ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3398/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 8 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG VÀ UBND CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 4884/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 964/TTr-SCT ngày 08 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành chính lĩnh vực Công nghiệp địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Công Thương dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN
HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG VÀ UBND CẤP HUYỆN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 3398/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
I. Thủ tục: Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Về cách thức thực hiện
Tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022-2026 quy định: “Chủ đầu tư/doanh nghiệp nộp trực tiếp (hoặc qua Dịch vụ bưu chính công ích) hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ về Sở Công Thương để xem xét giải quyết”.
Tuy nhiên, để phù hợp với chủ trương chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay và tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung quy định cách thức thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến.
1.2. Về thành phần hồ sơ
Tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
“- Đơn đề nghị hỗ trợ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (theo Mẫu 1, ban hành kèm theo Nghị quyết này);
- Quyết định thành lập Cụm công nghiệp (bản sao);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo dự án đầu tư (bản sao);
- Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của Cụm công nghiệp (bản sao);
- Hợp đồng thuê đất (bản sao công chứng);
- Văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có Cụm công nghiệp về việc Cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và được Nhà nước cho thuê đất (bản gốc)”.
Tuy nhiên, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bãi bỏ 02 thành phần hồ sơ: “Quyết định thành lập Cụm công nghiệp” và “Văn bản xác nhận của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có Cụm công nghiệp về việc Cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và được Nhà nước cho thuê đất”.
Lý do:
- Đối với “Quyết định thành lập Cụm công nghiệp”: Đây là kết quả của thủ tục “Thành lập/mở rộng Cụm công nghiệp” và đã được cơ quan có thẩm quyền gửi tới các cơ quan, đơn vị có liên quan, trong đó có Sở Công Thương. Do vậy, trong quá trình thẩm định hồ sơ, trên cơ sở các thông tin do Chủ đầu tư cung cấp tại Mẫu đơn, mẫu tờ khai, Sở Công Thương có thể tra cứu Quyết định thành lập Cụm công nghiệp trên Hệ chương trình quản lý văn bản hồ sơ, công việc của Sở Công Thương hoặc trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh mà không phải yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ này.
- Đối với “Văn bản xác nhận của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có Cụm công nghiệp về việc Cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và được Nhà nước cho thuê đất”: Trong quá trình thẩm định hồ sơ, Sở Công Thương có thể gửi văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện, nơi có Cụm công nghiệp, xác nhận về việc Cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật mà không cần thiết phải yêu cầu Chủ đầu tư phải đi xin xác nhận, làm phát sinh thủ tục hành chính con, tăng chi phí tuân thủ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Mặt khác, việc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện xác nhận Cụm công nghiệp đã được Nhà nước cho thuê đất là không cần thiết vì trong thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ đã có “Hợp đồng thuê đất (bản sao công chứng)”.
1.3. Về trình tự thực hiện
Tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định: “Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Sở Công Thương có văn bản kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Sở Tài chính; trường hợp Chủ đầu tư/doanh nghiệp không đủ điều kiện được hưởng chính sách, Sở Công Thương có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho Chủ đầu tư/doanh nghiệp đã đề nghị được thụ hưởng chính sách”.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, giảm bớt chi phí tuân thủ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, thay vì yêu cầu tổ chức, cá nhân phải xin xác nhận của Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có Cụm công nghiệp về việc Cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và được Nhà nước cho thuê đất (như đã quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 121/2021/NQ-HĐND), đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung quy định về việc Sở Công Thương có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có Cụm công nghiệp xác nhận mức độ hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND .
1.4. Về mẫu đơn, mẫu tờ khai
Tại Mẫu đơn số 01 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh) chưa có thông tin về việc thành lập Cụm công nghiệp và thông tin về mức độ hoàn thành việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp cũng như thông tin về việc được nhà nước cho thuê đất.
Do đó, để giảm bớt các chi phí tuân thủ không cần thiết cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung nội dung thông tin về việc thành lập Cụm công nghiệp, thông tin về mức độ hoàn thành việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp cũng như thông tin về việc được nhà nước cho thuê đất tại Mẫu đơn số 01 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh).
2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét:
- Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo phương án sau:
a) “Chủ đầu tư/doanh nghiệp nộp trực tiếp (hoặc qua Dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Công Thương tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh”.
- Sửa đổi điểm đ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo phương án sau:
“đ) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
- Đơn đề nghị hỗ trợ của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp (theo Mẫu 1, ban hành kèm theo Nghị quyết 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo dự án đầu tư (bản sao);
- Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của Cụm công nghiệp (bản sao);
- Hợp đồng thuê đất (bản sao công chứng)”.
- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo phương án sau:
“b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương thực hiện thẩm định hồ sơ, đồng thời có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện, nơi có Cụm công nghiệp hoặc nhà máy sản xuất, xác nhận mức độ hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp hoặc thông tin về hoạt động sản xuất của nhà máy. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Công Thương, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Sở Công Thương.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Chủ tịch UBND cấp huyện, Sở Công Thương tổng hợp kết quả thẩm định gửi kèm hồ sơ, tài liệu liên quan gửi Sở Tài chính; trường hợp Chủ đầu tư/doanh nghiệp không đủ điều kiện được hưởng chính sách, Sở Công Thương có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho Chủ đầu tư/doanh nghiệp đã đề nghị được thụ hưởng chính sách”.
- Sửa đổi, bổ sung Mẫu đơn số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.594.833 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 514.599 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 1.080.234 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 66,73%.
II. Thủ tục: Hỗ trợ đầu tư dự án sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào khu vực miền núi
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Về cách thức thực hiện
Tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định: “Chủ đầu tư/doanh nghiệp nộp trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích) hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ về Sở Công Thương để xem xét giải quyết”.
Tuy nhiên, để phù hợp với chủ trương chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay và tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung quy định cách thức thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến.
1.2. Về thành phần hồ sơ
Tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định thành phần hồ sơ gồm:
“- Đơn đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp (theo Mẫu 1, ban hành kèm theo Nghị quyết này);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo dự án đầu tư (bản gốc);
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (bản sao);
- Hợp đồng thuê đất (bản sao công chứng);
- Văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc nhà máy đã đi vào sản xuất (bản gốc) kèm theo hồ sơ dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (bản sao)”.
Tuy nhiên, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp “Văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc nhà máy đã đi vào sản xuất” trong thành phần hồ sơ là không cần thiết. Lý do: Trong quá trình thẩm định hồ sơ, Sở Công Thương có thể gửi văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi có nhà máy, xác nhận việc nhà máy đã đi vào sản xuất hay chưa mà không cần thiết phải yêu cầu tổ chức, cá nhân phải đi xin xác nhận, làm phát sinh thủ tục hành chính con, tăng chi phí tuân thủ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Do đó, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bãi bỏ thành phần hồ sơ “Văn bản xác nhận của Chủ tịch cấp Ủy ban nhân dân huyện về việc nhà máy đã đi vào sản xuất (bản gốc)”.
1.3. Về trình tự thực hiện
Tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định: “Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Sở Công Thương có văn bản kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Sở Tài chính; trường hợp Chủ đầu tư/doanh nghiệp không đủ điều kiện được hưởng chính sách, Sở Công Thương có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho Chủ đầu tư/doanh nghiệp đã đề nghị được thụ hưởng chính sách”.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, giảm bớt chi phí tuân thủ trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, thay vì yêu cầu tổ chức, cá nhân phải xin Văn bản xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc nhà máy đã đi vào sản xuất (như đã quy định điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND), đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung quy định về việc Sở Công Thương gửi văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi có nhà máy, xác nhận thông tin về hoạt động sản xuất của nhà máy tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND .
1.4. Về mẫu đơn, mẫu tờ khai
Tại Mẫu đơn số 01 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh) chưa có thông tin về hoạt động sản xuất của nhà máy. Do đó, để giảm bớt các chi phí không cần thiết cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thẩm định hồ sơ, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung nội dung thông tin về hoạt động sản xuất của nhà máy tại Mẫu đơn số 01 (ban hành kèm theo Nghị quyết 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh).
2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét:
- Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo phương án sau:
a) “Chủ đầu tư/doanh nghiệp nộp trực tiếp (hoặc qua Dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công Thương tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh”.
- Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo phương án sau:
“Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
- Đơn đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp (theo Mẫu 1, ban hành kèm theo Nghị quyết 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh) (bản gốc);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư kèm theo dự án đầu tư (bản gốc);
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (bản sao);
- Hợp đồng thuê đất (bản sao công chứng)
- Hồ sơ dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (bản sao)”
- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo phương án sau:
“b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương thực hiện thẩm định hồ sơ, đồng thời có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện, nơi có Cụm công nghiệp hoặc nhà máy sản xuất, xác nhận mức độ hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật của Cụm công nghiệp hoặc thông tin hoạt động sản xuất của nhà máy. Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Công Thương, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Sở Công Thương.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Chủ tịch UBND cấp huyện, Sở Công Thương tổng hợp kết quả thẩm định gửi kèm hồ sơ, tài liệu liên quan gửi Sở Tài chính; trường hợp Chủ đầu tư/doanh nghiệp không đủ điều kiện được hưởng chính sách, Sở Công Thương có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho Chủ đầu tư/doanh nghiệp đã đề nghị được thụ hưởng chính sách”.
- Sửa đổi, bổ sung Mẫu đơn số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.505.151 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 569.021 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 936.131 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 62,19%.
III. Thủ tục: Hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Về cách thức thực hiện
Tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định: “Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp (hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích) hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện”.
Tuy nhiên, để phù hợp với chủ trương chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay và tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung quy định thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến.
1.2. Về thành phần hồ sơ
Tại điểm đ khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định thành phần hồ sơ gồm:
“- Đơn đề nghị hỗ trợ của tổ chức, cá nhân;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tổ chức, cá nhân có thành tích du nhập nghề tạo thành làng nghề mới hoặc khôi phục được làng nghề (bản gốc).
- Tờ trình đề nghị công nhận làng nghề của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về công nhận làng nghề (bản sao)”.
Tuy nhiên, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp “Tờ trình đề nghị công nhận làng nghề của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao)” trong thành phần hồ sơ là không phù hợp. Lý do: Trong thành phần hồ sơ phải nộp đã có “Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về công nhận làng nghề (bản sao)”, việc yêu cầu nộp thêm “Tờ trình đề nghị công nhận làng nghề của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao)” là không cần thiết, không hợp lý, làm tăng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.
Do đó, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bãi bỏ thành phần hồ sơ “Tờ trình đề nghị công nhận làng nghề của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bản sao)”.
2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét:
- Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa theo phương án sau:
“Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp (hoặc qua Dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND-UBND cấp huyện”.
- Sửa đổi điểm đ khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo phương án sau:
“đ) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
- Đơn đề nghị hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu 2, ban hành kèm theo Nghị quyết 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2121 của Hội đồng nhân dân tỉnh);
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tổ chức, cá nhân có thành tích du nhập nghề tạo thành làng nghề mới hoặc khôi phục được làng nghề (bản gốc);
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tình về công nhận làng nghề (bản sao)”
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.248.174 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 825.998 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 422.177 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 33,8%.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.