăng 14 xã so với năm 2010; 520 thôn, làng đạt chuẩn văn hóa; 26 xã có nhà văn hóa xã.
4.4. Tiêu chí số 17 về môi trường
Công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn năm 2015 là 84,1%; tỷ lệ hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp vệ sinh là 54,1%; tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng công nghệ sạch hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường đạt 100%. Các thôn (làng) đã đưa nội dung bảo vệ môi trường ở khu dân cư vào hương ước, quy ước của thôn, một số địa phương đã thành lập các tổ thu gom rác, vận động các hộ gia đình đào hố rác vệ sinh… So với bộ tiêu chí đến nay có 21 xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về môi trường, chiếm 24,41% số xã.
5.1. Tiêu chí số 18 về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
Về đội ngũ cán bộ cơ sở, đến nay về cơ bản các địa phương (cấp xã) qua Đại hội Đảng bộ xã đã được kiện toàn và chuẩn hóa đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm củng cố, kiện toàn để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; chính quyền cấp xã điều hành và giải quyết tốt nhiều vấn đề phát sinh ở nông thôn. Kết quả đến nay có 40/86 xã đạt chuẩn, chiếm 46,51% số xã.
5.2. Tiêu chí số 19 về an ninh trật tự xã hội
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn các xã tiếp tục được giữ vững, không để xảy ra tình huống đột biến, bất ngờ; tệ nạn xã hội cơ bản đã giảm xuống, đời sống nhân dân được ổn định. Hiện nay toàn tỉnh có 83/86 xã đạt an ninh trật tự xã hội vững mạnh, chiếm 96,51% số xã.
6. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực
- Tổng nguồn vốn huy động và thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn toàn tỉnh là 1.367.024 triệu đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển 1.082.774 triệu đồng, vốn sự nghiệp 284.250 triệu đồng.
- Phân theo các nguồn: Ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp 263.213 triệu đồng (Trung ương 167.730 triệu đồng, ngân sách tỉnh 26.800 triệu đồng, ngân sách huyện 66.125 triệu đồng, ngân sách xã 2.558 triệu đồng), vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 682.090 triệu đồng, vốn tín dụng 150.877 triệu đồng, vốn doanh nghiệp tham gia 106.938 triệu đồng, vốn dân tham gia đóng góp 80.819 triệu đồng và nguồn vốn khác là 83.088 triệu đồng.
- Kết quả thực hiện theo các nội dung: Quy hoạch xây dựng NTM 18.477 triệu đồng, Đầu tư xây dựng giao thông nông thôn 673.707 triệu đồng; đầu tư thủy lợi 70.090 triệu đồng; đầu tư điện 43.092 triệu đồng; đầu tư xây dựng trường học 253.106 triệu đồng, cơ sở vật chất văn hóa 55.308 triệu đồng, chợ nông thôn 7.142 triệu đồng, nhà ở dân cư 62.695 triệu đồng, phát triển sản xuất 48.893 triệu đồng, đào tạo nghề 11.312 triệu đồng, môi trường 84.200 triệu đồng, tuyên truyền tập huấn 1.678 triệu đồng, nội dung khác 32.331 triệu đồng.
(Chi tiết theo biểu 02 kèm theo)
7. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM
Đến nay đã có 09 xã đạt 19/19 tiêu chí, 5 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 14 xã đạt từ 10-14 tiêu chí, 45 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và 13 xã đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân đạt 8,7 tiêu chí trên xã, so với năm 2010 tăng 5,91 tiêu chí/xã.
(số liệu chi tiết theo Mẫu biểu số 01, 03 kèm theo)
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự nỗ lực của các Sở, ngành, sự tham gia hưởng ứng của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh trong quá trình thực hiện, một số kết quả đạt được rất rõ ràng, như: Hạ tầng nông thôn đã được cải thiện rõ rệt, diện mạo nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho người dân; nhận thức của người dân về chương trình NTM đã có sự thay đổi, hầu hết đã nhận thức được rằng chương trình NTM là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, cơ bản người dân đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới, nhờ đó xây dựng nông thôn mới đã thật sự trở thành một phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân, được người dân ủng hộ và đồng lòng triển khai thực hiện.
Đời sống người dân nông thôn đã được cải thiện hơn, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,5%/năm. Trong điều kiện là một trong những tỉnh có điều kiện khó khăn nhất của cả nước, nhưng đã phấn đấu xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới (10% số xã đạt chuẩn); đặc biệt trong quá trình thực hiện đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nâng cao thu nhập người dân và phát triển hạ tầng nông thôn (Xây dựng các chính sách, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, Đề án hỗ trợ xây dựng các công trình kinh tế xã hội thuộc Chương trình MTM...).
- Công tác tuyên truyền vận động và phát động phong trào thi đua chưa đủ mạnh và thường xuyên, do đó chưa có được những phong trào, cách làm hay, tiêu biểu để học tập và nhân rộng, chưa lôi kéo được người dân tích cực thi đua tham gia thực hiện phong trào xây dựng NTM.
- Trong điều kiện địa hình khu vực nông thôn của tỉnh không thuận lợi, toàn tỉnh có 61/86 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, 2/10 huyện thuộc huyện 30a, do đó nhu cầu nguồn lực để xây dựng NTM là rất lớn. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực trong xây dựng NTM trong thời gian qua còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế: Trong giai đoạn qua, tổng huy động nguồn lực cho xây dựng NTM toàn tỉnh mới đáp ứng được khoảng 40% tổng nhu cầu, việc huy động vốn đầu tư hỗ trợ của doanh nghiệp, vốn tín dụng trong xây dựng NTM còn quá thấp, lồng ghép các Chương trình để thực hiện chưa cao; bên cạnh đó, còn một bộ phận dân cư vẫn còn tư tưởng Nhà nước làm thay cho dân, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nên việc huy động người dân tham gia chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc hiến đất giải phóng mặt bằng, tham gia ngày công...
- Trong phát triển sản xuất, việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với địa bàn để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn còn lúng túng do đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh, giá cả hàng nông sản không ổn định. Hình thức liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với người dân chưa được nhân rộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao trong sản xuất còn hạn chế dẫn đến năng suất, sản lượng thấp; sản xuất chưa gắn với tiêu thụ dẫn đến giá cả không ổn định. Vì thế chưa tận dụng được tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai của địa phương.
- Trong công tác chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện của các cấp còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vai trò trách nhiệm của các ngành trong việc phối hợp thực hiện Chương trình chưa cao. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình.
- Nguồn lực phục vụ chương trình xây dựng NTM còn quá ít so với nhu cầu; Ban chỉ đạo các xã chưa huy động hết tiềm năng, nội lực trong dân để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình;
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
a) Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện đặc thù của địa phương còn nhiều khó khăn, điểm xuất phát khi bắt đầu triển khai Chương trình của phần lớn các xã thấp, tỷ lệ đạt chuẩn các tiêu chí thấp.
- Chương trình MTQG xây dựng NTM là chương trình tổng hợp nhiều nội dung cần thực hiện, trong khi đó một số cán bộ, công chức cơ sở, đặc biệt là cấp xã còn hạn chế về trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm nên quá trình thực hiện còn nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao.
- Nguồn vốn đầu tư cho chương trình còn hạn chế nên tiến độ, kết quả thực hiện còn chậm; đa số hộ dân kinh tế còn khó khăn nên việc huy động nhân dân đóng góp kinh phí để xây dựng NTM còn ít.
- Một bộ phận nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có phương thức sản xuất còn lạc hậu, chưa có điều kiện áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, trình độ học vấn có hạn nên việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất chưa đạt yêu cầu. Kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn nên việc thực hiện các tiêu chí xã hội còn chậm...
- Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước ban hành nhưng khi triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ đắc lực cho xây dựng NTM (như các văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch, cơ chế lồng ghép trong xây dựng NTM,...).
b) Nguyên nhân chủ quan
- Một số cán bộ chính quyền cấp xã chưa có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện xây dựng NTM, do đó gặp lúng túng trong tổ chức thực hiện; chính quyền cấp huyện chưa có phương pháp, lộ trình, kế hoạch cụ thể để triển khai.
- Chưa huy động tốt nguồn lực đầu tư cho Chương trình (chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu theo vốn đề ra).
- Cấp ủy một số địa phương (cấp xã) chưa thật sự vào cuộc, chỉ đạo còn chung chung, chưa phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM. Một số xã chưa huy động được các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn tham gia xây dựng NTM. Một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại nguồn hỗ trợ của nhà nước, chưa tự khắc phục vươn lên.
- Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí NTM từng năm còn chậm và chưa cụ thể; công tác phối hợp giữa Mặt trận, các đoàn thể các cấp, các Sở, ngành chuyên môn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM chưa đồng bộ và thường xuyên, chưa có cách làm hay và sáng tạo.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, phải được tiến hành đồng thời ở tất cả các xã, thực hiện đồng bộ đối với tất cả các tiêu chí, với sự đồng tâm của cả hệ thống chính trị, bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, phát triển bền vững.
- Xây dựng NTM trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và phù hợp với điều kiện từng địa phương, bảo đảm giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về lao động, đất đai, tài nguyên nước, rừng; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao dân trí ở khu vực nông thôn.
- Xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn các xã của tỉnh, trong đó tập trung đầu tư cho các xã mới đạt chuẩn dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo.
- Chủ thể chính xây dựng NTM là nông hộ; xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng dân cư; do đó mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm và dân được hưởng thụ.
- Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp; hình thành cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh, trật tự được giữ vững.
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh, trật tự được giữ vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 toàn tỉnh có 25 xã đạt chuẩn xã NTM. Các xã còn lại phấn đấu mỗi năm đạt được từ 1 đến 2 tiêu chí trở lên (theo bộ tiêu chí quốc gia NTM).
- Đến năm 2025: có 50% số xã, tương đương 43 xã đạt tiêu chuẩn xã NTM theo (theo bộ tiêu chí quốc gia NTM)(18).
TIÊU CHÍ VÀ MỤC TIÊU ĐẠT NTM TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020
TT |
Tiêu chí |
Nội dung Tiêu chí |
Chỉ tiêu Tây nguyên theo QĐ 491 |
Mục tiêu Đề án |
||
Chỉ tiêu |
Năm |
Tỷ lệ |
||||
I. QUY HOẠCH |
||||||
1 |
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch |
- Quy hoạch chung xây dựng xã NTM, - Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, môi trường theo chuẩn mới. - Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI |
||||||
2 |
Giao thông |
Tỷ lệ đường trục xã được cứng hóa, đạt chuẩn |
100% |
100% |
2020 |
100% |
Tỷ lệ đường trục thôn được cứng hóa, đạt chuẩn |
70% |
70% |
2020 |
50% |
||
Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa và % được cứng hóa |
100% (50% cứng hóa) |
100% (50% cứng hóa) |
2020 |
40% |
||
Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa |
70% |
70% |
2020 |
40% |
||
3 |
Thủy lợi |
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
Tỷ lệ km kênh mương được kiên cố hóa/số km kênh mương do xã quản lý. |
45% |
45% |
2020 |
100% |
||
4 |
Điện |
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn |
98% |
98% |
2020 |
100% |
||
5 |
Trường học |
Trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia |
70% |
70% |
2020 |
50% |
6 |
Cơ sở vật chất văn hóa |
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT DL |
Đạt |
Đạt |
2020 |
50% |
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ VH-TT DL |
100% |
100% |
2020 |
50% |
||
7 |
Chợ nông thôn |
Chợ xây dựng theo quy hoạch, đạt chuẩn của Bộ xây dựng |
Đạt |
Đạt |
2020 |
50% |
8 |
Bưu điện |
Điểm phục vụ bưu chính viễn thông |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
Có Internet đến thôn |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
||
9 |
Nhà ở dân cư |
Số nhà tạm, nhà dột nát |
không |
không |
2020 |
100% |
Nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng |
75% |
75% |
2020 |
100% |
||
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT |
||||||
10 |
Thu nhập |
Thu nhập bình quân đầu người/năm |
Triệu đồng |
40Trđ (huyện 30a là 35 trđ) |
2020 |
39% |
11 |
Hộ nghèo |
Tỷ lệ hộ nghèo |
7% |
7% |
2020 |
38% |
12 |
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên |
Tỷ lệ người làm việc/dân số trong độ tuổi lao động |
90% |
90% |
2020 |
100% |
13 |
Tổ chức sản xuất |
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả |
Có |
Có |
2020 |
60% |
IV. VĂN HÓA-XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG |
||||||
14 |
Giáo dục |
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (Phổ thông, bổ túc, học nghề) |
70% |
70% |
2020 |
100% |
||
Tỷ lệ lao động qua đào tạo |
>20% |
>20% |
2020 |
100% |
||
15 |
Y tế |
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế |
70% |
70% |
2020 |
100% |
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
||
16 |
Văn Hóa |
Tỷ lệ thôn, làng đạt chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
70% |
70% |
2020 |
80% |
17 |
Môi trường |
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia |
85% |
90% |
2020 |
100% |
Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
||
Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
||
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch |
Đạt |
Đạt |
2020 |
70% |
||
Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định |
Đạt |
Đạt |
2020 |
60% |
||
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ |
||||||
18 |
Hệ thống chính trị - xã hội |
Trình độ cán bộ xã đạt chuẩn |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
Có đủ số lượng các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
||
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" |
Đạt |
Đạt |
2020 |
95% |
||
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên |
Đạt |
Đạt |
2020 |
95% |
||
19 |
An ninh trật tự |
Tình hình An ninh, trật tự xã hội |
Đạt |
Đạt |
2020 |
100% |
(Chi tiết lộ trình đạt chuẩn các xã theo tiêu chí, theo ngành như biểu 05 và 07 kèm theo)
II. NHỮNG NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
Đặc trưng NTM thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đã được cụ thể hóa bằng 19 tiêu chí tại Quyết định 491/QĐ-TTg và Quyết định 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng NTM theo Quyết định 1600/QĐ-TTg là chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, với 11 nội dung, nhiệm vụ chủ yếu.
Căn cứ kế hoạch thực hiện chương trình ở phụ biểu trên, các đơn vị được phân công xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung và tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
1. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các quy hoạch ngành, quy hoạch cấp huyện trên cơ sở đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
- Xây dựng mới các quy hoạch chi tiết thiết yếu (quy hoạch hạ tầng nông thôn, quy hoạch khu sản xuất tập trung, quy hoạch, chỉnh trang khu dân cư...), nhất là các quy hoạch liên vùng phát triển các sản phẩm chủ lực; tổ chức cắm mốc quy hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy hoạch đã được ban hành; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện quy hoạch.
2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại
- Triển khai thực hiện thành công tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, phát triển nhanh các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; áp dụng quy trình thực hành sản xuất đồng bộ; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và không ngừng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời có chính sách hỗ trợ người sản xuất nhỏ áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa; có cơ chế hỗ trợ người nghèo tham gia chuỗi giá trị.
- Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là phát triển mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng mạnh các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết; đa dạng hóa trong phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững, tăng mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
- Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh tạo bước chuyển toàn diện về phát triển nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
- Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công tác giống, công nghệ sinh học; quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; đổi mới cơ chế chính sách về khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ (xã hội hóa công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ), tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện tốt các đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại; rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã đã có, tiếp tục tuyên truyền và thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới hợp tác xã, các tổ đội sản xuất trong các lĩnh vực thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
- Huy động xã hội hóa các nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công tư trong sản xuất nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hình thức Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ cung ứng các dịch vụ công, các doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm.
- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn; có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhất là chế biến nông lâm thủy sản và liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2020, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trong phát triển chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân; bên cạnh đó tiếp tục triển khai có hiệu quả các Cơ chế, Đề án, phương án hỗ trợ trong phát triển sản xuất.
- Tập trung cải thiện đời sống mọi mặt của nông dân, đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; nâng cao thu nhập, đời sống tinh thần cho người dân; tăng cường hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, dần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách về mức sống giữa nông dân và các thành phần khác.
- Nâng cao mức hưởng thụ của người dân về chất lượng dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hóa, nước sinh hoạt nông thôn; đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho người dân vùng nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm nhanh lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp; đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là lực lượng lao động trẻ, gắn với nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giải quyết việc làm sau đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề, du nhập các nghề mới.
- Phát huy dân chủ cơ sở, thực sự trao quyền tự chủ cho chính quyền và cộng đồng dân cư, khuyến khích người nông dân nỗ lực vươn lên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nông dân để chủ động giải quyết kịp thời; hoàn thiện thể chế, cơ chế phát huy vai trò chủ thể của nông dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ nông thôn; đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn hiện nay như kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại...; có chính sách ưu tiên hỗ trợ thành lập mới các loại doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ... Quan tâm phát triển kinh tế hộ theo hướng nâng cao hiệu quả, tăng cường liên kết, hợp tác với nhau và với doanh nghiệp.
- Quan tâm đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, khai thác có hiệu quả các công trình trọng điểm, những công trình trực tiếp phục vụ sản xuất và phục vụ sinh hoạt thiết yếu, theo hướng tập trung, hiện đại thích ứng với phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn; tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát cộng đồng đối với các công trình hạ tầng nông thôn; đặc biệt quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng quản lý vận hành các công trình hạ tầng nông thôn tránh lãng phí sau đầu tư.
- Hoàn thiện các thiết chế văn hóa nông thôn, xây dựng môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, đẩy mạnh thực hiện các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, xây dựng làng, xã, gia đình văn hóa; bảo tồn, tôn tạo, phát huy bản sắc văn hóa của từng địa phương, từng vùng miền. Đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội và bài trừ các thủ tục ở nông thôn. Tăng cường công tác dự báo, phòng ngừa không để xảy ra những tình huống đột xuất, bất ngờ; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ, không để xảy ra các điểm nóng.
4. Triển khai thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường nông thôn
4.1. Giáo dục đào tạo
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nội dung, phương pháp giáo dục ở tất các ngành học, bậc học. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; công tác xóa mù chữ ở các độ tuổi theo quy định. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi.
- Đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống trường, lớp học; tăng cường trang thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ. Tạo điều kiện thuận lợi để phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại tỉnh phát triển. Đa dạng hóa nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển các ngành nghề, lĩnh vực.
- Quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn; xây dựng, nâng cao chất lượng các nhà giáo và cán bộ quản lý.
4.2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. Đến năm 2020, có 100% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn dưới 21%. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật gây ra.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia mua bảo hiểm y tế, phấn đấu có 80% dân số toàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế.
4.3. Văn hóa
- Xây dựng nông thôn có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; bản sắc văn hóa được gìn giữ, nhiệt tình cách mạng được phát huy, tạo sức mạnh nội sinh cho phát triển bền vững.
- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao cấp xã và thôn, bản: Quy hoạch và xây dựng 1 điểm chơi thể thao ở thôn, bản gắn với trung tâm văn hóa thể thao thôn. Đảm bảo điều kiện vui chơi hàng ngày cho mọi lứa tuổi (bóng đá mini, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, cờ tướng...); mỗi thôn có một trung tâm văn hóa thể thao đảm đương chức năng hội họp và học tập của cộng đồng thôn, có tủ sách và phòng đọc sách, có hệ thống vi tính nối mạng để cung cấp thông tin và học tập tin học cho thanh thiếu niên, có vườn sinh cảnh hoặc cây bóng mát... để tạo thành điểm đến hấp dẫn của các lứa tuổi trong cộng đồng.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách để xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; cơ chế chính sách thúc đẩy cho tư nhân đầu tư vào lĩnh vực phát triển hoạt động văn nghệ, thể thao cho nông dân, giao cho các đoàn thể tổ chức thúc đẩy phát triển hoạt động văn nghệ, thể thao cho hội viên. Phát động và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Xây dựng quy ước thôn, làng về nếp sống văn hóa nông thôn: khuyến khích học tập để vươn lên làm chủ cuộc sống, sống nhân ái, giúp đỡ đùm bọc nhau, giúp nhau giảm nghèo, vươn lên làm giàu ngay tại địa phương mình. Lành mạnh hóa việc cưới, việc tang; chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội; giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn
- Xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước thải, hệ thống xử lý rác thải đơn giản (như quy hoạch và xây dựng nơi đổ rác chung cho cộng đồng); nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh; hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng tập trung có chất lượng nước đảm bảo hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia và phấn đấu đạt theo mức quy định của vùng đánh giá tiêu chí về chuẩn nông thôn mới.
- Sửa chữa, khắc phục tình trạng ô nhiễm về nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã.
- Xây dựng cảnh quan môi trường sinh thái ở mỗi gia đình và khu vực cộng đồng theo hướng xanh-sạch-đẹp.
- Xây dựng quy chế bảo vệ phát triển môi trường cho các xã để nâng cao trách nhiệm của cán bộ cơ sở và làm căn cứ để người dân chủ động tham gia giám sát.
- Tăng cường hình thức tổ chức các hoạt động thu gom xử lý chất thải, tiêu thoát nước, trồng cây xanh, tổ chức vệ sinh thôn, xóm.
- Chuyển các trại chăn nuôi tập trung, cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư; xây dựng hầm biogas cho mỗi hộ; mỗi thôn hoặc liên thôn có 01 tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại khu tập trung.
- Chỉnh trang nghĩa địa theo quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý.
- Thực hiện tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng.
- Giao thông: Đầu tư nâng cấp 1.500 km trên địa bàn 75 xã, trong đó đường xã 100 km, đường trục thôn, xóm 700 km, đường trục chính nội đồng 700 km.
- Trạm y tế: Đầu tư xây dựng mới cho 16 trạm, mở rộng nâng cấp cho 53 trạm, với tổng mức đầu tư là 160 tỷ đồng (xây dựng mới 48 tỷ đồng, sửa chữa mở rộng 112 tỷ đồng)
- Trường học: Đầu tư nâng cấp đạt chuẩn quốc gia cho: 25 trường mầm non, 29 trường tiểu học, 21 trường trung học cơ sở.
- Chợ nông thôn: Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cho 13 chợ nông thôn tại 13 xã thuộc diện quy hoạch xây dựng chợ trên địa bàn tỉnh.
- Thủy lợi: Số dự án, công trình và hạng mục công trình được đầu tư là: 256 (bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp và kiên cố hóa kênh mương).
- Điện: Đầu tư xây dựng mới 361 km đường dây trung áp (22kV), 282 km đường dây hạ thế (0,4 kv), 301 trạm biến áp; đầu tư nâng cấp, cải tạo cho 254 km đường dây trung áp (22kV), 128 km đường dây hạ thế (0,4 kv), 238 trạm biến áp.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa-Thể thao cho 28 xã, tôn tạo nâng cấp đạt chuẩn 32 trung tâm văn hóa-thể thao xã hiện có. Hỗ trợ đầu tư nâng cấp cho khoảng 400 nhà văn hóa thôn (nhà rông, nhà dài, nhà xây), hỗ trợ xây dựng khoảng 400 sân thể thao thôn, 70 sân thể thao xã.
- Bưu điện: Nâng cấp và phát triển thêm điểm cung cấp dịch vụ bưu chính ở khu vực nông thôn, đặc biệt là 5 xã mới thành lập, nhằm rút ngắn bán kính phục vụ và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính. Về viễn thông, tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng cùng đầu tư và chia sẻ hạ tầng của các doanh nghiệp; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng hạ tầng sẵn có cung cấp dịch vụ viễn thông và internet (100% số xã được kết nối bằng đường truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ, 100% các xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình trung ương; hệ thống truyền thanh được đưa đến hầu hết các xã).
- Nước sạch nông thôn: Lựa chọn đầu tư xây dựng mới và tu sửa nâng cấp cho 112 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại các xã.
- Nhà ở dân cư: Triển khai thực hiện theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2); phấn đấu 100% số hộ nghèo trên địa bàn được hỗ trợ xóa nhà tạm vào năm 2020, với tổng nhu cầu là 2.847 hộ.
Tạo điều kiện tối đa cho nông dân phát triển kinh tế, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng và đầu tư phát triển; chủ động phát huy hiệu quả nguồn lực tại chỗ; khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có chính sách tốt về lãi suất để huy động lượng vốn lớn trong hệ thống ngân hàng đầu tư vào sản xuất kinh doanh; làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, kể cả các nguồn phi chính phủ...; kêu gọi đỡ đầu tài trợ, chung tay xây dựng NTM.
Tiếp tục củng cố, hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị nhất là ở cơ sở theo tinh thần Kết luận 64-KL/TW, Hội nghị Trung ương 7 khóa XI; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện Nghị quyết.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, minh bạch, công khai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Bổ sung nhân lực và tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và kiến thức hội nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức; phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ cơ sở cơ bản đạt chuẩn.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, hướng vào phục vụ dân, sát dân, vận động nhân dân tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, của nông dân và dân cư nông thôn để vươn lên làm giàu cho chính mình và gia đình, góp phần xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.
Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức, kiện toàn ban chỉ đạo, tổ công tác của các cấp, các sở, ngành đảm bảo chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp xác định rõ vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị với phương châm quyết liệt, kiên trì, liên tục; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chấn chỉnh những đơn vị thực hiện chưa tốt, không hoàn thành nhiệm vụ; thường xuyên làm tốt công tác thi đua khen thưởng; sơ kết, tổng kết từ xã đến cấp huyện và tỉnh để biểu dương, khen thưởng và tuyên truyền nhân rộng các điển hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực.
1. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình NTM toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là 4.260.550 triệu đồng, trong đó:
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn vốn |
Tổng 2016-2020 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|
Tổng vốn |
% |
||||||
Tổng cộng |
4.260.550 |
100 |
824.130 |
1.065.138 |
639.083 |
766.899 |
965.301 |
Vốn Ngân sách Trung ương(19) |
1.248.700 |
29,3 |
200.000 |
312.175 |
187.305 |
224.766 |
324.454 |
Vốn ngân sách địa phương(20) |
518.700 |
21,17 |
103.740 |
129.675 |
77.805 |
93.366 |
114.114 |
Vốn doanh nghiệp(21) |
436.800 |
10,25 |
87.360 |
109.200 |
65.520 |
78.624 |
96.096 |
Vốn tín dụng(22) |
781.075 |
18,33 |
158.215 |
195.269 |
117.161 |
140.594 |
169.837 |
Vốn nhân dân tham gia(23) |
338.625 |
7,95 |
68.505 |
84.656 |
50.794 |
60.953 |
73.718 |
Vốn huy động khác(24) |
936.650 |
22 |
206.310 |
234.163 |
140.498 |
168.597 |
187.083 |
2. Phân theo nội dung đầu tư:
TT |
Nội dung |
Vốn (Tr.đ) |
Ghi chú |
|
Tổng cộng |
4.260.550 |
|
1 |
Quy hoạch |
24.000 |
|
2 |
Giao thông |
1.558.000 |
|
3 |
Thủy lợi |
593.000 |
|
4 |
Điện nông thôn |
269.400 |
|
5 |
Giáo dục |
397.350 |
|
6 |
Y tế |
185.400 |
|
7 |
Văn hóa |
157.900 |
|
8 |
Chợ nông thôn |
22.300 |
|
9 |
Bưu điện |
5.800 |
|
10 |
Nhà ở dân cư |
85.400 |
|
11 |
Phát triển sản xuất |
245.000 |
|
12 |
Đào tạo nghề |
17.200 |
|
13 |
Môi trường |
350.900 |
|
14 |
Tuyên truyền, tập huấn |
12.900 |
|
15 |
Các nội dung khác |
336.000 |
|
(chi tiết như biểu 08 kèm theo)
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở và cộng đồng dân cư.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khơi dậy tinh thần tự giác, tính chủ động tham gia của người dân, sự quan tâm của toàn xã hội trong công tác xây dựng nông thôn mới; thường xuyên cập nhật, tuyên truyền rộng rãi, kịp thời nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay trong xây dựng NTM.
- Tiếp tục phát động phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh; tổ chức ký kết và triển khai thực hiện có hiệu quả giao ước thi đua giữa các huyện, thành phố, giữa các xã, giữa các sở, ngành liên quan trong xây dựng NTM nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi ở các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chính quyền, đoàn thể ở cơ sở trong việc xây dựng NTM.
2. Nâng cao hơn nữa chất lượng quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Khẩn trương rà soát và tiến hành điều chỉnh lại các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và tình hình thực tế hiện nay của từng địa phương, nhất là các quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại cây trồng, vật nuôi mà tỉnh có thế mạnh; chú trọng công tác lập quy hoạch trung tâm xã, quy hoạch sản xuất và chỉnh trang các khu dân cư; đồng thời tiến hành công bố quy hoạch, cắm mốc quy hoạch, ban hành quy chế quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch;
- Nội dung quy hoạch nông thôn mới phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi. Nội dung, kế hoạch thực hiện phải sát thực tế, khả thi, phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của xã, huyện và phù hợp với mục tiêu Chương trình đề ra.
3. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng NTM
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ tỉnh đến cơ sở. Trên cơ sở nội dung, tài liệu đào tạo, tập huấn của Chính phủ, Bộ ngành liên quan để triển khai công tác đào tạo, tập huấn cho các đối tượng, lĩnh vực nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành và thực thi của cán bộ xây dựng NTM các cấp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tổ chức các đợt tham quan mô hình NTM trên toàn quốc cho một số thành viên Ban chỉ đạo, tổ giúp việc và đại diện các xã được chọn làm mô hình điểm.
4. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị
- Tập trung huy động, cân đối nguồn lực để tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, trước hết cho lúa và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; phục vụ nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt cho dân cư và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
- Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Đẩy mạnh quy hoạch và triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn, nhất là khu vực biên giới, nội thành thành phố Kon Tum gắn với việc quy hoạch xây dựng các làng du lịch cộng đồng, các cụm công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch, đầu tư phát triển mạnh mạng lưới các thị trấn, thị tứ trên địa bàn theo quy hoạch, làm động lực thúc đẩy các vùng lân cận phát triển.
- Tiếp tục thực hiện phương châm "Nhà nước và nông dân cùng làm" đối với các công trình giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn; khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, tiến tới xóa nhà tạm, nhà dột nát ở nông thôn.
5. Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả, phát triển dịch vụ và ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
- Tiếp tục phát triển toàn diện nông nghiệp đi vào chiều sâu, theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn. Tập trung thành lập và củng cố, đổi mới hoạt động của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tích cực tham gia xây dựng NTM trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu như: Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác kinh tế phù hợp; triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu vực nông thôn theo hướng tiến bộ.
- Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở những vùng có điều kiện; gắn xây dựng nông thôn mới với đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
6. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, giảm nghèo và an sinh xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái
- Tiếp tục củng cố tổ chức, mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho nông dân; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người dân nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ để chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển quỹ khuyến học ở nông thôn; vận động học sinh trong độ tuổi được đến lớp, hạn chế lưu ban, bỏ học nhằm duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiếp tục phát động và thực hiện các phong trào thi đua trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa..., đảm bảo thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Xây dựng mô hình thôn đạt chuẩn văn hóa theo hướng giữ gìn và phát huy nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc, từng thôn.
- Tập trung đầu tư xây dựng Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi. Tổ chức tốt việc thu gom xử lý rác thải, nước sinh hoạt và chăn nuôi, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên đất, nước. Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về vấn đề xử lý nước thải, rác thải. Các nghĩa trang tại các xã được xây dựng đúng theo quy hoạch và bảo đảm vệ sinh môi trường. Tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hộ dân vùng nông thôn làm các công trình vệ sinh môi trường nông thôn như làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, chăn nuôi gắn với xây dựng hầm Biogar...
7. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò của chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội ở cơ sở; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, quốc phòng an ninh
- Tập trung kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; đẩy mạnh quy hoạch, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảm bảo đủ năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện thành công Chương trình xây dựng NTM. Quan tâm hơn đến công tác xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh”.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn, trước hết là những tồn tại liên quan tới vấn đề thu hồi đất, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông và đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
8. Thực hiện đa dạng hóa huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp để thực hiện việc đầu tư xây dựng NTM
- Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, trọng tâm là huy động mạnh nguồn lực của nhân dân, doanh nghiệp để thực hiện việc đầu tư xây dựng NTM.
- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình.
- Chú trọng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; thực hiện có hiệu quả chính sách doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Huy động hỗ trợ đầu tư từ các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn xã.
- Tập trung lãnh đạo cân đối ngân sách đảm bảo mức hỗ trợ từ 95% trở lên vốn ngân sách Nhà nước cho các công trình trên địa bàn các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo quy định.
- Tăng cường huy động sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác để tập trung đầu tư xây dựng, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
9. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của UBND các cấp, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên địa bàn nông thôn; củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về nông nghiệp ở các huyện, thành phố. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.
- Đề nghị Tỉnh ủy chỉ đạo Bí thư các huyện ủy, thành ủy, Tổ trưởng và thành viên Tổ Tỉnh ủy viên khóa XV dành thời gian và thường xuyên xuống địa bàn mình phụ trách để trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện xây dựng NTM; chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiến độ và những chậm trễ trong việc triển khai thực hiện chủ trương xây dựng NTM ở địa bàn do mình phụ trách.
- Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh được phân công phụ trách xã, Các Sở ngành được phân công phụ trách tiêu chí NTM (Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND tỉnh Kon Tum) có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương thực hiện tốt Chương trình nhằm đảm bảo đạt tiến độ theo mục tiêu đề ra; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh về kết quả, tiến độ xây dựng NTM tại các xã, tiêu chí được phân công phụ trách.
Phân công quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chương trình của các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan theo quy định tại Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương và các quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí: Tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, chỉ tiêu số 17.1 về Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đăk Ruồng - huyện Kon Rẫy xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2016.
- Hướng dẫn, chỉ đạo công tác cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi trên địa bàn xã; Mục tiêu đến 2020 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 2 về thủy lợi.
- Hướng dẫn, chỉ đạo: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; đẩy mạnh việc áp dụng các máy móc để cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác; xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
- Hướng dẫn, chỉ đạo tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Hướng dẫn, chỉ đạo tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương; quản lý các công trình hồ, đập thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh; Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cân đối hỗ trợ kinh phí hàng năm để các địa phương duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo, quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện Đề án cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2014 - 2020.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Pờ Ê - huyện Kon Plông phấn đấu đạt chuẩn xã NTM vào cuối năm 2018.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị tham mưu trình UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM hàng năm; huy động các nguồn lực trong và ngoài nước và tham mưu lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có liên quan để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM (nếu có).
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình, kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.
3. Sở Tài chính
- Phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Ngọc Tụ - huyện Đăk Tô xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2020.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để tham mưu phân bổ theo kế hoạch năm cho xã đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM.
- Hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các Đề án, dự án của Chương trình, các nguồn vốn ở các xã được ghi kế hoạch thực hiện chương trình.
- Thẩm định và giao dự toán các nguồn kinh phí sự nghiệp về xây dựng NTM (nếu có) và kinh phí hoạt động hàng năm của Ban chỉ đạo và tổ giúp việc. Tổng hợp quyết toán kinh phí Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh việc tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM theo tổng hợp từng nguồn cho xã có kế hoạch xây dựng NTM; Không dàn trải khi sử dụng nguồn này ở nhiệm vụ khác.
4. Sở Giao thông Vận tải
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Sa Nghĩa - huyện Sa Thầy xây dựng phấn đấu đạt chuẩn xã NTM vào năm 2020.
- Hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng và nâng cấp đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã (bao gồm cả giao thông trục chính nội đồng).
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn theo Đề án cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2014 - 2020.
5. Sở Xây dựng
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí: Tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, chỉ tiêu số 17.4 về nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đoàn Kết - thành phố Kon Tum tiếp tục xây dựng duy trì đạt chuẩn xã nông thôn mới và công nhận lại xã NTM vào năm 2019.
- Hướng dẫn, chỉ đạo công tác Quy hoạch trong xây dựng NTM đảm bảo theo quy định; hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch, cắm mốc quy hoạch.
- Cụ thể hóa quy định nhà ở khu vực nông thôn theo từng vùng để tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện; hướng dẫn thực hiện có hiệu quả theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2);
- Hướng dẫn các địa phương quy hoạch và xây dựng các nghĩa trang nhân dân nhằm đảm bảo theo quy định.
6. Sở Công thương
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí: Tiêu chí số 4 về điện, số 7 về chợ nông thôn; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đăk Nông - huyện Ngọc Hồi xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2016.
- Hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ thương mại trên địa bàn xã.
- Chỉ đạo xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới chợ trên địa bàn xã.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện các tiêu chí: Tiêu chí số 17 về môi trường (chỉ tiêu số 17.2, 17.3, 17.5); phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đắk Mar - huyện Đăk Hà tiếp tục xây dựng duy trì đạt chuẩn xã NTM và công nhận lại xã NTM vào năm 2019.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng,...
8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 11 về hộ nghèo, tiêu chí số 12 về Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, chỉ tiêu số 14.3 về tỷ lệ lao động qua đào tạo; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Kon Đào - huyện Đăk Tô xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2018.
- Chủ trì công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để chuyển dịch lao động sang sản xuất phi nông nghiệp, thúc đẩy đưa công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, du nhập nghề mới vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, theo hướng “Ly nông không ly hương”.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 2 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) và 03 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
- Thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 16 về Văn hóa; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đăk Cấm - thành phố Kon Tum xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2019.
- Hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn, xã theo Đề án cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2014 - 2020.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 5 về trường học và số 14 về giáo dục (chỉ tiêu 14.1, 14.2); phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Sa Nhơn - huyện Sa Thầy xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2016.
- Hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 8 về Bưu điện; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đăk Rơ Ông - huyện Tu Mơ Rông xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2020.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng thu hút đầu tư để hoàn thành tiêu chí về thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM;
- Quản lý, định hướng công tác tuyên truyền cho các cơ quan báo đài trung ương và địa phương trên nguyên tắc: khuyến khích, nhân rộng mô hình điển hình; phê phán, loại bỏ các tiêu cực ở những địa phương làm kém.
12. Sở Y tế
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 15 về Y tế; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đăk Ngọc - huyện Đăk Hà xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2017.
- Hướng dẫn, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương về cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất Trạm Y tế xã đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
13. Sở Nội vụ
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 18 về Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Bờ Y - huyện Ngọc Hồi xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2016.
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.
- Chủ trì, tham mưu tỉnh phát động Phong trào thi đua “Kon Tum chung sức Xây dựng Nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020. Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua trong Phong trào thi đua Xây dựng NTM theo tinh thần Công văn số 1668/BTĐKT ngày 26/9/2011 của Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương về việc triển khai tổ chức phong trào thi đua “Cả nước chung sức Xây dựng NTM”;
14. Công an tỉnh
- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí số 19 về An ninh trật tự xã hội; phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Đăk Tờ Lung - huyện Kon Rẫy xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2018.
- Hướng dẫn, chỉ đạo nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Hướng dẫn, chỉ đạo việc điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng NTM.
15. Ban dân tộc tỉnh
- Phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Diên Bình - huyện Đăk Tô tiếp tục xây dựng duy trì đạt chuẩn xã NTM và công nhận lại xã NTM vào năm 2020.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo của tỉnh (Chương trình 135) tại các xã, thôn làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM;
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
16. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Vinh Quang - Thành phố Kon Tum xây dựng đạt chuẩn xã NTM vào năm 2018.
- Nghiên cứu, xây dựng, và ứng dụng các thành tựu KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, trong đó cần tập trung các đề tài, dự án KH&CN về nghiên cứu, giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng trong xây dựng NTM của tỉnh.
17. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Tân Cảnh - huyện Đăk Tô tiếp tục xây dựng duy trì đạt chuẩn xã NTM và công nhận lại xã NTM vào năm 2020.
- Hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương trong việc thành lập và hoạt động các Hợp tác xã, góp phần thực hiện theo mục tiêu đề ra về tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất thuộc bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
18. Văn phòng UBND tỉnh
- Chủ trì phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình sắp xếp, bố trí lịch để Lãnh đạo tỉnh (Chủ tịch - Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh, Phó Chủ tịch - Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh) định kỳ hàng quý đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong xây dựng NTM ít nhất 01 lần/1 quý.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình tổ chức Hội nghị giao ban hàng quý, sơ tổng kết.
19. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kon Tum
- Tạo nguồn lực để các Ngân hàng Thương mại thực hiện kịp thời việc cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng thương mại đạt 30% so với chương trình ở địa phương.
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia thực hiện chương trình; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng của Chương trình.
- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch 1555/QĐ-NHNN ngày 07/8/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức Xây dựng Nông thôn mới”.
20. Các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh:
Đề nghị các tổ chức chính trị xã hội tỉnh, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ phối hợp tham gia xây dựng NTM, trong đó:
- Theo nhiệm vụ được phân công thành viên ban chỉ đạo NTM tỉnh phụ trách xã (Hội cựu chiến binh phụ trách xã Hòa Bình - thành phố Kon Tum, Ban dân vận Tỉnh ủy phụ trách xã la Chim - thành phố Kon Tum, Ủy ban mặt trận TQVN tỉnh phụ trách xã Đăk La - huyện Đăk Hà, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy phụ trách xã Sa Sơn - huyện Sa Thầy, Hội Nông dân tỉnh phụ trách xã Đăk Kan - huyện Ngọc Hồi, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phụ trách xã Đăk Năng - thành phố Kon Tum, Đoàn thanh niên CSHCM tỉnh phụ trách xã Đăk Môn - huyện Đăk Glei), hướng dẫn và giúp đỡ các địa phương xây dựng để đạt chuẩn xã NTM đảm bảo theo lộ trình đề ra.
- Các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng phong trào thi đua xây dựng NTM và phát động hội viên tham gia tích cực, sáng tạo, chủ động, quyết liệt. Qua đó cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt, hiệu quả, sáng tạo chương trình xây dựng NTM cấp xã đạt chất lượng tốt.
- Tham gia giám sát quá trình thực hiện xây dựng NTM theo 19 tiêu chí của Quyết định 491/QĐ-TTg và Quyết định 342/QĐ-TTg.
21. Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Kon Tum
- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM; thông tin các mô hình, các kinh nghiệm, các vướng mắc của người dân và tổ chức trong quá trình xây dựng NTM.
- Hàng năm tổ chức cuộc thi viết, xây dựng các chuyên đề dự thi về tuyên truyền NTM.
22. Văn Phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới
- Phụ trách, hướng dẫn và giúp đỡ xã Hà Mòn - huyện Đăk Hà tiếp tục xây dựng duy trì đạt chuẩn xã NTM và công nhận lại xã NTM vào năm 2017.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án;
- Tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ và giám sát tình hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng NTM trên địa bàn;
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn tỉnh;
- Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình;
- Phối hợp với Sở Nội vụ tổng hợp đánh giá thi đua của các địa phương trong Phong trào Xây dựng NTM.
- Chủ trì theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện Đề án, tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án theo quy định;
23. UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp với các Sở, ban ngành tổ chức tốt các cuộc tuyên truyền với nhiều hình thức. Đặc biệt nên sân khấu hóa với các Hội thi trên địa bàn toàn huyện.
- Hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện của năm trước, xây dựng, tổng hợp kế hoạch xây dựng NTM trình tỉnh cho năm sau. Đồng thời tổng hợp, xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn về chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện, thành phố.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện có hiệu quả, không gây phiền hà, sách nhiễu khi lập kế hoạch xây dựng NTM.
- Các huyện, thành phố thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình, trong đó cần được rà soát, kiện toàn bộ máy, bố trí đủ nhân lực và các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
- Hàng quý tổ chức kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện theo nội dung kế hoạch này. Báo cáo gửi Ban chỉ đạo tỉnh qua Văn phòng Điều phối Chương trình trước ngày 20 hàng tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
24. UBND cấp xã
- Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về Xây dựng NTM.
- Thực hiện công khai dân chủ về thực hiện quy hoạch và cắm mốc quy hoạch. Các nội dung, kế hoạch triển khai Xây dựng NTM trên địa bàn xã để người dân biết, dân bàn và tham gia thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án NTM cấp xã hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng các nội dung của Bộ tiêu chí Quốc gia.
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng đúng mục đích các nguồn vốn được cấp để Xây dựng NTM.
- Bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện NTM trên địa bàn xã. Thực hiện đảm bảo việc tổng hợp, báo cáo định kỳ theo quy định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.