ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3248/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 27 tháng 12 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 19/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/03/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Bộ tiêu chí rà soát diện tích đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất và Văn bản số 10121/BNN-TCLN ngày 30/01/2016 về việc hướng dẫn kỹ thuật rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng;
Theo đề nghị sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 623/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
1.1. Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có và mở rộng diện tích theo quy hoạch đã phê duyệt; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan rừng di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch sinh thái; nâng cao chất lượng làm giàu rừng, tăng độ che phủ rừng; phát huy tốt nhất việc bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
1.2. Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có; Trồng hỗn loài bằng những loài cây bản địa, cây đa mục đích, các loài cây phù trợ, cây dược liệu dưới tán rừng; Nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng để phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3. Đối với rừng sản xuất: Phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế; quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu, thâm canh gắn công nghệ cao trong sản xuất, chế biến với tiêu thụ.
2.1. Điều chỉnh quy hoạch đất, rừng đặc dụng (đảm bảo nguyên tắc không chuyển đổi sang mục đích khác để phát triển kinh tế trừ các dự án có tính chất an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm quốc gia).
Tổng diện tích rừng đặc dụng là 87.851,4 ha, trong đó: rừng tự nhiên 69.820,1 ha; rừng trồng 1.641,5 ha; đất chưa có rừng 16.389,9 ha, trong đó:
a) Tổng diện tích đất, rừng quy hoạch đặc dụng chuyển sang đất, rừng quy hoạch phòng hộ, sản xuất ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 3.483,6 ha.
- Chuyển sang quy hoạch rừng phòng hộ: 363,2 ha (rừng tự nhiên 349,3 ha; rừng trồng 3,0 ha; đất chưa có rừng 10,9 ha) thuộc khu đặc dụng Xuân Nha, huyện Vân Hồ.
- Chuyển sang quy hoạch đất, rừng sản xuất: 7,6 ha rừng tự nhiên thuộc khu đặc dụng Xuân Nha, huyện Vân Hồ.
- Chuyển ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 3.112,8 ha (rừng tự nhiên 2,6 ha; rừng trồng 0,7 ha; đất chưa có rừng 3.109,5 ha), cụ thể:
+ Khu đặc dụng Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên và Phù Yên: 200,3 ha đất chưa có rừng.
+ Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La huyện Mường La: 94,0 ha (rừng tự nhiên 2,6 ha, đất chưa có rừng 91,5 ha).
+ Khu đặc dụng Sốp Cộp thuộc huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã: 115,0 ha đất chưa có rừng.
+ Khu đặc dụng Côpia huyện Thuận Châu: 1.505,2 ha đất chưa có rừng.
+ Khu đặc dụng Xuân Nha thuộc huyện Mộc Châu và Vân Hồ: 1.196,1 ha (gồm rừng trồng 0,7 ha; đất chưa có rừng 1.195,4 ha).
+ Khu di tích lịch sử đền Lê Thánh Tông thuộc Thành phố Sơn La: 2,2 ha đất chưa có rừng.
b) Tổng diện tích đất, rừng chuyên vào quy hoạch rừng đặc dụng là 13.714,9 ha.
- Chuyển vào quy hoạch rừng đặc dụng từ rừng phòng hộ: 8.060,8 ha (rừng tự nhiên 5,728,5 ha; rừng trồng 135,1 ha; đất chưa có rừng 2.197,3 ha) thuộc các khu đặc dụng: Mường La, Côpia, Sốp Cộp, Xuân Nha.
- Chuyển vào quy hoạch rừng đặc dụng từ rừng sản xuất: 2.512,4 ha (rừng tự nhiên 1.992,0 ha; rừng trồng 83,8 ha; đất chưa có rừng 436,6 ha) thuộc các Khu đặc dụng: Tà Xùa, Sốp Cộp, Côpia.
- Chuyển vào quy hoạch rừng đặc dụng từ diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng là: 3.141,7 ha (rừng tự nhiên 2.941,3 ha; rừng trồng 53,2 ha; đất chưa có rừng 147,2 ha).
2.2. Điều chỉnh quy hoạch đất, rừng phòng hộ.
Tổng diện tích đất rừng phòng hộ sau quy hoạch là 377.909,2 ha.
a) Tổng diện tích đất, rừng phòng hộ chuyển sang đất, rừng quy hoạch đặc dụng, sản xuất và ra ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp là 152.234,4 ha, trong đó có 24.457,1 ha rừng tự nhiên; rừng trồng 3.689,6 ha, đất chưa có rừng 124.087,7 ha, cụ thể:
- Chuyển 8.060,8 ha sang đất, rừng quy hoạch đặc dụng;
- Chuyển sang đất, rừng quy hoạch sản xuất là 45.511,4 ha, trong đó: rừng tự nhiên 18.658,4 ha, rừng trồng 3.493,6 ha, đất chưa có rừng 23.359,4 ha;
- Chuyển ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 98.662,2 ha (rừng tự nhiên 70,2 ha, rừng trồng 61,0 ha, đất chưa có rừng 98.531,1 ha).
b) Tổng diện tích đất, rừng chuyển sang chức năng quy hoạch rừng phòng hộ là 66.631.8 ha, trong đó: rừng tự nhiên 57.902,9 ha, rừng trồng 1.308,4 ha, đất chưa có rừng 7.421,3 ha, cụ thể:
- Chuyển từ đất, rừng đặc dụng sang đất, rừng quy hoạch phòng hộ 363,2 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên (349,3 ha) thuộc khu đặc dụng Xuân Nha.
- Chuyển từ đất, rừng sang quy hoạch phòng hộ là 43.734,0 ha (rừng tự nhiên 35.886,8 ha, rừng trồng 820,1 ha và đất chưa có rừng 7.027,1 ha).
- Chuyển từ đất, rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp vào quy hoạch đất, rừng phòng hộ là 22.534,6 ha (chủ yếu là rừng tự nhiên 21.666,1 ha; rừng trồng 485,2 ha; đất chưa có rừng 383,3 ha).
2.3. Điều chỉnh quy hoạch đất, rừng sản xuất
Tổng diện tích rừng sản xuất sau quy hoạch là 352.129,7 ha.
a) Tổng diện tích đất, rừng sản xuất chuyển sang đất, rừng quy hoạch đặc dụng, phòng hộ và ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 162.951,7 ha, trong đó: rừng tự nhiên 38.127,7 ha, rừng trồng 1.172,6 ha, đất chưa có rừng 123.651,3 ha, cụ thể sau:
- Chuyển sang quy hoạch rừng đặc dụng 2.512,4 ha.
- Chuyển sang đất, rừng quy hoạch phòng hộ là 43.734,0 ha;
- Chuyển từ quy hoạch rừng sản xuất ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp 116.705,2 ha, gồm: rừng tự nhiên 248,9 ha, rừng trồng 268,7 ha, đất chưa có rừng 116.187,6 ha.
b) Tổng diện tích đất, rừng chuyển sang quy hoạch đất, rừng sản xuất là 90.409,5 ha, trong đó: rừng tự nhiên 56.543,2 ha, rừng trồng 8.159,6 ha, đất chưa có rừng 25.706,8 ha, gồm:
- Chuyển từ đất, rừng đặc dụng sang là 7,6 ha;
- Chuyển từ đất, rừng phòng hộ sang là 45.511,4 ha;
- Chuyển vào từ đất có rừng ngoài ba loại rừng là 44.890,6 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên 37.877,2 ha, rừng trồng 4.666,0 ha, đất chưa có rừng 2.347,4 ha.
2.4. Cơ cấu 03 loại rừng sau điều chỉnh quy hoạch
Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là 817.890,4 ha; giảm 147.913,4 ha so với hiện trạng năm 2017, trong đó:
- Diện tích quy hoạch đất, rừng đặc dụng là: 87.851,4 ha, chiếm 10,7 %; tăng 10.231,3 ha;
- Diện tích quy hoạch đất, rừng phòng hộ là: 377.909,2 ha, chiếm 46,2%; giảm 85.602,5 ha;
- Diện tích quy hoạch đất, rừng sản xuất là: 352.129,7 ha, chiếm 43,1%; giảm 72.542,1 ha.
ĐVT: Ha
TT |
Đơn vị hành chính |
Diện tích tự nhiên |
Đất quy hoạch cho lâm nghiệp |
|||
Tổng |
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
|||
|
Tổng tỉnh |
1.412.349,2 |
817.890,4 |
87.851,4 |
377.909,2 |
352.129,7 |
1 |
Bắc Yên |
109.863,7 |
59.628,3 |
7.455,4 |
28.662,2 |
23.510,6 |
2 |
Mai Sơn |
142.670,6 |
65.741,7 |
|
27.427,2 |
38.314,4 |
3 |
Mộc Châu |
107.169,8 |
59.005,2 |
2.744,7 |
24.605,3 |
31.655,3 |
4 |
Mường La |
142.535,9 |
85.072,5 |
18.743,6 |
47.712,1 |
18.616,7 |
5 |
Phù Yên |
123.422,7 |
74.058,7 |
9.547,1 |
31.729,0 |
32.782,7 |
6 |
Quỳnh Nhai |
105.600,0 |
65.668,5 |
|
48.392,0 |
17.276,5 |
7 |
Sông Mã |
163.992,3 |
74.065,9 |
10.313,1 |
29.586,7 |
34.166,1 |
8 |
Sốp Cộp |
147.342,0 |
118.150,1 |
7.260,8 |
47.275,9 |
63.613,4 |
9 |
Thuận Châu |
153.336,0 |
88.474,6 |
16.312,2 |
40.337,6 |
31.824,9 |
10 |
TP Sơn La |
32.351,5 |
13.801,3 |
46,2 |
9.898,3 |
3.856,8 |
11 |
Vân Hồ |
98.288,9 |
67.146,4 |
15.428,3 |
15.280,3 |
36.437,8 |
12 |
Yên Châu |
85.775,9 |
47.077,2 |
|
27.002,7 |
20.074,5 |
3. Quản lý sử dụng đối với diện tích rừng chuyển đổi
3.1. Phương án giao, khoán, cho thuê rừng và đất rừng
a) Đối với rừng đặc dụng: Rà soát, xây dựng phương án để bàn giao rừng và đất rừng cho Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ về thi hành Luật Lâm nghiệp.
b) Đối với rừng phòng hộ: Diện tích được chuyển vào quy hoạch cho rừng phòng hộ của hộ gia đình, cộng đồng tiếp tục khoán bảo vệ rừng hộ gia đình và cộng đồng; diện tích của các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng xây dựng phương án bàn giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ; diện tích thuộc đối tượng khác và đơn vị vũ trang tiếp tục được giao quản lý bảo vệ rừng phòng hộ.
c) Đối với rừng sản xuất:
- Diện tích hiện do Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ và UBND xã quản lý nay chuyển sang rừng sản xuất bàn giao lại cho địa phương quản lý và thực hiện giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo diện tích đất sản xuất.
- Đối với diện tích hiện do các Doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và đối tượng khác quản lý nay tiếp tục giao cho chủ sử dụng rừng theo hiện trạng quản lý.
- Đối với diện tích do hộ gia đình quản lý thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ giao đất hoặc cấp đổi giấy CNQSD đất từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất.
3.2. Phương án sử dụng rừng sau chuyển đổi
Xây dựng phương án sử dụng diện tích rừng sau chuyển đổi và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với từng loại rừng cụ thể để chức quản lý theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ về thi hành Luật Lâm nghiệp.
3 3. Phương án xử lý tài sản trên đất sau khi chuyển đổi
a) Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chuyển đổi sang rừng sản xuất:
Đối với diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, tiến hành khai thác theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đối với diện tích rừng trồng chưa đến tuổi khai thác thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, tỉa thưa để nâng cao giá trị kinh tế của rừng.
b) Diện tích rừng sản xuất chuyển đổi sang rừng phòng hộ, đặc dụng:
- Đối với diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng: Thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, làm giàu rừng; tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo Quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Thông tư số 29/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh.
- Đối với diện tích rừng trồng là rừng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ: Nếu không đủ mật độ cây phòng hộ theo quy định và rừng chưa đến thời kỳ khai thác, hướng dẫn cho các chủ rừng tiếp tục đầu tư chăm sóc, bảo vệ đến hết chu kỳ hiện tại; Rừng đến thời kỳ khai thác thực hiện khai thác rừng trồng phòng hộ tuân thủ theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/10/2018 của Chính phủ về thi hành Luật Lâm nghiệp.
c) Đối với diện tích đất trong lâm nghiệp chuyển ra ngoài Lâm nghiệp
- Toàn bộ diện tích đất có rừng phải xây dựng phương án chuyển đổi và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối với rừng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chuyển ra ngoài ba loại rừng theo hướng dẫn tại Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Sau khi thống nhất với các địa phương cần nhanh chóng làm thủ tục chuyển ra ngoài đất Lâm nghiệp để các cơ quan liên quan, hộ gia đình, cá nhân, chủ rừng đang canh tác yên tâm sản xuất.
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý
- Triển khai có hiệu quả quy hoạch ba loại rừng được phê duyệt; nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp xã theo phân cấp. Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 92/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La.
- Hoàn thành việc điều tra, đo đạc, lập hồ sơ quản lý, phân định đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân;
- Rà soát, công khai, minh bạch trong đề xuất các dự án phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng và đất rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tuân thủ đúng quy trình, thủ tục của pháp luật trong quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng.
- Công khai Quy hoạch ba loại rừng tới người dân để biết, giám sát, quản lý và bảo vệ; nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước về đất, rừng của các cấp từ tỉnh đến cấp huyện, xã, đến thôn, bản, khu phố...;
- Tăng cường công tác khảo sát, giám sát thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất trong quản lý, quy hoạch ba loại rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác của các cấp chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.
4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng và khoán bảo vệ rừng; rà soát, thu hồi diện tích rừng và đất lâm nghiệp kém hiệu quả, không đúng mục đích, tạo quỹ đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Huy động các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế để phát triển rừng sản xuất và hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
- Xây dựng phương án, lộ trình thực hiện chuyển đổi sau rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng cho từng địa phương, từng khu vực cụ thể; căn cứ theo nguồn lực, tính cấp thiết và đặc thù của từng khu vực chuyển đổi để ưu tiên xây dựng cơ chế, chính sách, lộ trình chuyển đổi từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ và ngược lại cho phù hợp với mục tiêu quy hoạch ba loại rừng;
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương cho Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Tăng cường công tác khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc, mô hình trang trại, vườn đồi rừng, mô hình trồng rừng kinh tế thâm canh chất lượng cao, đặc biệt là mô hình trồng rừng nguyên liệu thâm canh, mô hình trồng rừng gỗ lớn theo phương pháp hỗn giao cây bản địa và cây nhập nội;
- Ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường rừng, đặc biệt việc sử dụng công nghệ ảnh viễn thám phục vụ kiểm kê, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm (chủ đầu tư) công bố công khai kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-RKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, triển khai các nội dung quản lý nhà nước liên quan đến quy hoạch ba loại rừng và bàn giao thành quả cho UBND các huyện, thành phố làm cơ sở thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng phương án, lộ trình và giải pháp chuyển đổi rừng sau quy hoạch ba loại rừng ở từng địa phương, từng khu vực cụ thể, phù hợp với mục tiêu quy hoạch ba loại rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn các huyện, thành phố và các chủ rừng việc thực hiện đóng mốc ranh giới quy hoạch 3 loại rừng trên thực hiện.
- Tổ chức xây dựng và triển khai chương trình, kế hoạch, dự án, chính sách liên quan đến Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo trên cơ sở quy hoạch ba loại rừng được phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành có liên quan áp dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình khuyến lâm, canh tác nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc, mô hình trang trại, vườn đồi rừng, mô hình trồng rừng kinh tế thâm canh chất lượng cao, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu thâm canh, mô hình trồng rừng gỗ lớn;
- Tổ chức xây dựng khung giá rừng và thực hiện cập nhật, thống kê, đánh giá chất lượng rừng và theo dõi diễn biến quy hoạch đất, rừng hàng năm theo quy định hiện hành;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị và các chủ rừng thực hiện các nội dung, giải pháp sau điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng theo quy định hiện hành.
- Ủy quyền cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT ký bộ Bản đồ điều chỉnh Quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của cấp Huyện, cấp xã.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện chỉnh lý biến động đất đai, hồ sơ địa chính và hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính về giao đất, giao rừng sau khi có Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Hàng năm thực hiện việc cập nhật kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và diện tích các loại đất vào kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của Luật Đất đai.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính và các sở ngành thực hiện việc tích hợp kết quả quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch các ngành theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và Luật Lâm nghiệp năm 2017.
4. UBND các huyện, thành phố xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý cụ thể đối với diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp sau quy hoạch; chỉ đạo việc đăng ký biến động rừng và đất lâm nghiệp, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính theo quy định sau khi có Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng; chỉ đạo đóng mốc quy hoạch 3 loại rừng theo quy định và thực hiện rà soát, thu hồi diện tích rừng và đất lâm nghiệp kém hiệu quả, không đúng mục đích, tạo quỹ đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
5. Các chủ rừng căn cứ vào Quy hoạch được phê duyệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo đúng quy hoạch. Xây dựng phương án chuyển đổi rừng, hoàn thiện hồ sơ đất đai theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.