ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 328/2003/QĐ-UB |
Thái Bình, ngày 15 tháng 8 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Căn cứ Nghị quyết số 10/2003/NQ-HĐ ngày 30/7/2003 kỳ họp thứ 9 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương;
Xét đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá Thái Bình.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định “Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương”.
Điều 2: Giao cho Sở Tài chính - Vật giá chủ trì cùng với Cục Thuế tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện, bảo đảm theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và chế độ tài chính hiện hành.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 và được ổn định trong 3 năm (từ năm 2004 - 2006).
Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc sở Tài chính - Vật giá, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
T/M ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ
PHÂN CHIA NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 328/2003/QĐ-UB ngày 15/8/2003 của UBND tỉnh)
Điều 1: Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; theo quy định hiện hành, bao gồm:
1. Ngân sách tỉnh bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, thị xã thuộc tỉnh;
2. Ngân sách huyện, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn;
3. Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Điều 2: Việc phân câp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương phải thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, bảo đảm đúng phạm vi phân chia theo quy định được phân cấp và phải gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý kinh tế - xã hội của từng cấp chính quyền theo Nghị quyết của HĐND tỉnh đã phê duyệt.
Khuyến khích các cấp tăng' cường quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước, từng bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, tăng cường tính chủ động của ngân sách các cấp. Nguồn thu gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào, thực hiện phân cấp và phân chia nguồn thu cho ngân sách cấp chính quyền đó.
Phân cấp tối đa các nguồn thu trên địa bàn để bảo đảm nhiệm vụ chi được giao, mở hết tỷ lệ được phân cấp cho cơ sở để có nguồn thu chủ động phục vụ nhiệm vụ chi ngân sách đặc biệt là ngân sách xã. Hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Điều 3: Nguồn thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, tiền cho thuê đất, thuê mặt nước được cân đối để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (ưu tiên những nơi có số thu); không cân đối, sử dụng nguồn thu này vào nhiệm vụ chi thường xuyên của các cấp chính quyền địa phương.
Điều 4: Đối với các khoản thu Ngân sách Trung ương phân chia cho ngân sách địa phương:
1. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành).
a) Khu vực Doanh nghiệp nhà nước cấp Trung ương và tỉnh quản lý, Ngân sách tỉnh hưởng 100% (kể cả các đơn vị cổ phần hóa Nhà nước còn nắm cổ phần khống chế).
b) Doanh nghiệp Nhà nước cấp huyện, thị xã quản lý Ngân sách huyện, thị xã hưởng 100% (kể cả các đơn vị cổ phần hóa Nhà nước còn nắm cổ phần khống chế).
c) Khu vực ngòài quốc doanh (kể cả các đơn vị cổ phần hóa Nhà nước không nắm cổ phần khống chế):
- Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, HTX và các tổ chức kinh tế tập thể: Trên địa bàn huyện, phân cấp Ngân sách huyện 100%. Trên địa bàn Thị xã, phân cấp ngân sách tỉnh 30%, ngân sách thị xã 70%.
- Đối với hộ kinh doanh tư nhân trên địa bàn huyện, Thị xã, phân cấp Ngân sách huyện, thị xã 30%; ngân sách xã, thị trấn 70%. Riêng trên địa bàn phường, phân cấp ngân sách thị xã 90%, ngân sách phường 10%.
2. Các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP còn lại như: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết); phí xăng, dầu ngân sách tỉnh hưởng 100%.
Điều 5: Đối với các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, thực hiện phân cấp và phân chia nguồn thu cho ngân sách các cấp ở địa phương, gồm:
a) Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Ngân sách xã, phường, thị trân 100%.
b) Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Ngân sách xã, thị trấn 100%. Trên địa bàn phường, ngân sách thị xã 100%.
c) Thuế nhà, đất: Ngân sách xã, thị trấn 100%. Trên địa bàn phường, Ngân sách thị xã 100%.
d) Lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà đất): Thị xã thu, Ngân sách thị xã 100%. Huyện thu, NS huyện 30%; Ngân sách xã, thị trấn 70%.
Lệ phí trước bạ nhà đất: Huyện, thị xã thu, Ngân sách xã, thị trấn 100% trên địa bàn phường, ngân sách thị xã 100%. Tỉnh thu, ngân sách tỉnh 100%.
đ) Thu tiền sử dụng đất:
- Trên địa bàn huyện: Ngân sách huyện 30%, ngân sách xã, thị trấn 70%.
- Trên địa bàn thị xã: Ngân sách tỉnh 30%, Ngân sách thị xã 70%.
e) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: Ngân sách huyện, thị xã 100%.
g) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước: Ngân sách huyện, thị xã 100%.
h) Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, ngân sách cấp xã hưởng 100%.
Điều 6: Đối với các nguồn thu Ngân sách địa phương hưởng 100% còn lại theo
Luật định, nguồn thu nào gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì phân cấp cho ngân sách cấp chính quyền đó hưởng 100%.
Điều 7: Nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh gồm:
1. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%.
a) Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước;
b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí;
c) Tiền đền bù thiệt hại đất;
d) Các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị cấp tỉnh nộp vào Ngân sách tỉnh theo quy định;
đ) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách tỉnh, tiền thu hồi vốn của ngân sách tỉnh tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của Doanh nghiệp nhà nước tỉnh quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo quy định tại điều 58 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/ 2003 của Chính phủ.
e) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách tỉnh;
g) Đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho Ngân sách tỉnh;
h) Các khoản huy động của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ;
i) Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN;
k) Thuế môn bài của doanh nghiệp nhà nước Trung ương và tỉnh quản lý;
l) Thu kết dư Ngân sách tỉnh;
m) Thu bổ sung từ Ngân sách Trung ương;
o) Thu chuyển nguồn từ Ngân sách địa phương năm trước sang Ngân sách địa phương năm sau.
p) Thu phạt xử lý vi phạm hành chính, phạt tịch thu của tỉnh trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật; phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông;
q) Thu từ hoạt động buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật do tỉnh thu;
r) Các khoản thu khác nộp vào NS tỉnh (do tỉnh thu) theo quy định.
2. Các khoản thu phân chia của ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a, điểm c, Khoản 1, Khoản 2 Điều 4; Điểm d, Điểm đ, Điều 5 của Quy định này.
Điều 8: Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng (bao gồm đầu tư xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa lớn) các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý như: Bệnh viện tuyến tỉnh, cơ sở y học dự phòng, Trường chuyên nghiệp tỉnh quản lý, các trường PTTH, Trụ sở của các cơ quan quản lý hành chính cấp tỉnh; các đơn vị HCSN, tuyến đường giao thông, cầu cống cấp tỉnh quản lý, công trình phúc lợi công cộng và các công trình XDCB khác do cãp tỉnh quản lý.
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật.
c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu Quốc gia do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện.
d) Chi đầu tư cho khuyến nông, công, thương, ngư và diêm.
đ) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý:
- Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo và các hoạt động giáo dục khác.
- Đại học tại chức, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác.
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác.
- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác.
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác.
- Phát thanh, truyền hĩnh và các hoạt động thông tin khác.
- Bồi dưỡng, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác.
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học - công nghệ khác.
- Các hoạt động về môi trường.
- Các sự nghiệp khác.
b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp tỉnh quản lý.
- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Duy tu bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lọi, các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, công tác khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;
- Điều tra cơ bản, hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác.
c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội do ngân sách tỉnh bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh.
đ) Hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở cáp tỉnh.
e) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh: Uy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
h) Thực hiện các chính sách xã hội do cấp tỉnh quản lý.
i) Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu Quốc gia do các cơ quan cấp tỉnh thực hiện.
k) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
l) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh.
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
6. Chi chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
Điều 9: Nguồn thu của ngân sách cấp huyện (gồm ngân sách huyện, thị xã):
1 Các khoản thu của ngân sách huyện, thị xã hưởng 100%.
a) Các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị cấp huyện nộp vào NS huyện, thị xã theo quy định;
b) Tiền đền bù thiệt hại đất nộp cho ngân sách huyện, thị xã;
c) Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện, tiền thu hồi vốn của ngân sách huyện tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước cấp huyện quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;
d) Thuế môn bài của các Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện, thị xã quản lý.
đ) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách huyện, thị xã;
e) Đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách huyện, thị xã;
g) Các khoản huy động của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ;
h) Thu kết dư Ngân sách huyện, thị xã;
i) Thu bổ sung từ Ngân sách tỉnh;
k) Phạt xử lý vi phạm hành chính, phạt tịch thu của huyện, thị xã trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
l) Thu từ hoạt động buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật do huyện, thị xã thu;
m) Các khoản thu khác nộp vào Ngân sách huyện, thị xã (do huyện, thị xã thu) theo quy định.
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điểm b) điểm c) Khoản 1 Điều 4; Điểm b), c), d), đ), e), g) Điều 5 của Quy định này.
Điều 10: Nhiệm vụ chi của Ngân sách huyện, thị xã gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Chi đầu tư xây dựng (bao gồm đầu tư xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa lớn) các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện quản lý (như: TT giáo dục thường xuyên huyện, thị xã quản lý; Trường trung học cơ sở; TT bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã; TT hướng nghiệp dạy nghề huyện thị xã, tuyển đường giao thông, cầu cống cấp huyện quản lý; TT y tế huyện, thị xã; Trụ sở các cơ quan HCSN huyện, thị xã, vỉa hè, giao thông nội thị, đèn chiếu sáng, cấp thoát nước, công viên, cây xanh nội thị và các công trình phục vụ công cộng do huyện, thị xã quản lý).
b) Chi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chi đầu tư cho khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khuyến diêm và khuyên thương theo phân cấp của tỉnh.
c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan cấp huyện thực hiện theo dự toán chi được cấp tỉnh giao và phân cấp cho cấp huyện quản lý.
d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Đối với thị xã, có phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị, trụ sở cơ quan hành chính cấp phường, trạm y tế phường, hỗ trợ đầu tư xây dựng trường mầm non, trung tâm học tập cộng đồng cấp phường.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế thực hiện theo phân cấp của tỉnh:
- Giáo dục phổ thông tiểu học và trung học cơ sở, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo do cấp huyện quản lý.
- Trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện.
- Bồi dưỡng lý luận chính trị do cơ quan cấp huyện quản lý.
- Phòng bệnh, chữa bệnh của Trung tâm y tế huyện, thị xã và các hoạt động y tế khác do huyện, thị xã quản lý.
b) Các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, xã hội và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp huyện quản lý.
c) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp huyện quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp; Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, công tác khuyến nông, khuyến ngư, chi bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;
- Hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Chi sự nghiệp thị chính để duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng; hệ thống cấp thoát nước công cộng, vỉa hè, công viên, cây xanh, giao thông nội thị, vệ sinh đô thị và các sự nghiệp kiến thiết thị chính khác;
- Sự nghiệp kinh tế khác.
d) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội do ngân sách cấp huyện bảo đảm theo quy đinh của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
đ) Hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở cấp huyện;
e) Hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp huyện;
g) Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện: ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
h) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện theo quy định của pháp luật.
i) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Phần chi thường xuyên các chương trình mục tiêu (kể cả Chương trình mục tiêu Quốc gia) do cơ quan cấp huyện thực hiện theo dự toán chi được cấp tỉnh giao và phân cấp cho cấp huyện quản lý.
4. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Điều 11: Nguồn thu của ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã) gồm:
1. Các khoản thu 100% của Ngân sách xã, phường, thị trấn:
a) Thu hoa lợi công sản và thu từ quỹ đất 5% công ích;
b) Tiền đền bù thiệt hại đất nộp cho ngân sách cấp xã;
c) Các khoản phí, lệ phí và thu từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị cấp xã nộp vào NS cấp xã theo quy định;
d) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp xã;
đ) Huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho Ngân sách cấp xã;
e) Các khoản huy động của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ; riêng ngân sách xã phường không có khoản thu này (do NS thị xã huy động);
g) Thu kết dư Ngân sách cấp xã;
h) Thu bổ sung từ Ngân sách cấp trên;
i) Thu phạt xử lý vi phạm hành chính, phạt tịch thu của cấp xã trong các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
k) Các khoản thu khác nộp vào Ngân sách cấp xã (do cấp xã thu) theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản thu phần chia theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Điểm c) Khoản 1 Điều 4; Điểm a), b), c), d), đ), h) Điều 5 của Quy định này;
Điều 12: Nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn, gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng (bao gồm đầu tư xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa lớn) các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
b) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã, thị trấn từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án theo quy định của pháp luật, do HĐND xã, thị trấn quyết định đưa vào ngân sách xã, thị trấn quản lý.
Bao gồm: Trường mầm non, Trường tiểu học, Trung tâm học tập cộng đồng, bổ túc văn hóa; Trụ sở cơ quan quản lý hành chính xã, thị trấn; Trạm y tế, tuyến đường giao thông liên xã, nội xã, thị trấn; Hệ thông truyền thanh xã, thị trấn; Nhà văn hóa xã và các công trình phục vụ công cộng khác do xã, thị trấn quản lý).
Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng, cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên... (đối với phường do ngân sách thị xã chi).
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Chi cho hoạt động của cơ quan nhà nước ở xã, thị trấn:
- Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức xã, thị trấn;
- Chi sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
- Công tác phí;
- Chi hoạt động, văn phòng như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên phương tiện làm việc, chi khác theo chế độ quy định.
b) Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã, thị trấn.
c) Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, thị trấn (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mỉnh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
d) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã, thị trân và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
đ) Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;
- Chi tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bạn xã, thị trấn;
- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
e) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên mâu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý.
g) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và -mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã và các hoạt động y tế cộng đồng do xã, thị trấn quản lý.
h) Công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao do xã quản lý:
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã, thị trấn nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác, bao gồm cả chi cho các đối tượng già cả cô đơn, không nơi nương tựa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã, thị trấn quản lý:
i) Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên CSVC các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã, thị trấn quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trụ sở cơ quan quản lý hành chính cấp xã, nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng, hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh...
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: sự nghiệp nông, ngư nghiệp... theo chế độ quy định.
k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13: Nhiệm vụ chi của ngân sách phường gồm:
1. Chi cho hoạt động của cơ quan Nhà nước ở phường:
- Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức ở phường;
- Chi sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
- Công tác phí;
- Chi hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện nước, văn phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc; chi khác theo chế độ quy định.
2. Kinh phí hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở phường.
3. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở phường (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
4. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ phường và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
5. Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách phường theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách phường theo quy định của pháp luật;
- Chi tuyên truyền, vận động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường;
- Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
6. Chi sự nghiệp giáo dục:
Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp chi sinh hoạt phí giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ ngoài biên chế Nhà nước do phường quản lý. Hỗ trợ duy tu sửa chửa thường xuyên nhà trẻ, trường mẫu giáo, trung tâm học tập cộng đồng.
7. Chi sự nghiệp y tế:
Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm, sửa chữa thường xuyên csvc và trang thiết bị phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế phường và các hoạt động y tê cộng đồng do phường quản lý.
8. Công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao do phường quản lý:
- Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ phường nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ phường nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ phường nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác, bao gồm cả chi cho các đối tượng già cả cô đơn không nơi nương tựa theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do phường quản lý.
9. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Quy định này có hiệu lực từ năm ngân sách 2004 và được ổn định trong 3 năm (từ năm 2004 - 2006).
Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, có gì vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.