UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2007/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 07 tháng 11 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.
UỶ BAN NHÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998 và Nghị định số 179/1999/NĐ-CP
ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên
nước;
Căn cứ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước; Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ;
Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất;
Căn cứ Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới
đất;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của
Bộ Tài nguyên-Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về Tài
nguyên và Môi trường ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
167/TTr-STNMT ngày 29 tháng 6 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Lạng Sơn, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
1- Quản lý nhà nước về hoạt động tài nguyên nước
Điều 3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành;
2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh;
3. Thực hiện công tác tổ chức điều tra cơ bản tài nguyên nước, quản lý, thông tin, tuyên truyền pháp luật tài nguyên nước; thanh tra, kiểm tra hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh;
4. Tiếp nhận, tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định hiện hành; kiểm tra, thanh tra hoạt động tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân sau khi được cấp giấy phép; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên nước theo thẩm quyền;
5. Hướng dẫn cơ quan chuyên môn cấp huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của pháp luật và quy định này;
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; giúp UBND tỉnh trong việc tổng hợp, lập báo cáo về tình hình quản lý, đăng ký, cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn gửi về Cục Quản lý tài nguyên môi trường.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Lạng Sơn:
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện, thµnh phè theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong công tác lập chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước, quản lý thông tin về tài nguyên nước của địa phương;
3. Xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước; phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
4. Tổ chức tiếp nhận, lưu trữ hồ sơ, thẩm định và xem xét xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất cho các tổ chức, cá nhân theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước và các văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước;
6. Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật tài nguyên nước theo thẩm quyền;
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (Thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về tình hình hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn quản lý.
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý, thông tin về tài nguyên nước ở địa phương;
3. Xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
4. Thống kê, lập sổ theo dõi các hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn; thực hiện công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên nước ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giám sát việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân theo quy định này và các quy định khác có liên quan;
5. Tổ chức kiểm tra các hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoÆc đột xuất cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về tình hình quản lý hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn.
2- Cấp phép hoạt động tài nguyên nước
1. Khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin phép:
a) Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất từ các công trình khai thác mới thay thế công trình đã bị hư hỏng hoặc giảm công suất khai thác, có lưu lượng khai thác không lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm trong khu vực khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất trong phạm vi gia đình có chiều sâu giếng nhỏ hơn 25 mét với lưu lượng khai thác không vượt quá 10m3/ngày đêm.
2. Khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép nhưng phải đăng ký:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất trong phạm vi gia đình với lưu lượng không vượt quá 10 m3/ngày đêm phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và cho các mục đích khác mà không nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thể thao, y tế, an dưỡng, mà không nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác;
c) Khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình giếng khoan có chiều sâu từ 25 mét đến dưới 60 mét và lưu lượng khai thác không vượt quá 10 m3/ngày đêm.
3. Khai thác,sử dụng nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi gia đình không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng không vượt quá 72 m3/giờ;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện không cã chuyển đổi dòng chảy với công suất lắp máy dưới 50 kw;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt từ ao, hồ tự nhiên được hình thành từ nước mưa trong phạm vi diện tích đất được giao, được thuê hoặc được quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt phục vụ sinh hoạt, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và cho các mục đích khác với lưu lượng không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
e) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng không vượt quá 8 m3/ngày đêm.
Điều 8. Các hoạt động tài nguyên nước phải xin phép:
1. Thăm dò, khai thác sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng khai thác dưới 3.000 m3/ngày đêm dùng để sản suất các loại nước uống tinh khiết;
2. Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng tõ 10 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm dùng cho các mục đích khác;
3. Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 72 m3/gìơ đến dưới 7200 m3/giờ;
4. Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kw đến dưới 2.000 kw;
5. Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm;
6. Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 8 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
7. Hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Phân cấp quản lý cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận, quản lý hồ sơ, tổ chức thẩm định, xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, thu hồi giấy phép các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tiếp nhận, đăng ký, lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy định này.
1. Thời hạn, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, trả lại, chấm dứt hiệu lực giấy phép hoạt động tài nguyên nước được thực hiện theo Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hành nghề khoan nước dưới đất và các quy định khác có liên quan.
2. Trình tự, thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 149/2004/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ, Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các mẫu hồ sơ liên quan theo hướng dẫn tại Phụ lục kÌm theoThông tư số 02/2005/TT-BTNMT, ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT, ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
3-Vùng cấm và vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
Điều 11. Vùng cấm hoạt động hành nghề khoan, thăm dò, khai thác nước dưới đất:
Thuộc các khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng đến hoạt động của giếng khoan khai thác đã có trước, gần cầu, đường trục giao thông chính quan trọng; gần các công trình xử lý nước thải, khu xử lý rác thải tập trung, trong khuôn viên của các Bệnh viện; trong khuôn viên của cơ sở sản xuất, đóng gói, sang chiết các loại hoá chất độc hại; gần các kho thuốc bảo vệ thực vật, khu vực nghĩa trang và nghĩa địa; trong khuôn viên của các nhà cao tầng từ 15 mét trở lên. Khoảng cách hoạt động tính từ giới hạn mép ngoài hàng rào các công trình nêu trên đến vị trí công trình khai thác nước dưới đất không được nhỏ hơn 50 mét.
Điều 12. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:
Thuộc địa bàn các phường Hoàng Văn Thụ, Tam Thanh, Vĩnh Trại, Đông Kinh, Chi Lăng - thành phố Lạng Sơn. Các trường hợp có công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động tại các khu vực nêu trên tiếp tục thực hiện thủ tục cấp phép hoặc đăng ký khai thác nước dưới đất đến hết tháng 6 năm 2008.
Đối với khu vực hạn chế khai thác quy định tại điều 12 quy định này, chỉ tiến hành cấp phép khi có đầy đủ tài liệu về kết quả thăm dò, đánh giá tiềm năng trữ lượng nước dưới đất và có biện pháp bổ sung nguồn nước trong khu vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động tài nguyên nước:
Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động tài nguyên nước có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Tài nguyên nước; Điều 17, 18 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ; Điều 4 Quy định về hành nghề khoan nước dưới đất ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy định này và các quy định khác có liên quan.
Điều 15. Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:
1. Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước có nghĩa vụ lắp đặt thiết bị đo lưu lượng nước theo đúng quy định và theo dõi ghi nhận lại chỉ số thiết bị đo, số lượng nước thô đã khai thác hàng ngày vào sổ vận hành công trình; đối với công trình khai thác, sử dụng nước để phát điện phải có thêm biểu đồ phụ tải.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải có nghĩa vụ:
a) Lắp đặt thiết bị đo lưu lượng nước xả thải theo đúng quy định và theo dâi ghi nhận lại chỉ số đo lưu lượng nước xả thải vào nguồn nước hàng ngày vào sổ vận hành công trình;
b) Kiểm tra chất lượng, thành phần nước thải, chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải ba (3) tháng một (1) lần. Lưu giữ hồ sơ công trình, kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại đơn vị.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi c«ng tr×nh cã sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước hoặc phát hiện các trường hợp bất thường về chất lượng nguồn nước phải báo cáo ngay cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân huyện, thµnh phè nơi xảy ra sự cố để được hướng dẫn xử lý.
4. Nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 16. Công tác trám lấp giếng khoan:
Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng, hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ trám lấp các giếng khoan, giếng đào bị hư hỏng, không còn sử dụng hoặc không đạt yêu cầu sau khi kết thúc giai đoạn thăm dò, khai thác theo đúng quy định. Trước khi trám lấp giếng, tổ chức, cá nhân là chủ giấy phép hoặc quản lý, vận hành công trình có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan quản lý hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác hoặc cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký khai thác biết để kiểm tra theo dõi, giám sát thực hiện.
TRÁCH NHIỆM, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng một lần cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước dưới đất từ các công trình khai thác mới thay thế công trình đã bị hư hỏng hoặc giảm công suất khai thác thuộc trường hợp không phải cấp phép mới theo quy định tại khoản 1 Điều 8 có nghĩa vụ lập hồ sơ báo cáo cho cơ quan quản lý hồ sơ cấp phép trước khi tiến hành thi công công trình để thực hiện việc điều chỉnh giấy phép.
3. Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan thực hiện chế độ báo cáo theo khoản i, mục 2, Điều 4 của quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất.
4. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước thực hiện chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương định kỳ ba (03) tháng một (01) lần gồm các nội dung sau:
a) Số liệu về lưu lượng, sè lîng nước đã xả thải vào nguồn nước hàng ngày;
b) Kết quả phân tích chất lượng, thành phần nước thải, chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải;
c) Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải hàng tháng đã nộp ngân sách nhà nước.
Các tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương: ở cấp tỉnh báo cáo gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện báo cáo gửi về phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố. Thời gian nộp báo cáo trước ngày 20 của tháng cuối quý.
Điều 18. Chế độ thông tin báo cáo:
1. Định kỳ hàng quý, 6 th¸ng, hàng năm hoặc đột xuất, UBND huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, đăng ký, cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn gửi về Sở tài nguyên và Môi trường trước ngày 25 của tháng cuối quý.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối tiếp nhận các báo cáo và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Cục quản lý tài nguyên nước, nội dung báo cáo cần nêu rõ tình hình quản lý tài nguyên nước trên địa bàn, những khó khăn, kiến nghị và đề xuất giải quyết.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình phát triển tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước;
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ tài nguyên nước được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.