ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2016/QĐ-UBND |
Phú Thọ, ngày 24 tháng 11 năm 2016 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ MẠNG CÁP TREO VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 25 tháng 01 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT, ngày 30/12/2013 của liên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của liên Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung.
Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông;
Theo đề nghị của của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, tại Tờ trình số 42/TTr-STTTT ngày 9/11/2016,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý mạng cáp treo viễn thông trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN
LÝ MẠNG CÁP TREO VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Phú Thọ)
Quy định này quy định về quản lý mạng cáp treo viễn thông, internet, truyền hình (sau đây gọi chung là mạng cáp treo viễn thông) nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo cảnh quan môi trường trên địa bàn tỉnh.
Quy định này áp dụng cho các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị; các doanh nghiệp viễn thông, internet, truyền hình cáp; chủ sở hữu công trình cột treo cáp viễn thông; chủ sở hữu cáp treo viễn thông trên địa bàn tỉnh (không áp dụng đối với cáp viễn thông treo trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và các trường hợp khẩn cấp liên quan đến an ninh quốc gia).
1. Mạng cáp treo viễn thông là hệ thống bao gồm cáp treo viễn thông, cột treo cáp viễn thông và các cấu trúc giá đỡ khác.
2. Cáp viễn thông là tên gọi chung chỉ cáp quang, cáp đồng, cáp đồng trục được dùng để truyền thông tin trong mạng viễn thông thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Cáp treo viễn thông là cáp viễn thông được lắp đặt trên hệ thống đường cột và các cấu trúc đỡ khác.
4. Cột treo cáp là cột bằng thép hoặc bê tông cốt thép dùng để treo cáp viễn thông.
5. Chủ sở hữu cột treo cáp là đơn vị sở hữu hoặc được giao quản lý, khai thác, sử dụng cột treo cáp trên địa bàn tỉnh.
6. Chủ sở hữu cáp treo viễn thông là đơn vị sở hữu hoặc được giao quản lý, khai thác, sử dụng cáp viễn thông treo trên hệ thống cột treo cáp.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý mạng cáp treo viễn thông
1. Việc xây dựng hạ tầng cột treo cáp viễn thông phải phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và có xác nhận bằng văn bản theo quy định. Đối với các doanh nghiệp viễn thông chưa xây dựng quy hoạch thì phải phù hợp với quy hoạch phát triển hạ tầng mạng viễn thông tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và các năm tiếp theo.
2. Trước khi khởi công xây dựng công trình cột treo cáp viễn thông chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành của pháp luật về cấp phép xây dựng công trình hạ tàng kỹ thuật viễn thông thụ động.
3. Việc xây dựng mạng cáp treo viễn thông trên địa bàn tỉnh ngoài việc thực hiện quy định này phải đảm bảo các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng cột treo cáp, đồng thời từng bước xây dựng lộ trình ngầm hóa mạng cáp treo tại các khu vực đô thị; khu, cụm công nghiệp; khu du lịch; khu di tích lịch sử nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường và mỹ quan đô thị.
5. Các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống cáp treo viễn thông, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quy định triển khai mạng cáp treo viễn thông
1. Mạng cáp treo viễn thông được triển khai trong các trường hợp sau:
a) Những nơi đã có sẵn cột treo cáp nhưng chưa có công trình hạ tầng ngầm hoặc có nhưng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của tuyến cáp.
b) Những nơi chưa có quy hoạch đô thị, khu dân cư, chưa có đường giao thông hoặc kế hoạch mở đường giao thông.
c) Để cung cấp dịch vụ tạm thời phục vụ sửa chữa đường giao thông hoặc các công trình khác có liên quan.
2. Mạng cáp treo viễn thông không được triển khai trong các trường hợp sau:
a) Xây dựng mới hệ thống cột treo cáp viễn thông đối với các tuyến đường đã có cột treo cáp hoặc có hạ tầng kỹ thuật ngầm đảm bảo cho việc triển khai mạng cáp viễn thông.
b) Hệ thống cột treo cáp viễn thông vượt qua đường cao tốc, đường giao thông có độ rộng lớn hơn 70m.
3. Khoảng cách tối đa giữa các cột treo cáp viễn thông trên cùng một tuyến không vượt quá 70m.
Điều 6. Quy định về kỹ thuật treo cáp viễn thông
1. Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ cáp treo viễn thông đến mặt đường phải đảm bảo từ 3,5m trở lên đối với tuyến cáp viễn thông treo dọc đường ô tô và 5,5m đối với tuyến cáp treo viễn thông qua đường ô tô; khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất từ cáp treo viễn thông đến mặt đường ray phải đảm bảo từ 7,5m trở lên khi treo cáp viễn thông vượt qua đường sắt.
2. Tổng số cáp viễn thông của một doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng viễn thông treo trên một tuyến không vượt quá bốn cáp. Trường hợp cần bổ sung vượt quá bốn cáp phải thay thế bằng tổ hợp cáp có dung lượng lớn hơn hoặc hạ ngầm.
3. Cáp viễn thông khi treo phải đảm bảo kết cấu chịu lực của cột treo cáp; phải được bó gọn, đưa cáp vào gông hoặc giá đỡ; đảm bảo giới hạn an toàn của các công trình: đường sắt, đường ô tô, đề điều, khu vực an ninh, quốc phòng, sân bay theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp hệ thống cột treo cáp viễn thông không còn khả năng treo thêm, chủ sở hữu cột treo cáp viễn thông phối hợp với chủ sở hữu cáp treo viễn thông xây dựng phương án thay đổi tuyến, hướng cho phù hợp.
Điều 7. Quy định về dùng chung hạ tầng kỹ thuật treo cáp viễn thông
1. Việc quản lý, đầu tư xây dựng công trình cột treo cáp viễn thông dùng chung phải đảm bảo quy định của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Chủ sở hữu công trình cột treo cáp viễn thông phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông khác sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật để treo cáp viễn thông theo quy định.
3. Dùng chung cột treo cáp viễn thông phải đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư, phù hợp, công bằng, hiệu quả; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa chủ sở hữu cột treo cáp viễn thông dùng chung và chủ sở hữu cáp treo viễn thông dùng chung.
4. Khi lắp đặt thêm các tuyến cáp treo hoặc thiết bị phụ trợ vào cột treo cáp dùng chung phải đảm bảo cho hoạt động bình thường của hệ thống đã có và phải được chấp thuận bằng văn bản của chủ sở hữu cột treo cáp.
5. Trong các trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị, phục vụ các nhiệm vụ chính trị khác thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định việc dùng chung cột treo cáp viễn thông theo quy định.
6. Giá thuê công trình cột treo cáp viễn thông dùng chung (đối với công trình đầu tư ngoài nguồn ngân sách nhà nước) do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông về cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Điều 8. Quy định gắn thẻ nhận biết, thẻ báo độ cao cáp treo viễn thông
1. Cáp viễn thông (trừ trường hợp cáp thuê bao) được lắp đặt trên cột treo cáp trước khi đưa vào vận hành khai thác phải gắn thẻ nhận biết; Thẻ nhận biết phải thể hiện thống nhất về ký hiệu, màu sắc cho từng doanh nghiệp viễn thông; Thẻ nhận biết phải được chế tạo và thể hiện đơn giản, dễ nhận biết, bền vững theo thời gian, dễ bố trí, lắp đặt, thay thế, bảo trì, sửa chữa và đảm bảo an toàn trong sử dụng.
2. Thẻ nhận biết cáp treo viễn thông được gắn trên cáp tại vị trí cột treo cáp có kích thước (60x40)mm, khoảng cách tối đa giữa các thẻ nhận biết cáp treo viễn thông là 300m; đối với trường hợp treo cáp qua đường giao thông phải gắn thẻ báo độ cao, kích thước thẻ (130x80)mm.
3. Thông tin trên thẻ nhận biết cáp treo viễn thông bao gồm: Tên và số điện thoại liên hệ của chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý cáp treo viễn thông. Thông tin trên thẻ báo độ cao: là độ cao từ mặt đường giao thông đến điểm võng thấp nhất của đoạn cáp treo qua đường giao thông.
Điều 9. Sắp xếp, chỉnh trang mạng cáp treo viễn thông
1. Hàng năm Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông đồng thời thông báo cho chủ sở hữu công trình cột treo cáp viễn thông và chủ sở hữu cáp treo viễn thông để tham gia phối hợp thực hiện.
2. Chủ sở hữu công trình cột treo cáp viễn thông, chủ sở hữu cáp treo viễn thông phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát, sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp treo viễn thông.
3. Việc sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông thực hiện đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông và các văn bản pháp luật có liên quan.
4. Ngoài việc sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông chủ sở hữu công trình cột treo cáp phối hợp với chủ sở hữu cáp treo viễn thông tiến hành thu hồi cáp hỏng, cáp không sử dụng và thay thế tuyến cáp không đảm bảo an toàn; đồng thời thường xuyên kiểm tra, rà soát, duy tu, bảo dưỡng công trình cột treo cáp để đảm bảo an toàn kỹ thuật.
5. Việc sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông được thực hiện hàng năm theo lộ trình: giai đoạn 2016-2018 hoàn thiện sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông tại các khu vực đô thị; khu, cụm công nghiệp; khu di tích lịch sử đã được xếp hạng. Giai đoạn 2019-2020 hoàn thiện sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông tại các khu vực còn lại.
6. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có cáp treo viễn thông và công trình cột treo cáp viễn thông phải bố trí kinh phí để sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Sở Thông tin và Truyền thông.
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp xây dựng, cải tạo, sửa chữa mạng cáp treo viễn thông thuộc địa bàn quản lý.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông tăng cường hợp tác dùng chung công trình cột treo cáp viễn thông trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy hoạch phát triển mạng viễn thông tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc xây dựng mạng cáp treo của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Sở Giao thông Vận tải.
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đảm bảo phù hợp giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
b) Trước khi triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông phải thông báo cho các tổ chức, đơn vị có công trình hạ tầng kỹ thuật cột treo cáp viễn thông nằm trong phạm vi cải tạo, nâng cấp biết và phối hợp di dời.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật treo cáp viễn thông vi phạm an toàn giao thông theo quy định.
3. Sở Xây dựng.
a) Hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch công trình cột treo cáp viễn thông vào các đồ án quy hoạch xây dựng tại các khu vực đô thị; khu dân cư; khu, cụm công nghiệp; khu di tích lịch sử.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc cấp phép xây dựng công trình cột treo cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về xây dựng công trình cột treo cáp viễn thông theo quy định.
4. Sở Công thương.
a) Chỉ đạo, hướng dẫn Công ty Điện lực Phú Thọ tăng cường quản lý các tuyến cột và sắp xếp, chỉnh trang lại các tuyến cáp treo viễn thông trên hệ thống cột điện bảo đảm đúng quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi mạng cáp viễn thông vi phạm an toàn lưới điện.
5. Sở Tài chính.
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định về quản lý giá thuê công trình cột treo cáp dùng chung.
6. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
a) Hàng năm, chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông tại các khu, cụm công nghiệp và các khu vực trong phạm vi quản lý.
b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát và cấp phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật treo cáp viễn thông theo thẩm quyền.
c) Chỉ đạo, đôn đốc chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật treo cáp viễn thông tiến hành sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp viễn thông tại các khu, cụm công nghiệp.
d) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật treo cáp viễn thông, dùng chung hạ tầng treo cáp viễn thông trong khu, cụm công nghiệp.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị.
a) Trên cơ sở văn bản xác nhận phù hợp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị cấp phép xây dựng công trình cột treo cáp viễn thông theo thẩm quyền.
b) Hàng năm, chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông trên phạm vi địa bàn quản lý.
c) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính chủ sở hữu cáp treo viễn thông, chủ sở hữu cột treo cáp viễn thông không thực hiện việc sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của chủ sở hữu cột treo cáp viễn thông
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông.
2. Có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý các tuyến cột treo cáp viễn thông gồm: đơn vị thuê cột; chủng loại và số lượng cáp treo trên cột; điểm đầu - điểm cuối của tuyến cáp treo viễn thông; thông tin hợp đồng thuê cột treo cáp viễn thông để phục vụ cho công tác theo dõi và quản lý.
3. Thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng công trình cột treo cáp và các cấu trúc giá đỡ khác; tính toán khả năng chịu lực và tải trọng an toàn của cột treo cáp trước khi tiến hành các thủ tục cho thuê treo cáp viễn thông.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ sở hữu cáp treo viễn thông
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông.
2. Có trách nhiệm tháo dỡ, thu hồi cáp hỏng, cáp không sử dụng hoặc cáp có nguy cơ gây mất an toàn cho mạng cáp treo viễn thông theo yêu cầu của chủ sở hữu cột treo cáp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phải ký hợp đồng thuê cột treo cáp viễn thông với chủ sở hữu cột cáp treo (trừ các trường hợp được miễn theo quy định); có tránh nhiệm đóng góp kinh phí để sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo viễn thông theo quy định.
4. Tiến hành gắn thẻ nhận biết, thẻ báo độ cao cáp treo viễn thông đối với mạng cáp của đơn vị theo điều 8 quy định này và các quy định khác của pháp luật về quản lý mạng cáp viễn thông.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.