BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3551/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 7896/QĐ-BCT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội, có mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Vùng lãnh thổ Đài Loan (mã vụ việc ER01.AD01) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự, thủ tục điều tra rà soát cuối kỳ thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.
Điều 3. Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát cuối kỳ không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các Bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
TIẾN HÀNH RÀ SOÁT CUỐI KỲ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI
VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI CÓ XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN
TRUNG HOA, CỘNG HÒA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A, MA-LAY-XI-A VÀ VÙNG LÃNH THỔ ĐÀI LOAN
(Kèm theo Quyết định số 3551/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Ngày 05 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là Trung Quốc), Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (sau đây gọi là In-đô-nê-xi-a), Ma-lay-xi-a và Vùng lãnh thổ Đài Loan (sau đây gọi là Đài Loan).
Ngày 29 tháng 4 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất của vụ việc (mã vụ việc AR01.AD01).
Ngày 04 tháng 7 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2398/QĐ-BCT (Quyết định 2398/QĐ-BCT) về kết quả rà soát lần thứ hai của vụ việc (mã vụ việc AR02.AD01).
Căn cứ khoản 2 Điều 62 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Nghị định 10/2018/NĐ-CP), ngày 28 tháng 8 năm 2018, Bộ Công Thương đã thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ và Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) về việc chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ trong vụ việc từ nhà sản xuất trong nước đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Ngày 12 tháng 9 năm 2018, Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ yêu cầu rà soát đối với vụ việc nêu trên. Bên yêu cầu là đại diện của ngành sản xuất trong nước, bao gồm công ty TNHH POSCO VST và công ty cổ phần Inox Hòa Bình.
2. Cơ sở, nội dung rà soát cuối kỳ
a) Cơ sở rà soát cuối kỳ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tiến hành rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Đài Loan (mã vụ việc ER01.AD01).
b) Nội dung rà soát cuối kỳ
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Cơ quan điều tra sẽ xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế - xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá, đánh giá khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá, cụ thể: (i) khả năng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá nếu chấm dứt biện pháp chống bán phá giá; (ii) khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá; và (iii) mối quan hệ nhân quả giữa khả năng bán phá giá với khả năng thiệt hại mà ngành sản xuất trong nước phải chịu.
3. Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát cuối kỳ
a) Mô tả sản phẩm: Sản phẩm thuộc đối tượng rà soát là thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc dạng tấm có chứa 1,2% hàm lượng cacbon hoặc ít hơn tính theo trọng lượng và chứa 10,5% hàm lượng crôm hoặc nhiều hơn, có hoặc không có các nguyên tố khác. Thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày 3,5 mm hoặc ít hơn được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Những sản phẩm này được tiếp tục xử lý (được cắt hoặc được xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.
Các chủng loại sản phẩm sau đây không thuộc phạm vi rà soát cuối kỳ: (i) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm nhưng không được ủ hoặc xử lý nhiệt (Full-hard); (ii) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm với độ dày lớn hơn 3,5 mm.
b) Phân loại theo mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.
c) Mức thuế chống bán phá giá hiện hành: từ 6,64% tới 37,29% tùy thuộc vào nước, vũng lãnh thổ; và tên nhà sản xuất. Chi tiết xem tại Thông báo kèm theo Quyết định 2398/QĐ-BCT .
d) Xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a và Đài Loan.
4. Quy trình và thủ tục rà soát
Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục điều tra, rà soát như sau:
4.1. Đăng ký bên liên quan
a) Căn cứ Điều 5 Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Thông tư 06), tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát cuối kỳ với Cơ quan điều tra để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát cuối kỳ, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát được nêu tại Mục 2 Thông báo này.
b) Tổ chức, cá nhân đăng ký bên liên quan theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 06/2018/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ Mục 5 Thông báo này trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày ban hành quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ.
c) Sau khi nhận được Đơn đăng ký bên liên quan, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận chấp thuận hoặc không chấp thuận trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc. Trường hợp không chấp thuận, Cơ quan điều tra nêu rõ lý do.
d) Bên liên quan theo quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2018/NĐ- CP.
4.2. Bản câu hỏi rà soát cuối kỳ
Căn cứ Điều 57 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định rà soát, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các đối tượng sau đây:
- Bên nộp hồ sơ yêu cầu rà soát
- Bên bị đề nghị rà soát
- Các bên liên quan khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản câu hỏi điều tra rà soát, bên nhận được bản câu hỏi phải gửi bản trả lời đầy đủ cho Cơ quan điều tra. Thời hạn này có thể được Cơ quan điều tra xem xét, gia hạn một lần với thời hạn tối đa không quá 30 ngày trên cơ sở văn bản đề nghị gia hạn của bên đề nghị gia hạn.
- Bản câu hỏi điều tra được coi là nhận được sau 07 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan điều tra gửi đi. Ngày gửi được xác định căn cứ dấu bưu điện.
4.3. Điều tra tại chỗ trong vụ việc rà soát cuối kỳ
a) Căn cứ khoản 3 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền tiến hành việc điều tra tại chỗ, bao gồm cả việc điều tra tại nước ngoài nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại.
b) Quy trình, thủ tục điều tra tại chỗ được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4.4. Tiếng nói và chữ viết trong quá trình tiến hành rà soát cuối kỳ
a) Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình rà soát là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiên dịch.
b) Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
4.5. Bảo mật thông tin trong vụ việc rà soát cuối kỳ
Cơ quan điều tra thực hiện việc bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4.6. Hợp tác trong quá trình rà soát cuối kỳ
Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
a) Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc rà soát thì kết luận rà soát đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên các cơ sở thông tin sẵn có.
b) Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được xem xét và kết luận rà soát đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
c) Các bên liên quan không hợp tác theo điểm a và b Điều 4.6 Thông báo này sẽ không được xem xét miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
Cơ quan điều tra khuyến nghị các Bên liên quan tham gia hợp tác đầy đủ trong quá trình vụ việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4.7. Thời hạn rà soát cuối kỳ
Căn cứ điểm d, khoản 2, Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, thời hạn rà soát cuối kỳ không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.
Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp
Cục phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +842473037898 máy lẻ 112 (Cán bộ điều tra Vũ Quỳnh Giao)
+842473037898 máy lẻ 113 (Cán bộ điều tra Phùng Gia Đức)
Thư điện tử: giaovq@moit.gov.vn; ducpg@moit.gov.vn; ninhtt@moit.gov.vn
Quyết định và Thông báo tiến hành rà soát cuối kỳ có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn; hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.