ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 331/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 15 tháng 4 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, b ổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp tại Tờ trình số 04/TTr-BHXH ngày 03 tháng 3 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban , ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 331/QĐ-UBND-HC ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp )
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, chính quyền địa phương trong công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và áp dụng đối với tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu của hoạt động phối hợp
1. Phát huy tối đa hiệu quả, hiệu lực của việc thực hiện các quy định pháp luật, các văn bản của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội.
2. Việc phối hợp phải tuân thủ pháp luật, tạo sự thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước với tổ chức thực hiện quy định về BHXH, BHYT, BHTN giữa các ngành, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan.
Giải quyết kịp thời những yêu cầu hợp pháp của tổ chức, công dân liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN.
3. Hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển đối tượng được đề ra trong Chương trình hành động số 171 -CTr/TU ngày 26/3/2013 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 -2020 và Kế hoạch 59/KH- UBND ngày 10/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 171-CTr/TU của Tỉnh uỷ.
1. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo thống nhất của chính quyền các cấp.
2. Xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước, tổ chức thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định.
3. Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định. Sự phối hợp phải chặt chẽ, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
4. Cùng phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trên cơ sở kinh nghiệm và nguồn lực của các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan.
5. Các ngành có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu của mỗi bên để phục vụ cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của từng ngành liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương.
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn về những quy định của pháp luật liên quan đến Luật BHXH và Luật BHYT.
2. Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.
3. Đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.
5. Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo, trao đổi thông tin và thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị có liên quan
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH, BHTN theo quy định;
b) Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN theo thẩm quyền; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân cấp quản lý nhà nước về BHXH, giải quyết chế độ BHTN và thực hiện các chế độ BHYT cho các nhóm đối tượng trong ngành quản lý, đảm bảo không trùng lắp.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế nắm tình hình về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng lao động đang làm việc để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hướng dẫn cơ quan quản lý Nhà nước về lao động các huyện, thị, thành phố trực thuộc tiếp nhận, rà soát, theo dõi kiểm tra thang lương, bảng lương của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng, triển khai chương trình phối hợp công tác hàng năm liên quan đến BHXH, BHTN; phối hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh về BHXH, BHTN.
e) Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh; Hội Phụ nữ tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố; các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thực hiện BHYT;
b) Chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện ký kết hợp đồng và thực hiện khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT theo đúng quy định. Chỉ đạo, thực hiện việc xây dựng bảng giá dịch vụ kỹ thuật, tổ chức cung ứng thuốc, vật tư y tế và quản lý giá thuốc, giá vật tư y tế theo đúng quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng chương trình phối hợp công tác hàng năm; tổ chức hội nghị giao ban hàng quý và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh
a) Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trong việc triển khai, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nghiệp vụ về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thành lập Tổ thu nợ BHXH, BHYT và thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chế độ báo cáo, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin về đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH và người tham gia BHXH, BHTN, về cơ sở y tế thực hiện khám chữa bệnh BHYT và người tham gia BHYT;
e) Chủ trì tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
g) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật BHXH, BHYT, BHTN theo giai đoạn, theo chuyên đề, đề xuất các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của tổ chức, cá nhân; phối hợp các đơn vị có liên quan theo dõi, báo cáo và đề xuất việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân chấp hành tốt việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính
a) Phối hợp các đơn vị quản lý đối tượng xây dựng dự toán Ngân sách, phân bổ kinh phí thực hiện, hướng dẫn lập quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.
b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các Sở, ban, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện trích nộp BHXH, BHYT, BHTN.
5. Cục Thuế tỉnh
a) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hằng năm cung cấp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội thông tin các đơn vị sử dụng lao động có đăng ký mã số thuế để quản lý mức đóng, đối tượng đóng BHXH, BHYT, BHTN theo chỉ đạo của cấp trên. Yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động chấp hành, thực hiện đúng chế độ BHXH, BHYT, BHTN trong quá trình thực hiện công tác quản lý, thu thuế.
b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các Sở, ban, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện trích nộp BHXH, BHYT, BHTN.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các Sở, ban, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, đề xuất xử lý các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh (đối với trường hợp còn nợ bảo hiểm);
b) Phối hợp BHXH tỉnh gửi thông báo, biểu mẫu đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN đối với các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp mới thành lập.
c) Hàng quý cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh danh sách doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tạm ngừng hoạt động, tái hoạt động và giải thể.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh hàng năm cho các đơn vị trực thuộc;
b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác giáo dục vận động học sinh thực hiện nghiêm Luật BHYT; đảm bảo quyền lợi BHYT cho học sinh, thực hiện tốt công tác thu, nộp bảo hiểm, lập dự toán, quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu trong công tác y tế trường học, đảm bảo công tác quyết toán quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định;
c) Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
d) Phối hợp với Sở Y tế kiện toàn đội ngũ nhân viên y tế học đường.
8. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ số lượng người làm việc thực hiện nhiệm vụ y tế học đường tại các trường học.
9. Sở Tư pháp
Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện tuyên truyền pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN (đối với các văn bản mới được ban hành) vào kế hoạch của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh;
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo đài trong tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
11. Thanh tra Tỉnh
Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
12. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện các nội dung công tác theo Kế hoạch 1127/KHLN-BHXH-CA ngày 31 tháng 8 năm 2012 về phối hợp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo vệ trật tự quản lý kinh tế và đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp.
b) Phối hợp xác nhận trường hợp bị tai nạn giao thông đối với những người tham gia BHXH, BHYT để BHXH giải quyết quyền lợi của công dân theo quy định của Pháp luật.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp
Chỉ đạo các Tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện nghiêm trách nhiệm phối hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động để truy nộp vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN của các cơ quan có thẩm quyền; xử lý vi phạm (nếu có) đối với các TCTD theo quy định của pháp luật.
14. Tòa án nhân dân tỉnh
a) Khi cơ quan Bảo hiểm xã hội khởi kiện tại Tòa án đối với người sử dụng lao động nợ BHXH, Tòa án có thẩm quyền hướng dẫn cơ quan Bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật về thủ tục khởi kiện.
b) Khi hồ sơ khởi kiện của cơ quan Bảo hiểm xã hội đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật về thủ tục khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết đúng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
15. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
a) Tiếp nhận hồ sơ của cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị thi hành án đối với bản án có hiệu lực pháp luật những đơn vị nợ BHXH không thực hiện.
b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra về thi hành án dân sự và xử lý hành vi không chấp hành án về BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
16. Ban Quản lý các Khu công nghiệp
a) Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và người sử dụng lao động trong các Khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.
b) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.
17. Liên đoàn Lao động tỉnh
a) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hệ thống Công đoàn và trong công chức, viên chức, công nhân, người lao động (CNVCLĐ); tham gia quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động;
b) Chỉ đạo các cấp Công đoàn trực thuộc tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong CNVCLĐ các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; đồng thời tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN ở các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
c) Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN.
18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Hội, Đoàn thể
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
- Hướng dẫn các tổ chức thành viên thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chính sách an sinh xã hội và các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN;
- Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức, cá nhân; kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết những vướng mắc hoặc các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT, BHTN.
b) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội cựu chiến binh tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Liên minh Hợp tác xã … tập trung tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia BHXH, BHYT. Đồng thời tham gia đề xuất các chính sách hỗ trợ nông dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện.
19. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN;
c) Chỉ đạo triển khai có hiệu quả phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân của địa phương phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế và theo đúng định hướng chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
d) Chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc có liên quan, phối hợp Bảo hiểm xã hội huyện quản lý chặt chẽ đối tượng tham gia BHYT, lập danh sách đối tượng tham gia không để xảy ra tình trạng trùng, thừa hoặc bỏ sót đối tượng và sai thông tin, dự toán ngân sách đóng cho các nhóm đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN được NSNN hỗ trợ theo quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT, BHTN
1. Khi nhận được đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân, theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, cơ quan có liên quan tiếp nhận phải thụ lý để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoặc chuyển đơn, thư đến cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
2. Đối với những trường hợp đơn, thư thuộc thẩm quyền do cấp trên chuyển xuống, cơ quan được giao nhiệm vụ phải thụ lý, giải quyết và báo cáo kết quả giải quyết cho cơ quan cấp trên. Trường hợp nội dung giải quyết liên quan đến nhiều cơ quan thì cơ quan chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất hướng giải quyết; nếu yêu cầu giải quyết không thuộc thẩm quyền thì báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
1. Định kỳ hằng năm Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức họp đánh giá các nội dung hoạt động, phối hợp về thực hiện Luật BHXH; Sở Y tế chủ trì tổ chức họp đánh giá các nội dung hoạt động, phối hợp về thực hiện Luật BHYT.
2. Trên cơ sở Quy chế phối hợp, các đơn vị thông tin, báo cáo định kỳ hằng quý, 6 tháng và hằng năm gửi về Bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trá ch nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Trên cơ sở Quy chế này, Bảo hiểm xã hội tỉnh có thể trao đổi với từng sở, ban, ngành để xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong từng lĩnh vực cụ thể.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BHXH, BHTN (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội), về BHYT (Sở Y tế) để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.