ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3470/2014/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 17 tháng 10 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính - Xây dựng, hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2557/SNN&PTNT-PTNT ngày 10/10/2014 về ban hành nội dung và mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định nội dung và mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2014 - 2015, theo các nội dung sau:
1. Đối tượng hỗ trợ và phạm vi áp dụng
1.1. Đối tượng hỗ trợ
- Các hộ nghèo, hộ cận nghèo: Áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015;
- Nhóm hộ: Tối thiểu có từ 5 hộ trở lên và phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4 Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính - Xây dựng.
1.2. Phạm vi áp dụng
- Các xã thuộc diện được hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;
- Các thôn, bản thuộc diện được hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư Chương trình 135.
- Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, manh mún;
- Hoạt động của dự án phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của người dân địa phương, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Công khai dân chủ, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân trong tất cả các khâu từ việc thông báo về đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ đến thực hiện, kiểm tra, giám sát;
- Các loại vật tư, thiết bị cho sản xuất phải phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương phát huy hết công năng, tránh gây lãng phí;
- Đối với các hộ thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nếu đang được hưởng các chính sách hỗ trợ ưu đãi khác không trùng với các chính sách được quy định tại Quyết định này thì tiếp tục hưởng các chính sách đó; nếu trùng với các chính sách hỗ trợ trong Quyết định này nhưng mức hỗ trợ khác nhau thì hưởng theo chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
Hỗ trợ cho các hộ cận nghèo bằng 80% kinh phí hỗ trợ cho hộ nghèo của chương trình này; đối với các hộ không phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo khi tham gia nhóm hộ được hỗ trợ bằng 50% kinh phí hỗ trợ cho hộ nghèo của chương trình này.
Ủy ban nhân dân xã là chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
5. Nội dung và mức hỗ trợ phát triển sản xuất
5.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công
a) Nội dung hỗ trợ
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phát triển sản xuất, bao gồm:
+ Biên soạn, in tài liệu đào tạo tập huấn;
+ Thuê hội trường, phòng học, loa đài, máy chiếu, maket;
+ Chi phí ăn nghỉ, đi lại và thù lao cho giảng viên, chuyên gia;
+ Hỗ trợ tiền ăn, nước uống, tiền đi lại, tiền ngủ (nếu phải nghỉ qua đêm), văn phòng phẩm cho học viên trong thời gian tập huấn;
+ Chi phí quản lý lớp học.
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.
b) Mức hỗ trợ
Nội dung và mức chi thực hiện theo các quy định tại: Quyết định số 1060/2011/QĐ-UBND ngày 06/4/2011 của UBND tỉnh về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập tại Thanh Hóa; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; và các quy định hiện hành của pháp luật cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung.
5.2. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và vật tư sản xuất
a) Nội dung hỗ trợ
- Giống cây trồng, vật nuôi, chuồng trại chăn nuôi, giống thủy sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản, nằm trong danh mục đã được các hộ đăng ký trong dự án;
- Những vật tư thiết yếu phù hợp với hạng mục sản xuất trong dự án (phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm);
- Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về sử dụng các loại giống, vật tư theo quy trình sản xuất.
b) Mức hỗ trợ
- Đối với cây trồng:
+ Hỗ trợ một lần tiền mua giống và hỗ trợ ba năm tiền mua phân bón để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm với mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/hộ nghèo;
+ Hỗ trợ tiền mua giống và phân bón cho ba vụ sản xuất liên tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày (bao gồm: Cây lương thực, cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu, cây hoa các loại) với mức hỗ trợ không quá 3 triệu đồng/hộ nghèo.
- Đối với vật nuôi:
+ Hỗ trợ giống và làm chuồng trại chăn nuôi gia súc: Hỗ trợ một lần tiền mua giống trâu, bò cái sinh sản và thuốc phòng một số bệnh ban đầu với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ nghèo; hỗ trợ kinh phí mua giống gia súc khác (dê cái, hoặc cừu cái, hoặc lợn nái...) và thuốc phòng một số bệnh ban đầu với mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/hộ nghèo; hỗ trợ một lần để làm chuồng trại chăn nuôi gia súc với mức 2 triệu đồng/hộ nghèo;
+ Hỗ trợ giống gia cầm: Hỗ trợ một lần tiền mua con giống gia cầm và thuốc phòng một số bệnh ban đầu với mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/hộ nghèo;
- Đối với thủy sản:
+ Hỗ trợ một lần tiền mua con giống, thuốc phòng một số bệnh ban đầu với mức hỗ trợ không quá 3 triệu đồng/hộ nghèo;
+ Hỗ trợ kinh phí để cải tạo những diện tích từ 100m2 trở lên để nuôi trồng thủy sản với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ nghèo.
5.3. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch
a) Nội dung hỗ trợ
- Thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất (máy cày, máy bừa, máy bơm nước; máy tuốt lúa,...);
- Thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ chế biến, bảo quản nông sản (máy sấy, máy thái trộn thức ăn chăn nuôi,...);
- Hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật để sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị, máy móc, công cụ đã được hỗ trợ.
b) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ 80% giá trị mua máy móc, thiết bị nhưng không quá 12 triệu đồng/hộ nghèo.
5.4. Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người dân tham quan, học tập, nhân rộng mô hình
a) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ giống, vật tư chính, máy móc; chi phí thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình; chi phí tập huấn cho người sản xuất, tham quan, tổng kết mô hình.
b) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/hộ nghèo.
5.5. Chi phí quản lý Chương trình
Chi hỗ trợ công tác quản lý về giảm nghèo ở cấp xã: Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu là 1,5 triệu đồng/xã/năm; xã khác là 1,2 triệu đồng/xã/năm.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan:
- Hướng các địa phương, đơn vị thực hiện Quyết định này;
- Căn cứ mức hỗ trợ được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này, mục tiêu và chỉ tiêu được Trung ương giao hàng năm và điều kiện cụ thể của từng địa phương trong tỉnh, hằng năm xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương và định hướng phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
2. Hàng năm, các chủ dự án và các đơn vị liên quan căn cứ mức vốn, mục tiêu đầu tư được giao triển khai thực hiện và không được thực hiện vượt mức vốn hoặc thay đổi mục tiêu đã giao; thanh quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định hiện hành;
3. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ban Dân tộc; các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc có liên quan; đồng thời phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các chủ dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ban Dân tộc; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện có xã miền núi; các chủ dự án; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.