ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2016/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 09 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ Quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghỉ lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài;
Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về Tổ chức lễ hội;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND18 của HĐND tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ hai, ngày 15 tháng 7 năm 2016;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2016. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ ĐIỀU VỀ THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI,
VIỆC TANG, LỄ HỘI VÀ TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY TRUYỀN THỐNG, ĐÓN NHẬN CÁC DANH HIỆU
THI ĐUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2016/QĐ-UBND ngày 09/8/2016 của
UBND tỉnh Bắc Ninh).
Quy định này quy định một số điều về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua mà các văn bản của Trung ương liên quan đến lĩnh vực này chưa đề cập hoặc nêu chưa rõ.
Các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Các tổ chức, cá nhân ở địa phương khác đến tham dự việc cưới,việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới
1. Thời gian tổ chức lễ cưới không quá 1,5 ngày.
2. Thành phần dự tiệc cưới:
a) Mời họ hàng nội, ngoại, hàng xóm, bạn bè thân thích; đồng nghiệp cùng cơ quan trực tiếp công tác (nếu có).
b) Cán bộ, công chức, viên chức không dự tiệc cưới trong giờ hành chính. Khi tổ chức đám cưới cho bản thân, thân nhân phải báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý về quy mô, hình thức, số lượng khách mời dự.
3. Không tổ chức cỗ lại mặt.
4. Tổ chức đón, rước dâu 01 lần; hạn chế sử dụng rượu, bia trong đám cưới.
5. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức lễ cưới tập thể cho các đôi nam nữ ở cùng một địa điểm, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, lành mạnh.
Điều 4. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang
1. Không phúng viếng bằng lễ chín; nghiêm cấm các hủ tục lạc hậu như khóc mướn, lăn đường, luồn cữu; không rắc vàng mã, tiền mã trên đường đưa tang.
2. Về việc sử dụng vòng hoa.
a) Đối tượng được tổ chức Lễ tang cấp cao (gia đình tang chủ chuẩn bị không quá 15 vòng hoa luân chuyển).
Là cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước); cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng Huân chương hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; các đối tượng trên đang công tác hoặc nghỉ hưu, khi từ trần: 01 vòng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; 01 vòng hoa của địa phương. Các tổ chức, cá nhân khác đến viếng sử dụng vòng hoa luân chuyển.
b) Đối tượng được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức (gia đình tang chủ chuẩn bị không quá 05 vòng hoa luân chuyển).
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc nghỉ hưu (trừ các chức danh được tổ chức Lễ tang cấp cao trở lên) khi từ trần: 01 vòng hoa của cơ quan chủ quản; 01 vòng hoa của địa phương. Các tổ chức, cá nhân khác đến viếng sử dụng vòng hoa luân chuyển.
c) Các đối tượng khác (gia đình tang chủ chuẩn bị không quá 05 vòng hoa luân chuyển).
- Thân nhân (Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ; bố, mẹ chồng; mẹ kế; bố dượng; bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng) của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý (đương chức, nghỉ hưu hoặc đã mất) khi từ trần: 01 vòng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; 01 vòng hoa của địa phương. Các tổ chức, cá nhân khác đến viếng sử dụng vòng hoa luân chuyển.
- Thân nhân (Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ; bố, mẹ chồng; mẹ kế; bố dượng; bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng) của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy quản lý khi từ trần: 01 vòng hoa của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cấp huyện hoặc cấp ủy trực tiếp quản lý; 01 vòng hoa của địa phương. Các tổ chức, cá nhân khác đến viếng sử dụng vòng hoa luân chuyển.
3. Không làm cỗ mời khách trong ngày tang lễ và những ngày tuần tiết.
4. Khuyến khích thực hiện hỏa táng, điện táng và gửi tro cốt vào các chùa trên địa bàn.
5. Việc xây mộ:
a) Chỉ được xây trong nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch.
b) Đối với ngôi mộ không cải táng: Diện tích xây mộ tối đa không quá 2m2, chiều cao không quá 1,2m.
c) Hàng cách hàng 0,7m; mộ cách mộ 0,5m.
Đối với những nơi chưa quy hoạch hoặc nghĩa trang nhân dân chật hẹp thì tiến hành quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa quy hoạch được thì chỉ được xây mộ tại địa điểm được UBND cấp xã cho phép.
Những ngôi mộ đã xây thì giữ nguyên hiện trạng, nếu tu sửa thì không được mở rộng thêm diện tích quá mức quy định trên.
Điều 5. Thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội
1. Các lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch do UBND tỉnh quản lý.
2. Các lễ hội thu hút đông người, thời gian kéo dài; lễ hội liên quan đến từ 2 xã, phường, thị trấn trở lên do UBND cấp huyện trực tiếp quản lý. Các lễ hội khác do UBND cấp xã quản lý.
3. Mỗi nơi thờ tự (đình, chùa, đền, lăng...), di tích lịch sử văn hóa không đặt quá 3 hòm công đức; nghiêm cấm sử dụng tiền âm phủ nhái tiền polyme trong các di tích, lễ hội.
Điều 6. Tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua
1. Các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khi tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua phải xây dựng kế hoạch cụ thể và báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý theo quy định.
2. Các cấp, các ngành, địa phương chỉ tổ chức Lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào các năm tròn (có chữ số cuối cùng là “0”, ví dụ: 10 năm, 20 năm, 30 năm...); năm lẻ 5 (có chữ số cuối cùng là số “5”, ví dụ: 5 năm, 15 năm, 25 năm…).
Khi tổ chức Lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào các năm được quy định tại khoản 2 Điều này, thì được xem xét tặng Bức trướng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh kèm theo mức tiền thưởng bằng mức thưởng Cờ thi đua của UBND tỉnh hoặc xem xét hình thức khen thưởng khác phù hợp. Riêng việc xét tặng Bức trướng chỉ áp dụng đối với ngày truyền thống từ 50 năm trở lên.
3. Việc kỷ niệm ngày truyền thống đối với Ngày Nhà giáo Việt Nam và Ngày Thầy thuốc Việt Nam được tổ chức thường niên, đảm bảo quy mô tổ chức phù hợp, trang trọng, tiết kiệm, thiết thực.
4. Về việc tặng hoa: Cấp quản lý trực tiếp 01 lẵng hoa; ngành dọc cấp trên (nếu có) tặng 01 lẵng. Các tổ chức, cá nhân khác đến dự không tặng hoa.
5. Kỷ niệm truyền thống các năm còn lại, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức gặp mặt nội bộ, không mời khách và cán bộ của cơ quan đã về nghỉ hưu.
Người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc triển khai và tổ chức thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua tại quy định này.
Điều 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có thành tích thực hiện quy định này được xem xét khen thưởng theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương vi phạm, hoặc để người dưới quyền vi phạm quy định tại Quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính.
Điều 9. Ngoài việc thực hiện các nội dung của Quy định này, các cơ quan, đơn vị, địa phương; các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Trung ương và của tỉnh liên quan đến các nội dung tại Quy định này.
Điều 10. Quy định này được phổ biến rộng rãi tới tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương, thôn, làng, khu phố và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBMTTQ và các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phổ biến thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ cuối năm./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.