ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3454/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 17 tháng 11 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Chiến lược Quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1873/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề cương và Kế hoạch triển khai Dự án “Kế hoạch hành động để tận dụng chất thải từ cây lúa” trong Chương trình hợp tác giữa tỉnh An Giang và thành phố Piteå, Thụy Điển,
Xét đề nghị của Ban Điều hành chương trình hợp tác giữa An Giang với Thụy Điển tại Tờ trình số 422/TTr-BĐHCTHTTĐ ngày 16/11/2017;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động “Quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2030”, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên kế hoạch: Kế hoạch hành động “Quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2030”;
2. Cơ quan quản lý kế hoạch: Sở Tài nguyên và Môi trường.
a) Mục tiêu chung: Xây dựng hệ thống quản lý và sử dụng sinh khối cây lúa nhằm phát triển năng lượng bền vững, hiệu quả, an toàn và ít tác động đến sức khỏe, môi trường và biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo và các sản phẩm năng lượng
+ Từ đây đến năm 2030 An Giang phấn đấu có 101.440 ha diện tích trồng lúa ứng dụng công nghệ cao có lồng ghép phương pháp 1 phải 5 giảm. Lượng CO2 cắt giảm tương ứng: 300.888 tấn.
+ Diện tích rơm được thu gom khỏi đồng ruộng: 40%.
+ Tỉ lệ rơm rạ thu gom để sản xuất năng lượng: 15%.
+ Tỉ lệ trấu được thu gom sản xuất điện trấu và các sản phẩm năng lượng khác: 50%.
- Gia tăng sự tham gia và quan tâm của các thành phần xã hội,
- Đóng góp sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững về sinh thái và phát triển cộng đồng bền vững về sản xuất và chế biến lúa gạo tại huyện Châu Thành và tỉnh An Giang.
4. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2018-2030.
a) Nhiệm vụ 1: Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nâng cao năng lực quản lý chất thải nông nghiệp, áp dụng tiến bộ công nghệ thế giới vào biến chất thải từ cây lúa thành năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính cho tỉnh An Giang.
TT |
Kế hoạch hành động |
Hoạt động |
1.1 |
Phát triển các nghiên cứu khả thi cho các dự án để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước |
Giai đoạn 1: 2018 - 2020 Tổ chức tập huấn về cách xây dựng dự án tiền khả thi cho các doanh nghiệp về cụm sinh thái lúa gạo, kết hợp cho học viên tham quan các mô hình cụm sinh thái lúa gạo ở Việt Nam: 01 khóa/năm (10 doanh nghiệp, cán bộ/khóa) Tổ chức tập huấn về cách xây dựng dự án tiền khả thi cho các doanh nghiệp về phụ phẩm lúa gạo và các sản phẩm mới thân thiện môi trường: 01 khóa/năm (10 doanh nghiệp, cán bộ/khóa) Thuê chuyên gia hỗ trợ xây dựng các dự án tiền khả thi cho doanh nghiệp. Tổ chức hội thảo đánh giá, sàng lọc các dự án: 2 hội thảo. Giai đoạn 2: 2021 - 2030 Thuê đơn vị tư vấn xây dựng dự án khả thi. Trong đó có 2 nghiên cứu tiền khả thi cho cụm sinh thái lúa gạo, 5 nghiên cứu tiền khả thi về phụ phẩm lúa gạo và có các sản phẩm mới thân thiện môi trường. Trong đó dự kiến có 01 nghiên cứu khả thi sẽ được thực hiện. Tổ chức hội thảo phổ biến thông tin: 02 hội thảo. |
1.2 |
Nâng cao năng lực nguồn nhân lực về ngoại ngữ và tham gia các hội thảo/tập huấn quốc tế về quản lý sinh khối và năng lượng tái tạo |
Giai đoạn 2018 - 2020: Tổ chức khóa đào tạo kỹ năng tiếng Anh giao tiếp cho cán bộ: 1 khóa/năm - 5 học viên/khóa. Tham gia hội thảo quốc tế về quản lý sinh khối và năng lượng tái tạo được tổ chức trong nước: 1 hội thảo/năm Tham gia hội thảo quốc tế về quản lý sinh khối và năng lượng tái tạo được tổ chức ở nước ngoài: 1 hội thảo/năm Tổ chức đưa doanh nghiệp, nông dân tham quan các nơi áp dụng các công nghệ cao: 1 lần/năm trong nước. Giai đoạn 2021 - 2030: Tổ chức khóa đào tạo kỹ năng tiếng Anh giao tiếp nâng cao cho cán bộ: 1 khóa/năm - 5 học viên/khóa. Tham gia hội thảo quốc tế về quản lý sinh khối và năng lượng tái tạo được tổ chức trong nước: 1 hội thảo/năm Tham gia hội thảo quốc tế quản lý sinh khối và năng lượng tái tạo được tổ chức ở nước ngoài: 1 hội thảo/năm Tổ chức đưa doanh nghiệp, nông dân tham quan các nơi áp dụng các công nghệ cao: 1 lần/năm trong nước. |
1.3 |
Duy trì và hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện các dự án mới |
Giai đoạn 2018-2020: Tổ chức đưa người đi đào tạo, tập huấn về cách viết đề cương và quản lý dự án: 3 người/khóa/năm. Xây dựng và chủ trì 1 dự án hợp tác quốc tế đến năm 2020. Giai đoạn 2021 - 2030: Tổ chức đào tạo, tập huấn về cách viết đề cương và quản lý dự án: 3 người/khóa/năm Xây dựng dự án hợp tác quốc tế góp phần giảm phát thải khí nhà kính: 1 dự án |
b) Nhiệm vụ 2: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp về phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính
TT |
Kế hoạch hành động |
Hoạt động |
|
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp về phát triển năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính |
Giai đoạn: 2018-2020 - Năm 2018: Thống kê số lượng, lập danh sách các cán bộ nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã; cán bộ doanh nghiệp cần được bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính. + Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức ba hội thảo và ba lớp tập huấn trong thời gian ba năm từ 2018 đến 2020, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Liên hệ, thuê báo cáo viên có chuyên môn giảng dạy giỏi về lĩnh vực năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính. + Triển khai tổ chức các hội thảo và lớp tập huấn. - Gửi năm (05) cán bộ nhà nước đi tập huấn trong nước và nước ngoài. - Tổ chức tham quan thực tế tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, và sử dụng năng lượng tái tạo và thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. - Cuối năm 2020: Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức các hội thảo và lớp tập huấn giai đoạn 2018-2020, rút kinh nghiệm cho công tác tổ chức trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn: 2021-2030 Cuối năm 2020: + Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức năm cuộc hội thảo và năm lớp tập huấn trong thời gian mười năm từ 2021 đến 2030, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Liên hệ, thuê báo cáo viên có chuyên môn giảng dạy giỏi về lĩnh vực năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính. + Triển khai tổ chức các cuộc hội thảo và lớp tập huấn. + Gửi năm (02) cán bộ nhà nước đi tập huấn tại thành phố Hồ Chí Minh và nước ngoài. + Tổ chức tham quan thực tế tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, và sử dụng năng lượng tái tạo và thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính. - Cuối năm 2030: Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả tổ chức các hội thảo và lớp tập huấn giai đoạn 2018-2030. |
c) Nhiệm vụ 3: Phát triển cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo
TT |
Kế hoạch hoạt động |
Hoạt động |
|
Phát triển cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo |
Giai đoạn: 2018-2020 - Năm 2018: Xây dựng đề cương và dự toán kinh phí xây dựng và phát triển 01 cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo trên địa bàn tỉnh An Giang, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Từ năm 2018-2020: Kêu gọi đầu tư, triển khai xây dựng 01 cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo đầu tiên. - Cuối năm 2020: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện việc phát triển xây dựng cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo thứ 1 để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng cụm công nghiệp thứ 2. Giai đoạn: 2021-2030 - Năm 2021: Xây dựng đề cương và dự toán kinh phí xây dựng và phát triển cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo thứ 2 trên địa bàn tỉnh An Giang, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Từ 2021-2030: Kêu gọi đầu tư, triển khai xây dựng cụm công nghiệp sinh thái lúa gạo thứ hai. - Cuối năm 2030: Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện chương trình. |
d) Nhiệm vụ 4: Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất xanh, sản phẩm xanh từ phụ phẩm cây lúa
TT |
Kế hoạch hành động |
Hoạt động |
4.1 |
Các hoạt động khuyến khích việc phát triển sản phẩm xanh từ chất thải cây lúa; Áp dụng các chính sách hiện hành để hỗ trợ việc phát triển thương hiệu và ứng dụng các công nghệ mới |
Giai đoạn: 2018-2020 - Hỗ trợ tư vấn, thiết kế và đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm xanh làm từ phụ phẩm cây lúa, 03 nhãn hiệu (1 nhãn hiệu/năm x 03 năm) - Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, các hội nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp sử dụng nhãn hiệu sản phẩm nông sản, ít nhất 03 đơn vị (01 đơn vị/năm x 03 năm) - Quảng bá thương hiệu sản phẩm xanh làm từ phụ phẩm cây lúa trên các phương tiện truyền thông như đài phát thanh truyền hình, báo, tạp chí và cổng thông tin điện tử của địa phương, 36 tin (12 tin/năm x 03 năm), trong đó, ít nhất 01 chương trình trên tivi/năm. - Tham gia hội chợ địa phương và các hội chợ khác, 03 lần (01 lần/năm x 03 năm). Giai đoạn: 2021-2030 - Hỗ trợ tư vấn, thiết kế và đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm xanh làm từ phụ phẩm cây lúa, 10 nhãn hiệu (1 nhãn hiệu/năm x 10 năm) - Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, các hội nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp sử dụng nhãn hiệu sản phẩm nông sản, ít nhất 10 đơn vị (01 đơn vị/năm x 10 năm) - Quảng bá thương hiệu sản phẩm xanh làm từ phụ phẩm cây lúa trên các phương tiện truyền thông như đài phát thanh truyền hình, báo, tạp chí và cổng thông tin điện tử của địa phương, 120 tin (12 tin/năm x 10 năm). trong đó, ít nhất 01 chương trình trên tivi/năm. - Tham gia hội chợ địa phương và các hội chợ khác, 10 lần (01 lần/năm x 10 năm). |
4.2 |
Hỗ trợ thành lập các mô hình sản xuất sản phẩm xanh từ chất thải cây lúa và sử dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường ở địa phương |
Giai đoạn: 2018-2020 - Thực hiện 01 dự án cấp tỉnh, tương đương 01 mô hình sản xuất sản phẩm xanh từ phụ phẩm nông nghiệp và ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường (có thể là mô hình thành lập mới hoàn toàn hoặc cải tiến công nghệ). Mỗi mô hình có: + Ít nhất 01 công nghệ mới, công nghệ này phải đáp ứng tiêu chí là giảm ít nhất 5% lượng khí thải ra môi trường. + 01 lớp tập huấn: về công nghệ mới; giảng viên (nhà khoa học, kỹ thuật viên, chuyên gia); 20 đại biểu (kỹ thuật viên, nông dân, doanh nghiệp, ưu tiên phụ nữ ít nhất 20%,…) địa điểm tập huấn có thể ngay mô hình. + 01 hội thảo: báo cáo kết quả và đánh giá mô hình; báo cáo viên (chủ nhiệm dự án, nhà khoa học, kỹ thuật viên, chuyên gia); 30 đại biểu (kỹ thuật viên, nông dân, doanh nghiệp, ưu tiên sự tham gia của phụ nữ ít nhất 20%,…), địa điểm có thể tại mô hình hoặc trung tâm tỉnh, thành phố. - Kết hợp truyền thông (truyền hình, báo, cổng thông tin điện tử, tạp chí,…) để quảng bá và nhân rộng mô hình. Giai đoạn: 2021-2030 - Thực hiện 03 dự án cấp tỉnh, tương đương 03 mô hình sản xuất sản phẩm xanh từ phụ phẩm nông nghiệp và ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường (có thể là mô hình thành lập mới hoàn toàn hoặc cải tiến công nghệ). Mỗi mô hình có: + Ít nhất 01 công nghệ mới, công nghệ này phải đáp ứng tiêu chí là giảm ít nhất 5% lượng khí thải ra môi trường. + 03 lớp tập huấn: về công nghệ mới; giảng viên (nhà khoa học, kỹ thuật viên, chuyên gia); 60 đại biểu (kỹ thuật viên, nông dân, doanh nghiệp, ưu tiên phụ nữ ít nhất 20%,…) địa điểm tập huấn có thể ngay mô hình. + 03 hội thảo: báo cáo kết quả và đánh giá mô hình; báo cáo viên (chủ nhiệm dự án, nhà khoa học, kỹ thuật viên, chuyên gia); 90 đại biểu (kỹ thuật viên, nông dân, doanh nghiệp, ưu tiên sự tham gia của phụ nữ ít nhất 20%,…), địa điểm có thể tại mô hình hoặc trung tâm tỉnh, thành phố. - Kết hợp truyền thông (truyền hình, báo, cổng thông tin điện tử, tạp chí,…) để quảng bá và nhân rộng mô hình. |
đ) Nhiệm vụ 5: Nghiên cứu khoa học và chính sách hỗ trợ ứng dụng phát triển năng lượng sinh khối và các sản phẩm xanh từ phụ phẩm cây lúa
TT |
Kế hoạch hành động |
Hoạt động |
5.1 |
Phát triển các ý tưởng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong phát triển năng lượng sinh khối và sản phẩm xanh |
Giai đoạn: 2018-2020 - Phối hợp các nhà khoa học của các viện, trường đại học khảo sát 11 huyện thị thành tỉnh An Giang để đánh giá hiện trạng và xây dựng các ý tưởng mới về lĩnh vực năng lượng sinh khối và sản phẩm xanh. - Kêu gọi ý tưởng từ các sở ban ngành tỉnh, UBND các cấp và cộng đồng trên cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ, Báo An Giang, Đài PTTH An Giang. - Tổ chức hội đồng KHCN để chọn lựa các ý tưởng khả thi lĩnh vực năng lượng sinh khối và sản phẩm xanh, ít nhất 03 ý tưởng (01 ý tưởng/năm x 03 năm). Giai đoạn: 2021-2030 - Tiếp tục tìm kiếm ý tưởng từ viện, trường đại học, UBND các cấp, công ty, cộng đồng. - Tổ chức các cuộc thi về ý tưởng mới - Tổ chức hội đồng KHCN để chọn lựa các ý tưởng khả thi cho An Giang, khoảng 10 ý tưởng (01 ý tưởng/năm x 10 năm). |
5.2 |
Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng sinh khối và sản phẩm xanh |
Giai đoạn: 2018-2020 - Tổ chức 01 hội thảo quốc tế: + Để chia sẻ kết quả nghiên cứu, công nghệ mới và thu hút các ý tưởng mới lĩnh vực năng lượng sinh khối và sản xuất xanh và cũng để tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm này. + Báo cáo viên là nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp của Việt Nam và Thụy Điển. + 50 đại biểu là nhà quản lý, công ty/doanh nghiệp, nông dân và kỹ thuật viên. + Địa điểm: tỉnh An Giang. Giai đoạn: 2021-2030 - Tổ chức 02 hội thảo quốc tế: + Để chia sẻ kết quả nghiên cứu, công nghệ mới và thu hút các ý tưởng mới lĩnh vực năng lượng sinh khối và sản xuất xanh và cũng để tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm này. + Báo cáo viên là nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp của Việt Nam và Thụy Điển. + 100 đại biểu là nhà quản lý, công ty/doanh nghiệp, nông dân và kỹ thuật viên. + Địa điểm: tỉnh An Giang. |
5.3 |
Hỗ trợ cho các nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ |
Giai đoạn: 2018-2020 - Ứng dụng các chính sách hiện có (QĐ số 567/QĐ-UBND) để hỗ trợ ứng dụng các kết quả nghiên cứu, công nghệ và mô hình mẫu trong lĩnh vực năng lượng sinh khối và sản xuất xanh, hỗ trợ 06 người ứng dụng mới (02 người/năm x 03 năm), với mức hỗ trợ là khoảng từ 30% chi phí mỗi công nghệ. - Kết hợp tuyên truyền nhân rộng kết quả (ti vi, báo, cổng thông tin điện tử, tạp chí,…) để nhân rộng số lượng người ứng dụng. Giai đoạn: 2021-2030 - Tiếp tục hỗ trợ 20 người ứng dụng mới (02 người/năm x 03 năm), với mức hỗ trợ là khoảng từ 30% chi phí mỗi công nghệ. - Kết hợp tuyên truyền nhân rộng kết quả (ti vi, báo, cổng thông tin điện tử, tạp chí…) để nhân rộng số lượng người ứng dụng. |
e) Nhiệm vụ 6: Nâng cao nhận thức của nông dân, doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật về lợi ích của việc sử dụng phụ phẩm lúa gạo và vai trò của việc sản xuất năng lượng sinh khối
TT |
Kế hoạch hành động |
Hoạt động |
6.1 |
Thực hiện các mô hình trình diễn về tận dụng chất thải nông nghiệp, chủ yếu tập trung vào sử dụng trấu và sử dụng rơm rạ |
Giai đoạn 1: 2018 - 2020 - Tổng diện tích thu gom rơm: 9.000 ha trong đó 3.000 ha ở huyện Châu Thành. - Tổng sản lượng rơm sử dụng: 22.500 tấn - Số loại mô hình trình diễn: 4 loại mô hình sẽ được triển khai thực hiện để chứng minh hiệu quả tận dụng rơm a) Mô hình trồng nấm rơm: tổng diện tích thực hiện mô hình là 40 ha, thực hiện ở huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn. Lượng rơm sử dụng là 5.000 tấn, thu gom từ 2.000 ha lúa. b) Mô hình chăn nuôi trâu bò bằng rơm ủ ure: tổng qui mô thực hiện là 2.500 trâu bò. Mỗi mô hình được thực hiện trong thời gian từ 3 tháng ở các huyện Châu Phú và Chợ Mới. Tổng lượng rơm sử dụng là 1.000 tấn, thu gom từ 400 ha lúa. Rơm sau thu gom được ủ ure và dùng làm thức ăn chăn nuôi để đánh giá hiệu quả mô hình. c) Mô hình canh tác rau hoa sử dụng rơm là màng phủ sinh thái và ủ phân compost: Tổng diện tích thực hiện mô hình là 2.000 ha. Sử dụng rơm làm màng phủ nông nghiệp và ủ phân compost để giảm chi phí sử dụng màng phủ nhựa và giảm sử dụng phân bón hóa học trong canh tác rau hoa. Tổng lượng rơm sử dụng là 10.000 tấn, thu gom từ 4.000 ha lúa ở Châu Phú, Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, TP. Long Xuyên. d) Mô hình canh tác lúa sử dụng rơm xử lý Trichoderma: Tổng diện tích thực hiện là 2.000 ha ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân. Mỗi ruộng mô hình sẽ áp dụng kỹ thuật canh tác lúa bền vững (3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm) có sử dụng rơm đã qua xử lý bằng Trichoderma. Nhờ đó, sẽ giúp giảm đốt đồng tương đương 6.000 tấn rơm, theo đó giúp giảm nguy cơ ngộ độc hữu cơ từ đốt đồng. Giai đoạn 2: 2021 - 2030: - Tổng diện tích thu gom rơm: 9.400 ha trong đó 1.760 ha ở huyện Châu Thành. - Tổng sản lượng rơm sử dụng: 23.500 tấn - Số loại mô hình trình diễn: 4 loại mô hình sẽ được triển khai thực hiện để chứng minh hiệu quả tận dụng rơm a) Mô hình trồng nấm rơm: Tổng diện tích thực hiện mô hình là 40 ha, thực hiện ở huyện Châu Thành, Chợ Mới và huyện Thoại Sơn. Lượng rơm sử dụng thu gom từ 2.000 ha lúa b) Mô hình chăn nuôi trâu bò bằng rơm ủ ure: Tổng quy mô thực hiện là 2.125 trâu bò. Tổng lượng rơm sử dụng là 850 tấn, thu gom từ 340 ha lúa. c) Mô hình canh tác rau hoa sử dụng rơm là màng phủ sinh thái và ủ phân compost: Tổng diện tích thực hiện mô hình là 3.000 ha. Tổng lượng rơm sử dụng là 15.000 tấn, thu gom từ 6.000 ha lúa. d) Mô hình canh tác lúa sử dụng rơm xử lý Trichoderma: Tổng diện tích thực hiện là 3.500 ha. Ruộng mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác lúa bền vững và sử dụng rơm đã qua xử lý Trichoderma. |
6.2 |
Nâng cao năng lực cho nông dân, doanh nghiệp và kỹ thuật viên |
Giai đoạn 1: 2018 - 2020: 1. Tổ chức 15 khóa tập huấn (20 người/lớp 03 ngày, kiến thức cơ bản) - Mục tiêu: (1) nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nông dân, doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật và (2) thành lập các nhóm nòng cốt địa phương. - Chủ đề tập huấn: (1) Hiệu quả tận dụng phụ phẩm nông nghiệp; (2) Các hỗ trợ triển khai mô hình trình diễn; (3) Công nghệ ứng dụng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp; (4) Tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính để tiến hành các dự án tận dụng phụ phẩm tiềm năng; (5) Phát triển ý tưởng thực hiện dự án; (6) Phát triển các dự án xanh dựa vào cộng đồng; (7) Các chủ đề có liên quan khác phù hợp với nông dân và doanh nghiệp. 2. Tổ chức 02 chuyến học tập thực tế (20 người/đợt/ 06 ngày) - Mục tiêu: trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng ứng dụng công nghệ và triển khai thực hiện các mô hình hiệu quả. - Các hoạt động học tập thực tế: (1) học tập thực tế các mô hình sản xuất năng lượng sinh học, năng lượng sinh khối, ủ compost từ trấu, rơm rạ và các loại chất thải nông nghiệp khác; (20 tham dự các hội thảo khoa học ở các trường Viện, Trường để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm; (3) học tập thực tế tại các doanh nghiệp đi đầu về công nghệ ứng dụng sản xuất năng lượng sinh học, năng lượng sinh khối. |
g) Nhiệm vụ 7: Kế hoạch truyền thông
TT |
Kế hoạch |
Hoạt động |
|
Phổ biến các nội dung của Kế hoạch hành động thông qua các kênh truyền thông |
- Website dự án: Nâng cấp và duy trì vận hành website angiang-sweden.com. Tiến hành thu thập bổ sung, biên tập nội dung thông tin của dự án, dịch các nội dung cần thiết sang tiếng Anh. Thiết kế nâng cấp giao diện và hình ảnh website hiện có đảm bảo phục vụ tốt công tác tuyên truyền trên mạng Internet. Kết hợp tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử An Giang - Cổng thông tin các sở ngành. Xây dựng lực lượng mạng lưới cộng tác viên tham gia viết tin, bài viết tuyên truyền cho dự án; ưu tiên lựa chọn cộng tác viên đang tham gia công tác triển khai dự án. - Đài truyền thanh huyện, thị xã và thành phố: Thực hiện tuyên truyền chương trình hợp tác với Thụy Điển trên sóng phát thanh 11 huyện, thị xã và thành phố nhằm giúp người dân tại địa phương có điều kiện tiếp cận thông tin. Nội dung tuyên truyền trên sóng phát thanh gồm các hoạt động của dự án, lợi ích của dự án trong việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp, các mô hình trình diễn phân loại, xử lý chất thải rắn… - Báo An Giang: Đưa tin, bài giới thiệu thông tin, các hoạt động sự kiện liên quan đến dự án, các buổi hội thảo, trình diễn. - Đài phát thanh truyền hình An Giang: Phát trên sóng truyền hình địa phương: thông tin hoạt động mới nhất của dự án. Ghi hình phỏng vấn báo chí đối với các đối tượng liên quan: thành viên Ban giám sát; lãnh đạo địa phương; người dân tham gia dự án… Ghi hình và thực hiện sản xuất những phim tài liệu, phóng sự về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền, các mô hình trình diễn để phát sóng trên kênh truyền hình địa phương giúp tuyên truyền rộng rãi cho người dân trong và ngoài tỉnh. - Mạng xã hội: Khai thác các công cụ trên mạng xã hội như Facebook, Youtube… từ tài khoản được tạo bởi các thành viên dự án. Nhằm tận dụng tính linh hoạt và phổ biến của phương tiện truyền thông hiện đại này để đăng tải hình ảnh, thông tin hoạt động hợp tác quốc tế, mô hình sinh thái lúa gạo... Đặc biệt là có thể tạo sự thuận lợi và thoải mái trong trao đổi thông tin giữa các thành viên dự án với nhau, giữa thành viên dự án với cộng đồng. Giúp cộng đồng dễ dàng tiếp cận thông tin, cập nhật nhanh và liên tục. Tận dụng các chức năng sẵn có của smartphone, tablet… để truyền tải thông tin nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. - Tờ rơi, tờ bướm, biểu ngữ tuyên truyền: Thực hiện phát 100.000 tờ bướm tờ rơi đến tay người dân của 156 xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về năng lượng sinh khối một cách trực quan. |
6. Dự toán kinh phí thực hiện:
Tổng dự toán kinh phí thực hiện là 515.216.683.000 đồng. Trong đó:
a) Nguồn vốn xã hội hóa là 486.100.000.000 đồng.
b) Nguồn ngân sách tỉnh là 29.116.683.000 đồng (Hai mươi chín tỷ, một trăm, mười sáu triệu, sáu trăm, tám mươi ba ngàn đồng). Bao gồm:
- Kinh phí sự nghiệp môi trường: 4.890.883.000 đồng.
- Kinh phí sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh: 6.979.250.000 đồng.
- Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ: 6.757.800.000 đồng.
- Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp: 6.238.750.000 đồng.
- Kinh phí Sở Thông tin và Truyền thông hàng năm: 4.250.000.000 đồng.
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và tình hình thực tế của tỉnh, hàng năm các đơn vị có liên quan phải xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể làm việc với các Sở, ngành có liên quan và Sở Tài chính để thống nhất về nội dung, kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện phù hợp với quy định, trình UBND tỉnh An Giang sẽ xem xét, quyết định, bố trí kinh phí thực hiện.
a) Cơ quan chủ trì:
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở ngành và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện, có báo cáo và hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất về UBND tỉnh các giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch những năm tiếp theo.
b) Cơ quan phối hợp:
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý dự án Thụy Điển, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Điều hành Dự án hợp tác với Thụy Điển, Ban Quản lý dự án Thụy Điển, Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.