BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3576/QĐ-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2021
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2021 (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng đơn vị có liên quan, tổ chức/cá nhân chủ trì nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-KHCN ngày tháng năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Mục tiêu |
Dự kiến sản phẩm |
Thời gian thực hiện |
Phương thức thực hiện |
|
Tuyển chọn |
Giao trực tiếp |
|||||
1 |
Điều tra đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản (sắn, cà phê), làng nghề chế biến gỗ, mây, tre và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường bền vững |
- Đánh giá được hiện trạng và ảnh hưởng đến môi trường của các cơ sở sơ chế, chế biến sắn, cà phê, làng nghề chế biến gỗ, mây, tre. - Đề xuất được các nhóm giải pháp kỹ thuật sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường. - Xây dựng được hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sơ chế, chế biến sắn, cà phê, làng nghề chế biến gỗ, mây, tre. |
- Báo cáo hiện trạng và đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của các cơ sở sơ chế, chế biến sắn, cà phê, các làng nghề chế biến gỗ, mây, tre. - Báo cáo đề xuất các nhóm giải pháp kỹ thuật sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường trong sơ chế, chế biến sắn, cà phê, gỗ, mây, tre. - Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý, BVMT đối với các cơ sở sơ chế, chế biến sắn, cà phê, làng nghề chế biến gỗ, mây, tre được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu của Bộ thông qua. |
2021- 2022 |
|
Viện Môi trường Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam |
2 |
Đánh giá tác động của Ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) đến đa dạng sinh học và đề xuất hướng sử dụng ruồi lính đen để sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm ở Việt Nam |
Đánh giá được tác động của ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) đến đa dạng sinh học của Việt Nam |
- Báo cáo kết quả giải trình gen Ruồi lính đen. - Báo cáo đánh giá tác động của Ruồi lính đen đến môi trường và đa dạng sinh học. - Báo cáo đề xuất hướng sử dụng Ruồi lính đen. - Báo cáo đánh giá việc sử dụng phụ phẩm trong chế biến, chất thải trong chăn nuôi và thủy sản của ruồi lính đen để sản xuất thức ăn giàu Protein cho gia súc, gia cầm. - Quy trình chăn nuôi ruồi lính đen làm thức ăn cho gia súc và gia cầm. |
2021 |
x |
|
3 |
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí và đề xuất các giải pháp xử lý mùi hôi trong chăn nuôi lợn |
Đánh giá được hiện trạng ô nhiễm không khí và đề xuất các giải pháp xử lý mùi hôi trong chăn nuôi lợn |
- Báo cáo đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí, nguyên nhân gây mùi hôi trong chăn nuôi lợn và các giải pháp công nghệ đang áp dụng để xử lý mùi hôi trong chăn nuôi lợn. - Đề xuất giải pháp xử lý mùi hôi trong chăn nuôi lợn. - Báo cáo đề xuất giải pháp xử lý mùi hôi trong chăn nuôi lợn. - 03 mô hình áp dụng các giải pháp xử lý mùi hôi với các quy mô chăn nuôi nông hộ, vừa và nhỏ. - Sổ tay hướng dẫn giải pháp xử lý mùi hôi trong chăn nuôi lợn được Cục Chăn nuôi thông qua. |
2021- 2022 |
|
Viện Chăn nuôi |
4 |
Xây dựng quy trình kỹ thuật cứu hộ, nhân nuôi và tái thả 8 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ |
Xây dựng được 03 bộ quy trình kỹ thuật cứu hộ, nhân nuôi phục hồi và tái thả 03 nhóm loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ (Cầy hương, Cầy vòi hương, Cầy vòi mốc; Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Công; Tê tê Java, Trút). |
- 01 báo cáo đánh giá thực trạng cứu hộ, nhân nuôi và tái thả của các loài nghiên cứu. - 01 báo cáo tổng hợp về đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính, kỹ thuật cứu hộ, nhân nuôi phục hồi và tái thả các loài Cầy hương, Cầy vòi hương, Cầy vòi mốc, Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Công, Tê tê, Trút. - 03 quy trình kỹ thuật cứu hộ, nhân nuôi phục hồi và tái thả cho 03 nhóm loài bao gồm Cầy hương, Cầy vòi hương, Cầy vòi mốc; Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Công; và Tê tê Java, Trút được Tổng cục Lâm nghiệp chấp thuận bằng văn bản. |
2021 - 2022 |
|
Trường Đại học Lâm nghiệp |
5 |
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nước thải, bùn thải từ nuôi thâm canh tôm, cá tra. |
Góp phần giảm thiểu được tác động xấu đến môi trường do sử dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nuôi thâm canh tôm, cá tra. |
- Báo cáo hiện trạng, tồn dư thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nước thải, bùn thải từ nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nước thải, bùn thải từ nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra. - Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật giảm thiểu sử dụng thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong nước thải, bùn thải từ nuôi thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. |
2021 - 2022 |
x |
|
6 |
Xây dựng quy trình kỹ thuật cứu hộ các loài động vật có vú ở biển Việt Nam. |
Góp phần bảo vệ được các loài động vật có vú ở biển Việt Nam. |
- Báo cáo đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nghề khai thác hải sản đến các loài động vật có vú ở biển Việt Nam. - Báo cáo rà soát các quy định (trong nước và quốc tế) về quản lý các loài động vật có vú ở biển Việt Nam. - Đề xuất giải pháp bảo vệ các loài động vật có vú ở biển Việt Nam. - Dự thảo Quy trình kỹ thuật cứu hộ động vật có vú ở biển Việt Nam để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. |
2021 - 2022 |
x |
|
7 |
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước trong một số hệ thống CTTL (Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Dầu Tiếng- Phước Hoà) |
- Đánh giá được khả năng tiếp nhận nước thải của các công trình thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước (bao gồm chất lượng nước) trong một số Hệ thống CTTL do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Dầu Tiếng-Phước Hoà). |
- Báo cáo đánh giá thực trạng nguồn xả thải (vị trí, lưu lượng, chất lượng nước xả thải và chủ nguồn thải; tình hình vi phạm và xử lý vi phạm về xả nước thải vào công trình thủy lợi; hiện trạng cấp phép xả nước thải…) và công tác quản lý nguồn thải xả vào công trình thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý. - Báo cáo đánh giá tác động của các nguồn thải đến chất lượng nước. - Báo cáo đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các công trình thủy lợi. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước (bao gồm chất lượng nước) trong một số Hệ thống CTTL do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Dầu Tiếng-Phước Hoà) (Các sản phẩm nói trên được Tổng cục Thủy lợi chấp thuận, sử dụng) |
2021- 2023 |
|
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam |
8 |
Xây dựng tài liệu hướng dẫn đánh giá nguy cơ rủi ro (sự cố) môi trường và phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục theo các cấp độ rủi ro thiên tai |
- Xây dựng được tài liệu hướng dẫn đánh giá nguy cơ rủi ro (sự cố) môi trường và phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục theo các cấp độ rủi ro thiên tai để hướng dẫn các địa phương thực hiện. - Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn khi có thiên tai. - Cung cấp các cơ sở khoa học để lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường vào kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai. |
- Báo cáo tổng quan về vùng thiên tai và các thiên tai điển hình theo các cấp độ rủi ro thiên tai. - Báo cáo về các nguy cơ môi trường (tên hoạt động, điểm) khi xảy ra thiên tai của 03 khu vực thiên tai đặc trưng. - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn khi có thiên tai. - Dự thảo tài liệu hướng dẫn đánh giá nguy cơ rủi ro (sự cố) môi trường và phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục theo các cấp độ rủi ro thiên tai để lòng ghép vào “Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai” do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai ban hành (được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu của Bộ thông qua). |
2021- 2022 |
|
Trường Đại học Thuỷ lợi |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.