ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2016/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 75/2016/NQ-HĐND ngày 25/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 432/TTr-STC ngày 20/12/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương quy định tại Quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố trong giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
VỀ
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017 -
2020
(Kèm theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hưng Yên)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng: Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước từng lĩnh vực để xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2017 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách) đối với các sở, ngành, đơn vị dự toán và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2. Đối tượng áp dụng: Sở, ngành, đoàn thể tỉnh, đơn vị dự toán và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017
1. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính.
1.1. Chi con người: Ngân sách đảm bảo chi lương và các khoản có tính chất lương theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao và số hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
1.2. Chi hoạt động quản lý hành chính.
a) Về tiêu chí: Căn cứ vào biên chế được cấp có thẩm quyền giao có phân bậc từng nhóm biên chế.
b) Phạm vi định mức:
- Định mức phân bổ bao quát các nội dung chi thường xuyên của các sở, ban, ngành, đảng, đoàn thể, đơn vị dự toán khối tỉnh bao gồm:
+ Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan (đã bao gồm tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị, văn phòng phẩm, báo chí, điện, nước, xăng dầu,...);
+ Các khoản chi nghiệp vụ mang tính chất thường xuyên (đã bao gồm tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra; chi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật;...);
+ Kinh phí thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 30/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về ban hành chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở;
+ Các khoản chi mua sắm công cụ, dụng cụ; thay thế trang thiết bị và phương tiện làm việc; kinh phí sửa chữa thường xuyên tài sản.
- Định mức hoạt động không bao gồm các nhóm nội dung chi sau:
+ Chi lương và các khoản có tính chất lương;
+ Các khoản chi hoạt động đặc thù của cơ quan đảng, đoàn thể, các sở, ngành: kinh phí đối ứng các dự án, thuê trụ sở, tổ chức đại hội, hoạt động của các ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành; chi mua sắm tài sản cố định, sửa chữa lớn trụ sở; mua trang bị cho biên chế mới;
+ Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt của từng đơn vị;
+ Các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên khác.
- Đối với các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: Thực hiện theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động và quản lý hội “Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án”.
c) Về định mức cụ thể:
- Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị xác định theo từng bậc biên chế. Cụ thể:
+ Từ biên chế 51 trở lên: 25 triệu đồng/biên chế/năm;
+ Từ biên chế thứ 36 đến 50: 26 triệu đồng/biên chế/năm;
+ Từ biên chế thứ 16 đến 35: 27 triệu đồng/biên chế/năm;
+ Từ biên chế thứ 1 đến 15: 28 triệu đồng/biên chế/năm.
- Cơ quan Đảng: 30 triệu đồng/biên chế/năm.
- Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặc thù được giao biên chế, mức hỗ trợ tối đa bằng 80% so với định mức quản lý nhà nước tương đương.
- Đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ định mức chi hoạt động bằng 50% so với định mức quản lý nhà nước tương đương.
- Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, ngoài định mức phân bổ nêu trên có tính toán bổ sung thêm các nhiệm vụ chi đặc thù cụ thể của từng đơn vị.
2. Định mức phân bổ cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, đây là Nghị định khung. Trên cơ sở Nghị định này các bộ quản lý ngành, lĩnh vực sẽ trình Chính phủ ban hành các Nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực. Đến nay, về cơ bản các Nghị định về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và định mức kinh tế kỹ thuật để tính đơn giá thuộc các lĩnh vực sự nghiệp công chưa được cấp có thẩm quyền quyết định. Vì vậy, định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp quy định trên cơ sở sau:
2.1. Ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên các đơn vị công lập theo cơ chế tự chủ tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực, cụ thể:
a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Thực hiện cơ chế nhà nước đặt hàng, hoặc giao nhiệm vụ đối với dịch vụ sự nghiệp công nằm trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành và theo giá do cơ quan có thẩm quyền quy định theo pháp luật.
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá phí, chưa tính đủ chi phí): Thực hiện cơ chế nhà nước đặt hàng, hoặc giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành và theo giá, phí do cơ quan có thẩm quyền quy định chưa tính đủ chi phí. Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình quy định.
c) Đối với sự nghiệp công lập còn lại do nhà nước đảm bảo chủ yếu chi thường xuyên (không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp): Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên ổn định trong giai đoạn 2017-2020 và được điều chỉnh khi nhà nước thay đổi nhiệm vụ, cơ chế chính sách quy định.
- Về tiêu chí xác định định mức: theo biên chế được cấp thẩm quyền giao có phân bậc theo quy mô biên chế.
- Định mức chi thường xuyên sự nghiệp cụ thể như sau: Ngân sách đảm bảo quỹ lương, phụ cấp, các khoản đóng góp và hỗ trợ chi hoạt động tối đa bằng 80% so với định mức quản lý nhà nước tương đương (kinh phí hỗ trợ chi hoạt động bao gồm: các khoản chi phục vụ hoạt động, nghiệp vụ mang tính chất thường xuyên bộ máy của các cơ quan: khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, vật tư, văn phòng phẩm, điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn, hội nghị tổng kết, sơ kết, điện thoại, Internet, cước bưu chính, công tác phí, làm thêm giờ, bảo hiểm xe ô tô phục vụ công tác, chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp khách, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên,....).
2.2. Trong thời gian các Nghị định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực chưa ban hành, các đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính hiện hành của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực chi sự nghiệp do chưa xây dựng được đơn giá dịch vụ công được thực hiện như sau:
a) Chi sự nghiệp giáo dục: Đối với các đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục tỉnh quản lý (các trường trung học phổ thông, trường Chuyên Hưng Yên, trường mầm non 19/5,...) ngoài quỹ lương, phân bổ theo định mức tính 20 triệu đồng/biên chế và đảm bảo tỷ lệ 82% chi con người, 18% chi hoạt động.
b) Chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề: Dự toán chi thường xuyên chi con người được NSNN đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương theo số biên chế; hỗ trợ chi hoạt động chuyên môn, quản lý theo mức hỗ trợ như đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn lại được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Điểm e, Mục 2.2, Khoản 2, Điều này.
c) Sự nghiệp y tế:
* Định mức chi khối chữa bệnh: tiêu chí phân bổ theo giường bệnh.
Đơn vị tính: triệu đồng/giường bệnh/năm
Đơn vị |
Tiêu chí phân bổ |
Định mức năm 2017 |
Bệnh viện tuyến tỉnh |
giường bệnh |
100 |
Trung tâm y tế các huyện, thành phố |
giường bệnh |
110 |
+ Đối với giường lưu: 20.000.000 đồng/giường/năm.
Thực hiện nghiêm lộ trình giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, phấn đấu tăng khả năng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế để giảm dân mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
* Định mức chi khối phòng bệnh.
- Đối với tuyến tỉnh, ngân sách đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương, chi hoạt động phân bổ theo biên chế giao, định mức chi hoạt động tối đa bằng 80% định mức khối quản lý nhà nước tương đương; ngoài ra được tính thêm các nhiệm vụ đặc thù.
- Đối với tuyến huyện, thành phố: Phân bổ theo dân số, định mức 18.000 đồng/người/năm.
* Đối với chi cho cán bộ y tế xã, thôn: Theo thực tế chi trả cho con người (bao gồm cả các khoản phải nộp theo quy định).
d) Sự nghiệp giao thông: Định mức duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đường giao thông:
Đơn vị tính: triệu đồng/km/năm
Loại đường |
Tiêu chí phân bổ |
Định mức năm 2017 |
- Đường bộ |
Km |
68 |
- Đường ủy thác |
Km |
60 |
- Đường sông |
Km |
40 |
Các năm tiếp theo được tính tăng thêm một phần trên cơ sở tỷ lệ tăng lương cơ sở.
- Đối với các dự án sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ, đường sông thực hiện theo dự toán và khả năng ngân sách được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập còn lại, ngân sách hỗ trợ sau khi cân đối nguồn thu sự nghiệp, mức hỗ trợ chi hoạt động như sau:
- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống: Do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. Mức hỗ trợ tối đa bằng 80% so với định mức quản lý nhà nước tương đương.
- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 50%: Dành 30% chênh lệch thu - chi (sau khi trích lập các Quỹ theo quy định hiện hành) để đảm bảo thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước. Mức hỗ trợ tối đa 70% so với định mức quản lý nhà nước tương đương.
- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị từ 50% đến dưới 100%: Dành 50% chênh lệch thu - chi (sau khi trích lập các Quỹ theo quy định hiện hành) để đảm bảo thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước. Mức hỗ trợ tối đa 60% so với định mức quản lý nhà nước tương đương.
- Ngoài định mức trên, đơn vị có hoạt động đặc thù được ngân sách hỗ trợ thêm một phần kinh phí đảm bảo nhiệm vụ.
Các mức tự đảm bảo trên không áp dụng đối với việc giao dự toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh của ngành y tế.
Điều 3. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách huyện, thành phố
1. Định mức phân bổ sự nghiệp kinh tế.
1.1. Sự nghiệp giao thông:
- Định mức duy tu, bảo dưỡng: 50 triệu đồng/km;
- Chi sửa chữa: 19 triệu đồng/km;
- Hỗ trợ giao thông nông thôn: 30 triệu đồng/xã.
1.2. Sự nghiệp nông nghiệp:
- Chi thường xuyên: 40 triệu đồng/xã (đã bao gồm hỗ trợ kinh phí gieo mạ dự phòng và tết trồng cây).
- Chi hỗ trợ tiền điện chống hạn, chống úng, trợ giá giống cây, con giống: theo kế hoạch hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh (có quyết định cụ thể).
1.3. Thủy lợi, phòng chống thiên tai:
- Phòng chống thiên tai 50 triệu đồng/huyện và 25 triệu đồng/điểm canh đê (bao gồm cả đê chính và đê bối);
- Thủy lợi nội đồng: 20 triệu đồng/xã.
1.4. Hoạt động kiến thiết thị chính: Các huyện 1.500 triệu đồng/huyện.
Riêng đối với huyện Yên Mỹ: 2.000 triệu đồng và thành phố Hưng Yên trên cơ sở khối lượng, nhiệm vụ chi do Ủy ban nhân dân tỉnh giao, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá do Nhà nước quy định và khả năng ngân sách.
1.5. Sự nghiệp kinh tế khác (gồm cả khảo sát giá đất): 2.500 triệu đồng/huyện.
Riêng thành phố Hưng Yên là đô thị loại III: 15.000 triệu đồng; huyện Mỹ Hào là đô thị loại IV: 10.000 triệu đồng.
2. Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
2.1. Sự nghiệp giáo dục: Định mức phân bổ theo chi cho con người, đảm bảo tỷ lệ chi cho con người và chi công việc là 82/18.
2.2. Sự nghiệp đào tạo, dạy nghề (Trung tâm Bồi dưỡng chính trị): Chi con người được ngân sách nhà nước đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương, phân bổ theo biên chế và dân số, định mức 20 triệu đồng/biên chế (tương đương 80% chi quản lý nhà nước) và 6.800 đồng/người dân (đã bao gồm kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng kiến thức quốc phòng).
3. Sự nghiệp Văn hóa, thông tin, thể thao: Chi con người được ngân sách nhà nước đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương, phân bổ theo biên chế và dân số, định mức 20 triệu đồng/biên chế và 6.800 đồng/người dân (đã bao gồm hỗ trợ hoạt động hè của đoàn thanh niên).
4. Sự nghiệp phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác: Chi con người được ngân sách nhà nước đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương, phân bổ theo biên chế và dân số, định mức 20 triệu đồng/biên chế và 6.800 đồng/người dân.
5. Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Tiêu chí xác định định mức theo đối tượng bảo trợ xã hội, bao gồm:
- Trợ cấp cho các đối tượng đảm bảo xã hội được tính theo mức chi của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ.
- Kinh phí hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, mức hỗ trợ/hộ căn cứ biểu giá bán điện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Kinh phí quà tết cho người cao tuổi.
- Sự nghiệp đảm bảo xã hội khác (trợ cấp đột xuất đối tượng lang thang cơ nhỡ, thăm hỏi ngày lễ, tét, công tác tuyên truyền, tập huấn, thẩm định hồ sơ, chi khắc phục vụ cho công tác quản lý tại cấp huyện …): 100 triệu đồng/huyện.
6. Sự nghiệp y tế.
- Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ: Chi con người được ngân sách nhà nước đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương, hỗ trợ mức 60 triệu đồng/huyện.
- Mua bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định.
7. Sự nghiệp bảo vệ môi trường: Tiêu chí phân bổ theo biên chế và theo số đơn vị hành chính.
- Định mức theo biên chế: Ngoài quỹ lương, phân bổ theo biên chế, định mức 20 triệu đồng/biên chế.
- Theo số xã, phường, thị trấn, định mức 40 triệu đồng/xã. Đối với các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang được bổ sung thêm 10 triệu đồng/xã.
8. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính, đảng, đoàn thể.
8.1. Chi con người: Ngân sách đảm bảo chi lương và các khoản có tính chất lương theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao và số hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
8.2. Chi hoạt động quản lý hành chính:
a) Quản lý nhà nước: Phân bổ theo 02 tiêu chí:
- Tiêu chí biên chế: Theo biên chế giao, định mức 23 triệu đồng/biên chế.
- Tiêu chí dân số: 10.000 đồng/năm/người dân.
Định mức chi hoạt động thường xuyên trên đã bao gồm:
+ Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động, nghiệp vụ thường xuyên phục vụ bộ máy của các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, vật tư, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn, hội nghị tổng kết, sơ kết, điện thoại, Internet, cước bưu chính, công tác phí, làm thêm giờ, bảo hiểm xe ô tô phục vụ công tác, tiếp khách, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ; kinh phí hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kinh phí trang phục ngành Thanh tra, Ban Chỉ đạo quản lý chất lượng theo mô hình khung, kinh phí thường xuyên Ban Tiếp công dân, bộ phận một cửa, kinh phí tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính, xử lý đơn thư, chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chi hoạt động chuyên môn, quản lý lĩnh vực ngành, chi khác, chi mua sắm, sửa chữa bổ sung tài sản các phòng ban thuộc huyện, chi hoạt động của các tổ chức, ban,....
+ Kinh phí thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 30/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về ban hành chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở.
+ Kinh phí xây dựng ban hành kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
+ Đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ được tính đủ lương và các khoản đóng góp theo lương, định mức chi hoạt động bằng 50% so với định mức quản lý nhà nước tương đương.
b) Hội đồng nhân dân:
- Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân tính theo thực tế chi trả.
- Chi hoạt động theo Nghị quyết số 52/2016/NQ-HĐND ngày 06/10/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh (phục vụ các kỳ họp, tiếp xúc cử tri,...): 450 triệu đồng/huyện (không bao gồm kinh phí may trang phục cho đại biểu); riêng huyện Khoái Châu bổ sung thêm 60 triệu đồng.
c) Kinh phí Đảng: Phân bổ theo 02 tiêu chí:
- Tiêu chí biên chế: Theo biên chế giao, định mức 25 triệu đồng/biên chế, không bao gồm các khoản chi lương, có tính chất lương, đặc thù.
- Tiêu chí dân số: 10.000 đồng/năm/ người dân.
Định mức chi hoạt động thường xuyên trên đã bao gồm:
+ Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động, nghiệp vụ thường xuyên phục vụ bộ máy của các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, vật tư, văn phòng phẩm, điện nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn, hội nghị tổng kết, sơ kết, điện thoại, Internet, cước bưu chính, công tác phí, làm thêm giờ, bảo hiểm xe ô tô phục vụ công tác, tiếp khách, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng nhỏ; kinh phí chi chế độ cho cán bộ làm công tác lưu trữ, chế độ cho người làm công tác cơ yếu; chi đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cán bộ, chi hoạt động chuyên môn, quản lý lĩnh vực ngành, chi khác, chi mua sắm, sửa chữa bổ sung tài sản.
+ Kinh phí giao ban bí thư chi bộ thôn, khu dân cư.
+ Kinh phí tiếp tục học tập tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Kinh phí chi nghiệp vụ khối Đảng.
8.3. Tổ chức chính trị - xã hội: Chi con người được ngân sách nhà nước đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương; chi hoạt động phân bổ theo biên chế giao, định mức 23 triệu đồng/biên chế.
Ngoài ra bổ sung thêm phụ cấp cựu chiến binh theo thực tế chi trả.
8.4. Hỗ trợ tổ chức xã hội (Hội người mù): Chi con người được ngân sách nhà nước đảm bảo lương và các khoản có tính chất lương theo biên chế; chi hoạt động hỗ trợ mức 60 triệu đồng/huyện.
9. Chi an ninh, quốc phòng.
a) An ninh: Phân bổ mức 50 triệu đồng/huyện và 3.500 đồng/người dân.
b) Quốc phòng:
- Chi thường xuyên: Phân bổ mức 350.000.000 đồng/huyện và 3.500 đồng/người dân.
- Chi phụ cấp cho dân quân tự vệ: Chi trả thực tế theo chế độ quy định.
10. Khen thưởng: Định mức bằng 0.5% tổng chi thường xuyên.
11. Chi khác ngân sách: Định mức tính bằng 0,5% tổng chi thường xuyên.
12. Dự phòng: Định mức tính bằng 2% tổng chi thường xuyên.
Điều 4. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách xã, phường, thị trấn
1. Chi con người: Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức được phân bổ theo biên chế được giao theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và số người có mặt tại thời điểm làm dự toán.
2. Chi hoạt động thường xuyên cấp xã.
- Loại I: 1.000 triệu đồng/xã, phường, thị trấn.
- Loại II: 950 triệu đồng/xã, phường, thị trấn.
- Loại III: 900 triệu đồng/xã, phường, thị trấn.
Và theo tiêu chí dân số: 10.000 đồng/người dân/năm.
Định mức trên đã bao gồm: Chi hỗ trợ thanh tra nhân dân, giáo dục cộng đồng, hoạt động tiếp công dân, xây dựng, rà soát, phổ biến, giáo dục pháp luật, hoạt động của các đoàn thể thôn, hoạt động của hội người cao tuổi, công tác Đảng và hỗ trợ hội khuyến học. Trong đó, đảm bảo chi tối thiểu cho một số lĩnh vực: An ninh 50 triệu đồng, quốc phòng 50 triệu đồng, hoạt động trạm y tế xã 30 triệu đồng, sự nghiệp môi trường 30 triệu đồng.
3. Khen thưởng: Định mức bằng 0,5% tổng chi thường xuyên.
4. Dự phòng: Định mức tính bằng 2% tổng chi thường xuyên.
Đối với các huyện có các khu công nghiệp và khu dân cư biến động lớn do cơ học như: Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ định mức phân bổ theo đầu dân số được tính theo hệ số 1,2 định mức trên.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.