BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2004/QĐ-BGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGOẠI NGỮ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn
cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/07/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/08/2000 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Biên Bản báo cáo kết quả kỳ họp thẩm định ngày 24/05/2004 của Hội đồng
tư vấn xây dựng Chương trình khung giáo dục đại học khối ngành Ngoại ngữ trình
độ đại học họp tại Hà Nội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung giáo dục đại học khối Ngoại ngữ trình độ đại học bao gồm 6 chương trình khung (của 6 ngành) sau:
1. Ngành Tiếng Anh, trình độ đại học;
2. Ngành Tiếng Pháp, trình độ đại học;
3. Ngành Tiếng Nga, trình độ đại học;
4. Ngành Tiếng Đức, trình độ đại học;
5. Ngành Tiếng Nhật, trình độ đại học;
6. Ngành Tiếng Trung Quốc, trình độ đại học.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ chương trình khung kèm theo Quyết định này được dùng trong các đại học, học viên, trường đại học có nhiệm vụ đào tạo 6 ngành trên ở trình độ đại học.
Điều 3: Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học chịu trách nhiệm hướng dẫn Giám đốc các đại học, học viên, Hiệu trưởng các trường đại học xây dựng các chương trình giáo dục cụ thể của trường, tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung theo quy định.
Điều 4: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Anh (English)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khỏe tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội, và văn học Anh – Mỹ;
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường;
- Bảo đảm cho sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, công tác biên – phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội v.v...;
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa – văn minh của các nước Cộng đồng Anh ngữ.
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1 |
Kiến
thức giáo dục đại cương tối thiểu |
70 |
2.2.2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
140 |
|
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng) |
77 |
|
- Kiến thức chuyên ngành |
|
|
- Kiến thức bổ trợ |
|
|
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương |
59 đvht* |
|
1 |
Triết học Mác – Lênin |
6 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
5 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
6 |
Ngoại ngữ II** |
20 |
7 |
Tin học cơ sở |
4 |
8 |
Giáo dục Thể chất |
5 |
9 |
Giáo dục Quốc phòng |
165 tiết |
10 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
3 |
11 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
3 |
12 |
Tiếng Việt |
3 |
13 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
2 |
14 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Anh
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành |
77 đvht |
|
A. Khối kiến thức ngôn ngữ |
8 đvht |
|
1 |
Ngữ âm – Âm vị học |
2 |
2 |
Ngữ nghĩa học |
3 |
3 |
Ngữ pháp |
3 |
B. Khối kiến thức văn hóa – văn học |
9 đvht |
|
1 |
Văn học Anh – Mỹ |
3 |
2 |
Văn hóa Anh |
3 |
3 |
Văn hóa Mỹ |
3 |
C. Khối kiến thức tiếng |
60 đvht |
|
1 |
Tiếng Anh I |
20 |
2 |
Tiếng Anh II |
20 |
3 |
Tiếng Anh III |
20 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa không gian và thời gian văn hóa sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của nước ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng thực hành tiếng Việt ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...).
Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ năng học tập và nghiên cứu ở bậc đại học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp học và giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ năng nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – Âm vị học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1 và 2
Sinh viên cần nắm được:
- Khái niệm cơ bản về ngữ âm và âm vị học;
- Những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả âm thanh lòi nói và hệ thống ký hiệu phiên âm tiếng Anh;
- Những đặc điểm cơ bản của phụ âm và nguyên âm tiếng Anh; các quy luật biến đổi của âm vị tiếng Anh;
- Những hiểu biết cơ bản về các yếu tố siêu đoạn tính để có thể tự hoàn thiện phát âm của bản thân, phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh và tạo tiền đề cho việc tự nghiên cứu một số vần đề cụ thể trong lĩnh vực này.
- Có năng lực phát âm tốt và khả năng tự sửa âm cho bản thân để vận dụng trong công việc dạy học sau này.
16. Ngữ nghĩa học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, Ngữ âm – Âm vị học, Ngữ pháp
Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ngữ nghĩa học bao gồm kiến thức về nghĩa và các phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học, để giúp họ có một kiến thức nhất định trong việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ. Phát triển năng lực nghiên cứu, bứơc đầu đánh giá phê phán một số lý thuyết ngữ nghĩa học. Sinh viên sẽ có cơ hội để phát triển một số thủ pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học cụ thể.
Khi học học phần này, sinh viên cần nắm được:
- Khái niệm cơ bản về nghĩa, phương pháp phân tích thành tố nghĩa;
- Các cách nhìn truyền thống về ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp cũng như các kiến giải truyền thống về hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm...;
- Các quan hệ ý (sense relations);
- Quan niệm về mệnh đề và cú pháp lôgic;
- Ý nghĩa của câu và của phát ngôn (bao gồm cả các cách nhìn nhận về hàm ngôn, tiền giả định...);
- Kỹ năng và phương pháp nghiên cứu đối với một số vấn đề cụ thể.
- Khả năng tư duy phê phán và bước đầu biết đánh giá các vấn đề của ngữ nghĩa học.
17. Ngữ pháp: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1 và 2
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản ở mức độ dẫn luận về ngữ pháp trong phạm vi từ pháp học và một số phương pháp nghiên cứu ngữ pháp tương ứng để giúp họ có một kiến thức nhất định trong việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ. Sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích và đánh giá về một số vấn đề có liên quan.
Hoàn thành học phần này, sinh viên cần nắm được:
- Khái niệm cơ bản về Hình thái học và Cú pháp học;
- Những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả cấu tạo từ loại và các cụm từ cơ bản trong tiếng Anh;
- Những đặc điểm cơ bản của Danh từ, Tính từ, Động từ Trạng từ tiếng Anh, phương thức cấu tạo từ chủ yếu và thứ yếu;
- Biết phân biệt các khái niệm cụm từ đơn, cụm từ phức, cụm từ cơ sở.
- Khái niệm cơ bản về câu và cú, phân biệt được câu đơn câu ghép và câu phức;
- Những thuật ngữ cần thiết cho việc miêu tả cấu tạo câu đơn;
- Những khái niệm cơ bản về các thành tố của câu, quan hệ giữa các loại động từ và các kiểu câu/cú;
- Các kết hợp đẳng lập và chính phụ ở cấp độ ngữ và cú;
- Các loại cú: độc lập, chính phụ, biến vị và không biến vị;
- Những hiểu biết cơ bản chắc chắn để giúp sinh viên đi sâu nghiên cứu về các quan niệm có tính chất trường phái (sau này sẽ được học ở trình độ Thạc sỹ).
- Biết phân tích giải thích các hiện tượng ngữ pháp liên quan đến nội dung cú pháp và phát triển tư duy phê phán.
Chú thích: Học phần này có thể phát triển thêm khối lượng để thành 2 học phần Ngữ pháp 1, Ngữ pháp 2 tùy tình hình mỗi trường.
18. Văn học Anh – Mỹ: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tiếng Anh 1 và 2
Truyền thụ kiến thức lịch sử văn học Anh – Mỹ nhằm giúp sinh viên cảm thụ và đánh giá được cái hay cái đẹp của văn học Anh – Mỹ, giá trị văn hóa xã hội của tác phẩm và bước đầu hiểu được việc sử dụng ngôn ngữ văn học thông qua một số tác giả và tác phẩm được lựa chọn.
Kết thúc học phần, sinh viên có thể:
- Đọc và hiểu được ngôn ngữ tác phẩm nguyên bản;
Biết phân tích và đánh giá một tác phẩm văn học, qua đó biết đánh giá một tác giả:
- Nắm được một cách hệ thống sự phát triển của văn học Anh – Mỹ;
- Hiểu được xã hội và thời đại của nước Anh phản ánh trong các tác phẩm.
Chú thích: Học phần này có thể phát triển thêm khối lượng để trở thành hai học phần Văn học Anh và văn học Mỹ hoặc văn học của các nước sử dụng tiếng Anh khác, tùy tình hình mỗi trường.
19. Văn hóa Anh: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam và tiếng Anh 1 và 2
Học phần nhằn tăng cường hiểu biết của sinh viên về đất nước và con người Anh, hệ thống giá trị, phong tục tập quán, xã hội, tôn giáo, hệ thống chính trị, kinh tế của Vương quốc Anh làm nền tảng để tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đó trong tiếp thu ngôn ngữ Anh, trong hoạt động giao tiếp liên văn hóa.
Kết thúc học phần sinh viên cần có:
a) Kiến thức cơ bản về:
- Lịch sử, quá trình hình thành Vương quốc Anh hoặc một số nước trong khối Anh ngữ;
- Bản sắc dân tộc, giá trị văn hóa và các chính kiến của người Anh;
- Các phong tục tập quán, các ngày lễ hội chính;
- Hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục Anh;
b) Kỹ năng đọc hiểu, phân tích, phê phán, nghiên cứu các vấn đề văn hóa - xã hội.
c) Kỹ năng so sánh liên hệ với văn hóa và văn minh dân tộc thông qua các bài tập lớn hay tiểu luận.
20. Văn hóa Mỹ: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tiếng Anh 1 và 2.
Học phần nhằm tăng cường hiểu biết của sinh viên về đất nước và con người Mỹ, hệ thống giá trị, phong tục tập quán, xã hội, tôn giáo, hệ thống chính trị, kinh tế của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, làm nền tảng để tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đó trong tiếp thu ngôn ngữ, trong hoạt động giao tiếp liên văn hóa.
Kết thúc học phần sinh viên cần có:
a) Kiến thức cơ bản về:
- Lịch sử, quá trình hình thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;
- Hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục Mỹ;
- Bản sắc, hệ thống giá trị, tín niệm, văn hóa của con người Mỹ;
- Các phong tục tập quán, các ngày lễ hội chính;
b) Kỹ năng đọc hiểu, phân tích, phê phán, nghiên cứu các vấn đề văn hóa – xã hội Mỹ.
c) Kỹ năng so sánh, liên hệ với văn hóa và văn minh dân tộc thông qua các bài tập lớn hay tiểu luận.
21. Tiếng Anh 1: 20 đvht
Học phần có thể được phân bố theo 4 kỹ năng như sau:
- Kỹ năng nghe: 5 đvht
- Kỹ năng nói: 5 đvht
- Kỹ năng đọc: 5 đvht
- Kỹ năng viết: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải có vốn từ vựng; ngữ pháp; các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản tương đương với cấp độ sơ cấp (Elementary Level).
Mục tiêu cơ bản của học phần
Mục tiêu chung
Sinh viên được nâng cao và biết sử dụng tiếng Anh có hiệu quả trong các tình huống giao tiếp và về một số chủ điểm thông thường. Đây là khối lượng tiếng Anh nằm trong khối lượng kiến thức chung cơ bản tiến tới mở rộng và nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng. Thông qua hoạt động học tập, sinh viên cần phát triển như khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức, biết chia sẻ với người khác.
Mục tiêu cụ thể
- Củng cố kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, nâng cao và mở rộng các kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng thực hành tiếng ở cấp độ trước trung cấp (Pre-intermediate Level).
- Sinh viên sẽ được trang bị vốn kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo một hệ thống chủ điểm gắn liền với hoạt động sinh hoạt thường nhật (xã hội, tự nhiên, văn hóa, kinh tế và môi trường,...)
- Hình thành và phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong giao tiếp cũng như khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong khi học và sau khi tốt nghiệp.
- Trình độ kiến thức về Tiếng Anh của sinh viên đạt được sau học phần Tiếng Anh 1 là cấp độ trước trung cấp. Sinh viên ở trình độ này có khả năng giao tiếp hiệu quả trong hầu hết tình huống thông thường với người bản ngữ và người nước ngoài nói tiếng Anh. Sinh viên có khả năng hiểu những thông báo ở nơi công cộng, hiểu nội dung các bài viết và sử dụng các cấu trúc để diễn đạt các khái niệm về không gian, thời gian..., hiểu được ý chính của bài học và thái độ của người viết. Sinh viên có khả năng viết để trao đổi thông tin, tường thuật các sự kiện, miêu tả người, vật, tả cảnh và diễn đạt, biểu lộ ý kiến, nhận định đối với các tình huống, sự việc, bày tỏ thái độ, tình cảm cá nhân... Sinh viên có khả năng vận dụng từ, ngữ và cấu trúc phù hợp và chính xác trong các tình huống giao tiếp thông thường. Sinh viên có khả năng nghe hiểu các thông điệp, thông báo công cộng, thông báo về các số liệu, sự kiện như thông tin về thời gian, ngày, tháng..., nghe và hiểu nội dung các cuộc hội thoại thông thường và hiểu được thái độ và ý định chính của người nói. Sinh viên có khả năng tự diễn đạt để thực hiện các chức năng ngôn ngữ ở các tình huống hội thoại như gọi điện thoại, thu xếp hẹn gặp, đặt mua hàng, đặt phòng khách sạn..., có khả năng đặt câu hỏi, hiểu và trả lời câu hỏi, có khả năng tham gia các tình huống hội thoại thông thường và diễn đạt cảm xúc của mình.
22. Tiếng Anh 2: 20 đvht
Học phần có thể được phân bố theo 4 kỹ năng như sau:
- Kỹ năng nghe: 5 đvht
- Kỹ năng nói: 5 đvht
- Kỹ năng đọc: 5 đvht
- Kỹ năng viết: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1
Mục tiêu cơ bản của học phần
Mục tiêu chung
Học phần tiếng Anh 2 nhằm rèn luyện và củng cố các kỹ năng và kiến thức mà sinh viên đã đạt được ở học phần Tiếng Anh 1, đồng thời mở rộng và phát triển các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ đó, sao cho cuối học phần này sinh viên phải đạt được trình độ và năng lực ngôn ngữ ở trình độ Trên trung cấp (upper-intermediate), sẵn sàng tiếp tục bước vào học tập ở giai đoạn nâng cao.
Mục tiêu cụ thể
- Củng cố kiến thức và kỹ năng đã được học tập ở các học phần Tiếng Anh 1.
- Xây dựng và rèn luyện các kỹ năng học tập, đồng thời phát triển khả năng tự chủ trong quá trình học tập cho sinh viên.
- Trên cơ sở một hệ thống chủ điểm gắn liền với thực tế cuộc sống xã hội kinh tế, văn hóa và khoa học, sinh viên sẽ được rèn luyện và phát triển các kiến thức về từ vựng ngữ pháp và kỹ năng ngôn ngữ ở cấp độ trung cấp (Intermediate). Cụ thể là:
- Sinh viên có khả năng sử dụng các cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ một cách tự tin, làm chủ được một khối lượng từ vựng thuộc nhiều lãnh vực, vận dụng được các chiến lược giao tiếp phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Khả năng hiểu, phân tích ở cấp độ văn bản các thông tin chính và chi tiết, cấu trúc và bố cục của văn bản. Có khả năng lập văn bản thuộc các thể loại khác nhau, mô tả hoặc tường thuật được các sự kiện, sự việc, trình bày được quan điểm hoặc biện luận.
23. Tiếng Anh 3: 20 đvht
Học phần có thể được phân bố theo 4 kỹ năng như sau:
- Kỹ năng nghe: 5 đvht
- Kỹ năng nói: 5 đvht
- Kỹ năng đọc: 5 đvht
- Kỹ năng viết: 5 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh 1 và Tiếng Anh 2.
Mục tiêu cơ bản của các học phần
Mục tiêu chung
Học phần Tiếng Anh 3 nhằm nâng cao kiến thức mà sinh viên đã đạt được sau khi học xong các học phần Tiếng Anh 1 và 2 nhằm đạt cấp độ nâng cao (Advanced Level). Đây là lượng kiến thức tiếng Anh nằm trong khối lượng kiến thức chung mở rộng và nâng cao mà sinh viên cần phải nắm được để có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp và tạo nền tảng cho việc phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của sinh viên và của xã hội.
Mục tiêu cụ thể
- Củng cố kiến thức và kỹ năng thực hành tiếng cơ bản mà sinh viên đã được học ở các học phần Tiếng Anh 1 và 2.
- Nâng cao và mở rộng các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tiếng ở cấp độ nâng cao (Advanced Level). Sinh viên sẽ được trang bị vốn kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm và các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo một hệ thống chủ điểm về xã hội, tự nhiên, văn hóa, kinh tế và môi trường ở cấp độ cao.
- Hình thành và phát triển khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong giao tiếp cũng như khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong khi học và sau khi tốt nghiệp.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Anh
Được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra trong mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Anh có thể thiết kế từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành tiếng Anh (như sư phạm, biên – phiên dịch, ngôn ngữ học Anh, văn hóa, văn học...) hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Anh chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm sinh viên cần học bổ sung tối thiếu 8 học phần (với tổng khối lượng tối thiểu 23 đvht);
1. Giáo học pháp 1
2. Giáo học pháp 2
3. Giáo học pháp 3
4. Tâm lý học đại cương
5. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm
6. Giáo dục học đại cương
7. Giáo dục học phổ thông
8. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch sinh viên cần bổ sung tối thiểu 4 học phần sau (Với tổng khối lượng tối thiểu 32 đvht):
1. Lý thuyết dịch
2. Thực hành dịch I
3. Thực hành dịch II
4. Thực hành dịch III
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Tích hợp các nội dung đào tạo được lựa chọn từ nhiều ngành đào tạo khác nhau nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Lựa chọn các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Anh (thí dụ như tiếng Nga, Tiếng Pháp, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Việt Nam học,...) nhằm giúp mở rộng năng lực chuyên môn và phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng dưới hoặc bằng 25 đvht, chương trình mới được đào tạo ra sẽ có cấu trúc kiển ngành chính – ngành phụ (Major – Minor) trong đó ngành chính là tiếng Anh. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht.
Chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Majors). Trường hợp khi chương trình mới thoả mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu đọc tài liệu và tham gia thảo luận, tự làm các bài tập và thực hành (có hoặc không có hướng dẫn của giảng viên). Khối lượng kiến thức của chương trình được quy định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định đối với chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ký ban hành các chương trình đào tạo ngành tiếng Anh để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bành Tiến Long |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Pháp (French)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân ngành tiếng Pháp, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa Pháp; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng như: giảng dạy tiếng Pháp ở các bậc học, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn hóa của Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như du lịch, bảo tàng...
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo đvht
2.2.1. |
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể các nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng) |
70 |
2.2.2. |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
140 |
|
- Kiến thức ngành (bao gồm các khối kiến thức: Ngô ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng) |
83 |
|
- Kiến thức chuyên ngành |
|
|
- Kiến thức bổ trợ |
|
|
- Thực tập |
5 |
|
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương |
59 đvht* |
||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
6 |
|
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
5 |
|
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
|
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 |
|
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
|
6 |
Ngoại ngữ II** |
20 |
|
7 |
Tin học cơ sở |
4 |
|
8 |
Giáo dục thể chất |
5 |
|
9 |
Giáo dục quốc phòng |
165 tiết |
|
10 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
3 |
|
11 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
3 |
|
12 |
Tiếng Việt |
3 |
|
13 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
2 |
|
14 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
|
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Pháp.
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành |
83 đvht |
||
A. Khối kiến thức ngôn ngữ |
10 đvht |
||
1 |
Ngữ âm – Âm vị học tiếng Pháp |
2 |
|
2 |
Từ vựng học tiếng Pháp |
2 |
|
3 |
Ngữ pháp I (Morpho-syntaxe) |
3 |
|
4 |
Ngữ pháp II (Syntaxe) |
3 |
|
B. Khối kiến thức văn hóa - văn học |
10 đvht |
1 |
Lịch sử văn học Pháp |
2 |
2 |
Văn học Pháp thế kỷ XIX |
2 |
3 |
Văn học Pháp thế kỷ XX |
2 |
4 |
Đời sống chính trị - xã hội – kinh tế - văn hóa Pháp |
4 |
C. Khối kiến thức tiếng 63 đvht
1 |
Tiếng Pháp tổng hợp I |
14 |
2 |
Tiếng Pháp tổng hợp II |
13 |
3 |
Nghe hiểu I |
2 |
4 |
Nghe hiểu II |
2 |
5 |
Nghe hiểu III |
2 |
6 |
Nghe hiểu IV |
2 |
7 |
Diễn đạt nói I |
2 |
8 |
Diễn đạt nói II |
2 |
9 |
Diễn đạt nói III |
2 |
10 |
Diễn đạt nói IV |
2 |
11 |
Đọc hiểu I |
2 |
12 |
Đọc hiểu II |
2 |
13 |
Đọc hiểu III |
2 |
14 |
Đọc hiểu IV |
2 |
15 |
Diễn đạt viết I |
2 |
16 |
Diễn đạt viết II |
2 |
17 |
Diễn đạt viết III |
2 |
18 |
Diễn đạt viết IV |
2 |
19 |
Thực hành dịch I |
2 |
20 |
Thực hành dịch II |
2 |
3.2. Mô tả nội dung các học phần bất buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tự, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa học đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản,...).; Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ, đồng thời giúp hình thành ở sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – âm vị học tiếng Pháp: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống âm vị tiếng Pháp, những đặc trưng về cấu âm, những nét khu biệt trong hệ thống ngữ âm để từ đó có được cách phát âm các nguyên âm, phụ âm, các bán nguyên âm một cách chính xác. Trong học phần này, sinh viên cũng được làm quen với các kiến thức về âm tiết, trọng âm, ngữ điệu để có thể đọc, nói tron từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Đây còn là học phần tiên quyết của những học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ liên quan đến việc giảng dạy các bình diện ngôn ngữ hoặc các kỹ năng giao tiếp.
16. Từ vựng tiếng Pháp: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần cung cấp những kiến thức về các quy luật hành chức của từ, quy luật chi phối quá trình tiến hóa, các phương thức và quy tắc cấu tạo phát triển từ, về các mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ cũng như trong lời nói, đặc biệt là các vấn đề nghĩa và các mối quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng tiếng Pháp.
Học phần rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và phiên dịch.
17. Ngữ pháp I (Morpho-syntaxe): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hình thái, đặc biệt là các đặc điểm về hình thái cũng như các chức năng ngữ pháp của ngữ đoạn danh từ, ngữ đoạn động từ, các ý nghĩa ngữ pháp và cách sử dụng hệ thống thời, thể trong tiếng Pháp.
Học phần còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thực hiện các biến đổi hình thái các loại từ, biết vận dụng kiến thức về thời, thể để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
Học phần cũng rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và biên phiên dịch.
18. Ngữ pháp II (Syntaxe): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Ngữ pháp I.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc câu, các kiểu câu, các thành phần câu và các cách biến đổi cấu trúc, những kỹ năng sử dụng các kiếu câu, các biến đổi cú pháp thông thường, nhận diện ý nghĩa của các kết hợp cú pháp từ đơn gián đến phức tạp.
Học phần cũng rất cần thiết cho việc tiếp thu các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm và biên phiên dịch.
19. Lịch sử Văn học Pháp: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp II, Nghe II, Đọc hiểu II, Diễn đạt nói II, Diễn đạt viết II.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả và các tác phẩm tiêu biếu từ thời kỳ Trung cổ đến thế kỷ XX.
Học phần cũng góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hóa – văn minh Pháp.
20. Văn hóa Pháp thế kỷ XIX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Văn học Pháp
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu của thế kỷ XIX.
Học phần cũng góp phần năng cao những hiểu biết về văn hóa, văn minh Pháp, củng cố và phát triển khả năng tóm tắt văn bản (tác phẩm), năng lực phân tích, tổng hợp và khả năng nghiên cứu khoa học.
21. Văn học Pháp thế kỷ XX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Văn học Pháp, Văn học Pháp thế kỷ XIX,
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các biến động lịch sử, các trào lưu văn học, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu của thế kỷ XX.
Học phần này còn góp phần nâng cao những hiểu biết về văn hóa, văn minh Pháp, rèn luyện và phát triển khả năng tóm tắt văn bản (tác phẩm), năng lực phân tích, tổng hợp và khả năng nghiên cứu khoa học.
22. Đời sống chính trị - xã hội – kinh tế - văn hóa Pháp: 4đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc khối kiến thức tiếng năm thứ nhất và năm thứ hai.
Học phần cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống những kiến thức về đời sống xã hội, văn hóa, kinh tế chính trị của nước Pháp đương thời.
Học phần cũng góp phần hình thành những kỹ năng tiếp cận nội dung văn minh – văn hóa được phản ánh bởi ngoại ngữ đang học, cũng như khả năng đối chiếu so sánh với văn minh – văn hóa của mình để có cái nhìn khách quan, khoa học về các nền văn minh – văn hóa khác nhau.
23. Tiếng Pháp tổng hợp I: 14 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp cơ bản (trong chương trình giáo dục phổ thông)
Nối tiếp của Tiếng Pháp cơ bản nhằm tiếp tục củng cố và nâng cao kiến thức về ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp theo trình độ chuẩn quốc tế. Sau khi học xong nhóm học phần này, sinh viên tối thiểu phải đạt được trình độ tương đương với DELF cấp độ 1 (A1, A2, A3, A4).
24. Tiếng Pháp tổng hợp II: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I
Nối tiếp với tiếng Pháp tổng hợp I, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp theo trình độ chuẩn quốc tế. Sau khi học xong nhóm học phần này, sinh viên tối thiểu phải đạt được trình độ tương đương với DELF cấp độ 2 (A5, A6).
25. Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II
Khác với việc rèn luyện kỹ năng nghe ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, nghe hiểu I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Nghe hiều I, sinh viên có thể:
- Nắm được những thông tin chính khi nghe trực tiếp các văn bản liên quan đến cuộc sống hàng ngày, đến các chủ đề quen thuộc và những công việc gần gũi với bản thân, với điều kiện ngôn ngữ sử dụng được trình bày rõ ràng và chuẩn;
- Hiểu được các chỉ dẫn, kể cả các chi tiết, mang tính kỹ thuật đơn giản, như những chỉ dẫn giải thích hoạt động của một chiếc máy gia dụng...;
- Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 200 đến 300 từ với thời gian khoảng 2 – 3 phút, tốc độ vừa phải, âm rõ, ít tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, ngoài ra có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng nhắc lại đơn thuần, kể lại, tóm tắt nội dung.
26. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I
Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp, độ khó về âm, vì dụ, có nhiều tiếng ồn hơn, giọng nói khác nhau, tốc độ nhanh hơn...) so với Nghe hiểu I.
Khi học xong học phần Nghe hiểu II, sinh viên có thể:
- Theo dõi và hiểu được một hội thoại, một cuộc tranh luận về các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học, khi đi chơi, giải trí, bao gồm cả những câu chuyện ngắn, rõ ràng, đôi lúc có thể phải yêu cầu nhắc lại một vài từ hoặc một vài thành ngữ;
- Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, phát thanh về các chủ đề quen thuộc, với điều kiện ngôn ngữ sử dụng được trình bày rõ ràng;
- Hiểu được phần lớn các thông tin trao đổi giữa hai hay nhiều người bản ngữ, trong một hội thoại, thảo luận có dẫn (animé) giữa hai hay nhiều người bản ngữ:
- Hiểu được một tài liệu ghi âm có độ dài khoảng 250 – 350 từ với thời gian khoảng 2,5 – 3,5 phút, tốc độ bình thường về các chủ đề thườg gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp, trong học tập đại học và nhận biết được thái độ của người nói cũng như nội dung thông báo. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, kể lại, tóm tắt nội dung .
27. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II
Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ cao so các học phần Nghe hiểu trước.
Khi học xong học phần Nghe hiểu III, sinh viên có thể:
- Theo dõi và ghi chép được nội dung chính các báo cáo hội thảo về các chủ đề thuộc lĩnh vực mình quan tâm, với điều kiện báo cáo được trình bày rõ ràng và chặt chẽ;
- Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, đài phát thanh về các vấn đề quen thuộc;
- Hiểu được nội dung chính những bộ phim mà cốt truyện phần lớn dựa vào hành động và hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng trực tiếp và rõ ràng;
- Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 300 đến 400 từ với thời gian khoảng 3-4 phút, tốc độ bình thường, âm rõ, có thể có tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng nhắc lại đơn thuần, kể lại, tóm tắt nội dung.
28. Nghe hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu III
Đây là học phần tiếp nối của Nghe hiểu III, có mục đich tiếp tục rèn luyện kỹ năng nghe hiểu ở trình độ cao và với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp, độ khó về âm như có nhiều tiếng ồn hơn, giọng nói khác nhau, nói với tốc độ nhanh hơn...) so với các học phần Nghe hiểu trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống...
Khi học xong học phần Nghe hiểu IV, sinh viên có thể:
- Theo dõi và ghi chép được những nội dung chủ yếu của các tham luận phức tạp về nội dung cũng như hình thức về một chủ đề cụ thể hoặc trừu tượng, bao gồm cả các tranh luận về chuyên môn của người tham dự hội thảo;
- Hiểu được những thông tin chính của các chương trình truyền hình, đài phát thanh về các vấn đề mình quan tâm;
- Hiểu được nội dung những bộ phim mà cốt truyện phần lớn dựa vào hành động và hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng rõ ràng;
- Nghe hiểu được một tài liệu khoảng 350 đến 450 từ với thời lượng khoản 3 – 4 phút, tốc độ bình thường, có thể có tiếng ồn. Sau khi nghe xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, kể lại, hoặc tóm tắt nội dung.
29. Diễn đạt nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II
Khác với việc rèn luyên kỹ năng diễn đạt nói ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Diễn đạt nói I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Diễn đạt nói I, sinh viên có thể:
- Trình bày một cách thoả mái, mô tả không phức tạp về các chủ điểm thuộc lĩnh vực mình quan tâm bằng cách liệt kê các sự kiện một cách tuyến tính;
- Kể lại trôi chảy một câu chuyện hoặc mô tả đơn giản dưới hình thức liệt kê từng điểm, từng ý.
- Kể lại chi tiết chính của một sự kiện thực hoặc giả tưởng;
- Kể lại những chi tiết chính của một bộ phim, một cuốn sách đã xem;
- Trình bày các thông báo đơn giản về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc lĩnh vực mình quan tâm, có thể ngữ điệu, giọng nói còn chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nhưng không làm ảnh hưởng tới giao tiếp;
- Chuẩn bị và trình bày một thuyết trình về một chủ điểm gần gũi hoặc thuộc lĩnh vực mình quan tâm;
- Trả lời được các câu hỏi của người bản ngữ về những lĩnh vực mình quan tâm. Có thể yêu cầu nhắc lại câu hỏi nếu người tham gia giao tiếp nói với tốc độ nhanh.
30. Diễn đạt nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói I
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp...) so với Diễn đạt nói I.
Khi học xong học phần Diễn đạt II, sinh viên có thể:
- Trình bày có phát triển hoặc mô tả một sự kiện bằng cách nhấn mạnh các điểm quan trọng và xác đáng;
- Thông báo về các vấn đề chung một cách rõ ràng, không cần chuẩn bị;
- Phát triển một lập luận, đưa ra những lý lẽ, giải thích ngắn gọn về một vấn đề, một sự kiện hoặc một dự án nào đó;
- Chuẩn bị và trình bày một thuyết trình về một chủ điểm thuộc lĩnh vực mình quan tâm;
- Trả lời được các câu hỏi của người bản ngữ về những lĩnh vực mình quan tâm.
31. Diễn đạt nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói II
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ cao hơn so với các học phần Diễn đạt nói trước.
Khi học xong học phần Diễn đạt nói III, sinh viên có thể:
- Trình bày một cách thoải mái các thông tin về nghề nghiệp, tuy vẫn còn có khó khăn trong trao đổi với người đối thoại;
- Thông báo được những điểm chính, quan trọng của nội dung một cuộc họp, có thể thể hiện được thái độ qua giọng nói, tham gia một cách tự tin vào các cuộc nói chuyện, trao đổi với người bản ngữ về các vấn đề thông thường;
- Lập luận có phương pháp, làm rõ được các yếu tố nổi bật, các điểm có ý nghĩa; liên kết chặt chẽ các lập luận, đưa ra các lý lẽ đồng ý hoặc phản bác một quan điểm nào đó của người đối thoại. Sau khi trình bày có thể phản ứng thoải mái và không cần chuẩn bị đối với các câu hỏi hoặc lập luận của người đối thoại.
32. Diễn đạt nói IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói III
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt nói III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói ở trình độ cao hơn, với những yêu cầu cao hơn về sử dụng từ vựng, ngữ pháp, tính xác đáng của phát ngôn... so với các học phần Diễn đạt nói trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,...
Khi học xong học phần Diễn đạt nói IV, sinh viên có thể:
- Tham gia một cách tự tin vào các cuộc nói chuyện, trao đổi với người bản ngữ về các vấn đề văn hóa – xã hội mà người có trình độ học vấn cao quan tâm;
- Kể được các câu chuyện hài hước;
- Lập luận có phương pháp, làm rõ được các yếu tố nổi bật, các điểm có ý nghĩa, liên kết chặt chẽ các lập luận, đưa ra các lý lẽ có tính thuyết phục đồng ý hoặc phản bác một quan điểm nào đó của người đối thoại. Sau khi trình bày có thể phản ứng thoải mái và không cần chuẩn bị đối với các câu hỏi hoặc lập luận của người đối thoại.
33. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II
Khác với việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở các nhóm học phần tiếng Pháp tổng hợp I, II, Đọc hiểu I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Đọc hiểu I, sinh viên có thể:
- Nắm được các thông tin chủ yếu trong những văn bản thường nhật như nội quy, thông báo, tài liệu chính thống (documents officiels), thư từ liên quan đến đời sống và các mối quan tâm của sinh viên;
- Định vị được các thông tin cần tìm và tập hợp các thông tin từ các đoạn khác nhau của văn bản hoặc từ các văn bản khác nhau nhằm hoàn thành một nhiệm vụ đặc thù nào đó;
- Hiểu chi tiết các chỉ dẫn mang tính kỹ thuật đơn giản, như những giải thích về hoạt động của một máy gia dụng chẳng hạn;
- Hiểu được một tài liệu dài khoảng 600 đến 800 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung...
34. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I
Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp...) so với Đọc hiểu I.
Khi học xong học phần Đọc hiểu II, sinh viên có thể:
- Đọc nhanh được các văn bản dài và nắm được các điểm chủ yếu, xác định nhanh được các thông tin chính trong một văn bản về một chủ điểm gần gũi và thuộc mối quan tâm của sinh viên;
- Hiểu được các văn bản về các lĩnh vực khác nhau với điều kiện được sử dụng từ điển song ngữ hoặc đơn ngữ;
- Hiểu được các chỉ dẫn dài và phức tạp thuộc các lĩnh vực sinh viên quan tâm, với điều kiện được đọc lại nhiều lần những đoạn khó;
- Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 700 đến 900 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại được dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,...
35. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II
Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ cao hơn so với các học phần Đọc hiểu trước.
Khi học xong học phần Đọc hiểu III, sinh viên có thể:
- Đọc nhanh được các văn bản dài và nắm được các điểm chủ yếu, xác định nhanh được các thông tin quan trọng trong một văn bản về một chủ điểm gần gũi và thuộc mối quan tâm của sinh viên;
- Hiểu được các bài báo, các báo cáo về các vấn đề đương đại phức tạp mà trong đó các tác giả trình bày những quan điểm đặc biệt;
- Hiểu được các văn bản về các lĩnh vực khác nhau với điều kiện có thể sử dụng từ điển song ngữ hoặc đơn ngữ;
- Hiểu được các chỉ dẫn dài và phức tạp thuộc các lĩnh vực sinh viên quan tâm với điều kiện được đọc lại nhiều lần những đoạn khó;
- Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 800 đến 1000 từ về các vấn đề gần gũi hoặc thuộc mối quan tâm của sinh viên. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,...
36. Đọc hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu III
Đây là học phần tiếp nối của Đọc hiểu III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ cao hơn; với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với các học phần Đọc hiểu trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống, văn hóa – nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,…..
Khi học xong học phần Đọc hiểu III, sinh viên có thể:
- Đọc với khả năng tự chủ lớn và đọc nhanh các loại tài liệu khác nhau và mục đích khác nhau, biết sử dụng các kiến thức có trước để xử lý thông tin. Có vốn từ vựng rộng, tích cực (actif), nhưng có thể sẽ có khó khăn nếu gặp các thành ngữ ít gặp;
- Đọc hiểu được các bài báo, các báo cáo về các vấn đề đương đại phức tạp mà trong đó tác giả trình bày những quan điểm đặc biệt;
- Hiểu chi tiết nhiều loại văn bản thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp, học tập đại học, nhận ra được những chi tiết tinh tế, bao gồm cả thái độ, ý kiến được trình bày một cách tường minh hay ngầm ẩn;
- Hiểu sâu và chi tiết được các văn bản dài và phức tạp, dù có liên quan đến lĩnh vực của mình hay không với điều kiện đọc lại những phần khó;
- Hiểu được các văn bản chuyên ngành ngoài lĩnh vực của mình với điều kiện được sử dụng từ điển và đọc lại nhiều lần những phần khó;
- Đọc hiểu được một tài liệu dài khoảng 800 đến 1000 từ, hoặc dài hơn. Sau khi đọc xong, có khả năng trả lời các câu hỏi kiểm tra khả năng hiểu, có thể diễn đạt lại dưới dạng viết hoặc nói, dưới dạng trình bày lại, tóm tắt nội dung,...
37. Diễn đạt viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Pháp tổng hợp I, II.
Khác với việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở các nhóm học phần Tiếng Pháp tổng hợp I, II, Diễn đạt viết I có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết, song được dạy – học như một học phần độc lập.
Khi học xong học phần Diễn đạt viết I, sinh viên có thể:
- Viết mô tả chi tiết, đơn giản về các chủ đề gần gũi hoặc liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm;
- Viết kể lại một câu chuyện;
- Viết mô tả một sự kiện, một chuyến đi du lịch thực hoặc tưởng tượng;
- Viết được các văn bản đơn giản có cấu trúc chặt chẽ về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vực của mình;
- Viết tóm tắt các văn bản ngắn đơn giản đã nghe hoặc đã đọc.
38. Diễn đạt viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết I
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết I, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ tương đối cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với Diễn đạt viết I.
Khi học xong học phần Diễn đạt viết II, sinh viên có thể:
- Viết tóm tắt một văn bản về chủ đề thông thường, có thể trình bày thêm ý kiến riêng của mình;
- Viết được các văn bản rõ ràng và chi tiết về các chủ đề khác nhau thuộc lĩnh vực quan tâm, tổng hợp và đánh giá các thông tin, lập luận mượn từ những nguồn khác nhau;
- Viết mô tả chi tiết các sự kiện thực hoặc tưởng tượng biết cách liên kết các ý và tôn trọng cấu trúc của loại hình văn bản.
39. Diễn đạt viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết II
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết II, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ cao hơn so với các học phần Diễn đạt viết trước.
Khi học xong học phần Diễn đạt viết III, sinh viên có thể:
- Viết được các văn bản rõ ràng và có thể liên kết chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, bằng cách nhấn mạnh được những điểm quan trọng, nổi bật và bằng cách khẳng định một quan điểm được xây dựng một cách chặt chẽ, biết đưa các lập luận, minh họa, thí dụ xác đáng để đi đến một kết luận thoả đáng;
- Viết các văn bản mô tả, tưởng tượng rõ ràng, chi tiết, có phong cách riêng, thích nghi với độc giả;
- Trình bày bằng viết rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ một chủ đề phức tạp, trong đó biết nhấn mạnh các điểm quan trọng, xác đáng.
40. Diễn đạt viết IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết III
Đây là học phần tiếp nối của Diễn đạt viết III, có mục đích tiếp tục rèn luyện kỹ năng diễn đạt viết ở trình độ cao hơn, với độ khó hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, ngữ pháp) so với các học phần Diễn đạt viết trước. Ngoài một số chủ đề quen thuộc, có thêm một số chủ đề khác thuộc tiếng Pháp chuyên ngành (français spécialisé): đời sống văn hóa nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, hành chính, pháp luật, khoa học cuộc sống,...
Khi học xong học phần Diễn đạt viết IV, sinh viên có thể:
- Viết tổng hợp các thông tin và lập luận từ những nguồn khác nhau:
- Viết một văn bản trình bày một quan điểm của bản thân trên cơ sở đưa ra các lập luận, minh họa, ví dụ xác đáng...; văn bản bảo đảm tính nhất quán và tính liên kết;
- Viết được hoặc một tiểu luận hoặc một báo cáo trong đó biết phát triển lập luận, nhấn mạnh một cách hợp lý các điểm quan trọng, các chi tiết xác đáng hỗ trợ cho lập luận;
- Viết bài phê bình về một bộ phim, một cuốn sách, một vở kịch,...;
- Viết các văn bản mô tả, tưởng tượng chi tiết, có phong các riêng, thích nghi với từng đối tượng độc giả.
41. Thực hành dịch I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Pháp (nghe, nói, đọc viết) của học kỳ 5, tiếng Việt.
Học phần chủ yếu hướng tới việc giúp các sinh viên củng cố kỹ năng sử dụng đúng tiếng Pháp và làm quen với các thao tác dịch thuật. Mục tiêu cần đạt được là:
- Dịch từ Pháp sang Việt: có được văn bản dịch mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu. Không có những câu gượng gạo do ảnh hưởng của cấu trúc tiếng Pháp. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.
- Dịch từ Việt sang Pháp: có được văn bản tiếng Pháp mạch lạc, đúng văn phạm. Vối cấp độ tiếng thông thường, phù hợp với văn bản gốc. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.
Cả hai cách dịch này đều tôn trọng nội dung ngữ nghĩa của từng đoạn văn. Chưa cần thiết đến những thủ pháp dịch cải biên hoặc dịch tóm tắt, dịch giải thích... Thực hành chủ yếu ở dạng dịch viết.
42. Thực hành dịch II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành dịch I, các học phần thực hành tiếng Pháp (nghe, nói, đọc, viêt) của học kỳ 6, Tiếng Việt.
Trong khi vẫn giúp sinh viên củng cố khả năng thực hành tiếng và làm quen với các thao tác dịch thuật, học phần cho phép sinh viên bước đầu có thể ý thức về dịch nghề nghiệp. Mục tiêu cần đạt được là:
- Dịch được trong thời gian ngắn các văn bản từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Pháp có độ dài từ 200 đến 500 từ, theo các chủ đề thông thường, văn phong thông dụng.
- Văn bản dịch mạch lạc, trong sáng, dễ hiểu. Trách được những chuyển di tiêu cực từ văn bản gốc sang văn bản dịch. Chuyển tải được nội dung thông tin của văn bản gốc.
- Sử dụng đúng các cấu trúc về văn bản hoặc cú pháp đối với những văn bản có tính khuôn mẫu.
Cả hai cách dịch này đều tôn trọng nội dung ngữ nghĩa của từng đoạn văn. Chưa cần thiết đến những thủ pháp cải biên hoặc dịch tóm tắt, dịch giải thích... Thực hành chủ yếu ở dạng dịch viết.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Pháp được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu. Thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2. các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Pháp có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Pháp (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa, văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Pháp chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý luận dạy học tiếng nước ngoài
2. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ
3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng giao tiếp
4. Kiểm tra – đánh giá
5. Tâm lý học đại cương
6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
7. Giáo dục học đại cương
8. Giáo dục học phổ thông
9. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tốt thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý thuyết dịch
2. Dịch viết I
3. Dịch viết II
4. Dịch viết III
5. Dịch viết IV
6. Dịch nói I
7. Dịch nói II
8. Dịch nói III
9. Dịch nói IV
4.3. Phần kiến thức bổ trợ
(nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Pháp (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Pháp. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành tiếng Pháp để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Nga (Russian)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&DT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân tiếng Nga có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa – văn học Nga; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nga ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ tương đối vững vàng như: giảng dạy tiếng Nga ở các nhà trường, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học, văn hóa Nga, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng...
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo |
đvht |
||
2.2.1 |
Kiến
thức giáo dục đại cương tối thiểu |
70 |
|
2.2.2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
140 |
|
|
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng) |
90 |
|
|
- Kiến thức chuyên ngành |
|
|
|
- Kiến thức bổ trợ |
|
|
|
- Thực tập |
5 |
|
|
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
|
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 59 đvht*
1 |
Triết học Mác – Lênin |
6 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
5 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
6 |
Ngoại ngữ II** |
20 |
7 |
Tin học cơ sở |
4 |
8 |
Giáo dục thể chất |
5 |
9 |
Giáo dục Quốc phòng |
165 tiết |
10 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
3 |
11 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
3 |
12 |
Tiếng Việt |
3 |
13 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
2 |
14 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Nga
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
A. Khối kiến thức ngôn ngữ |
10 đvht |
||
1 |
Ngữ âm – Âm vị học tiếng Nga hiện đại |
2 |
|
2 |
Từ vựng học tiếng Nga hiện đại |
2 |
|
3 |
Hình thái học tiếng Nga hiện đại |
2 |
|
4 |
Cú pháp câu đơn tiếng Nga hiện đại |
2 |
|
5 |
Cú pháp câu phức tiếng Nga hiện đại |
2 |
|
B. Khối kiến thức văn hóa – văn học |
8 đvht |
||
1 |
Văn học Nga thế kỷ XIX |
2 |
|
2 |
Văn hóa Nga thế kỷ XX |
2 |
|
3 |
Lịch sử và địa lý Nga |
2 |
|
4 |
Văn hóa Nga |
2 |
|
C. Khối kiến thức tiếng |
72 đvht |
||
1 |
Tiếng Nga tổng hợp I |
12 |
|
2 |
Tiếng Nga tổng hợp II |
12 |
|
3 |
Tiếng Nga tổng hợp III |
10 |
|
4 |
Tiếng Nga tổng hợp IV |
10 |
|
5 |
Nghe hiểu I |
2 |
|
6 |
Nghe hiểu II |
2 |
|
7 |
Nghe hiểu III |
2 |
|
8 |
Diễn đạt nói I |
2 |
|
9 |
Diễn đạt nói II |
2 |
|
10 |
Diễn đạt nói III |
2 |
|
11 |
Đọc hiểu I |
2 |
|
12 |
Đọc hiểu II |
2 |
|
13 |
Đọc hiểu III |
2 |
|
14 |
Diễn đạt viết I |
2 |
|
15 |
Diễn đạt viết II |
2 |
|
16 |
Diễn đạt viết III |
2 |
|
17 |
Thực hành dịch I |
2 |
|
18 |
Thực hành dịch II |
2 |
|
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về Tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành ở sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức Tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngôn ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: các học phần thực hành tiếng Nga ở 4 học kỳ đầu.
Học phần giúp sinh viên nắm được hệ thống ngữ âm với các đơn vị kết hợp theo trục dọc và ngàng, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, sử dụng kiến thức có được vào công việc giảng dạy sau này.
Nội dung của học phần bao gồm phần dẫn luận, âm và chữ cái, phân loại phụ âm, nguyên âm, vị trí của chúng trong chuỗi lời nói, trọng âm và ngữ điệu. Học phần có nhiều bài tập giúp nắm vững các kiến thức trên.
16. Từ vựng học tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga ở 6 học kỳ đầu.
Học phần giúp sinh viên nắm được bản chất của đơn vị quan trọng nhất trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ - đó là từ và các đơn vị nhỏ hơn nó như âm vị, hình vị. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về từ vựng học: bản chất của từ, sự phát triển ý nghĩa của từ, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ, từ một nghĩa và nhiều nghĩa, các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa; bản chất của thành ngữ tiếng Nga.
Nội dung học phần bao gồm dẫn luận từ vựng học, từ là đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ, nghĩa từ, hiện tượng từ đồng nghĩa, đồng và trái nghĩa, thành ngữ...
17. Hình thái học tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng tổng hợp, ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hình thái học tiếng Nga, hệ thống từ loại, hoạt động của chúng trong lời nói, nâng cao khả năng tư duy của sinh viên, kỹ năng xử lý những vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học.
Nội dung học phần bao gồm phần dẫn luận, các từ loại trong tiếng Nga như danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ... Sự hoạt động của các từ loại đó trong lời nói.
18. Cú pháp câu đơn tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại, Từ vựng học tiếng Nga hiện đại, Hình thái học tiếng Nga hiện đại
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và khái niệm cơ bản về cú pháp học tiếng Nga, đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, hành chức của các câu đơn trong lời nói. Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên.
Nội dung học phần bao gồm phần dẫn luận, cụm từ và phân loại cụm từ, câu với tư cách là đơn vị có tính vị thể, phân loại câu, câu một và hai thành phần.
19. Cú pháp câu phức tiếng Nga hiện đại: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Ngữ âm – âm vị học tiếng Nga hiện đại, Từ vựng học tiếng Nga hiện đại, Cú pháp câu đơn tiếng Nga hiện đại
Học phần cung cấp những kiến thức và khái niệm cơ bản về cú pháp câu phức tiếng Nga, những đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, hành chức trong lời nói. Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên.
Nội dung học phần bao gồm khái niệm về câu phức, câu phức đẳng lập và phân loại chúng, câu phức phụ thuộc, ý nghĩa và phân loại câu phức phụ thuộc, câu phân chia và không phân chia, câu không có liên từ.
20. Văn học Nga thế kỷ XIX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga ở 4 học kỳ đầu.
Học phần giúp cho sinh viên tìm hiểu sơ lược về quá trình phát triển văn học Nga, từ khi xuất hiện văn học viết đến thế kỷ XIX, nắm vững đặc điểm nghệ thuật và thành tựu của nền văn học Nga thế kỷ XIX, nghiên cứu những tác giả lớn, tiêu biểu, đại diện cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán nhằm tăng cường và hoàn thiện kiến thức của sinh viên về văn học Nga thế kỷ XIX theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
21. Văn học Nga thế kỷ XX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn học Nga thế kỷ XIX
Học phần giúp sinh viên tìm hiểu về lịch sử văn học Nga thế kỷ XX, nắm vững đặc điểm phát triển và thành tựu cơ bản của nền văn học Nga thế kỷ XX, đặc biệt là văn học Xô Viết, nghiên cứu những tác giả lớn, tiêu biểu cho văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường và hoàn chỉnh kiến thức của sinh viên về văn học theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga và tiến hành hoạt động nghiệp vụ.
22. Lịch sử và địa lý Nga: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga thuộc 4 học kỳ đầu.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về địa lý tự nhiên, các vùng kinh tế và bản đồ hành chính Liên bang Nga; về quá trình hình thành và phát triển của nước Nga từ khi thành lập nhà nước phong kiến đầu tiên (khoảng thế kỷ thứ IX) đến thời điểm hiện nay (cuối thế kỷ XX) nhằm tăng cường tri thức đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
23. Văn học Nga: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga thuộc 4 học kỳ đầu.
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về đặc điểm, tiến trình, thành tựu văn hóa Nga, về sự phát triển khoa học, giáo dục, nghệ thuật, về phong tục, lễ hội và đời sống của nhân dân Nga nhằm tăng cường tri thức văn hóa, đất nước của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ cử nhân ngoại ngữ, giúp họ phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Nga.
24. Thực hành tiếng Nga tổng hợp I: 12 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần hình thành, rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực ban đầu, đảm bảo cho họ có khả năng thực hiện giao tiếp tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Sinh viên có thể nghe, nhận biết được âm, từ, câu và các biến thể của chúng trong dãy lời nói với các kiểu ngữ điệu khác nhau của tiếng Nga. Biết đối thoại, biết giới thiệu, làm quen, hỏi han, đề nghị, mời chào, khuyên bảo, thuyết phục... Đọc đúng âm, trọng âm, tiết tấu từ, biết phân ngữ đoạn, đọc đúng ngữ điệu, lưu loát. Viết đúng kiểu chữ, đúng chính tả, dùng đúng các dấu ngắt câu, viết các đoạn văn.
Nội dung của học phần bao gồm các đề tài như ngày làm việc, thành phố, giáo dục, tình bạn, ngày lễ, người nổi tiếng...
25. Thực hành tiếng Nga tổng hợp II: 12 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nga tổng hợp I
Học phần tiếp tục hình thành, rèn luyện cho sinh viên có kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực ban đầu, đảm bảo cho họ có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Sinh viên có thể nghe hiểu, nhắc lại nội dung hội thoại hay câu chuyện đơn giản, thời tiết, thời sự. Có thể nói chủ động trong đối thoại, đa thoại, tham gia tranh luận. Đọc lưu loát, khái quát các bài đọc thuộc chủ điểm đã học. Viết các bài luận đơn giản, viết thư, đơn từ,...
Nội dung học phần bao gồm các chủ đề thời tiết, mùa yêu thích trong năm, thể thao và sức khỏe, tham quan, giao thông, thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên...
26. Thực hành tiếng Nga tổng hợp III: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nga tổng hợp II.
Học phần tiếp tục rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực cho sinh viên, đảm bảo cho sinh viên có khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga trong phạm vi chương trình quy định. Nghe hiểu các lời nói của người bản ngữ với tốc độ trung bình theo các chủ điểm đã học. Độc thoại hoặc đối thoại theo các chủ đề nhất định, biết đưa ra ý kiến cá nhân, tranh luận, kể lại, mô tả... Đọc diễn cảm, đọc phân tích, đọc hiểu, đọc lướt các bài trong chương trình. Viết các bài lược thuật, tường thuật, miêu tả, các loại giấy tờ, đơn thư...
Nội dung học phần bao gồm các bài về các chủ điểm như thành phố, tập tục, truyền thống, gia đình và con cái, thiên nhiên và con người....
27. Thực hành tiếng Nga tổng hợp IV: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nga tổng hợp III.
Học phần hoàn thiện kỹ năng thực hành tiếng cơ bản, chuẩn mực cho sinh viên đảm bảo cho sinh viên khả năng thực hiện giao tiếp bằng tiếng Nga theo các chủ điểm đã học. Tiếp tục hoàn thiện, củng cố những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã đạt được sau học kỳ I năm thức II. Nghe được lời độc thoại, đối thoại với tốc độ trung bình, nghe được các bài giảng, một số bản tin trên đài truyền hình và đài phát thanh. Tham gia đàm thoại, trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân của mình. Đọc diễn cảm, đọc phân tích, đọc tìm hiểu, đọc lướt. Viết các loại giấy tờ (thư, đơn từ, giấy mời, chúc mừng...). Bước đầu tìm hiểu, làm quen với cách viết một niên luận bằng tiếng Nga.
Nội dung học phần gồm các chủ điểm như nghệ thuật, cuộc đời và sự nghiệp những người nổi tiếng, vũ trụ, thanh niên, lễ hội....
28: Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của năm thứ II.
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Nghe hiểu được các giọng nói nam nữ khác nhau, nghe hiểu được các từ đơn lẻ, cụm từ, câu hoặc thông tin đơn lẻ, làm được các bài tập soạn theo các bài học.
Nội dung học phần bao gồm các bài về cách thức chào đón khách, đi làm khách, điện ảnh, thể thao, thành phố, giao thông, nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí...
29. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Nghe hiểu được các giọng nói nam nữ khác nhau, nghe hiểu được các từ đơn lẻ, cụm từ, câu hoặc thông tin đơn lẻ, làm được các bài tập soạn theo các bài học.
Nội dung học phần bao gồm các bài ghi về các chủ đề gần gũi với cuộc sống như giải trí, nhà hát, điện ảnh, thể thao, môi trường, giáo dục, phong tục, truyền thống...
30. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nghe hiểu phát ngôn bằng tiếng Nga của sinh viên về các đề tài nhất định trong chương trình. Trên cơ sở những thông tin tiếp nhận được qua con đường thính giác, tái tạo lại thông tin đó dưới dạng nói hoặc viết.
Nội dung học phần bao gồm các bài ghi về các chủ đề như thể thao và giải trí, môi trường, thành phố và các vấn đề về thành phố, giáo dục, việc làm,...
31. Diễn đạt nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của năm thứ II.
Học phần thiết lập và củng cố kỹ năng nói bằng tiếng Nga của sinh viên. Sinh viên phải có khả năng tham gia đối thoại hoặc đa thoại về các vấn đề được đề cập đến trong học phần với giảng viên hoặc các bạn cùng học. Phát âm chuẩn, ngữ điệu đúng, ngắt câu, ngắt đoạn lôgic, không mắc quá nhiều lỗi ngữ pháp, lỗi sử dụng từ. Lời nói tự nhiên không gò ép.
Nội dung học phần bao gồm các vấn đề liên qua đến cuộc sống hàng ngày như nghề nghiệp, môi trường, gia đình,...
32. Diễn đạt nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói I.
Học phần giúp sinh viên củng cố và phát triển kỹ năng nói bằng tiếng Nga, trình bày trôi chảy, logic dưới dạng độc thoại, đối thoại, đa thoại các vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại đã được học trong học phần. Đưa ra được ý kiến riêng của bản thân, giải thích được ý kiến đó. Thể hiện sự đồng ý, phản đối hoặc dung hòa với quan niệm chung.
Nội dung học phần gồm các vấn đề như: nghệ thuật, nhạc, điện ảnh, thể thao, giáo dục, tình yêu, tình bạn...
33. Diễn đạt nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt nói II
Học phần củng cố và phát triển kỹ năng nói bằng tiếng Nga của sinh viên. Sinh viên phải có khả năng tham gia được đối thoại hoặc đa thoại về các vấn đề được đề cập đến trong học phần với giảng viên hoặc các bạn cùng học. Trình bày trôi chảy, logic dưới dạng độc thoại các vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện tại. Tranh luận, đưa ra được ý kiến riêng của bản thân, giải thích được ý kiến đó. Thể hiện sự đồng ý, phản đối hoặc trung hòa với quan niệm chung.
Nội dung học phần gồm các vấn đề như người nổi tiếng, nghệ thuật, điện ảnh, nhạc, thể thao, môi trường...
34. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của năm thứ II
Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc soạn theo nội dung từng bài cụ thể. Thiết lập và củng cố khả năng đọc hiểu của sinh viên. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chính hoặc đọc phân tích.
Nội dung học phần bao gồm các bài về những thành phố nổi tiếng của Nga và thế giới, truyền thống và tập tục trên thế giới, gia đình, cuộc sống thường nhật...
35. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I
Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc soạn theo nội dung tùng bài cụ thể. Thiết lập và củng cố khả năng đọc hiểu của sinh viên. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chính hoặc đọc phân tích. Ngoài ra học phần còn cung cấp kiến thức nền về các vấn đề gần gũi với cuộc sống, các vấn đề xã hội quan tâm.
Nội dung học phần gồm các bài về y tế, sức khỏe cộng đồng, đời sống xã hội, cuộc sống thường nhật của người Nga và các dân tộc khác...
36. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II.
Học phần giúp sinh viên đọc hiểu được từ mới, cấu trúc ngữ pháp mới trong văn bản thông qua các loại hình bài tập đọc hiểu. Củng cố và phát triển khả năng đọc hiểu của sinh viên về các vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Khả năng ấy có thể là đọc hiểu thông tin, đọc lướt lấy thông tin chinh hoặc đọc phân tích.
Nội dung học phần bao gồm các bài về các ngành khoa học, các vấn đề xã hội, kinh tế, quan niệm về cuộc sống, hạnh phúc, sự nghiệp...
37. Diễn đạt viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga năm thứ II.
Học phần thiết lập và củng cố kỹ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các câu liền ý, các đoạn hội thoại nhỏ. Viết đúng, tránh lỗi ngữ pháp, lỗi biến đổi từ loại ở các cách do đặc thù riêng của tiếng Nga, đặc biệt các kiểu lỗi liên quan đến thể động từ. Diễn đạt được những suy nghĩ đơn giản, không lập luận phức tạp về các vấn đề gần gũi với cuộc sống đời thường.
Nội dung học phần bao gồm cách viết câu đơn, câu phức, giới từ, các liên từ, kết hợp của động từ và các từ loại khác. Các vấn đề để viết có thể là ý muốn thực hiện một việc gì đó, khí hậu, thời tiết, trường học, cuộc sống sinh viên, thời gian rỗi...
38. Diễn đạt viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết I.
Học phần thiết lập và củng cố kỹ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các đoạn liền ý, các bài hội thoại. Diễn đạt được những suy nghĩ của bản thân, có lập luận, phân tích về các vần đề gần gũi với cuộc sống đời thường. Biết sắp xếp, tổ chức đoạn văn bản theo quy định. Viết đúng, tránh lỗi ngữ pháp, lỗi biến đổi từ loại ở các cách do đặc thù riêng của tiếng Nga, đặc biệt các kiểu lỗi liên quan đến thể động từ.
Nội dung học phần gồm các bài viết về việc làm, gia đình, giáo dục, thành phố, đời sống xã hội, thời gian rỗi, thể thao...
39. Diễn đạt viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Diễn đạt viết II.
Học phần củng cố và hoàn thiện kỹ năng viết bằng tiếng Nga của sinh viên khi trình bày các bài luận. Biết viết các loại đơn từ, quảng cáo theo đúng theo đúng văn phong quy định. Diễn đạt được những suy nghĩ của bản thân, có lập luận, phân tích về các vấn đề gần gũi với cuộc sống đời thường, các vấn đề xã hội quan tâm. Viết sáng tạo, có ý kiến hay, độc đáo.
Nội dung học phần bao gồm viết các bài luận về các vần đề như việc làm, gia đình, học vấn, y tế, môi trường, thời gian rỗi, vui chơi, giải trí...
40. Thực hành dịch I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nga của 2 năm đầu.
Trên cơ sở trình độ thực hành tiếng của sinh viên sau khi đã học hết năm thứ hai chuyên tiếng Nga, học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng ban đầu trong hoạt động dịch khẩu ngữ, văn bản từ tiếng Nga sang tiếng Việt và ngược lại nhằm góp phần hình thành năng lực chuyển ngữ, tăng cường tri thức ngôn ngữ, văn hóa, đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ.
41. Thực hành dịch II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành dịch I.
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng trong hoạt động dịch khẩu ngữ, văn bản từ tiếng Nga sang tiếng Việt Nam và ngược lại nhằm góp phần hình thành năng lực chuyển ngữ cần thiết, tăng cường tri thức ngôn ngữ, văn hóa, đất nước học của sinh viên theo yêu cầu nghiệp vụ của cử nhân ngoại ngữ.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Nga được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Nga có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Nga (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa, văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Nga chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý luận dạy học tiếng nước ngoài: 3 đvht
2. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ: 3 đvht
3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng giao tiếp: 3 đvht
4. Kiểm tra – đánh giá: 2 đvht
5. Tâm lý học đại cương: 3 đvht
6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: 3 đvht
7. Giáo dục học đại cương: 3 đvht
8. Giáo dục phổ thông: 3 đvht
9. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục: 2 đvht
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tốt thiểu 7 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 21 đvht):
1. Lý thuyết dịch: 3 đvht
2. Thực hành dịch viết I: 3 đvht
3. Thực hành dịch viết II: 3 đvht
4. Thực hành dịch viết III: 3 đvht
5. Thực hành dịch nói I: 3 đvht
6. Thực hành dịch nói II: 3 đvht
7. Thực hành dịch nói III: 3 đvht
4.3. Phần kiến thức bổ trợ
(nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo, nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành Tiếng Nga (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Pháp, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Nga. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học ký quyết định ban hành các chương trình đào tạo ngành tiếng Nga để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Đức (German)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&DT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành tiếng Đức có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về tiếng Đức, giúp sinh viên sử dụng tiếng Đức tương đối thông thạo (các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc viết), có trình độ nghiệp vụ vững vàng, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học (lý thuyết ngôn ngữ, lý thuyết dịch, văn hóa – văn học) và có những kiến thức nền cần thiết cho nghề nghiệp (văn hóa – văn minh của các nước nói tiếng Đức).
Cử nhân tiếng Đức phải có khả năng vận dụng những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ đã học vào những hoạt động biên dịch, phiên dịch, nghiên cứu ngôn ngữ, giảng dạy cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng...
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo |
đvht |
||
2.2.1 |
Kiến
thức giáo dục đại cương tối thiểu |
70 |
|
2.2.2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
140 |
|
|
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng) |
88 |
|
|
- Kiến thức chuyên ngành |
|
|
|
- Kiến thức bổ trợ |
|
|
|
- Thực tập |
5 |
|
|
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
|
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 59 đvht*
1 |
Triết học Mác – Lênin |
6 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
5 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 |
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
6 |
Ngoại ngữ II** |
20 |
7 |
Tin học cơ sở |
4 |
8 |
Giáo dục Thể chất |
5 |
9 |
Giáo dục Quốc phòng |
165 tiết |
10 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
3 |
11 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
3 |
12 |
Tiếng Việt |
3 |
13 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
2 |
14 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Đức
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức ngành |
88 đvht |
||
A. Khối kiến thức ngôn ngữ |
12 đvht |
||
1 |
Ngữ âm – Âm vị học |
2 |
|
2 |
Từ vựng học |
2 |
|
3 |
Tạo từ học |
2 |
|
4 |
Hình thái học |
2 |
|
5 |
Cú pháp học I |
2 |
|
6 |
Phân tích văn bản |
2 |
|
B. Khối kiến thức văn hóa – văn học |
12 đvht |
||
1 |
Lịch sử văn học Đức |
2 |
|
2 |
Văn học Đức thế kỷ XVIII – XIX |
2 |
|
3 |
Văn học Đức thế kỷ XX |
2 |
|
4 |
Văn hóa – Văn minh Đức I |
2 |
|
5 |
Văn hóa – Văn minh Đức II |
2 |
|
6 |
Văn hóa – Văn minh Áo – Thụy Sĩ |
2 |
|
C. Khối kiến thức tiếng |
64 đvht |
||
1 |
Thực hành tiếng tổng hợp I |
13 |
|
2 |
Thực hành tiếng tổng hợp II |
13 |
|
3 |
Thực hành tiếng tổng hợp III |
13 |
|
4 |
Nghe hiểu I |
2 |
|
5 |
Nghe hiểu II |
2 |
|
6 |
Nghe hiểu III |
2 |
|
7 |
Nói I |
2 |
|
8 |
Nói II |
2 |
|
9 |
Nói III |
2 |
|
10 |
Đọc hiểu I |
2 |
|
11 |
Đọc hiểu II |
2 |
|
12 |
Đọc hiểu III |
2 |
|
13 |
Viết I |
2 |
|
14 |
Viết II |
2 |
|
15 |
Viết III |
2 |
|
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internét, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian và thời gian văn hóa sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của nước ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng thực hành tiếng Việt ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về Tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành ở sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngôn ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong so sánh đối chiếu Đức – Việt.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần còn giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm – Âm vị học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Lý thuyết về ngữ âm học (quá trình hình thành âm thanh ngôn ngữ; bản chất âm thanh ngôn ngữ; phương pháp miêu tả ngữ âm; vị trí cấu âm, phương thức cấu âm...); lý thuyết về âm vị học (hệ thống âm vị; âm vị và biến thể; các yếu tố siêu đoạn; trọng âm từ; trọng âm câu, ngữ điệu); Miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Đức hiện đại; nguyên âm, phụ âm, trọng âm và ngữ điệu.
16. Từ vựng học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp (Mittelstufe I), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Giới thiệu nhập môn từ vừng, hiện trạng nghiên cứu và mối liên hệ với các lĩnh vực khoa học khác trong nghiên cứu ngôn ngữ. Sự khác biệt giữa hệ thống từ vựng ở các nước nói tiếng Đức.
Các khái niệm cơ bản như hình vị, từ (là đơn vị ngôn ngữ quan trọng và cơ bản nhất trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ), nghĩa vị, các loại nghĩa, nghĩa tố, hệ thống quan hệ nghĩa vựng, từ vay mượn và thuật ngữ.
17. Tạo từ học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Khái quát về các nguyên tắc và khái niệm cơ bản, các phương thức tạo từ, mô hình hóa trong tạo từ, quan hệ ngữ nghĩa trong tạo từ, vai trò của các cấu trúc tạo từ trong hệ thống từ vựng và trong văn bản; tập trung nghiên cứu các phương thức tạo từ của các từ loại cơ bản như danh từ, động từ, tính từ.
18. Hinh thái học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III), Dẫn luận ngôn ngữ học.
Giới thiệu nhập môn hình thái học, hiện trạng nghiên cứu, phát triển của bộ môn trong nghiên cứu ngôn ngữ học; thực hành phân tích cấu trúc hình vị; tập trung nghiên cứu các từ loại; định nghĩa, ý nghĩa phạm trù và các phạm trù ngữ pháp của các từ loại từ cơ bản trong tiếng Đức.
19. Cú pháp học I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I), Hình thái học.
Giới thiệu nhập môn cú pháp, hiện trạng nghiên cứu và mối liên hệ với các môn khác trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Tập trung nghiên cứu những nội dung như: Thành tố câu, vị trí và tiêu chí xác định; phân loại câu (câu đơn và câu phức); các loại mệnh đề phụ.
20. Phân tích văn bản: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II (Mittelstufe II). Các học phần về lý thuyết ngôn ngữ.
Giới thiệu nhập môn ngôn ngữ học văn bản, hiện trạng nghiên cứu, phát triển của bộ môn trong nghiên cứu ngôn ngữ học và văn bản học; tập trung làm rõ nét khác biệt về loại hình của các văn bản trong ngôn ngữ nói chung và tiếng Đức nói riêng, chức năng của văn bản, các phương thức thể hiện văn bản, liên kết văn bản, các yếu tố tu từ trong ngôn ngữ, các yếu tố từ vựng, ngữ pháp, phong cách trong kết cấu văn bản; thực hành phân tích văn bản và cấu tạo văn bản.
21. Lịch sử văn học Đức: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
Giới thiệu khái quát về lịch sử văn học Đức, chủ yếu từ thế kỷ VIII, những dòng văn học nổi bật của Đức như Văn học Khai sáng, văn học Xung kích và Bão táp, Văn học cổ điển, Văn học lãng mạn, Văn học cận đại và đương đại với những đại diện tiêu biểu của từng dòng văn học (Goethe, Schiller...).
22. Văn học Đức thế kỷ XVIII – XIX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Lịch sử văn học Đức.
Giới thiệu thân thế và sự nghiệp của những tác giả sau đây: Lessing, Goethe, Schiller, Heine, Hoffmann, Hửlderlin, Kleist, Keller, Hauptmann; bình giảng tác phẩm lớn nhất của văn học Đức, “Faust” của Goethe; làm quen với các tác phẩm văn học Đức đã được giới thiệu ở Việt Nam.
23. Văn học Đức thế kỷ XX: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn học Đức thế kỷ XVIII – XIX.
Giới thiệu thân thế và sự nghiệp các tác giả sau đây: Thomas Mann, Heinrich Mann, Hesse, Brecht, Borchert, Bửll, Grass; giới thiệu một thời kỳ phát triển hai nền văn hóa Đức phong phú với hai nhà nước Đức song hành và nền văn học Đức sau khi tái thống nhất.
24. Văn hóa – Văn minh Đức I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Giới thiệu khái quát về đất nước, con người, dân tộc, ngôn ngữ, lịch sử dân tộc, hệ thống chính trị và cơ cấu nhà nước Đức. Sinh viên sẽ được xem băng hình và tham gia thảo luận về các vấn đề đưa ra trong bài giảng.
25. Văn hóa – Văn minh Đức II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn hóa – Văn minh Đức I
Giới thiệu khái quát về quá trình phát triển của nền kinh tế Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ II cho đến nay, các vấn đề cấp bách cần phải giải quyết, nhất là những vần đề nảy sinh sau khi hai nước Đức thống nhất trên các lĩnh vực như xã hội, giáo dục và đào tạo; các lĩnh vực văn hóa...
26. Văn hóa – Văn minh Áo – Thụy Sĩ: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đạt trình độ tiếng Đức cấp trung cấp I (Mittelstufe I).
Giới thiệu khái quát về đất nước, con người và xã hội, thể chế chính trị, giáo dục và kinh tế Áo, các đặc tính dân tộc và truyền thống văn hóa Áo và Thụy Sĩ; các vấn đề giao tiếp giữa người Việt và người Áo, Thụy Sĩ; những tương đồng và khác biệt giữa người Đức, Áo và Thụy Sĩ.
27. Thực hành tiếng tổng hợp I: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần gồm 4 kỹ năng thực hành tiếng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và hệ thồng ngữ pháp cơ bản. Các chủ điểm được đưa vào chương trình; những quan hệ giao tiếp đầu tiên, đồ đạc trong gia đình, nơi ở, thói quen ăn uống, thời gian rỗi, sức khỏe, cuộc sống thường nhật, con người và văn hóa Đức. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp I (Grundstufe I).
28. Thực hành tiếng tổng hợp II: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp I, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp I (Grandstufe I).
Rèn luyện 4 kỹ năng thực hành tiếng tổng hợp, trong đó tập trung vào 2 kỹ năng Nói và Nghe hiểu; tiếp tục làm quen với các hiện tượng ngữ pháp cơ bản khác, chủ yếu là các mệnh đề phụ với các liên từ phụ thuộc và cấu trúc cấu phức. Các chủ điểm chủ yếu: ngoại hình và tính cách, hệ thống giáo dục, hệ thống chính trị, nghề nghiệp, công nghiệp và kinh tế, môi trường, quan hệ gia đình, giải trí. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp II (Grundstufe II).
29. Thực hành tiếng tổng hợp III: 13 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp II, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp II (Grundstufe II)
Tăng cường rèn luyện 4 kỹ năng thực hành tiếng tổng hợp, trong đó chú trọng hai kỹ năng Nói và Nghe hiểu. Về ngữ pháp: các dạng thức thời gian của động từ, bị động, giả định thức, cấu tạo danh từ, tính ngữ. Chủ điểm: quê hương, du lịch và nghỉ phép, thế giới nghề nghiệp, kỹ thuật, lịch sử, văn hóa... Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
30. Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Giới thiệu khái quát lý thuyết về các dạng nghe hiểu, thể loại bài nghe và các dạng bài tập. Rèn luyện các dạng nghe, luyện trí nhớ, luyện nhận biết và nắm bắt thông tin chính, thông tin chi tiết, luyện nghe và kỹ thuật ghi chép dựa vào các thông tin cho sẵn, luyện tái tạo và lược thuật văn bản đã nghe. Rèn luyện cách nhận biết các quan điểm khác nhau, thái độ và ý định của người nói thông qua ngữ điệu. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
31. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I.
Giới thiệu sâu hơn về lý thuyết nghe hiểu, các đặc điểm cơ bản của từng dạng nghe hiểu, mục tiêu, các kỹ thuật rèn luyện các dạng nghe hiểu và tái tạo văn bản, luyện nghe nhận biết đặc điểm và cấu trúc của các loại văn bản, sự khác biệt giữa các văn bản, rèn luyên nghe và ghi chép từng câu, từng đoạn và cả bài, luyện nghe nắm bắt quan điểm, thái độ, tình cảm, ý định của tác giả, luyện phân tích nội dung văn bản được nghe. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.1 (Mittelstufe II.1).
32. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II.
Hướng dẫn chi tiết và rèn luyện kỹ thuật nghe nhận biết cấu trúc và ghi chép những bài nghe có độ dài lớn và khó về chủ điểm, độ khó về âm, về từ vựng và cấu trúc, rèn luyện các phương pháp xử lý bài nghe, mở rộng chủ điểm. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe II.2).
33. Nói I: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Rèn luyện ngữ âm tích cực hơn để phát âm chính xác và nói đúng ngữ điệu. Rèn luyện kỹ năng nói ở các thể loại văn bản khó hơn như phỏng vấn, đóng vai, tranh luận, thảo luận, minh chứng, thuyết trình, đàm thoại, cách thể hiện quan điểm, phản đối, đồng tình, luận chứng và đối chứng. Luyện nhận biết sự khác biệt giữa các thể loại văn bản, cấu trúc ngữ pháp đặc trưng, mẫu lời nói cần thiết và ngữ điệu của từng loại văn bản, luyện ứng xử trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
34. Nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói I
Luyện khả năng tự xây dựng, phát triển ý và nội dung lời nói theo chủ đề và tự diễn đạt vấn đề, nêu câu hỏi, giải quyết vấn đề qua trao đổi, luận đàm, tranh luận và minh chứng. Luyện đưa ra quan điểm phản đối và đồng tình, luận chứng và đối chứng. Những chủ điểm đặt ra là: con người, ngôn ngữ, tình yêu, nghề nghiệp, thành phố, phương tiện thông tin. Các thể loại ngôn bản cần luyện: mô tả, giao dịch bằng điện thoại, kể chuyện, tranh luận, thảo luận,... Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.1 (Mittelstufe II.1).
35. Nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói II
Củng cố và nâng cao kỹ thuật tả tranh, đặc biệt là bình tranh, giảng giải biểu đồ, sơ đồ. Nâng cao kỹ thuật thảo luận, tranh luận, tư vấn. Chuẩn bị các bài thuyết trình về Việt Nam và thuyết trình trên lớp nhằm rèn luyện kỹ thuật thuyết trình, bố cục văn bản, phong cách thuyết trình, nội dung, từ vựng và ngữ điệu thích hợp, luyện theo dõi, ghi chép, đánh giá bài thuyết trình (luận đề, phản đề, cấu trúc văn bản, lỗi, mẫu lời nói), tăng cường rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp thông thường và khẩu ngữ. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe III).
36. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Sinh viên sẽ được giới thiệu và rèn luyện các kỹ năng đọc hiểu, làm quen với một số thể loại văn bản và văn phong mới như văn phong báo chí, khoa học và văn học, rèn luyện các kỹ thuật đọc, đặc biệt các loại hình bài tập về nội dung, từ vựng, cú pháp và cấu trúc văn bản, luyện nhận biết các quan điểm, đánh giá, ý định khác nhau, tái tạo văn bản và suy luận về những vấn đề đưa ra trong văn bản. kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
37. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I.
Phát triển kỹ thuật đọc hiểu I ở trình độ cao hơn với độ khó lớn hơn (độ dài tài liệu, độ khó về từ vựng, cấu trúc) và bổ sung kiến thức về một số văn phong như văn phong báo chí, văn học và khoa học. Tiếp tục luyện các loại hình đọc hiểu, luyện nhận biết cấu trúc đoạn văn, cấu trúc văn bản, đặc trưng các loại văn bản, văn phong, ngôn ngữ đặc trưng, luyện nhận biết quan điểm, ý định của tác giá, luyện tái tạo văn bản đã đọc thông qua ghi chép và tổng hợp cá nhân. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.1 (Mittelsufe II.1).
38. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II.
Phát triển kỹ thuật đọc hiểu II và bổ sung kiến thức về một số văn phong như văn phong báo chí, văn học và khoa học. Nâng cao khả năng nhận biết cấu trúc đoạn văn, văn bản, đặc trung các loại văn bản, văn phong, ngôn ngữ đặc trưng; luyện nhận biết quan điểm, ý định của tác giả, luyện kỹ năng đọc phân tích và kỹ thuật tái tạo văn bản đã đọc thông qua ghi chép và tổng hợp cá nhân. Văn bản có độ dài lớn hơn và nội dung khó, mang tính chuyên ngành. Kết thức học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstife II.2).
39. Viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng tổng hợp III, đạt trình độ tiếng Đức sơ cấp III (Grundstufe III).
Giới thiệu đặc trưng các loại hình văn bản: thư cá nhân (thư điện tử), thông báo, thư mời, thư độc giả, thư khiếu nại, phóng sự, bình luận. Luyện dạng thức viết câu đơn – phức, câu có trật tự bị đảo ngược, câu bị động, chủ động, trực tiếp, gián tiếp; luyện viết đoạn văn và sử dụng các thành phần liên kết văn bản; luyện viết văn bản có định hướng theo một đề tài cụ thể hoặc không có định hướng có độ dài 120 – 150 từ, luyện các bài tập ngữ pháp và từ vựng. Kết thức học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp I (Mittelstufe I).
40. Viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết I
Phát triển kỹ năng viết I, sử dụng thành thạo các thành phần liên kết văn bản, tập trung luyện phân tích cấu trúc của các thể loại văn bản chính thức, viết một văn bản có độ dài 150 – 180 từ, thực hiện tương đối thành thạo các bước: chuẩn bị, thu thập ngữ liệu, nội dung, làm dàn ý, tổ chức văn bản, viết đoạn, viết văn bản hoàn chỉnh. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe II.2).
41. Viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết II.
Phát triển kỹ năng viết II, luyện phân tích cấu trúc của các thể loại văn bản chính thức, thể loại văn bản sáng tạo, sử dụng thành thạo các thành phần liên kết văn bản, viết một văn bản có độ dài 180 – 200 từ, phát triển kỹ thuật viết đoạn, hoàn chỉnh văn bản. Kết thúc học phần sinh viên đạt trình độ tiếng Đức trung cấp II.2 (Mittelstufe II.2).
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Đức được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành tiếng Đức có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Đức (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa - văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Đức chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 8 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 21 đvht):
1. Những luận điểm cơ bản của giáo học pháp hiện đại
2. Dạy học các bình diện ngôn ngữ và kỹ năng lời nói
3. Tổ chức dạy học
4. Phương pháp tiến hành giờ dạy ngoại ngữ nói
5. Tâm lý học đại cương
6. Tâm lý học sư phạm
7. Giáo dục học đại cương
8. Giáo dục học phổ thông
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tốt thiểu 10 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 23 đvht):
1. Lý luận dịch
2. Dịch chuyên đề kinh tế
3. Biên dịch I
4. Biên dịch II
5. Biên dịch III
6. Biên dịch IV
7. Phiên dịch I
8. Phiên dịch II
9. Phiên dịch III
10. Phiên dịch IV
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Đức (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Đức. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Một số nguyên tắc xây dựng chương trình cụ thể
Nguyên tắc chung
Chương trình được xây dựng trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể của từng học phần, lượng hóa được nội dung kiến thức lý luận và thực hành tương ứng với thời lượng quy định.
Cần tham khảo chương trình và giáo trình giảng dạy tiếng Đức ở các nước, đặc biệt là các nước châu Á, để lựa chọn, bổ sung sao cho phù hợp với đối tượng giảng dạy, thời luợng quy định, nhu cầu và thực tiễn giảng dạy ở Việt Nam.
a) Các nguyên tắc thiết kế nội dung cho khối kiến thức tiếng
- Nguyên tắc lựa chọn chủ điểm: Lấy hệ thống chủ điểm làm cơ sở để lựa chọn nội dung giao tiếp, ngữ cảnh hóa chủ điểm giao tiếp, phối hợp hài hòa các kỹ năng giao tiếp và các nội dung giao tiếp, chủ điểm phù hợp với trình độ hiểu biết, nhu cầu và sở thích của đối tượng đào tạo, đảm bảo tính hấp dẫn và tính ứng dụng cao, đảm bảo lặp lại có mở rộng và phát triển các chủ điểm qua các học phần, lựa chọn và sắp xếp ngữ liệu một cách linh hoạt.
- Nguyên tắc lựa chọn nội dung ngôn ngữ: Ngữ cảnh hóa các nội dung ngôn ngữ thông qua các tình huống giao tiếp thích hợp, đảm bảo tính giao tiếp, tính thực hành, tần số sử dụng cao, theo trình tự từ đơn gian đến phức tạp.
- Nội dung cho các học phần tiếng Đức chuyên ngành phải có tính đa dạng và cập nhật cao nhằm chuyển tải những kiến thức chuyên ngành đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của xã hội.
b) Nguyên tắc thiết kế nội dung cho khối kiến thức ngôn ngữ
Chú trọng tính đặc thù của tiếng Đức, đối chiếu Đức – Việt và tính ứng dụng vào thực tiễn nghề nghiệp.
c) Nguyên tắc thiết kế nội dung cho khối kiến thức văn hóa – văn học.
Lựa chọn những trào lưu và tác giả tiêu biểu, đảm bảo tính đích thực của ngôn ngữ trong các tác phẩm, đảm bảo phát huy tính sáng tạo của sinh viên, tính cập nhật của nội dung giảng dạy văn hóa Đức.
4.5. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.6. Hiệu trưởng các trường đại học
Ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành Tiếng Đức để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Nhật (Japaness)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Tiếng Nhật có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hóa – văn học Nhật Bản; rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nhật ở mức độ tương đối thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng khi làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa – văn minh của nước Nhật, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như hướng dẫn du lịch, bảo tàng...
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo |
đvht |
||
2.2.1 |
Kiến
thức giáo dục đại cương tối thiểu |
70 |
|
2.2.2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
140 |
|
|
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng) |
89 |
|
|
- Kiến thức chuyên ngành |
|
|
|
- Kiến thức bổ trợ |
|
|
|
- Thực tập |
5 |
|
|
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
|
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương |
59 đvht* |
||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
6 |
|
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
5 |
|
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
|
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 |
|
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
|
6 |
Ngoại ngữ II** |
20 |
|
7 |
Tin học cơ sở |
4 |
|
8 |
Giáo dục Thể chất |
5 |
|
9 |
Giáo dục Quốc phòng |
165 tiết |
|
10 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
3 |
|
11 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
3 |
|
12 |
Tiếng Việt |
3 |
|
13 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
2 |
|
14 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
|
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Nhật
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành |
89 đvht |
||
a) Khối kiến thức ngôn ngữ |
11 đvht |
||
1 |
Ngữ âm học tiếng Nhật |
2 |
|
2 |
Từ vựng học tiếng Nhật |
3 |
|
3 |
Ngữ pháp học tiếng Nhật I |
3 |
|
4 |
Ngữ pháp học tiếng Nhật II |
3 |
|
b) Khối kiến thức văn hóa – văn học |
10 đvht |
||
1 |
Văn học và văn minh Nhật Bản I |
2 |
|
2 |
Văn học và văn minh Nhật Bản II |
2 |
|
3 |
Lịch sử văn học Nhật Bản |
2 |
|
4 |
Trích giảng văn học Nhật Bản I |
2 |
|
5 |
Trích giảng văn học Nhật Bản II |
2 |
|
c) Khối kiến thức tiếng |
68 đvht |
||
1 |
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I |
10 |
|
2 |
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp II |
10 |
|
3 |
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp III |
8 |
|
4 |
Thực hành tiếng Nhật tổng hợp IV |
8 |
|
5 |
Nghe hiểu I |
2 |
|
6 |
Nghe hiểu II |
2 |
|
7 |
Nghe hiểu III |
2 |
|
8 |
Nghe hiểu IV |
2 |
|
9 |
Nói I |
2 |
|
10 |
Nói II |
2 |
|
11 |
Nói III |
2 |
|
12 |
Nói IV |
2 |
|
13 |
Đọc hiểu I |
2 |
|
14 |
Đọc hiểu II |
2 |
|
15 |
Đọc hiểu III |
2 |
|
16 |
Đọc hiểu IV |
2 |
|
17 |
Viết I |
2 |
|
18 |
Viết II |
2 |
|
19 |
Viết III |
2 |
|
20 |
Viết IV |
2 |
|
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internét, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và làm cơ sở để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành cho sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm học tiếng Nhật: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Dẫn luận ngôn ngữ học
Học phần nêu khái quát về ngữ âm, ngữ âm học, bộ máy phát âm, hệ thống nguyên âm, phụ âm, âm ngắt, âm dài, cấu tạo âm, ngữ điệu, trọng âm, sự khác nhau về trọng âm giữa các vùng ở Nhật Bản, trọng âm tiếng chuẩn Tokyo, sự khác nhau về ngữ điệu của các phương ngữ trong trong tiếng Nhật. Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Nhật như: ký hiệu ngữ âm, âm vị, trọng âm, nhịp..., giúp cho sinh viên chỉnh âm có ý thức trên cơ sở lý thuyết đã học về hệ thống âm tiếng Nhật.
16. Từ vựng tiếng Nhật: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Nội dung gồm:
- Phần lý thuyết: Nếu khái quát những khái niệm về từ vựng, từ vựng học, ý nghĩa của từ, từ loại, các lớp từ, phạm vi sử dụng của từ, cấu tạo từ, từ thuần Nhật, từ ngoại lai, từ Hán, quán ngữ, từ điển... đồng thời có những giải thích và ví dụ cụ thể.
- Phần thực hành: Gồm các bài tập cụ thể nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về phần lý thuyết. Các bài tập đều có liên quan trực tiếp và hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về từ vựng tiếng Nhật, giúp sinh viên hiểu sâu hơn, nắm vững hơn về tiếng Nhật, đặc biệt là giúp họ nắm bắt từ vựng một cách có hệ thống. Kết thúc học phần này, sinh viên sẽ có khả năng tự nghiên cứu tài liệu để nắm được hệ thống kiến thức về từ vựng tiếng Nhật, biết đưa ra những quy tắc về học từ một cách hệ thống.
17. Ngữ pháp tiếng Nhật 1 (Từ pháp): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp.
Học phần giới thiệu các từ loại chính trong tiếng Nhật, đi sâu nghiên cứu từng từ loại như danh từ, động từ, tính từ đuôi “i”, tính từ đuôi “na”, trợ từ, trợ động từ ... và cách dùng các loại từ đó. Học phần giúp sinh viên nắm được một cách có hệ thống ngữ pháp, những quy luật, quy tắc về từ loại trong tiếng Nhật và có khả năng vận dụng những kiến thức đó một cách có ý thức vào việc sử dụng tiếng Nhật trong các kỹ năng khác, đặc biệt là kỹ năng thực hành dịch.
18. Ngữ pháp Tiếng Nhật 2 (Cú pháp): 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Ngữ pháp tiếng Nhật 1.
Học phần đi sâu vào các thành phần chính của câu như chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ..., giới thiệu và phân tích các cách phân loại câu trong tiếng Nhật như phân loại theo mục đích phát ngôn, phân loại theo cấu trúc... Học phần giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Nhật, thông qua những cấu trúc đã học để so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ, vận dụng một cách có ý thức vào việc sử dụng tiếng Nhật, nhất là khi làm dịch thuật. Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản ban đầu về cấu tạo luận tiếng Nhật, những loại câu thuộc các văn phong khác nhau trong tiếng Nhật, là cơ sở để viết báo cáo chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp.
19. Văn hóa và văn minh Nhật Bản 1: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Nhật tổng hợp.
Học phần cung cấp cho sinh viên tri thức cơ bản về những mặt chính trong cuộc sống sinh hoạt của người Nhật (ví dụ như ăn, mặc, ở, đi lại, chi tiêu, mua sắm, lễ hội, vui chơi giải trí, học tập...), cho sinh viên làm quen với đặc điểm và hoạt động của các hệ thống trong xã hội Nhật Bản như hệ thống y tế, giáo dục, bưu điện, ngân hàng... đồng thời trang bị cho sinh viên một khối lượng từ vựng cũng như cách diễn đạt phong phú liên quan đến các nội dung trên. Học phần giúp sinh viên nắm được các đặc điểm văn hóa thể hiện trong sinh hoạt của người Nhật, có kiến thức tổng quát và cơ bản về xã hội Nhật Bản, có khả năng tham gia vào các cuộc tọa đàm về văn hóa Nhật Bản.
20. Văn hóa và văn minh Nhật Bản 2: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Văn hóa và văn minh Nhật bản 1
Cung cấp cho sinh viên các tri thức cơ bản về những loại hình văn hóa truyền thông (văn hóa cổ truyền) của Nhật Bản như nghệ thuật cắm hoa, Trà đạo, Sumo , kịch No, kịch Kabuki..., đồng thời cung cấp cho sinh viên đặc điểm của các loại hình văn hóa này, lịch sử phát triển, vị trí của chúng trong xã hội Nhật Bản hiện đại, giúp sinh viên hiểu được khi thưởng thức các loại hình văn hóa cổ truyền của Nhật Bản. Học phần giúp sinh viên có kiến thức tổng quát và cơ bản về văn hóa truyền thống Nhật Bản, có khả năng tham gia vào các cuộc tọa đàm về văn hóa truyền thống Nhật Bản với vốn từ và các cách diễn đạt được trang bị, đồng thời có thể hiểu được các loại hình văn hóa truyền thống của Nhật Bản.
21. Lịch sử văn học Nhật Bản: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp.
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và khái quát về sự ra đời và phát triển của nền văn học Nhật Bản từ thời cổ đại đến ngày nay, cung cấp cho sinh viên các kiến thức về bối cảnh lịch sử, các đặc điểm của nền văn học Nhật Bản, các dòng văn học hay, các khuynh hướng sáng tác trong văn học, các thể loại văn học, các tác giả và tác phẩm chính, nội dung chính của các tác phẩm chính, nội dung chính của các tác phẩm nổi tiếng trong từng thời kỳ phát triển của văn học Nhật Bản. Học phần giúp sinh viên nắm được một cách khái quát và có hệ thống về sự phát triển của nền văn học Nhật Bản, các đặc điểm của nền văn học Nhật Bản trong từng thời kỳ phát triển, các tác giả và tác phẩm nổi tiếng của nền văn học Nhật Bản, hiểu được đặc trưng của các thể loại văn học Nhật Bản, từ đó hiểu thêm được về văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc Nhật Bản, đồng thời có khả năng tiếp thu các kiến thức về văn học Nhật Bản một cách sâu sắc hơn trong giai đọan sau. Bên cạnh đó, sinh viên nắm được một khối lượng từ vựng lớn về đề tài văn học, có thể tham gia tọc đàm bằng tiếng Nhật về văn học nói chung và văn học Nhật Bản nói riêng, đồng thời có khả năng dịch tương đối chính xác các vấn đề liên quan đến văn học Nhật Bản, qua đó phát triển kỹ năng thực hành tiếng.
22. Trích giảng văn học Nhật Bản 1: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp, Lịch sử văn học Nhật Bản.
Hướng dẫn sinh viên đọc và phân tích một số tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả nổi tiếng của Nhật Bản, chẳng hạn hai tác phẩm “Cậu ấm” của Natsume Soseki và “Xứ tuyết” của Kawabata Yasunari. Sau khi đọc, sinh viên luyện tập cách phát biểu cảm tưởng và tọa đàm về các tác phẩm đã học. Trong quá trình phân tích tác phẩm, sinh viên được tập dịch một số đoạn văn hay hoặc một số câu văn khó. Học phần này giúp sinh viên đọc và cảm thụ được một số tác phẩm văn học Nhật Bản, biết cách phân tích các tác phẩm văn học và trình bày các ý kiến của mình bằng tiếng Nhật, giúp sinh viên nắm được tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn lớn đồng thời phát triển kỹ năng đọc, viết và nói của sinh viên ở trình độ cao.
23. Trích giảng văn học Nhật Bản 2: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần về thực hành tiếng Nhật tổng hợp, trích giảng văn học Nhật Bản 1.
Cho sinh viên đọc và phân tích khoảng 3 tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả Nhật Bản, ví dụ như 3 tác phẩm “Sợi tơ nhện” của Akutagawa Ruynosuke, “ Hai mươi tư con mắt” của Tsuboi Sakae và “Hai người” của Akagawa Jiro. Học phần này tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng học, kỹ năng phân tích tác phẩm văn học (đã được học ở học phần Trích giảng văn học Nhật Bản 1) ở trình độ cao hơn, giúp sinh viên làm quen thêm một số tác phẩm văn học nổi tiếng của Nhật Bản để hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về nền văn học Nhật Bản. Bên cảnh đó, học phần cũng rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng ở giai đoạn cao, giúp sinh viên có năng lực đọc, hiểu và phân tích tương đối sâu sắc một tác phẩm văn học, đồng thời biết diễn đạt một cách trôi chảy và dễ hiểu những tình cảm, ý kiến, quan điểm của mình về các tác phẩm văn học nói riêng và các hiện tượng, vần đề xã hội cũng như cuộc sống của con người nói chung.
24. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức sơ đẳng ban đầu của tiếng Nhật, do đó các nội dung giảng dạy cơ bản là dạy phát âm, dạy chữ Hiragana, Katakana, Romaji. Các bài khoá dùng để giảng dạy được lựa chọn trong giáo trình sơ cấp. Nội dung của từng bài bao gồm giới thiệu ngữ pháp mới và từ mới, luyện tập cơ bản và luyện tập ứng dụng, luyện đọc và viết chữ Hán mới. Học phần giúp sinh viên nắm vững cách phát âm cơ bản, đặc biệt là âm dài, âm ngắn, âm ngắt, âm đục, nắm chắc 4 loại ký tự dùng trong tiếng Nhật: chữ Hán, chữ Katakana, chữ Hiragana, chữ Romaji và viết đúng, đẹp các loại chữ này, đồng thời rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở trình độ sơ cấp I. Học phần cung cấp cho sinh viên 200 chữ Hán. 1000 từ vựng.
25. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp II: 10 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I
Nội dung giảng dạy của học phần này là các bài khoá được lựa chọn trong các giáo trình sơ cấp. Nội dung các bài giảng bao gồm giới thiệu ngữ pháp mới và từ mới, luyện tập cơ bản, luyện tập ứng dụng, luyện tập cách đọc và cách viết chữ Hán mới. Học phần tiếp tục cung cấp các kiến thức ngôn ngữ tiếng Nhật cơ bản ở trình độ sơ cấp, cung cấp thêm khoảng 300 chữ Hán, và 1500 từ vựng, rèn luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết ở trình độ sơ cấp.
26. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp III: 8 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp II
Nội dung giảng dạy của học phần này gồm các bài thuộc các chủ đề về gia đình, nhà trường, xã hội. Cấu trúc một bài gồm 4 phẩn: Phần đọc hiểu, phần hội thoại, phần từ mới, phần luyện tập. Học phần này củng cố kiến thức đã học trong phần Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I và II, phát triển 4 kỹ năng tổng hợp nghe, nói, đọc, viết, chú trọng khả năng giao tiếp, cung cấp các kiến thức cơ bản về đất nước, con người Nhật Bản thông qua một số chủ đề chính, cung cấp thêm khoảng 2000 từ vựng và 500 chữ Hán.
27. Thực hành tiếng Nhật tổng hợp IV: 8 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp III
Luyện tập các kỹ năng thực hành tiếng theo một số chủ đề về văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, rèn luyện và nâng cao 4 kỹ năng, nói, đọc, viết ở trình độ trung cấp II. Học phần này cung cấp thêm khoảng 500 chữ Hán và 2500 từ vựng, nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng gắn với các kiến thức văn hóa, xã hội tổng hợp trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại.v.v..., mở rộng tầm nhìn cho sinh viên, giúp họ hiểu biết thêm về đất nước, con người Nhật Bản.
28. Nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I.
Cho nghe các bài nghe xoay quanh chủ đề sinh hoạt thường ngày. Các bài nghe là những bài hội thoại thông thường, tốc độ vừa phải, không có tạp âm hay tiếng ồn, ngôn ngữ chuẩn, giọng nói rõ ràng, mạch lạc. Học phần giúp sinh viên có khả năng nghe hiểu được nội dung một bài có độ dài 150 ~ 200 từ, hiều được các vấn đề trong sinh hoạt thông thường, nghe hiểu và tóm tắc được nội dung, trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên.
29. Nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu I
Học phần giúp cho sinh viên nghe các bài nghe xoay quanh một số chủ đề về sinh hoạt hàng ngày. Mục tiêu cần đạt được của học phần này là sinh viên nghe được các bài có chủ đề về sinh hoạt thường ngày với độ dài khoảng 200 ~ 250 từ, tốc độ tự nhiên, âm chuẩn; sinh viên hiểu và có thể tóm tắt được nội dung cơ bản, trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên.
30. Nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu II
Nội dung nghe của học phần này là các bản tin ngắn của đài NHK liên quan đến các vấn đề về văn hóa, xã hội. Học phần này giúp sinh viên nghe được các bản tin trên đài, nghe được một số bài có độ dài khoảng 300 từ liên quan tới chủ đề đã học, tóm tắt được ý chính của vấn đề đã nghe và trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu của giảng viên.
31. Nghe hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nghe hiểu III
Nội dung nghe của học phần này là các bài nghe có tính chuyên đề về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – kỹ thuật... Mục tiêu của học phần này lá giúp sinh viên có khả năng nghe được 1 bài có độ dài khoảng 350 ~ 400 từ về lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – kỹ thuật, có thể nghe hiểu được một bài diễn thuyết, các bài phát biểu tại hội thảo, hội đàm về lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội..., giúp họ khi nghe biết cách nắm được các ý chính của bài nghe, biết phân tích và phán đoán.
32. Nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I
Luyện tập các bài hội thoại xoay quanh chủ đề cuộc sống hàng ngày như: làm thêm, gia đình, bạn bè, trong đó các mẫu câu dùng ở thể “desu, masu”. Học phần này giúp sinh viên thành thạo các kỹ năng nói dưới dạng hỏi – trả lời, nắm chắc các câu đơn giản phù hợp với trình độ trung cấp I, nói đúng mẫu câu, ngắn gọn, dễ hiểu, đúng ngữ âm, ngữ điệu, đồng thời giới thiệu một số tri thức cơ bản về cuộc sống của người Nhật.
33. Nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói I
Nội dung luyện tập thực hành nói ở học phần này gồm các chủ đề xoay quanh cuộc sống đời thường như kết bạn, các món ăn của 2 dân tộc Việt Nam và Nhật Bản... ở học phần này, sinh viên được tập trung luyện cách nói tự nhiên, đơn giản dùng trong quan hệ bạn bè. Học phần giúp sinh viên sử dụng đúng mẫu câu, nói lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, đồng thời bổ sung cho họ thêm từ và tri thức về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Nhật, giúp họ có khả năng trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong vòng 2 – 3 phút.
34. Nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói II
Nội dung luyện kỹ năng nói của học phần này là những vấn đề liên quan tới của chủ đề môi trường, ngôn ngữ, du lịch... Học phần này giúp cho sinh viên có khả năng đối ngoại với người Nhật trong các tình huống giao tiếp thông thường, nắm vững được nghi thức giao tiếp, có thể phát biểu được ý kiến của mình, tỏ sự đồng tính hay phản bác, có khả năng nói trôi chảy, lưu loát, đúng ngữ âm, ngữ điệu và có thể độc thoại một cách trơn tru trong vòng 3 – 5 phút.
35. Nói IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Nói III
Nội dung luyện tập nói của học phần này bao gồm các vấn đề liên quan tới các công việc của công ty, trong đó có nhiều vấn đề đề cập đến cách ứng xử ở công ty, phong tục tập quán, lề lối làm việc của người Nhật. Đặc biệt, ở học phần này sinh viên được tập trung luyện tập cách dùng kính ngữ (từ tôn kính và khiêm nhường). Học phần giúp cho sinh viên làm quen với các công việc thực tế tại các công ty Nhật hoặc Việt Nam, thông qua tiếng Nhật để hiểu được tác phong và phong cách làm việc của người Nhật thông qua tiếng Nhật, biết cách dùng từ chuẩn xác, có chọn lọc trong các ngữ cảnh khác nhau. Bên cạnh đó, học phần này cũng giúp cho sinh viên có thể nói tiếng Nhật lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, đúng văn cảnh.
36. Đọc hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hàn tiếng Nhật tổng hợp.
Các bài học hiểu sử dụng ở học phần này bao gồm các bài văn xuôi có nội dung đơn giản, dễ hiểu xoay quanh cuộc sống thường ngày. Học phần này rèn luyện kỹ năng đọc, giúp sinh viên đọc được các bài có độ dài khoảng 150 ~ 200 từ trong đó lượng chữ Hán chiếm khoảng 10%, từ mới dươi 2%; đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, hiểu nội dung, trả lời đúng câu hỏi mà giảng viên yêu cầu. Đồng thời học phần này cũng cung cấp thêm từ vựng, cung cấp thêm mẫu câu mới và các hiện tưởng ngữ pháp mới, cung cấp thêm các tri thức văn hóa, xã hội cho sinh viên.
37. Đọc hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu I.
Nội dung đọc hiểu của học phần này gồm các bài văn xuôi xoay quanh các chủ đề cuộc sống thường ngày, có nội dung phong phú manh tính chuyên đề dễ hiểu.
Mục tiêu của học phần này là rèn luyên kỹ năng đọc, giúp sinh viên đọc được những bài có độ dài khoảng 300 ~ 350 từ trong đó lượng từ mới không quá 3%, đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu. Học phần này cũng cung cấp thêm lượng từ vựng, mẫu câu mới, các hiện tượng ngữ pháp mới cũng như các tri thức về văn hóa, xã hội. Yêu cầu đối với sinh viên là hiểu nội dung, trả lời đúng câu hỏi mà giang viên yêu cầu.
38. Đọc hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu II.
Nội dung của học phần này gồm các bài học về các chuyên đề thuộc các lĩnh vực khác nhau, nội dung phong phú, có tính trừa tượng. Học phần này rèn luyện kỹ năng đọc những bài có độ dài 400 ~ 450 từ liên quan tới chủ điểm đã học, lượng từ mới không quá 5%; thông qua các bài đọc, cung cấp cho sinh viên một lượng từ mới, các hiện tượng ngữ pháp mới và các tri thức về các vấn đề xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật v.v... Yêu cầu đối với sinh viên là đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, đúng ngữ âm, ngữ điệu, hiểu nội dung, trả lời đúng câu hỏi mà giảng viên yêu cầu.
39. Đọc hiểu IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Đọc hiểu III.
Nội dung đọc của học phần này bao gồm các bài tiểu luận của các học giả Nhật Bản viết về các chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học xã hội. Những bài học này có nội dung phong phú, cách tư duy trừu tượng và mang tính chuyên ngành hẹp. Học phần này rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc những bài tiểu luận có độ dài 500 từ trở lên liên quan tới các chủ đề đã nêu ở trên. Ngoài số lượng từ vựng, các kiến thức mới về ngữ pháp tiếng Nhật được cung cấp trong bài học, học phần này còn trang bị cho sinh viên những kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, môi trường...
40. Viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Thực hành tiếng Nhật tổng hợp I
Nội dung của học phần là luyện viết về các chủ đề xung quanh cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu của học phần này luyện cho sinh viên cách viết đoạn văn có độ dài khoảng 100 chữ, câu văn ngắn gọn, dễ hiểu, viết đúng ngữ pháp, đúng chữ Hán.
41. Viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết I
Luyện tập viết các bài viết có nội dung xoay quanh cuộc sống hàng ngày có độ dài khoảng 250 từ. Học phần này giúp sinh viên có thể diễn đạt một cách trôi chảy và đúng ngữ pháp dưới dạng văn bản viết những vấn đề mình suy nghĩ về các chủ đề đơn giản, quen thuộc.
42. Viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết II
Sinh viên được luyện tập viết các bài viết có các chủ đề xoay quanh các chủ điểm sinh hoạt, du lịch, văn hóa, phong tục, tập quán, các vấn đề về chính trị, kinh tế, Học phần này giúp sinh viên có thể viết được các bài văn theo chủ đề có độ dài khoảng 300 từ.
43. Viết IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Viết III
Nội dung chính của học phần này là luyện tập cho sinh viên cách viết đơn xin việc, lý lịch tự thuật, các văn bản có tính giao dịch, thư từ thương mại và cách viết một báo cáo, tiểu luận đơn giản. Học phần này giúp sinh viên có thể viết được một bài viết có tính chuyên luận có độ dài 500 từ trở lên, có thể viết các đơn thư xin việc, văn bản giao dịch...
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục trình độ đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành tiếng Nhật được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Maijor). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2. các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành (nếu có) thuộc ngành tiếng Nhật có thể được thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Nhật, hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Nhật chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữa các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 7 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 20 đvht):
1. Lý luận dịch
2. Thực hành dịch nói I
3. Thực hành dịch nói II
4. Thực hành dịch nói III
5. Thực hành dịch viết I
6. Thực hành dịch viết II
7. Thực hành dịch viết III
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Nhật (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Nhật. Trong trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình đã được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học
Ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành tiếng Nhật để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Trung Quốc (Chinese)
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành tiếng Trung Quốc có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
- Có kiến thức khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên cần thiết đối với một chuyên gia ngôn ngữ;
- Đạt được năng lực sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc (nghe, nói, đọc, viết), bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học;
- Được trang bị những kiến thức cần thiết về lý luận dịch, kỹ năng – kỹ thuật nghiệp vụ phiên dịch và biên dịch; hoặc;
- Có các kiến thức cơ bản về sư phạm học, giáo dục học, giáo học pháp và phương pháp giảng dạy tiếng Trung Quốc.
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
210 đơn vị học trình (đvht), chưa kể phần nội dung về Giáo dục Thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (165 tiết).
Thời gian đào tạo 4 năm.
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo |
đvht |
||
2.2.1 |
Kiến
thức giáo dục đại cương tối thiểu |
70 |
|
2.2.2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu Trong đó tối thiểu: |
140 |
|
|
- Kiến thức ngành (Bao gồm các khối kiến thức: Ngôn ngữ, Văn hóa – Văn học, Tiếng) |
85 |
|
|
- Kiến thức chuyên ngành |
|
|
|
- Kiến thức bổ trợ |
|
|
|
- Thực tập |
5 |
|
|
- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp) |
10 |
|
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương |
59 đvht* |
||
1 |
Triết học Mác – Lênin |
6 |
|
2 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
5 |
|
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
4 |
|
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
4 |
|
5 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 |
|
6 |
Ngoại ngữ II** |
20 |
|
7 |
Tin học cơ sở |
4 |
|
8 |
Giáo dục Thể chất |
5 |
|
9 |
Giáo dục Quốc phòng |
165 tiết |
|
10 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
3 |
|
11 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam |
3 |
|
12 |
Tiếng Việt |
3 |
|
13 |
Ngôn ngữ học đối chiếu |
2 |
|
14 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
|
* Chưa tính các học phần 8 và 9
** Nếu chọn ngành đào tạo thứ 2 là một ngoại ngữ khác với tiếng Trung Quốc
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức chuyên ngành |
85 đvht |
||
a) Khối kiến thức ngôn ngữ |
11 đvht |
||
1 |
Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc |
2 |
|
2 |
Từ vựng học tiếng Trung Quốc |
2 |
|
3 |
Từ pháp tiếng Trung Quốc |
2 |
|
4 |
Cú pháp tiếng Trung Quốc |
2 |
|
5 |
Tiếng Trung Quốc cổ đại |
3 |
|
b) Khối kiến thức văn hóa – văn học |
8 đvht |
||
1 |
Đất nước học Trung Quốc |
3 |
|
2 |
Lịch sử văn học Trung Quốc |
2 |
|
3 |
Trích giảng văn học Trung Quốc |
3 |
|
c) Khối kiến thức tiếng |
66 đvht |
||
1 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp I |
7 |
|
2 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp II |
7 |
|
3 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp III |
8 |
|
4 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV |
6 |
|
5 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp V |
6 |
|
6 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI |
4 |
|
7 |
Kỹ năng nghe hiểu I |
2 |
|
8 |
Kỹ năng nghe hiểu II |
2 |
|
9 |
Kỹ năng nghe hiểu III |
2 |
|
10 |
Kỹ năng nói I |
2 |
|
11 |
Kỹ năng nói II |
2 |
|
12 |
Kỹ năng nói III |
2 |
|
13 |
Kỹ năng đọc I |
2 |
|
14 |
Kỹ năng đọc II |
2 |
|
15 |
Kỹ năng đọc III |
2 |
|
16 |
Kỹ năng đọc IV |
2 |
|
17 |
Kỹ năng viết I |
2 |
|
18 |
Kỹ năng viết II |
2 |
|
19 |
Kỹ năng viết III |
2 |
|
20 |
Kỹ năng viết IV |
2 |
|
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc
1. Triết học Mác – Lênin: 6 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 4 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 41/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh: 3 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Ngoại ngữ II: 20 đvht
Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành ngoại ngữ tương ứng.
7. Giáo dục Thể chất: 5 đvht
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Giáo dục Quốc phòng:165 tiết
Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/05/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Tin học cơ sở: 4 đvht
Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử. Giúp sinh viên nắm vững các thao tác truy cập Internét, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử, khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ văn bản phục vụ công tác văn phòng, sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Việt
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của ngôn ngữ loài người, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tư duy; cung cấp những tri thức chung về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng để hiểu một ngôn ngữ cụ thể (Tiếng Việt hoặc ngoại ngữ đang học) và để đối chiếu ngôn ngữ.
11. Cơ sở văn hóa Việt Nam: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hóa học đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Thông qua các thành tố văn hóa, không gian, thời gian văn hóa, sinh viên hiểu được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hóa dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hóa của ngoại ngữ được học.
12. Tiếng Việt: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần góp phần củng cố và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ cao (kỹ năng ghi chép bài giảng, bài nói, kỹ năng tóm tắt, kỹ năng tổng thuật qua nghe hoặc đọc văn bản...). Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đế đối chiếu ngôn ngữ và góp phần hình thành cho sinh viên một phương pháp học tập ngoại ngữ phù hợp.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ học, Tiếng Việt, các học phần kỹ năng II thuộc khối kiến thức tiếng.
Học phần cung cấp cho sinh viên công cụ về mặt lý thuyết để so sánh đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nhằm hiểu sâu hơn cả 2 ngôn ngữ; cung cấp các thao tác cụ thể được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu ngôn ngữ.
14. Phương pháp nghiên cứu khoa học: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác – Lênin
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chủ yếu mang tính lý thuyết liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ thuật nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy tiếng nước ngoài.
Học phần còn giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ thuật nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích, đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể.
15. Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ họ
Học phần Ngữ âm văn tự tiếng Trung Quốc gồm hai phần:
A. Phần ngữ âm: Giới thiệu các kiến thức cơ bản ngữ âm tiếng Trung Quốc hiện đại, các khái niệm ngữ âm cơ bản như âm tố, âm vị, nguyên âm, phụ âm, thanh mẫu, vận mẫu, âm tiết; giới thiệu hệ thống thanh điệu, quy luật kết hợp thanh mẫu – vận mẫu – thanh điệu và các quy luật biến đổi thanh điệu trong tiếng Trung Quốc; hướng dẫn sinh viên cách viết phiên âm latinh, phiên âm quốc tế, biết mô tả các âm để trên cơ sở đó có khả năng tự chỉnh âm.
B. Phần văn tự: Các kiến thức cơ bản về văn tự học tiếng Trung Quốc; Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chữ Hán; Đặc điểm cấu tạo chữ Hán; Nghiên cứu mối quan hệ giữa chữ và nghĩa chữ tiếng Trung Quốc cổ.
16. Từ vựng học tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần giới thiệu cho sinh viên ý nghĩa, vai trò của môn học, quan hệ của môn học với các môn Ngữ âm và Ngữ pháp. Nội dung gồm: khái niệm từ và từ vựng, các đơn vị từ vựng như từ, cụm từ cố định; nghĩa từ, tính chất nghĩa từ, phân tích nghĩa từ, trường ngữ nghĩa.
17. Từ pháp tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần có nội dung gồm: Khái quát về đặc điểm ngữ pháp tiếng Trung Quốc hiện đại; Hệ thống ngữ pháp; Tính chất, đơn vị ngữ pháp; Từ, phân định từ loại, phương thức cấu tạo từ, cách dùng từ. Xác định các tiêu chí phân định từ loại, đặc điểm của các tiểu từ loại và cách vận dụng chúng, trong đó tập trung đi sâu vào miêu tả, nghiên cứu các vấn đề về từ loại cụ thể trong tiếng Trung Quốc. Trên cơ sở xác định tính chất của từ loại, vận dụng để phân tích và chữa các câu sử dụng từ sai...
18. Cú pháp tiếng Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học.
Học phần chủ yếu gồm các nội dung về: Kết cấu, loại hình cụm từ; Câu, đặc điểm và phân loại câu (câu đơn và câu phức) trong tiếng Trung Quốc; Kiến thức cơ bản về phạm trù ngữ pháp tiếng Trung Quốc; Các phương pháp phân tích ngữ pháp chủ yếu tập trung vào phương pháp phân tích tầng thứ.
19. Tiếng Trung Quốc cổ đại: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thực hành tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở, Dẫn luận ngôn ngữ học, các học phần ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung Quốc hiện đại.
Học phần giới thiệu các kiến thức chung về tiếng Trung Quốc cổ đại,tuyển chọn giảng một số tác phẩm bằng tiếng Trung Quốc cổ; trên cơ sở đó phân tích cách dùng một số từ thông dụng, các hiện tượng ngữ pháp đặc trưng, so sánh sự tương đồng và dị biệt với tiếng Trung Quốc hiện đại trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
20. Đất nước học Trung Quốc: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần kỹ năng thực hành tiếng tương đương trung cấp trở lên
Học phần giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, dân số, dân tộc, tôn giáo;
Khái quát về lịch sử, chế độ chính trị, văn hóa giáo dục, khoa học, kỹ thuật, phong tục tập quán, đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Thông qua các bài giảng giúp cho sinh viên có hiểu biết chung về đất nước, con người Trung Quốc, trên cơ sở đó có thể tự nghiên cứu, mở rộng kiến thức cho mình.
21. Lược sử văn học Trung Quốc: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc 4 – 5 học kỳ đầu về kỹ năng thực hành tiếng.
Học phần giới thiệu các thời kỳ phát triển của lịch sử văn học Trung Quốc, thành tựu nổi bật, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Phần văn học cổ đại giới thiệu văn học Tiên Tần, văn học Lưỡng Hán... Phần văn học hiện đại giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá... Phần văn học đương đại giới thiệu các tác phẩm của Nhữ Chí Quyên, Cao Hiểu Thành, Lưu Học Lâm...
22. Trích giảng văn học Trung Quốc: 3 đvht
Điều kiện tiên quyết: Các học phần thuộc 5 – 6 học kỳ đầu về kỹ năng thực hành tiếng.
Học phần giới thiệu, hướng dẫn học và phân tích nội dung một số tác phẩm văn học hiện đại và đương đại tiêu biểu. Cụ thể: Phần văn học hiện đại có các tác phẩm của Lỗ Tấn, Ba Kim; Phần văn học đương đại có các tác phẩm của Nhự Chí Quyên, Cao Hiểu Thanh, Trưởng Bình...
23. Tiếng Trung Quốc tổng hợp I: 7 đvht
Điều kiện tiên quyết: không
Học phần gồm 30 bài từ bài 1 đến bài 30 trong giáo trình tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 1. Từ bài 1 đến bài 10 cung cấp cho sinh viên kiến thức thực hành ngữ âm tiếng Trung Quốc gồm: phát âm, cách đọc, viết phiên âm. Từ bài 11 đến bài 30, mỗi bài đều có cấu tạo gồm các phần: từ, bài khoá, ngữ pháp, chú thích và viết chữ Hán. Bài khoá chủ yếu xuất hiện những câu đơn giản thường dùng trong sinh hoạt, học tập và các câu thường dùng trên lớp. Ngữ pháp trong mỗi bài thường gồm 1 trọng điểm ngữ pháp và một số hiện tượng thường gặp. Phần chú thích giải thích các hiện tượng ngôn ngữ văn hóa đáng chú ý. Phần bài tập bám sát nội dung kiến thức và kỹ năng từng bài.
24. Tiếng Trung Quốc tổng hợp II: 7đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp I
Học phần gồm 25 bài, từ bài 31 đến bài 55 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 2. Phần này nối tiếp Tiếng Trung Quốc tổng hợp I, kết cấu mỗi bài giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp I, điểm khác là có sự bổ sung thêm phần bài khoá phụ dùng làm bài đọc hiểu bổ trợ, các hiện tượng ngữ pháp xuất hiện lần lượt từ dễ đến khó. Ngoài ra, có một số kiến thức văn hóa được giới thiệu trong phần chú giải. Phần bài tập tăng thêm nội dung luyện nghe hiểu ở mức độ đơn giản.
25. Tiếng Trung Quốc tổng hợp III: 8 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp II
Học phần này gồm 20 bài, từ bài 56 đến bài 76 giáo trình tiếng Trung Quốc tổng hợp sơ cấp cuốn 3, là nối tiếp học phần tiếng Trung Quốc tổng hợp II, kết cấu mỗi bài như ở tiếng Trung Quốc tổng hợp II. Bài khoá phụ đề cập đến chủ đề nhất quán với bài khoá chính nhưng độc lập về mặt nội dung. Nội hàm văn hóa của các bài phần này sâu hơn, các bài nghe hiểu cũng tăng độ dài và độ khó. Chủ điểm của các bài có thể mở rộng đề cập đến giao lưu kinh tế văn hóa Việt – Trung.
26. Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III:
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp trung cấp cuốn 1. Nội dung các bài ở học phần này đã chú ý đến sự giống và khác nhau giữa 2 hệ thống ngôn ngữ, cũng như giữa 2 nền văn hóa Trung – Việt. Bài khóa được biên soạn theo các chủ điểm và thể văn khác nhau, có độ dài vừa phải. Bài tập gồm các dạng mô phòng, lý giải, ghi nhớ, củng cố, semina...
27. Tiếng Trung Quốc tổng hợp V: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV:
Học phần này gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp trung cấp cuốn 2, nối tiếp Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV trong chương trình tiếng Trung Quốc trung cấp. Cấu tạo các bài cũng giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, chủ điểm các bài được nâng lên cấp độ cao hơn, đề cập đến các kiến thức khoa học như mặt trời, mặt trăng, sao Hỏa...
28. Tiếng Trung Quốc tổng hợpVI: 4 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V
Học phần này gồm 12 bài trong giáo trình tiếng Trung Quốc tổng hợp cao cấp cuốn 1. Cấu tạo của mỗi bài gồm bài khoá, từ mới, chú thích, ngữ pháp – văn hóa và phần bài tập. Bài khoá gồm nhiều chủ điểm khác nhau, phần lớn phản ảnh tư tưởng và cuộc sống của người Trung Quốc hiện đại. Phần từ mới không có đối dịch mà giải thích trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc. Phần chú thích chủ yếu tập trung giải quyết các hiện tượng lịch sử, văn hóa, không thể dựa vào ngữ cảnh để phán đoán hoặc khó tra cứu. Phần ngữ pháp chú ý tới những hiện tượng ngôn ngữ khó đối với người Việt Nam học tiếng Trung Quốc.
29. Tiếng Trung Quốc tổng hợp VII: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI
Học phần này gồm 18 bài trong giáo trình Tiếng Trung Quốc tổng hợp cao cấp cuốn 2. Đây là học phần nối tiếp học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI nên kết cấu và đặc điểm của từng bài cũng giống như ở Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. Nội dung gồm bài khoá, từ mới, chú thích, ngữ pháp – văn hóa và phần bài tập. Bài khoá gồm nhiều chủ điểm khác nhau, phần lớn phản ánh tư tưởng và cuộc sống của người Trung Quốc hiện đại. Phần từ mới không có đối dịch mà giải thích trực tiếp bằng tiếng Trung Quốc. Phần chú thích chủ yếu tập trung giải quyết các hiện tượng lịch sử, văn hóa, không thể dựa vào ngữ cảnh để phán đoán hoặc khó tra cứu. Phần ngữ pháp chú ý tới những hiện tượng ngôn ngữ khó đối với người Việt Nam học tiếng Trung Quốc.
30. Thực hành dịch: 6 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI.
Nội dung học phần gồm 2 phần dịch nói I và dịch viết I, trong đó phần dịch viết chủ yếu nhằm mục đích giúp sinh viên bước đầu làm quen với bộ môn dịch thông qua việc dịch các văn bản có nội dung ngắn, ngữ pháp đơn giản thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày như danh thiếp, lý lịch, lịch làm việc, quảng cáo, biên bản họp... Phần dịch nói tập trung vào dịch các đoạn hội thoại với các chủ điểm sinh hoạt thường ngày như thời tiết, mua bán, đón tiếp hoặc các vấn đề chung về đời sống xã hội, nhất quán với nội dung của bộ môn thực hành tiếng.
31. Kỹ năng nghe hiểu I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Mỗi bài đều có phần trắc nghiệm nghe, luyện nghe và hệ thống bài tập tương ứng.
32. Kỹ năng nghe hiểu II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng nghe hiểu I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Nghe hiểu I của chương trình nghe hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng nghe hiểu I.
33. Kỹ năng nghe hiểu III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng nghe hiểu II
Học phần gồm 15 bài từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Nghe hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng nghe hiểu I của chương trình nghe hiều tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. So với chương trình nghe hiểu trung cấp, học phần này chú ý bồi dưỡng cho sinh viên kỹ năng nghe hiểu ngữ thể, khả năng nghe phân tích các loại câu dài, phức tạp và khả năng lĩnh hội ý nghĩa chỉnh thể của văn bản.
34. Kỹ năng nói I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Các bài luyện khẩu ngữ đi sâu vào chủ điểm cuộc sống xã hội hiện thực, những vấn đề thời sự thông thường. Tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp được xác định rõ ràng, tạo ra hoàn cảnh “có vấn đề” kích thích nhu cầu “muốn nói” của sinh viên. Hình thức luyện tập đa dạng, sinh động, sát hợp với thực tế giao tiếp.
35. Kỹ năng nói II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng nói I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần nói I của chương trình khẩu ngữ tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng nói I.
36. Kỹ năng nói III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng nói II.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Khẩu ngữ tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần kỹ năng nói I của chương trình khẩu ngữ tiếng Trung Quốc cao cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. So với chương trình khẩu ngữ trung cấp, học phần này tăng cường các bài luyện nói theo các chủ điểm “nóng hổi” và chủ điểm “vĩnh hằng”, chú ý rèn luyện khả năng diễn đạt thành đoạn liền ý và khả năng phản ứng nhanh.
37. Kỹ năng đọc I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Mỗi bài gồm 2 phần: phần đọc bắt buộc (học trên lớp) và phần đọc tự chọn (đọc ở nhà). Chủ điểm các bài đọc bám sát cuộc sống xã hội hiện thực và có nội hàm văn hóa lớn. Hình thức luyện đọc chú ý cả 2 phương pháp đọc kỹ và đọc lướt.
38. Kỹ năng đọc II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng đọc I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc I của chương trình đọc hiểu tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp V. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng đọc I.
39. Kỹ năng đọc III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng đọc II.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc I của chương trình đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. So với chương trình đọc hiểu trung cấp, học phần này có sự mở rộng về phạm vi chủ điểm, chú ý đến thể loại và phong cách viết của bài, rèn luyện cho sinh viên tốc độ đọc và khả năng đọc hiểu chính xác.
40. Kỹ năng đọc IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, Kỹ năng đọc III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối học phần Kỹ năng đọc III của đọc hiểu tiếng Trung Quốc cao cấp. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng đọc III.
41. Kỹ năng viết I: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp III.
Học phần gồm 15 bài, từ bài 1 đến bài 15 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 1. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Kết cấu mỗi bài gồm: Tri thức viết văn, Bài văn mẫu, Chú thích, Bài tập làm văn. Thể loại chính là văn ứng dụng. Học phần này chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên năng lực vận dụng ngôn ngữ viết.
42. Kỹ năng viết II: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, Kỹ năng viết I
Học phần gồm 15 bài, từ bài 16 đến bài 30 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc trung cấp cuốn 2. Học phần này có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp IV. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng viết I nhưng mở rộng thể loại bài viết vớii những văn bản dài, có độ khó hơn ở Kỹ năng viết I.
43. Kỹ năng viết III: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp V, Kỹ năng viết II
Học phần gồm 5 bài, từ bài 1 đến bài 5 giáo trình Viết tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 1. Học phần này tiếp nối chương trình viết tiếng Trung Quốc trung cấp, có mặt bằng kiến thức và kỹ năng đồng bộ với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, được giảng dạy song song với học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI. Kết cấu mỗi bài gồm: Tri thức viết văn, Bài văn mẫu, Chú thích, Bài tập làm văn. Nội dung của học phần này có đòi hỏi cao hơn về mặt kỹ năng, kỹ thuật viết các dạng văn giải thích, nghị luận...
44: Kỹ năng viết IV: 2 đvht
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung Quốc tổng hợp VI, Kỹ năng viết III.
Học phần gồm 5 bài, từ bài 6 đến bài 10 giáo trình viết Tiếng Trung Quốc cao cấp cuốn 2. Học phần này tiếp nối với học phần Kỹ năng viết III của chương trình viết tiếng Trung Quốc cao cấp. Đặc điểm kết cấu và nội dung như học phần Kỹ năng viết III. Sinh viên ngoài việc luyện tập viết các dạng văn bản như tin tức, ghi chép, phóng sự... bước đầu tiếp xúc và làm quen với viết luận văn khoa học làm cơ sở cho việc viết luận văn tốt nghiệp cho sinh viên sau này.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế các chương trình đào tạo cụ thể
Chương trình khung giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chất lượng của quá trình đào tạo, do đó được quy định bắt buộc cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.
4.1. Chương trình khung trình độ đại học ngành Tiếng Trung Quốc được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương trình cấu trúc kiểu đơn ngành (Single Major). Danh mục các học phần (môn học) và khối lượng của chúng đưa ra tại mục 3 chỉ là những quy định bắt buộc tối thiểu. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các Mục 1 và 2, các trường bổ sung những học phần cần thiết để xây dựng thành chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng kiến thức không dưới 210 đơn vị học trình (không kể các nội dung về Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4.2. Phần kiến thức chuyên ngành
(nếu có) thuộc ngành tiếng Trung Quốc có thể thiết kế theo từng lĩnh vực chuyên sâu hẹp của ngành Tiếng Trung Quốc (như sư phạm, phiên dịch, ngôn ngữ, văn hóa, văn học...), hoặc theo hướng phát triển qua một ngành thứ hai khác để hình thành tiếng Trung Quốc chuyên ngành. Sự khác biệt về nội dung đào tạo giữ các chuyên ngành nằm trong giới hạn 20% kiến thức chung của ngành.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành sư phạm, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 9 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý luận chung giảng dạy tiếng Trung quốc
2. Phương pháp giảng dạy các bình diện ngôn ngữ
3. Phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ
4. Kiểm tra – đánh giá
5. Tâm lý học đại cương
6. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
7. Giáo dục học đại cương
8. Giáo dục học phổ thông
9. Quản lý nhà nước và quản lý ngành giáo dục.
Trường hợp lựa chọn chuyên ngành phiên dịch, sinh viên cần học bổ sung tối thiểu 7 học phần sau (với tổng khối lượng tối thiểu 25 đvht):
1. Lý thuyết dịch
2. Thực hành dịch I
3. Thực hành dịch II
4. Thực hành dịch III
5. Thực hành dịch IV
6. Thực hành dịch V
7. Dịch chuyên ngành.
4.3. Phần kiến thức bổ trợ (nếu có) có thể được trường thiết kế theo một trong hai hướng sau:
- Bố trí các nội dung được lựa chọn khá tự do, liên quan tới nhiều ngành đào tạo nhưng xét thấy có lợi trong việc mở rộng năng lực hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Bố trí các học phần có nội dung thuộc một ngành đào tạo thứ hai khác với ngành tiếng Trung Quốc (thí dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, Quản trị kinh doanh, Quan hệ quốc tế, Việt Nam học...) nhằm giúp mở rộng phạm vi hoạt động của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong trường hợp mảng kiến thức thuộc ngành thứ hai có khối lượng bằng hoặc vượt 25 đvht, chương trình mới được tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu ngành chính (Major)- ngành phụ (Minor), trong đó ngành chính là Tiếng Trung Quốc. Trường hợp khối lượng này bằng hoặc vượt 45 đvht, chương trình tạo ra sẽ có cấu trúc kiểu song ngành (Double Major).
- Trường hợp đặc biệt khi chương trình mới tạo ra thỏa mãn đồng thời những quy định về chương trình khung tương ứng với hai ngành đào tạo khác nhau thì người tốt nghiệp sẽ được nhận hai văn bằng đại học. Đương nhiên trong trường hợp này, khối lượng kiến thức của toàn chương trình và thời gian đào tạo theo thiết kế sẽ lớn hơn nhiều so với ba kiểu cấu trúc chương trình trên.
4.4. Chương trình được biên soạn
Theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu, đọc tài liệu, thảo luận, làm các bài tập và thực hành. Khối lượng kiến thức của chương trình được xác định phù hợp với khuôn khổ mà Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định cho một chương trình giáo dục đại học 4 năm. Chương trình này cũng được biên soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học đại học.
4.5. Hiệu trưởng các trường đại học
Ký quyết định ban hành chương trình đào tạo ngành tiếng Nhật để triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.