ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3363/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 06 tháng 12 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 34/NQ-CP NGÀY 25/3/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030,
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 175/TTr-SNN&PTNT ngày 29/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố tổ chức thực hiện các nội dung tại Điều 1 theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 34/NQ-CP NGÀY 25/3/2021 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Kèm theo Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm
2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 và Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, với các nội dung cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 34/NQ -CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 và Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống; nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản, đáp ứng dinh dưỡng, cải thiện chất lượng bữa ăn của nhân dân.
- Xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu nhằm thống nhất từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và tầng lớp nhân dân trong tỉnh; tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao của nhân dân; nắm vững quan điểm chỉ đạo, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.
1. Mục tiêu chung
Góp phần bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; Nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm; Từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực, trí lực người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đảm bảo nguồn cung lương thực
Sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa. Phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định nguồn cung lương thực phục vụ người dân với đa dạng sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Cụ thể như sau:
- Đến năm 2025: Diện tích gieo trồng lúa 120.000-130.000 ha, sản lượng 720.000-800.000 tấn; diện tích khoai lang 13.000-14.000 ha, sản lượng 350.000-400.000 tấn; diện tích rau các loại 35.000-37.000 ha, sản lượng 640.000-680.000 tấn. Diện tích cây ăn quả 64.000-66.000 ha. Đàn bò 90-100 nghìn con, đàn heo 300-350 nghìn con, đàn gia cầm 9-10 triệu con. Tổng sản lượng thủy sản 140-160 nghìn tấn.
- Đến năm 2030: Diện tích gieo trồng lúa 110.000-120.000 ha, sản lượng 660.000-720.000 tấn; diện tích khoai lang 14.000-15.000 ha, sản lượng 380.000- 440.000 tấn; diện tích rau các loại 36.000-38.000 ha, sản lượng 660.000-690.000 tấn. Diện tích cây ăn quả 66.000-68.000 ha. Đàn bò 90-100 nghìn con, đàn heo 300-350 nghìn con, đàn gia cầm 9-10 triệu con (Tổng đàn chăn nuôi duy trì như giai đoạn 2021-2025). Tổng sản lượng thủy sản 150-170 nghìn tấn.
2.2. Bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân: Nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất. Đến 2030, thu nhập của người dân nông thôn đạt 83 triệu đồng/người/năm (cao hơn hai lần năm 2020). Đảm bảo mọi người dân đều có khả năng tiếp cận và chi trả cho nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu.
2.3. Bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, giảm tỷ trọng sử dụng gạo, tăng sử dụng thịt, sữa, trứng, cá, rau, quả các loại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường. Nâng cao mức tiêu thụ calo lên trên 2.500 Kcal/người/ngày; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi đến 2030 đạt bằng hoặc thấp hơn chỉ tiêu của Nghị quyết 34/NQ-CP .
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an ninh lương thực
Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ; Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị; các Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo đến toàn thể cán bộ, công chức viên chức và người dân. Xác định đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước, của tỉnh.
2. Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất lương thực, gắn với thị trường
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản. Tổ chức sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng, có liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, hướng đến hình thành chuỗi sản xuất và chuỗi tiêu thụ, lấy nông dân là trung tâm trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản để nâng cao giá trị thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
- Về trồng trọt: tập trung thực hiện nhân rộng các mô sản xuất tập trung đất đai có quy mô lớn; hình thành các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, thu hút doanh nghiệp, nông dân đầu tư xây dựng và phát triển các mô hình liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, có mã số vùng trồng; nhân rộng các mô hình sản xuất sạch, an toàn gắn với xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho một số sản phẩm lúa gạo và rau quả chất lượng cao; chuyển đổi cây trồng chịu mặn ở các khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, kết hợp sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.
- Về chăn nuôi: phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp để có điều kiện kiểm soát dịch bệnh, giảm chi phí. Xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm thịt heo, gà, trứng và phát triển thành sản phẩm OCOP. Di chuyển các cơ sở chăn nuôi khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi. Tăng cường công tác phòng chống các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ; tăng cường tỷ trọng sản phẩm giết mổ qua hệ thống giết mổ tập trung.
- Về thủy sản: phát triển các vùng nuôi tập trung (cá tra, cá lồng bè) với hạ tầng được đầu tư đồng bộ gắn với chế biến để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; chú trọng sản xuất đạt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thực hành nông nghiệp tốt (GAP và tương đương). Cơ cấu lại đối tượng nuôi cho từng vùng theo hướng tập trung vào các đối tượng có tiềm năng chế biến, có thị trường ổn định. Phát triển mạnh nuôi thủy sản thâm canh và công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, hình thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn.
3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất lương thực
Tiếp tục đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai hiện đại, đồng bộ. Triển khai giải pháp công trình trong Điều chỉnh quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch thực hiện Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% đất trồng lúa và tăng diện tích tưới đối với cây hàng năm, cây ăn trái. Phát triển thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
- Tăng cường công tác khuyến nông, mở rộng cơ giới hoá trong sản xuất, tích cực chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản. Ưu tiên áp dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, dịch vụ và tham gia vào các chuỗi liên kết để nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng, phát triển các vùng sản xuất tập trung, an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP), gắn với cấp mã số vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.
- Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh, tiên tiến, thích ứng biến đổi khí hậu; đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu vào sản xuất; tập trung cho lúa, cây ăn quả và thủy sản.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm; thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tiếp tục thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo các Chương trình, Đề án của Trung ương và của tỉnh. Trong đó, tập trung các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; đào tạo nghề gắn với định hướng tái cơ cấu trong sản xuất và nhu cầu của xã hội. Nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để người lao động có được việc làm sau đào tạo, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững... trong đó ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa; đào tạo sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, đảm bảo chất lượng.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp lý, kiến thức thị trường và kỹ năng tham gia các chuỗi liên kết sản xuất lương thực, thực phẩm của người dân... Từng bước xây dựng lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn chuyên nghiệp, lành nghề để tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
6. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất lương thực
- Tổ chức sắp xếp, nâng cao chất lượng tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng liên kết chặt chẽ, thực chất giữa các hộ sản xuất. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân và các chủ trang trại thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kiểu mới theo Luật trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp gắn với xây dựng và phát triển bền vững các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
- Hỗ trợ nông dân và các hợp tác xã đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột”, nòng cốt, dẫn dắt nhằm góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tăng thu nhập cho các thành viên. Tăng cường ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.
- Tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; với vùng chuyên canh, ưu tiên tổ chức lại sản xuất gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực; với các vùng không chuyên canh, tăng quy mô, tích tụ, tập trung ruộng đất, hỗ trợ về giống, kỹ thuật. Xây dựng, đăng ký các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc cho nông sản. Phát triển các sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết liên tỉnh, liên kết vùng trong lĩnh vực an ninh lương thực. Thực hiện các hoạt động liên kết vùng, liên kết với các địa phương trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng, địa phương hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị, tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
7. Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm
Triển khai kịp thời và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách có liên quan do Trung ương ban hành. Trong đó, tập trung cho các nội dung:
- Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất lúa theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trồng lúa. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất lúa.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất và tiêu thụ theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 220/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
- Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông sản nói chung, lúa gạo nói riêng.
- Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ trên địa bàn.
- Lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm để giảm nghèo trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đầu tư công. Kịp thời đề xuất và thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho người dân vùng bị thiếu đói do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
- Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm và an ninh lương thực quốc gia.
- Tiếp tục hỗ trợ phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống người dân và phục vụ lưu thông nông sản, thực phẩm.
- Phát triển hệ thống lưu thông lương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận trong mọi tình huống. Xây dựng, hình thành các điểm kinh doanh thực phẩm an toàn tại trung tâm các huyện, xã, phương, thị trấn. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển các dịch vụ thương mại lương thực, thực phẩm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận tốt nhất đối với nhu cầu về lương thực, thực phẩm, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Phát triển các cơ sở chế biến lương thực sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến, bảo quản, dự trữ, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm nông sản giúp người dân có sự lựa chọn đa dạng; góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Phối hợp với các cơ quan Trung ương phát triển hệ thống các kho dự trữ lúa gạo quốc gia.
9. Phát triển hệ thống thông tin, truyền thông về an ninh lương thực
- Xây dụng hệ thống thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai, khí tượng thủy văn; theo dõi chặt chẽ quá trình biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi đến từng huyện, thị xã, thành phố, từng khu vực trong tỉnh để có giải pháp ứng phó dài hạn, hiệu quả; bảo vệ hiệu quả sản xuất nông nghiệp trước các tác nhân ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, thực phẩm.
- Phát triển hệ thống thông tin dự báo về sản xuất, tiêu thụ lương thực, thực phẩm để định hướng và chỉ đạo sản xuất; thường xuyên kết nối, cập nhật dự báo về sản xuất, tiêu thụ lương thực, thực phẩm với các tỉnh trong vùng và các bộ, ngành trung ương để tuyên truyền, phổ biến cho người dân.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an ninh lương thực; quán triệt nhận thức về an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.
- Tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch sử dụng đất lúa, kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo giai đoạn và hàng năm, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất lúa. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và ứng dụng công nghệ cao để quản lý, sử dụng đất trồng lúa hiệu quả, bền vững.
- Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững; sử dụng hợp lý phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; đẩy mạnh và phát triển sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, sinh học; xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính; bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên thị trường
- Cập nhật kịp thời các dự báo biến đổi khí hậu, xây dựng kịch bản tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương để chủ động các hoạt động, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Tăng cường quản lý, triển khai thực hiện tốt các Luật: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2025; phát triển các vùng sản xuất tập trung, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, ứng dụng công nghệ cao gắn với cấp mã số vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc; mở rộng cơ giới hoá trong sản xuất; ưu tiên ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đổi mới sáng tạo, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, dịch vụ và tham gia vào các chuỗi liên kết để nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng thành các sản phẩm OCOP của tỉnh.
- Tiếp tục đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai hiện đại, đồng bộ đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm; phát triển thủy lợi đa mục tiêu đảm bảo ngăn mặn, thoát lũ, bảo vệ sản xuất.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp về trình độ quản lý, tiếp cận thị trường, liên kết sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới... đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất , kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp; Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và an ninh lương thực quốc gia.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Xây dựng dự án điều tra, đánh giá thoái hóa đất; ô nhiễm đất; điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai và phân hạng đất nông nghiệp (trong đó có đất trồng lúa); chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, các địa phương bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước
- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất lúa được quy hoạch; cho phép chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất lúa, bảo đảm mục tiêu giữ ổn định đất lúa.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tham mưu quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại mang tính đồng bộ; phát triển hệ thống lưu thông, dịch vụ thương mại lương thực, thực phẩm, đặc biệt là hệ thống kho dự trữ, bảo quản, logistics, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, quảng bá nông sản nhằm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế; phát triển, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu lương thực, thực phẩm; phát huy và tranh thủ lợi thế ngành hàng lúa gạo và hàng nông sản có thế mạnh của tỉnh.
- Khuyến khích, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (chú trọng các khâu sau thu hoạch), bảo quản, chế biến và lưu thông lương thực, thực phẩm. Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật, trọng tâm là khoa học quản lý, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cho nông sản, các sản phẩm chế biến từ nông sản chủ lực của tỉnh.
5. Sơ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030; bảo đảm cứu trợ kịp thời người dân bị thiếu đói do thiên tai và các trường hợp bất khả kháng.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng hỗ trợ, ưu đãi hơn doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm quy mô lớn, gắn kết vùng nguyên liệu, có hệ thống kho chứa, bảo quản.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyên, thị xã, thành phố tập trung đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm phát triển dịch vụ vận tải và logistics, bảo đảm an toàn, nhanh chóng, hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải, gắn với vùng sản xuất nông nghiệp, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận lương thực, thực phẩm.
Tuyên truyền cho người dân về nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân đối, khoa học, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; giám sát chất lượng sản phẩm, quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình sữa học đường, nâng cao tầm vóc người Việt, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực huy động nguồn vốn, mở rộng cho vay trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; đơn giản hóa thủ tục vay vốn; tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân; tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng cho các chương trình, dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị, dự án ứng dụng công nghệ cao và các dự án đầu tư vào sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, tuyên truyền Kế hoạch này và những chính sách có liên quan, phù hợp đến từng địa bàn và từng nhóm đối tượng.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương xây dựng hệ thống thông tin về cảnh báo, dự báo thiên tai, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi,… để giúp địa phương, người dân có giải pháp ứng phó kịp thời.
11. UBND các huyên, thị xã, thành phố
Căn cứ vào Kế hoạch này, Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa hoặc lồng ghép các kế hoạch có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ theo phạm vi thẩm quyền và phù hợp với thực tiễn địa phương. Đồng thời, phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và các chương trình, đề án, dự án về nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Tổ chức cung ứng lương thực, thực phẩm cho nhân dân đảm bảo trong mọi tình huống; thực hiện quản lý chặt chẽ quỹ đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa theo phân cấp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vinh Long. Yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao nhiệm vụ nêu trên triển khai tổ chức thực hiện và báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.