ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2022/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 12 tháng 12 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 203/TTr-STC ngày 04 tháng 12 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 12 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ CƠ CHẾ QUAY VÒNG MỘT PHẦN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
CỘNG ĐỒNG THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ các dự án, phương án phát triển sản xuất (gọi chung là dự án) cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Đối tượng áp dụng
Cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chu kỳ sản xuất cây trồng: là thời gian tính từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch.
2. Vốn quay vòng: là một phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án được sử dụng để luân chuyển cho các thành viên cùng tham gia một dự án; chuyển sang hỗ trợ thực hiện dự án khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
3. Tỷ lệ thu hồi vốn quay vòng: là tỷ lệ phần trăm (%) thu hồi theo số vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp để thực hiện dự án.
1. Việc thu hồi vốn quay vòng để luân chuyển trong cộng đồng trên cơ sở cộng đồng đề xuất, đồng thuận và đảm bảo theo quy định này.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ; phát huy sự chủ động, tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.
3. Tỷ lệ, thời gian thu hồi vốn quay vòng phải được thể hiện rõ trong quyết định phê duyệt dự án. Cộng đồng dân cư, hộ gia đình cam kết thực hiện đúng theo các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.
4. Vốn quay vòng được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị được giao vốn, quản lý, sử dụng theo quy định.
5. Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện cơ chế quay vòng vốn.
Hình thức quay vòng: bằng tiền.
Điều 5. Tỷ lệ, thời gian thu hồi vốn quay vòng
1. Tỷ lệ thu hồi
a) Dự án trồng trọt
- Cây ngắn ngày (chu kỳ sản xuất dưới 01 năm): tỷ lệ thu hồi vốn tối thiểu là 10%.
- Các loại cây trồng còn lại (chu kỳ sản xuất trên 01 năm): tỷ lệ thu hồi vốn tối thiểu là 15%.
b) Dự án chăn nuôi
- Gia súc, gia cầm: tỷ lệ thu hồi vốn tối thiểu là 15%.
- Đại gia súc: tỷ lệ thu hồi vốn tối thiểu là 20%.
c) Dự án lâm nghiệp: tỷ lệ thu hồi vốn tối thiểu là 25%.
d) Dự án thủy sản: tỷ lệ thu hồi vốn tối thiểu là 10%.
đ) Dự án khác: tỷ lệ thu hồi vốn tối thiểu là 20%.
2. Cộng đồng dân cư căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương và của từng hộ gia đình trong cộng đồng dân cư, quy định tại khoản 1 Điều này, xác định cụ thể tỷ lệ thu hồi vốn quay vòng, tổng hợp chung vào hồ sơ đề xuất thực hiện dự án.
3. Thời gian thu hồi
a) Thời gian tối đa kể từ khi kết thúc dự án: không quá 03 tháng.
b) Thời điểm kết thúc dự án: là thời gian quy định tại quyết định phê duyệt dự án.
4. Trường hợp trong quá trình triển khai dự án phải tạm dừng, hủy bỏ hoặc triển khai không có hiệu quả do các nguyên nhân khách quan (như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân bất khả kháng khác) dẫn đến không có kết quả đầu ra theo kế hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án xác định tỷ lệ thiệt hại và quyết định điều chỉnh thời gian, tỷ lệ thu hồi vốn quay vòng như sau:
a) Thiệt hại từ 30% đến 70%: thời gian gia hạn tối đa 12 tháng, giảm tỷ lệ thu hồi vốn (quy định tại khoản 1 Điều này) tương ứng với tỷ lệ thiệt hại.
b) Thiệt hại trên 70%: không thu hồi vốn quay vòng.
1. Quay vòng vốn trong cộng đồng dân cư
a) Sau khi kết thúc dự án, hộ gia đình có trách nhiệm nộp phần vốn quay vòng (theo tỷ lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) cho đại diện cộng đồng.
b) Đại diện cộng đồng nộp tiền vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị được giao vốn mở tại kho bạc nhà nước, đồng thời tổ chức bình chọn hộ gia đình đủ điều kiện, có biên bản thống nhất hộ gia đình được nhận vốn quay vòng, báo cáo cơ quan, đơn vị được giao vốn phối hợp cộng đồng dân cư chuyển tiền cho hộ gia đình đủ điều kiện.
2. Trường hợp dự án kết thúc và đối tượng tham gia dự án không còn nhu cầu sử dụng vốn để quay vòng, luân chuyển, tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, cơ quan, đơn vị được giao vốn quyết định thu hồi vốn nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị mở tại kho bạc nhà nước để sử dụng hỗ trợ thực hiện dự án mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) hoặc thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
3. Cộng đồng tự quản lý, tổ chức thực hiện việc quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng. Trường hợp cộng đồng không đủ năng lực quản lý, cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cử cán bộ hỗ trợ cộng đồng quản lý, tổ chức quay vòng, luân chuyển vốn.
Điều 7. Quy trình theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan, đơn vị được giao vốn và cộng đồng
1. Nội dung theo dõi, kiểm tra, giám sát
a) Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định hỗ trợ với nội dung quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Kiểm tra, giám sát quá trình bình chọn, luân chuyển vốn quay vòng trong cộng đồng dân cư đảm bảo công khai, minh bạch.
c) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên về tiến độ thực hiện dự án, khả năng hoàn thành theo kế hoạch được giao để kịp thời điều chỉnh dự án (trong trường hợp dự án triển khai không có hiệu quả, phải tạm dừng, hủy bỏ).
d) Theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán dự án.
đ) Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện, vận hành dự án.
e) Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
2. Theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan, đơn vị được giao vốn
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng, ban được giao vốn thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động quản lý, tổ chức quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng của từng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai trên địa bàn.
b) Cán bộ được giao phụ trách thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo dõi việc thực hiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao vốn. Cán bộ được giao phụ trách thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, giám sát quá trình bình chọn, luân chuyển vốn quay vòng của cộng đồng dân cư; có báo cáo gửi lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao vốn sau mỗi đợt bình chọn.
c) Định kỳ 6 tháng, hằng năm và kết thúc dự án cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện dự án; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
d) Trên cơ sở kết quả kiểm tra định kỳ, cơ quan, đơn vị được giao vốn tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh xem xét.
3. Theo dõi, giám sát của cộng đồng
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan.
- Lập kế hoạch giám sát của cộng đồng đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng đảm bảo các nội dung theo dõi, giám sát tại khoản 1 Điều này;
- Chủ trì thành lập Ban giám sát của cộng đồng cho từng dự án, thành phần của Ban ít nhất có 5 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
- Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ đầu tư dự án về chương trình, kế hoạch đã đề ra và thành phần Ban giám sát của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;
- Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban giám sát của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ đầu tư dự án
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án cho Ban giám sát của cộng đồng;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;
- Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.
c) Ban giám sát của cộng đồng
- Tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;
- Hướng dẫn, động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát của cộng đồng theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ 6 tháng, hằng năm và kết thúc dự án tổng hợp báo cáo gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát của cộng đồng.
1. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện quy định này.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện cơ chế quay vòng vốn. Tổng hợp, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân cấp huyện tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất kết quả thực hiện cơ chế quay vòng một phần vốn các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc.
a) Hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của trung ương và của tỉnh.
b) Phối hợp tổng hợp báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất về kết quả thực hiện cơ chế quay vòng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế quay vòng vốn.
b) Định kỳ hằng năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện trên địa bàn huyện, xã gửi về Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý dự án.
b) Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
c) Định kỳ 6 tháng, hằng năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả thực hiện Quyết định (qua Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện/Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
5. Đối với cộng đồng dân cư được tham gia dự án phát triển sản xuất
Thực hiện tổ chức, quản lý việc quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng theo đúng quy định hiện hành. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện dự án 6 tháng, hằng năm và tổng kết gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tổ chức, quản lý, sử dụng vốn và thực hiện việc quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét theo quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.