ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3564/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 02 tháng 12 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Công văn số 634/BTL-CHC ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về đẩy mạnh tăng gia sản xuất và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng bộ đội;
Căn cứ Thông báo số 128-TB/VPTU ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Văn phòng Tỉnh ủy về Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp sáng ngày 24 tháng 10 năm 2016. Trong đó, Thường trực Tỉnh ủy đã cơ bản thống nhất về nội dung Đề án tăng gia sản xuất, chăn nuôi gắn với căn cứ hậu cần kỹ thuật của tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 4340/TTr-SKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng gia sản xuất, chăn nuôi gắn với căn cứ hậu cần – kỹ thuật của tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề án: Đề án tăng gia sản xuất, chăn nuôi gắn với căn cứ hậu cần – kỹ thuật của tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
2. Địa điểm thực hiện đề án: Tiểu khu 229B và 230B, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc.
3. Chủ đầu tư: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
4. Mục tiêu đề án: Xây dựng, triển khai đề án tăng gia sản xuất, chăn nuôi gắn với căn cứ hậu cần – kỹ thuật của tỉnh là một nội dung thực hiện lộ trình xây dựng căn cứ hậu cần – kỹ thuật, xây dựng tiềm lực hậu cần khu vực phòng thủ. Trước mắt tạo nguồn thu nhằm cải thiện đời sống cho lực lượng vũ trang tỉnh, đồng thời chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng huy động bảo đảm cho tác chiến phòng thủ.
5. Quy mô đề án: Tổng diện tích đề án: 176,51 ha. Trong đó:
a) Đất đã được cấp quyền sử dụng đất quốc phòng: 75,89 ha. Tại khu vực đất quốc phòng này, bố trí các hạng mục sau:
- Trồng thanh long 04 ha, giai đoạn I: năm 2017 trồng 01 ha, quy mô 1.100 trụ, 03 ha còn lại dự phòng để trồng cỏ và khu chăn thả bò, khi cung cầu thị trường thanh long ổn định sẽ tiến hành trồng 03 ha còn lại.
- Chăn nuôi 100 con bò Laisind và bò vỗ béo, với diện tích 05 ha, trong đó diện tích trồng cỏ 4,5 ha; diện tích chuồng trại, ủ phân 0,5 ha. Ngoài ra, có 03 ha diện tích quy hoạch thanh long chưa trồng dùng để trồng cỏ và khu chăn thả, khu đất quốc phòng đập thủy lợi Hàm Liêm - Hàm Cần có diện tích 42,89 ha.
- Nuôi cá nước ngọt với diện tích mặt nước nuôi bình quân trong năm khoảng 15 ha (quy hoạch khu vực lòng hồ 24 ha).
b) Đất mở rộng đề án (tiếp tục thực hiện theo mục tiêu lâm nghiệp theo đúng quy hoạch 03 loại rừng, không chuyển mục đích sử dụng rừng, đất):
100,62 ha thuộc Tiểu khu 229B và 230B, đối tượng rừng sản xuất (hiện do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Giang quản lý), gồm:
- 63,31 ha đất có rừng (gồm: 63,2 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL phục hồi, có trữ lượng bình quân: 17,497 m3/ha và 0,11 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất LRRL nghèo, có trữ lượng bình quân: 68,7 m3/ha): Nhận khoanh nuôi, bảo vệ theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- 37,31 ha đất chưa có rừng (đất có cây gỗ tái sinh - DT2), có trữ lượng bình quân: 6,822 m3/ha; chủ yếu là các loài cây có giá trị kinh tế thấp, hình dáng thân cây cong queo, đường kính nhỏ, phẩm chất xấu: Khai hoang để trồng keo lá tràm; trong đó: diện tích trồng keo là 35 ha, diện tích đường nội bộ, ranh cản lửa là 2,31 ha.
6. Tiến độ thực hiện đề án:
a) Trồng keo lá tràm nguyên liệu giấy, thực hiện 3 chu kỳ, từ năm 2017 đến năm 2030:
- Chu kỳ thứ nhất từ năm 2017 đến năm 2021.
- Chu kỳ thứ hai từ năm 2021 đến năm 2025.
- Chu kỳ thứ ba từ năm 2026 đến năm 2030.
b) Trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap: Từ năm 2017 đến năm 2030.
c) Chăn nuôi bò LaiSind và bò vỗ béo: Từ năm 2017 đến năm 2030.
d) Nuôi cá nước ngọt thả hồ thủy lợi, triển khai nhiều chu kỳ nuôi cá, bắt đầu chuẩn bị hồ nuôi từ năm 2017, với phương thức đánh bắt thả bù.
7. Tổng vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và kế hoạch hoàn ứng ngân sách tỉnh:
a) Tổng vốn đầu tư của đề án: 9.824.776.330 đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư: Vốn tạm ứng ngân sách tỉnh và vốn tự có của đơn vị. Trong đó:
- Vốn tạm ứng ngân sách tỉnh: 9.000.000.000 đồng.
- Vốn tự có của đơn vị: 824.776.330 đồng.
c) Kế hoạch bố trí vốn tạm ứng và hoàn ứng ngân sách tỉnh:
- Kế hoạch bố trí vốn tạm ứng 9.000.000.000 đồng:
+ Năm 2017: Tổ chức xây dựng, sửa chữa chuồng trại, trồng cỏ và mua 36 con bò giống; vốn tạm ứng triển khai là 2.300.000.000 đồng.
+ Năm 2018: Xây dựng nhà ở phân đội sản xuất, trồng rừng keo lá tràm 35 ha, mua thêm 32 con bò, tổ chức nuôi cá nước ngọt hồ thủy lợi; vốn tạm ứng triển khai là 3.000.000.000 đồng.
+ Năm 2019: Mua thêm 32 con bò, trồng 01 ha thanh long, thực hiện triển khai các hạng mục phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất; vốn tạm ứng triển khai là 2.000.000.000 đồng.
+ Năm 2020: Triển khai thực hiện chi phí 4 loại hình nuôi bò, trồng thanh long, trồng rừng keo lá tràm, nuôi cá và thanh toán nợ các hạng mục phục vụ cho sinh hoạt, chuồng trại chăn nuôi đã hoàn thành; vốn tạm ứng triển khai là 1.700.000.000 đồng.
- Kế hoạch hoàn ứng ngân sách tỉnh 9.000.000.000 đồng:
Dự kiến nguồn thu của Đề án qua các năm 2016 – 2020 còn thấp, chưa ổn định, bên cạnh đó phải cân đối kinh phí để tái đầu tư, trong đó nguồn thu chính từ trồng keo lá tràm chu kỳ thứ nhất đến cuối năm 2021 mới thu hoạch. Do đó, lộ trình hoàn ứng, như sau:
+ Năm 2022 trả nợ: 1.800.000.000 đồng.
+ Năm 2023 trả nợ: 1.800.000.000 đồng.
+ Năm 2024 trả nợ: 1.800.000.000 đồng.
+ Năm 2025 trả nợ: 1.800.000.000 đồng.
+ Năm 2026 trả nợ: 1.800.000.000 đồng.
Điều 2. Căn cứ Điều 1, Quyết định này:
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan đóng cọc bê tông cốt thép để xác định tọa độ, ranh giới; quản lý, khai thác, sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả cao. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án có thể điều chỉnh diện tích cây trồng, diện tích chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất từng giai đoạn nhưng đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ đất được giao, tính hiệu quả của Đề án và phù hợp đối tượng đất đã được giao. Đảm bảo hoàn ứng cho ngân sách tỉnh theo đúng lộ trình đề ra. Đồng thời, hàng năm báo cáo tiến độ thực hiện Đề án cho Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá tác động môi trường, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, kiểm tra xác định tọa độ, ranh giới, lập bản đồ, đánh giá trữ lượng gỗ trên phần diện tích mở rộng tăng gia sản xuất, làm cơ sở giao diện tích đất rừng khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ theo đúng quy định hiện hành.
4. Căn cứ tiến độ thực hiện Đề án hàng năm, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tạm ứng kinh phí cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện Đề án tăng gia sản xuất, chăn nuôi gắn với căn cứ hậu cần – kỹ thuật của tỉnh đến năm 2020 và theo dõi, thu hồi tạm ứng hàng năm cho ngân sách tỉnh theo kế hoạch hoàn ứng phê duyệt Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.