ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3320/QĐ-UBND |
Long An, ngày 21 tháng 4 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 6161/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023 của Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 649/TTr-STP ngày 07/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật nội dung 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lên Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh ngay khi nhận được quyết định công bố.
2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh triển khai thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này.
3. Trên cơ sở nội dung quy trình nội bộ được phê duyệt tại quyết định này, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy trình điện tử giải quyết TTHC tại Phần mềm của Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đối với các TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP .
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT |
Tên TTHC |
Mã số TTHC (CSQ LQG) |
Thời hạn giải quyết |
Quyết định công bố của Bộ/Ngành |
Cơ quan thực hiện |
Địa điểm thực hiện |
Cách thức thực hiện |
||
Trực tiếp |
BCCI |
Trực tuyến |
|||||||
I |
LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý |
2.000 829 |
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan. |
Quyết định số 228/QĐ- BTP ngày 27/02/2023 của Bộ Tư pháp |
Trung tâm Trợ giúp pháp lý |
Trung tâm PVHCC tỉnh |
x |
x |
x |
2 |
Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý |
2.001 680 |
Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. |
Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023 của Bộ Tư pháp |
Trung tâm Trợ giúp pháp lý |
Trung tâm PVHCC tỉnh |
x |
x |
x |
3 |
Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý |
2.001 687 |
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu thay đổi hợp lệ. |
Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 27/02/2023 của Bộ Tư pháp |
Trung tâm Trợ giúp pháp lý |
Trung tâm PVHCC tỉnh |
x |
x |
x |
I. LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ: 03 TTHC
1. Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý (2.000829)
a) Trình tự thực hiện:
* Bước 1. Nộp hồ sơ
- Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý tại tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Long An (Tầng 2 - Khối nhà cơ quan 4, Khu Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Long An, địa chỉ: Đường Song Hành, Quốc lộ tránh 1A, Phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.
- Chuyển ngay hồ sơ đến Trung tâm trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) nơi thực hiện trợ giúp pháp lý giải quyết.
* Bước 2. Xử lý hồ sơ
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp) phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện (còn dưới 05 ngày làm việc), sắp đến ngày xét xử (theo quyết định đưa vụ án ra xét xử còn dưới 05 ngày làm việc), cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết.
- Thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đối với trường hợp thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường hợp bất khả kháng thì thời hạn bổ sung giấy tờ, tài liệu là 10 ngày làm việc, kể từ khi vụ việc trợ giúp pháp lý được thụ lý;
+ Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn nêu trên thì vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện. Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý.
- Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh vào Sổ thụ lý, theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý;
+ Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật;
+ Người được trợ giúp pháp lý đã chết;
+ Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết.
- Ngay khi có kết quả, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp) chuyển ngay đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để trả kết quả.
* Bước 3. Trả kết quả
- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An thông báo người nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có).
- Người nộp hồ sơ mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để được hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có) và nhận kết quả.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày thứ Hai đến ngày thứ Sáu hằng tuần (trừ ngày lễ, ngày nghỉ).
+ Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, qua dịch vụ bưu chính công ích, qua fax, hình thức điện tử.
* Lưu ý: Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
- Trường hợp nộp trực tiếp: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trong trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.
- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
- Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thức giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
c) Thành phần và số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(2) Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý và Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành, cụ thể:
● Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng gồm một trong các giấy tờ sau:
o Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
o Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
o Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;
o Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
o Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
● Giấy tờ chứng minh người thuộc hộ nghèo là giấy chứng nhận hộ nghèo.
● Giấy tờ chứng minh là trẻ em gồm một trong các giấy tờ sau:
o Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu1;
o Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em;
o Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử phạt vi phạm hành chính xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là trẻ em.
● Giấy tờ chứng minh là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm một trong các giấy tờ sau:
o Giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó;
o Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số và nơi cư trú của người đó.
● Giấy tờ chứng minh người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
● Giấy tờ chứng minh là người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo gồm các giấy tờ sau:
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo;
o Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ
giúp pháp lý là người bị buộc tội.
● Giấy tờ chứng minh là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
o Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về trợ cấp ưu đãi, trợ cấp tiền tuất đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ hoặc Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, Bằng tổ quốc ghi công có tên liệt sỹ kèm theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với liệt sỹ.
● Giấy tờ chứng minh là người nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
o Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc Giấy chứng nhận bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học.
● Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
o Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định người có tên trong giấy là người cao tuổi.
● Giấy tờ chứng minh là người khuyết tật có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo Giấy chứng nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
o Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội.
● Giấy tờ chứng minh là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
o Văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng xác định người có yêu cầu trợ giúp pháp lý là bị hại và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
● Giấy tờ chứng minh là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính gồm một trong các loại giấy tờ sau:
o Quyết định tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình vào nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo kèm theo một trong các loại giấy tờ: Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo lực gia đình gây ra; Quyết định cấm người gây bạo lực gia đình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; Quyết định xử lý vi phạm hành chính với người có hành vi bạo lực gia đình.
● Giấy tờ chứng minh là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
o Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân theo quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người.
● Giấy tờ chứng minh là người nhiễm HIV có khó khăn về tài chính gồm các giấy tờ sau:
o Giấy chứng nhận hộ cận nghèo hoặc quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội;
o Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người nhiễm HIV.
● Các loại giấy tờ hợp pháp khác do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định được người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
● Trong trường hợp những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị thất lạc các giấy tờ nêu trên thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy tờ đó.
(3) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người yêu cầu trợ giúp pháp lý.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Sở Tư pháp).
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Sở Tư pháp).
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Vụ việc được thụ lý.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mẫu số 02-TP-TGPL) và quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người được trợ giúp pháp lý có thể tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Vụ việc trợ giúp pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý;
- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 27 của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3, Điều 30 của Luật Trợ giúp pháp lý.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ Tư pháp.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày …… tháng …… năm 20….
ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: ……………….(1)………………..
I. Phần thông tin dành cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý
Họ và tên: ……………………..(2)……………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………
Số CMND/Thẻ căn cước công dân: ………………………………………………………
Mối quan hệ với người được trợ giúp pháp lý:
II. Phần thông tin dành cho người được trợ giúp pháp lý
Họ và tên: …………………….(3)………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………….Giới tính:…………………………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………
Số CMND/Thẻ căn cước công dân: ………………………………………………………
Diện người được trợ giúp pháp lý: …………………………………………………………
III. Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Tóm tắt yêu cầu trợ giúp pháp lý
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
2. Yêu cầu hình thức trợ giúp pháp lý
Tư vấn pháp luật □
Tham gia tố tụng □
Đại diện ngoài tố tụng □
3. Tài liệu gửi kèm theo đơn
a) …………………………………………………………………………………………
b) …………………………………………………………………………………………
c) …………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị …………………. (1) ……………… xem xét trợ giúp pháp lý.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Chú thích:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
(2): Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(3): Họ và tên người được trợ giúp pháp lý.
2. Thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý (2.001680)
a) Trình tự thực hiện:
* Bước 1.Nộp hồ sơ
- Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì làm đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An (Tầng 2 - Khối nhà cơ quan 4, Khu Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Long An, địa chỉ: Đường Song Hành, Quốc lộ tránh 1A, Phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.
- Chuyển ngay hồ sơ đến Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh (trực thuộc Sở Tư pháp) để giải quyết.
* Bước 2. Xử lý hồ sơ
Khi nhận được đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Ngay khi có kết quả, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp) chuyển ngay đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để trả kết quả.
* Bước 3. Trả kết quả
- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An thông báo người nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có).
- Người nộp hồ sơ mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để được hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có) và nhận kết quả.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định)
+ Sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, qua dịch vụ bưu chính công ích, qua fax, hình thức điện tử.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
(1) Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
*Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d) Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Người được trợ giúp pháp lý được rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, vụ việc trợ giúp pháp lý kết thúc.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Mẫu số 05-TP-TGPL) và quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ Tư pháp.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ Tư pháp.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày …….. tháng ……. năm 20…..
ĐƠN RÚT YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: …..……….…….(1)…………...………
Tôi là (họ và tên): ……………………(2) hoặc (3)………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………..Giới tính: ……………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………
CMND/Thẻ căn cước công dân số: ………………………………………………………
Là người được trợ giúp pháp lý
Hoặc là giám hộ của người được trợ giúp pháp lý ……………….(2)………….. đang được ………………… (1)……………… trợ giúp pháp lý.
Đến nay, do không còn nhu cầu trợ giúp pháp lý, căn cứ vào khoản 6 Điều 8 của Luật Trợ giúp pháp lý, tôi xin rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, đề nghị ……………. (1)………… xem xét, quyết định.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Chú thích:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
(2): Họ và tên người được trợ giúp pháp lý;
(3): Họ và tên người giám hộ của người được trợ giúp pháp lý.
3. Thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (2.001687)
a) Trình tự thực hiện:
* Bước 1: Nộp hồ sơ
- Người được trợ giúp pháp lý có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật trợ giúp pháp lý thì làm đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An (Tầng 2 - Khối nhà cơ quan 4, Khu Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Long An, địa chỉ: Đường Song Hành, Quốc lộ tránh 1A, Phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
- Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ.
- Chuyển ngay hồ sơ đến Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước (trực thuộc Sở Tư pháp) để giải quyết.
* Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
- Ngay khi có kết quả, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp) chuyển ngay đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để trả kết quả.
* Bước 3. Trả kết quả
- Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An thông báo người nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có).
- Người nộp hồ sơ mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Long An để được hướng dẫn thực hiện các nghĩa vụ có liên quan (nếu có) và nhận kết quả.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ theo quy định)
+ Sáng: Từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút.
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, qua dịch vụ bưu chính công ích, qua fax, hình thức điện tử.
c) Thành phần hồ sơ:
(1) Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý;
(2) Các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu thay đổi.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời người được trợ giúp pháp lý về việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm):
Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ Tư pháp (Mẫu số 04-TP-TGPL) và quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định của Luật trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý;
- Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;
- Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng;
- Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
- Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 09/2022/TT-BTP ngày 30/12/2022 bãi bỏ một số nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ Tư pháp.
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng …… năm 20…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: ……………….(1)…………………
Tôi là (họ và tên): ………..(2)…………….. hoặc ……..…….(3)…………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………Giới tính:…………………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………………….
CMND/Thẻ căn cước công dân số: ………………………………………………………
Là người được trợ giúp pháp lý Hoặc là người giám hộ của người được trợ giúp pháp lý ……..(2)…………. đang được Ông/Bà …………….(4)…………….trợ giúp pháp lý trong vụ việc ………………………………………..
Căn cứ vào khoản 5 Điều 8 của Luật Trợ giúp pháp lý, tôi đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý với lý do sau đây:
……………………………………………………………………………………………
Tài liệu gửi kèm theo đơn (nếu có):
……………………………………………………………………………………………
……….
Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị ………….(1)……………. xem xét thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Chú thích:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
(2): Họ và tên người được trợ giúp pháp lý;
(3): Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(4): Họ và tên người thực hiện trợ giúp pháp lý.
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. THỦ TỤC YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (2.000829)
Các bước thực hiện |
Nội dung công việc |
Trách nhiệm thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Bước 1 |
Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, scan và lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh để giải quyết. |
Chuyên viên làm việc tại Trung tâm PVHCC tỉnh. |
30 phút |
Kiểm tra và chuyển Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh. |
Lãnh đạo TTPVHCC tỉnh |
30 phút |
|
Bước 2 |
Phân công chuyên viên xử lý |
Lãnh đạo Phòng chuyên môn - Trung tâm TGPLNN. |
01 giờ |
Bước 3 |
Xem xét, nghiên cứu, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Trung tâm |
Chuyên viên - Trung tâm TGPLNN. |
02 giờ |
Bước 4 |
Kiểm tra kết quả xử lý, trình Lãnh đạo Trung tâm TGPLNN. |
Lãnh đạo Phòng chuyên môn |
01 giờ |
Bước 5 |
Phê duyệt kết quả giải quyết TTHC, chuyển văn thư. |
Lãnh đạo Trung tâm TGPLNN |
01 giờ |
Bước 6 |
Đóng dấu, vào sổ, lưu trữ hồ sơ. Chuyển kết quả giải quyết TTHC đến chuyên viên xử lý. |
Văn thư - Trung tâm TGPLNN |
01 giờ |
Bước 7 |
Chuyển trả kết quả giấy cho Trung tâm PVHCC tỉnh; đồng thời scan kết quả chuyển trả trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử đến Trung tâm PVHCC tỉnh. |
Chuyên viên - Trung tâm TGPLNN. |
30 phút |
Bước 8 |
Xác nhận trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử về kết quả giải quyết TTHC đã có tại Trung tâm PVHCC tỉnh và thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả TTHC |
Chuyên viên làm việc tại Trung tâm PV HCC tỉnh |
30 phút |
|
Tổng thời gian giải quyết TTHC: 01 ngày làm việc. |
||
|
- Thời hạn 05 ngày làm việc nếu phải bổ sung hồ sơ. - Thời hạn 10 ngày làm việc đối với người yêu cầu trợ giúp pháp lý cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc lý do bất khả kháng. |
2. THỦ TỤC RÚT YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (2.001680)
Các bước thực hiện |
Nội dung công việc |
Trách nhiệm thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Bước 1 |
Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, scan và lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh để giải quyết. |
Chuyên viên làm việc tại Trung tâm PVHCC tỉnh. |
30 phút |
Kiểm tra và chuyển Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh. |
Lãnh đạo TTPVHCC tỉnh |
30 phút |
|
Bước 2 |
Phân công chuyên viên xử lý |
Lãnh đạo Phòng chuyên môn - Trung tâm TGPLNN. |
01 giờ |
Bước 3 |
Xem xét, nghiên cứu, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Trung tâm |
Chuyên viên - Trung tâm TGPLNN. |
02 giờ |
Bước 4 |
Kiểm tra kết quả xử lý, trình Lãnh đạo Trung tâm TGPLNN. |
Lãnh đạo Phòng chuyên môn |
01 giờ |
Bước 5 |
Phê duyệt kết quả giải quyết TTHC, chuyển văn thư. |
Lãnh đạo Trung tâm TGPLNN |
01 giờ |
Bước 6 |
Đóng dấu, vào sổ, lưu trữ hồ sơ. Chuyển kết quả giải quyết TTHC đến chuyên viên xử lý. |
Văn thư - Trung tâm TGPLNN |
01 giờ |
Bước 7 |
Chuyển trả kết quả giấy cho Trung tâm PVHCC tỉnh; đồng thời scan kết quả chuyển trả trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử đến Trung tâm PVHCC tỉnh. |
Chuyên viên - Trung tâm TGPLNN. |
30 phút |
Bước 8 |
Xác nhận trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử về kết quả giải quyết TTHC đã có tại Trung tâm PVHCC tỉnh và thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả TTHC |
Chuyên viên làm việc tại Trung tâm PV HCC tỉnh |
30 phút |
|
Tổng thời gian giải quyết TTHC: 01 ngày làm việc. |
3. THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ (2.001687)
Các bước thực hiện |
Nội dung công việc |
Trách nhiệm thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Bước 1 |
Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, scan và lưu trữ hồ sơ điện tử, chuyển đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh để giải quyết. |
Chuyên viên làm việc tại Trung tâm PVHCC tỉnh. |
01 giờ |
Kiểm tra và chuyển Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh. |
Lãnh đạo TTPVHCC tỉnh |
01 giờ |
|
Bước 2 |
Phân công chuyên viên xử lý |
Lãnh đạo Phòng chuyên môn - Trung tâm TGPLNN. |
02 giờ |
Bước 3 |
Xem xét, nghiên cứu, xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Trung tâm |
Chuyên viên - Trung tâm TGPLNN. |
01 ngày làm việc |
Bước 4 |
Kiểm tra kết quả xử lý, trình Lãnh đạo Trung tâm TGPLNN. |
Lãnh đạo Phòng chuyên môn |
04 giờ |
Bước 5 |
Phê duyệt kết quả giải quyết TTHC, chuyển văn thư. |
Lãnh đạo Trung tâm TGPLNN |
04 giờ |
Bước 6 |
Đóng dấu, vào sổ, lưu trữ hồ sơ. Chuyển kết quả giải quyết TTHC đến chuyên viên xử lý. |
Văn thư - Trung tâm TGPLNN |
02 giờ |
Bước 7 |
Chuyển trả kết quả giấy cho Trung tâm PVHCC tỉnh; đồng thời scan kết quả chuyển trả trên Hệ thống thông tin Một cửa điện tử đến Trung tâm PVHCC tỉnh. |
Chuyên viên - Trung tâm TGPLNN. |
01 giờ |
Bước 8 |
Xác nhận trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử về kết quả giải quyết TTHC đã có tại Trung tâm PVHCC tỉnh và thông báo cho cá nhân, tổ chức đến nhận trả kết quả TTHC |
Chuyên viên làm việc tại Trung tâm PV HCC tỉnh |
01 giờ |
|
Tổng thời gian giải quyết TTHC: 03 ngày làm việc. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.