ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 333/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 4 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/2/2019 của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2019;
Căn cứ Quyết định số 1030/2009/QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 183/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 của UBND tỉnh về ban hành đơn giá quan trắc phân tích môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2022;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 974/STC-HCSN&DN ngày 07/4/2022 và đề xuất của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1510/TTr-STNMT ngày 12/4/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan chủ quản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
3. Cơ quan chủ trì thực hiện: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
4. Địa điểm, phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
5. Cấu trúc Đề án: Chi tiết tại đề cương kèm theo Quyết định này.
6. Tổng kinh phí: 2.748.803.673 đồng (Hai tỷ, bảy trăm bốn mươi tám triệu, tám trăm lẻ ba nghìn, sáu trăm bảy mươi ba đồng), chi tiết theo Công văn số 974/STC-HCSN&DN ngày 07/4/2022 của Sở Tài chính.
7. Nguồn vốn: Được Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của UBND tỉnh.
8. Thời gian thực hiện: Năm 2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 18/4/2022 của UBND tỉnh)
1. Đặt vấn đề
2. Cơ sở pháp lý thực hiện Đề án
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU
1.1. Mục tiêu chung:
- Khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn hiện nay trên địa bàn tỉnh, đồng thời chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý chất thải rắn, trong đó chú trọng công tác phân loại rác thải tại nguồn.
- Đề xuất kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, tăng cường khả năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, góp phần bảo vệ môi trường đô thị - nông thôn toàn tỉnh, cải thiện điều kiện môi trường, nâng cao sức khỏe cộng đồng và tiết kiệm các chi phí liên quan đến quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu chất thải rắn.
- Đề xuất lựa chọn hình thức thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý các loại chất thải rắn thích hợp, đạt hiệu quả về môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Làm cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải rắn đã được đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế và huy động các nguồn lực tham gia đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn và quản lý thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng khối lượng, thành phần, tính chất của các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đánh giá hiện trạng các hình thức tập kết, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thời gian qua trên địa bàn tỉnh.
- Dự báo được khối lượng, thành phần, tính chất của các loại chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng các giải pháp và các nhiệm vụ ưu tiên để quản lý hiệu quả chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện phân loại rác thải tại nguồn phù hợp với điều kiện địa phương, đảm bảo theo lộ trình quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan.
- Đề xuất các hình thức thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý các loại chất thải rắn thích hợp, đạt hiệu quả về môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ xử lý CTR đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước năm 2024; lộ trình xử lý ô nhiễm, cải tạo, nâng cấp các bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh; lộ trình xử lý triệt để các bãi chôn lấp CTR tự phát không theo quy định, lộ trình tăng dần giá dịch vụ phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu CTR nhằm giảm dần hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện đến hết năm 2025 giảm tỷ lệ rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp xuống dưới 30%; đối với các khu vực nông thôn cần tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của Đề án gồm 06 nhóm:
(1). CTR sinh hoạt (bao gồm CTRSH thông thường, CTRSH nguy hại)
(2). CTR công nghiệp (bao gồm CTRCN thông thường, CTRCN nguy hại (cả CTR tư làng nghề))
(3). CTR nông nghiệp (bao gồm CTRNN thông thường, CTRNN nguy hại)
(4). CTR xây dựng (bao gồm CTRXD thông thường, CTRXD nguy hại)
(5). CTR y tế (bao gồm CTRYT thông thường, CTRYT nguy hại)
(6). Bùn thải (từ bể tự hoại, hệ thống mương, cống,...)
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian của Đề án: số liệu sẽ được thu thập, đánh giá trong khoảng thời gian 2016 - 2020; khoảng thời gian dự báo là đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quy mô không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Quảng Ngãi), 1 thị xã (Đức Phổ), 5 huyện đồng bằng ven biển (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức), 5 huyện miền núi (Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long) và 1 huyện đảo (Lý Sơn).
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
3.1.1. Nội dung 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh, thành phần, tính chất của chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
- Thu thập, phân tích các số liệu có sẵn liên quan đến nguồn thải CTR thông thường, CTR nguy hại của 05 nhóm (CTR công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, y tế, bùn thải), bản đồ nền hành chính, địa hình số hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Điều tra khảo sát bổ sung các nguồn thải CTR thông thường, CTR nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Thu thập số liệu có sẵn, lấy mẫu phân loại bổ sung thành phần, phân tích tính chất của CTR thông thường, CTR nguy hại từ các cơ sở xử lý CTR.
3.1.2. Nội dung 2: Đánh giá tác động của các cơ sở xử lý chất thải rắn đến các thành phần môi trường đất, nước, không khí và hoạt động kinh tế - xã hội tại các khu vực lân cận:
- Thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu về đánh giá tác động của các cơ sở xử lý chất thải rắn đến các thành phần môi trường đất, nước, không khí và hoạt động kinh tế - xã hội tại các khu vực lân cận.
- Khảo sát, thu thập bổ sung các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội tại các khu vực cơ sở xử lý CTR.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại các cơ sở xử lý CTR và vùng lân cận.
- Đánh giá hiện trạng xử lý, tiêu hủy chất thải rắn tại các cơ sở xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Đánh giá về công nghệ chôn lấp, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn tại các cơ sở xử lý CTR hiện hữu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.1.3. Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi:
- Tổng quan chính sách, pháp luật về công tác quản lý, công nghệ, kỹ thuật của Việt Nam liên quan đến các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tiêu hủy rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu CTR sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu CTR công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu CTR nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu CTR xây dựng.
- Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu CTR y tế.
- Đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và tồn lưu bùn thải.
- Xây dựng sơ đồ/bản đồ hiện trạng tuyến thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.1.4. Nội dung 4: Dự báo tình hình phát sinh và thực hiện công tác phân loại, thu gom vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:
- Thu thập, kế thừa số liệu hiện trạng, dự báo tình hình phát sinh và thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn (05 nhóm: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, y tế, bùn thải) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Dự báo thành phần, khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Dự báo thành phần, khối lượng CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Dự báo thành phần, khối lượng CTR nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Dự báo thành phần, khối lượng CTR xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Dự báo thành phần, khối lượng CTR y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Dự báo thành phần, khối lượng bùn thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Dự báo tác động của các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR đến môi trường và hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
- Dự báo sự thay đổi quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
- Dự báo một số ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các tình huống thời tiết cực đoan đến cộng tác phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
3.1.5. Nội dung 5: Đề xuất giải pháp thực hiện công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
3.1.5.1. Các nhóm giải pháp chính
(1). Nhóm giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách.
(2). Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy.
(3). Nhóm giải pháp về tăng cường nguồn lực tài chính.
(4). Nhóm giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.
(5). Nhóm giải pháp về giáo dục, truyền thông.
3.1.5.2. Đề xuất danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên trong công tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.