ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3456/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 06 tháng 10 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 6343/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 31/01/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2020 của UBND tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3097/TTr-SNN.KHTC ngày 18/9/2020 về việc Phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025, với những nội dung chính như sau:
1. Định hướng, mục tiêu phát triển
1.1. Định hướng phát triển
- Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 phù hợp với Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa theo hướng sản xuất hàng hóa, định hướng thị trường; phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần (nhà nước, tập thể, doanh nghiệp, hộ gia đình,...), trong đó lấy kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp là chính.
- Tập trung phát triển và đa dạng hóa các đối tượng thủy sản đặc sản nội địa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, nguồn nước,... như cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen, cá Vược, Lươn đồng,... trên nhiều loại hình nuôi, hình thức nuôi. Đồng thời, không ngừng đổi mới công nghệ nuôi tiến tiến, tăng năng suất, sản lượng, đóng góp khoảng 8-10% trong cơ cấu sản lượng của ngành nuôi trồng thủy sản.
- Đầu tư hạ tầng và kỹ thuật để cung cấp đủ giống cho nhu cầu người nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận, tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm tạo giống sạch bệnh, tiến tới chủ động sản xuất các giống để phục vụ nuôi trồng thủy sản đặc sản trong tỉnh.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trong mối quan hệ kết hợp hài hòa lợi ích khác, gắn với du lịch sinh thái, chăn nuôi tổng hợp,... góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn nguồn gen thủy đặc sản quý hiếm.
1.2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, diện tích mặt nước ao hồ, sông, suối, hồ đập (thủy lợi, thủy điện); phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của mỗi vùng miền, địa phương, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ nuôi tiên tiến vào sản xuất. Đa dạng hóa các loài nuôi có giá trị kinh tế cao, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất hàng hóa. Giải quyết vấn đề thị trường, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng thương hiệu gắn với nhận diện sản phẩm thủy sản đặc sản, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2025 đạt:
- Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa đạt khoảng 530-550 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 21,4-22,2%/năm, chiếm 12,3- 12,5% tỷ trọng GTSX ngành NTTS.
- Đến năm 2025 làm chủ công nghệ và chủ động sản xuất được con giống thủy sản đặc sản nội địa là 10,5-11,0 triệu con, trong đó: cá giống là 4,4-4,6 triệu con (cá Lăng 1,9-2,0 triệu con, cá Leo 1,4-1,5 triệu con, cá Trắm đen 0,5-0,6 triệu con, cá Vược 0,18-0,2 triệu con); Lươn đồng là 6,0-7,0 triệu con; cung cấp cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa khoảng 160ha, 1.200 lồng và nuôi bể 30.000m2; sản lượng đạt khoảng 4.900-5.000 tấn. Trong đó:
+ Nuôi ao hồ khoảng 160ha, sản lượng đạt 2.000-2.050 tấn.
+ Nuôi lồng trên sông, hồ đập khoảng 1.200 lồng (100% lồng công nghệ cao) với thể tích 60.000- 65.000m3 (50-100m3/lồng); sản lượng đạt 2.313-2.350 tấn.
+ Nuôi trong bể diện tích khoảng 30.000m2, sản lượng đạt 500-550 tấn.
- Tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động thường xuyên và thời vụ, dịch vụ cung ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa.
- 100% các tổ chức, hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa được tham gia các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức cơ bản về nuôi các đối tượng thủy sản đặc sản nội địa.
2. Nội dung nhiệm vụ phát triển NTTS đặc sản nội địa
2.1. Xác định phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi: Căn cứ Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. NTTS đặc sản nội địa được giới hạn trong phạm vi môi trường nước ngọt có sự giao thoa giữa nước ngọt và nước lợ (mã ngành 0322-Nuôi trồng thủy sản nội địa), trong Đề án chỉ xác định phạm vi áp dụng đối với nuôi ngọt.
b) Xác định đối tượng nuôi:
Phát triển nuôi các đối tượng thủy sản đặc sản nội địa có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng miền trong tỉnh, bao gồm các đối tượng: Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus); cá Leo (Wallagonia attu Bloch and Schneider,1801); cá Chình (Anguilla mamorata); cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1845); cá Vược (Lates calcarifer- Block 1790); Lươn đồng (Flat alba).
2.2. Quy mô, địa bàn phân bố
Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng các vùng nuôi và kế hoạch phát triển NTTS đặc sản của các địa phương, xác định quy mô, diện tích ao nuôi, số lượng lồng nuôi và bể nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 khoảng 160ha ao hồ, 1.200 lồng và 30.000m2 bể nuôi, phân bố trên địa bàn 18 huyện, thị xã:
a) Nuôi ao hồ: Dự kiến đến năm 2025 tổng diện tích nuôi cá là 160ha, phân bố trên địa bàn 08 huyện, thị xã: Thanh Chương 0,8ha; Đô Lương 3,9ha; Diễn Châu 8,1ha; Tân Kỳ 0,6ha; Con Cuông 2,0ha; Kỳ Sơn 41,4ha; Tương Dương 45,6h; Quỳ Châu 57,6ha.
b) Nuôi lồng: Đến năm 2025 tổng số lồng nuôi là 1.200 lồng (60.000-65.000m3), phân bố trên địa bàn 10 huyện, thị: Quỳ Hợp 21 lồng (1.050-1.200m3); Nghĩa Đàn 71 lồng (3.550-4.000m3); Tân Kỳ 35 lồng (1.700-2.000m3); Thị xã Hoàng Mai 20 lồng (1.000-1.200m3); Anh Sơn 20 lồng (1.000-1.200m3); Con Cuông 15 lồng (750-800m3); Kỳ Sơn 5 lồng (250-300m3); Tương Dương 372 lồng (18.600-19.000m3); Quỳ Châu 85 lồng (4.250-4.500m3); Quế Phong 556 lồng (27.800-28.000m3).
c) Nuôi bể: (nuôi Lươn không bùn)
Đến năm 2025 Dự kiến tổng diện tích nuôi Lươn không bùn là 30.000m2 phân bố trên địa bàn 10 huyện, thị xã: Hưng Nguyên 500m2, Nam Đàn 2.000m2, Đô Lương 7.200m2, Diễn Châu 10.000m2, Yên Thành 3.500m2, Nghĩa Đàn 4.000m2, Tân Kỳ 500m2, Thị xã Hoàng Mai 500m2, Quỳnh Lưu 1.300m2; Anh Sơn 500m2.
2.3. Dự kiến kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa
a) Theo hình thức thả nuôi trong ao hồ:
Đến năm 2025, quy mô diện tích khoảng 160ha, sản lượng 2.000-2.050 tấn, bao gồm các đối tượng: cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen, được nuôi tại các huyện: Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương và huyện Kỳ Sơn. Bố trí nuôi ở các vùng có nguồn nước dồi dào, mực nước đảm bảo nuôi trồng thủy sản quanh năm, độ sâu mực nước ao luôn đạt 1,5-2,0m, không bị ô nhiễm, có cống cấp và thoát nước riêng biệt.
b) Theo hình thức nuôi cá lồng trên sông, hồ đập lớn (thủy lợi, thủy điện)
Tiếp tục duy trì 486 lồng nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa hiện có và phát triển thêm 714 lồng, đến năm 2025 toàn tỉnh có khoảng 1.200 lồng NTTS đặc sản nội địa (100% lồng ứng dụng công nghệ cao), tổng thể tích 60.000-65.000m3 (50-100m3/lồng), sản lượng đạt 2.313-2.350 tấn. Trong đó: Cá Lăng 439 lồng, cá Leo 337 lồng, cá Chình 89 lồng, cá Trắm đen 161 lồng, cá Vược 174 lồng. Địa điểm nuôi cá lồng được bố trí tại các huyện, thị: Thị xã Hoàng Mai, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.
Nuôi lồng trên sông, hồ đập lớn (thủy lợi, thủy điện) phải đảm bảo nguồn nước quanh năm, không bị ô nhiễm, độ sâu lớn hơn 3,5m đối với nuôi lồng cải tiến, 8m trở lên đối với nuôi lồng ứng dụng công nghệ cao, khi thời điểm mực nước trong hồ xuống thấp nhất. Ngoài ra, khi bố trí lồng nuôi trên sông phải đảm bảo các quy định về giao thông đường thủy và tránh nơi tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, dịch vụ.
Đối với lồng bè phải đầu tư mới kết cấu thiết kế lồng phải bắt buộc tuân thủ theo quy định Tại Mục 2 - Điều 34 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
c) Theo hình thức nuôi trong bể:
Phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có khoảng 200 mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm trong bể xi măng, diện tích khoảng 30.000m2, sản lượng 500-550 tấn. Tập trung đầu tư phát triển nuôi theo hình thức thâm canh, mật độ 150-200 con/m2. Áp dung quy trình nuôi tiên tiến, sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn nhằm tái sử dụng nguồn nước. Được bố trí nuôi tại các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Anh Sơn.
2.4. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống đặc sản nội địa
a) Cơ sở hạ tầng vùng nuôi:
- Đến năm 2025 tiếp tục tập trung huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và người dân. Đồng thời tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhà nước, thông qua các Dự án ưu tiên để nâng cấp, cải tạo ao hồ, hệ thống kênh tiêu - kênh cấp, cống tiêu - cống cấp, hệ thống lồng nuôi công nghệ cao (bằng chất liệu HDPE) và hệ thống bể nuôi trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo đủ tiêu chuẩn hạ tầng vùng nuôi an toàn sinh học.
- Tranh thủ các nguồn vốn, lồng ghép các Dự án ưu tiên, để nâng cấp hệ thống các tuyến đường giao thông tại các vùng nuôi trồng thủy sản đặc sản, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
- Tiếp tục đầu tư, thay thế, duy tu bảo dưỡng các trạm biến áp và đường dây hạ thế (0,4KV) đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất thủy sản.
- Tiếp tục rà soát, củng cố, cải tạo các công trình hồ chứa (thủy lợi, thủy điện), các hồ đập tự nhiên bị xuống cấp đảm bảo cho việc cung cấp nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản nói riêng.
b) Cơ sở sản xuất giống thủy sản nội địa:
Lồng ghép các Dự án để hỗ trợ đầu tư, nâng cấp các trại sản xuất giống thủy sản cấp 1, cấp 2 hiện có (6 trại cấp 1 và 9 trại cấp 2) thành những trại sản xuất giống sạch bệnh, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu con giống cho người dân trong và ngoài tỉnh.
3. Nhu cầu vốn và các Dự án thực hiện
3.1. Dự kiến kinh phí thực hiện
a) Tổng kinh phí:
Dự kiến giai đoạn 2020-2025 kinh phí ngân sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa cần khoảng 63.926 triệu đồng. Trong đó:
- Hỗ trợ phát triển sản xuất: 60.045 triệu đồng, chiếm 94%.
- Hội thảo, tập huấn, hội chợ, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm, lập Đề án phát triển NTTS đặc sản nội địa: 3.881 triệu đồng, chiếm 6%.
b) Phân nguồn kinh phí:
Dự kiến kinh phí hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa giai đoạn 2020-2025 được bố trí từ các nguồn:
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Chương trình 135;
- Chương trình Khuyến Nông, Khuyến Công;
- Các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản, nông nghiệp theo các quy định của Trung ương và địa phương;
- Lồng ghép các chương trình khác.
3.2. Đề xuất các Dự án ưu tiên và xây dựng mô hình
- Mô hình nuôi cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen trong ao hồ;
- Mô hình nuôi cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen, cá Vược trong lồng trên hồ đập thủy lợi, thủy điện;
- Mô hình nuôi Lươn không bùn thương phẩm trong bể;
- Mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất lươn giống;
- Mô hình dự án ương dưỡng giống thủy sản đặc sản cấp 2;
- Mô hình dự án ứng dụng công nghệ sản xuất giống các đối tượng có giá trị kinh tế: cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen, cá Vược;
- Dự án phát triển nuôi cá lồng công nghệ cao (HDPE);
- Mô hình nâng cao năng lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa;
a) Hiệu quả kinh tế:
Nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa là những đối tượng nuôi thích nghi tốt ở hầu hết các điều kiện sinh thái khác nhau, trong nhiều loại hình nuôi khác nhau. Hệ số chuyển đổi thức ăn tương đương với các đối tượng truyền thống (1.6kg thức ăn/1kg cá), lợi nhuận thu được của các đối tượng (cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen, cá Vược, Lươn đồng) sau khi trừ chi phí cho hiệu quả kinh tế từ 300-900 triệu đồng/ha; 54-135 triệu đồng/lồng nuôi 50m3. Đến năm 2025 khối lượng hàng hóa đạt khoảng 4.900-5.000 tấn/năm, tổng giá trị đạt khoảng 530 - 550 tỷ đồng/năm.
b) Hiệu quả xã hội:
- Đa dạng đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu của xã hội, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tạo điều kiện để giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lao động thường xuyên và thời vụ, tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân vùng nông thôn và miền núi.
- Trình độ kỹ thuật của người dân được nâng cao thông qua đào tạo, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ.
c) Hiệu quả môi trường:
Khai thác và sử dụng có hiệu quả hợp lý các nguồn tài nguyên (đất, mặt nước,…), giảm sức ép khai thác nguồn lợi ngoài tự nhiên, bảo tồn nguồn gen thủy sản bản địa quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, tái tạo nguồn lợi, bảo vệ môi trường và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.
5.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ
a) Về con giống và kỹ thuật nuôi:
- Về con giống:
+ Hoàn thiện các quy trình sản xuất giống, nghiên cứu và nhập công nghệ sản xuất giống cá Chình, cá Lăng, tạo ra những con giống có năng suất, chất lượng cao, tạo sản phẩm hàng hóa.
+ Các đơn vị sản xuất giống cấp 1, cấp 2 cần tập trung sản xuất đủ giống các đối tượng thủy sản đặc sản nội địa, phải đảm bảo về chất lượng, kích cỡ phù hợp với nuôi trong ao, nuôi lồng và nuôi bể.
+ Mở rộng quy mô các trại sản xuất giống cấp 1 và nâng cấp các trại sản xuất giống cấp 2 tại các vùng nuôi cá có quy mô lớn, tập trung, để cung cấp nguồn giống tại chỗ cho người nuôi.
+ Tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ các đối tượng có giá trị kinh tế như cá Lăng, cá Leo, Lươn đồng,… nhằm đáp ứng nhu cầu thả nuôi cho người dân. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất giống trong tỉnh cần có sự liên kết với các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất giống có uy tín, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi.
- Giải pháp kỹ thuật nuôi:
Tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong NTTS đặc sản; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về công nghệ nuôi giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người nuôi, hàng năm mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật tới hộ dân.
+ Đối với nuôi ao hồ: Đẩy mạnh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật nuôi VietGAP; chấp hành NTTS đặc sản nội địa theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm. Không sử dụng các loại kháng sinh bị cấm, hạn chế sử dụng hóa chất ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm.
+ Đối với nuôi cá lồng: Áp dụng quy trình công nghệ nuôi lồng Na Uy (lồng HDPE), Nhuộm lưới chống bám bẩn, làm mái che giảm nhiệt độ, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động mặt nước.
+ Nuôi bể: Sử dụng công nghệ nuôi ít thay nước, sử dùng hệ thống lọc tuần hoàn, nhằm tái sử dụng nguồn nước, bổ sung chế phẩm sinh học,…và hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống.
b) Về áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ:
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, để hạ giá thành sản phẩm; phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa thành sản phẩm hàng hóa, đạt giá trị cao, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, xử lý môi trường ao nuôi, lồng nuôi, phòng trừ dịch bệnh, công nghệ sản xuất thức ăn và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến như cá Chình, cá Lăng, Lươn đồng,...
- Tăng cường công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, để trang bị kiến thức cơ bản cho người dân về kỹ thuật quản lý ao nuôi, lồng nuôi và bể nuôi.
- Ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về sản xuất giống sạch bệnh, chất lượng cao, nhằm chủ động con giống cho người nuôi trong tỉnh.
- Xã hội hóa công tác sản xuất giống thủy sản, khuyến khích các thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.
5.2. Giải pháp về quản lý chất lượng sản phẩm
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá kịp thời về vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với từng đối tượng, từng vùng nuôi. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, kiểm tra dư lượng hóa chất, tạp chất đối với sản phẩm đặc sản nội địa (cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen, cá Vược, Lươn đồng,...) trên thị trường.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP cho cán bộ quản lý và người nuôi trên địa bàn các huyện, thị.
- Tăng cường phối hợp triển khai sâu, rộng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP đối với người nuôi, thu mua và chế biến, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và làm thay đổi thói quen, tập quán sử dụng thực phẩm không an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
5.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu
- Tập trung liên kết sản xuất đặc biệt là kêu gọi thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm, để mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng Website giao giới thiệu bán sản phẩm, xúc tiến thị trường; lồng ghép các Chương trình thương mại khác của tỉnh để quảng cáo sản phẩm, qua đó góp phần từng bước mở rộng giao dịch, mở rộng thị trường.
- Tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa: nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ..., đồng thời liên kết, mở rộng thị trường ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Khai thác thị trường gắn với du lịch canh nông.
- Thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết vào chuỗi giá trị sản xuất NTTS đặc sản thông qua các khâu: Nuôi trồng - chế biến, bảo quản tươi sống - thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm thủy sản đặc sản như: Lươn (Yên Thành), cá Lăng, cá Chình (Tương Dương, Con Cuông).
5.4. Giải pháp về vốn đầu tư
a) Huy động vốn đầu tư:
Huy động các nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tự có của nhân dân.
Vận dụng và triển khai kịp thời, hợp lý các mô hình sản xuất, có liên quan đến lĩnh vực thủy sản, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa.
b) Sử dụng nguồn vốn:
- Nguồn ngân sách Nhà nước: Hỗ trợ 1 số lĩnh vực như sau:
+ Đầu tư xây dựng các mô hình NTTS đặc sản nội địa.
+ Đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, lĩnh vực sản xuất con giống.
+ Đầu tư cho đào tạo, tập huấn, tuyên truyền quy trình kỹ thuật nâng cao nhận thức cho người dân, chi phí xây dựng đề án, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý,...
- Vốn của các doanh nghiệp, người dân: Đầu tư phát triển sản xuất cho các hạng mục công trình, chi phí xây dựng trại sản xuất giống, lồng nuôi công nghệ cao (HDPE) và bể nuôi,...
5.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa có trình độ chuyên môn cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa tại các địa phương.
- Tổ chức đào tạo cho người dân nuôi trồng thủy đặc sản nội địa các kiến thức về quy trình kỹ thuật nuôi, công tác chăm sóc và phòng bệnh, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức quản lý cộng đồng, quản lý sản xuất, kinh doanh, bảo quản và xử lý làm sạch sản phẩm. Đồng thời, tuyên truyền những kiến thức về bảo tồn nguồn lợi và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, gắn với đào tạo bồi dưỡng các cán bộ chuyên môn như: khuyến ngư, sản xuất giống,...
- Tạo điều kiện cho người dân tham quan, học tập các quy trình, công trình nuôi ở các tỉnh bạn, để học tập những kinh nghiệm trong công tác đầu tư, chăm sóc và quản lý để về áp dụng tại địa phương, nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất thủy sản đặc sản nội địa.
5.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Kiến nghị giảm thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đối với các tổ chức, cá nhân;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh:
+ Nghị Quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh nghệ An về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
+ Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Ban hành quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
+ Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
+ Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 19/2/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ kinh phí nâng cấp trại sản xuất giống, hỗ trợ mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Lươn đồng trong bể như chính sách hỗ trợ xây dựng lồng bè nuôi cá.
- Chính sách về tín dụng: Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
5.7. Giải pháp bảo vệ môi trường
Tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa, phải thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 35/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và cần tuân thủ tốt các quy định về phòng ngừa và quản lý môi trường của ngành thủy sản.
- Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa tuân theo quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch NTTS trên địa bàn.
- Chú trọng đến công tác quy hoạch, rà soát định kỳ số lượng lồng nuôi trên địa bàn, tránh tình trạng nuôi cá lồng tự phát, thiếu quy hoạch. Giãn đúng khoảng cách giữa các lồng, quy định cụ thể về khoảng cách tối thiểu giữa các giàn bè nuôi phải từ 15-20m, đảm bảo tốc độ dòng chảy, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
- Thường xuyên quan trắc môi trường nước ở những vùng, vị trí lấy nước theo quy định để phân tích, có những cảnh báo về rủi ro dịch bệnh, thu thập đầy đủ thông tin về chất lượng nước, kịp thời có các khuyến cáo giúp người nuôi thực hiện tốt việc sản xuất và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần hướng dẫn, vận động các hộ nuôi áp dụng đúng quy trình nuôi; thay đổi tư duy sản xuất từ kinh nghiệm sang ứng dụng khoa học kỹ thuật.
- Người nuôi có sự đồng thuận trong tổ chức sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học để quản lý môi trường nuôi, thực hiện các công nghệ nuôi sạch, an toàn về môi trường và dịch bệnh góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm sạch có giá trị cao, góp phần giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh xảy ra.
- Bố trí ao nuôi, vị trí đặt lồng, bể nuôi, cơ cấu đàn cá nuôi, đối tượng nuôi và mật độ phù hợp với đặc điểm của từng loại thủy vực, để tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản đặc sản và đảm bảo được khả năng tự làm sạch của thuỷ vực.
5.8. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào, vùng nuôi, đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, bảo quản, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp đầu tư NTTS, người tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ nuôi.
- Tổ chức sản xuất theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình kinh tế hợp tác, nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ về vốn, đồng thời chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.
- Củng cố lực lượng khuyến ngư viên cơ sở, cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản ở địa phương, đáp ứng đủ năng lực về chuyên môn, cũng như chính sách hợp lý để tạo mối liên kết với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Đề án.
- Thành lập các tổ cộng đồng tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa ở các địa điểm được chọn để thực hiện Đề án.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện Đề án; theo dõi, giám sát thực hiện; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Đề án phù hợp với yêu cầu phát triển; Tham mưu trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện các dự án, các mô hình ưu tiên.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành xây dựng các mô hình sản xuất giống, mô hình nuôi trong ao hồ, nuôi cá lồng và nuôi lươn trong bể, từ đó tổng kết rút kinh nghiệm và khuyến cáo cho người dân.
- Tổng kết và nhân rộng các mô hình hiệu quả.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, tham mưu bố trí vốn thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, Nghị quyết số 14/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh. Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhằm thực hiện Đề án hiệu quả. Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan, tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư để triển khai thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, cơ chế chính sách hiện hành, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương liên quan tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án trong khả năng cân đối của ngân sách và phù hợp với các quy định hiện hành.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện các đề tài về chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo các giống, loài thủy sản đặc sản nội địa mới, có giá trị kinh tế cao, công nghệ nuôi tiên tiến, phù hợp với điều kiện khí hậu Nghệ An, qua đó nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả.
5. Sở Công Thương
Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin về giá cả thị trường trong và ngoài nước. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, quảng bá sản phẩm, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thủy sản đặc sản nội địa.
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
Phối hợp với Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan để quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin cho các chủ đầu tư và tiếp cận trực tiếp với nhà đầu tư để thu hút, hỗ trợ và đồng hành; tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để tạo ra thị trường thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản đặc sản.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ các Dự án, mô hình đã được phê duyệt hướng dẫn chính quyền địa phương về thủ tục cấp, thuê đất, mặt nước,... hướng dẫn, giám sát các nhà đầu tư về nội dung liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong quá trình đầu tư.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa. Chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, cơ chế chính sách về phát triển chăn nuôi của Trung ương và của tỉnh; căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án có hiệu quả.
- Vận động, tuyên truyền nhân dân tổ chức sản xuất NTTS đặc sản nội địa tại các khu vực ao hồ, sông, suối, hồ đập, nuôi bể,… theo Đề án; kết hợp với các ngành kiểm tra, xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đặc sản, bảo vệ môi trường trên các ao hồ, lồng bè cá trên sông, suối, hồ đập và các bể nuôi trong các khu vực dân cư,…
- Tổ chức, khuyến khích người dân ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để sản xuất, tạo sản phẩm hàng hóa tốt, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất NTTS đặc sản trên địa bàn, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp liên kết với nông dân để phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa. Chỉ đạo UBND các xã, ban ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị; Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa gắn với thị trường tiêu thụ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẶC
SẢN NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Quyết định số:3456/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của
UBND tỉnh Nghệ An)
TT |
HẠNG MỤC |
KẾ HOẠCH 2020 |
ĐỊNH HƯỚNG 2025 |
||||||||||
Nuôi ao |
Nuôi lồng |
Nuôi bể |
Nuôi ao |
Nuôi lồng |
Nuôi bể |
||||||||
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
Số lồng nuôi |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (m2) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
Số lồng nuôi |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (m2) |
Sản lượng (tấn) |
||
1 |
Cá Lăng |
32,3 |
355,3 |
246 |
442,8 |
|
|
60,60 |
727,2 |
439 |
834,1 |
|
|
2 |
Cá Leo |
11,6 |
127,6 |
211 |
379,8 |
|
|
40,0 |
480,0 |
337 |
640,3 |
|
|
3 |
Cá Chình |
9,9 |
128,7 |
30 |
54,0 |
|
|
22,5 |
337,5 |
89 |
169,1 |
|
|
4 |
Cá Trắm đen |
36,2 |
434,4 |
63 |
116,6 |
|
|
36,9 |
479,7 |
161 |
322,0 |
|
|
5 |
Cá Vược |
|
|
|
|
|
|
|
|
174 |
348,0 |
|
|
6 |
Lươn đồng |
|
|
|
|
4.601 |
59,81 |
|
|
|
|
30.000 |
540 |
|
Tổng cộng |
90,0 |
1.046,0 |
550 |
993,2 |
4.601 |
59,81 |
160,0 |
2.024,4 |
1.200 |
2.313,5 |
30.000 |
540 |
UBND TỈNH NGHỆ AN
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.