ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3246/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 20 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015.
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;
Căn cứ Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 17/8/2017 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 383/TTr-STC ngày 20/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh, Giám đốc các đơn vị sự nghiệp của tỉnh, Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng Hưng Yên và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TW NGÀY 03/6/2017 CỦA HỘI NGHỊ
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN THỨ 5 KHÓA XII VỀ TIẾP TỤC CƠ CẤU LẠI, ĐỔI MỚI
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 3246/QĐ-UBND ngày
20/2017 của UBND tỉnh)
1. Mục đích
- Tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII và Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 17/8/2017 của Tỉnh ủy về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý, nâng cao năng lực quản lý, đổi mới sáng tạo mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
- Thực hiện tốt cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước đảm bảo quyền lợi, chế độ cho người lao động; công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; kiện toàn nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực; hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch.
- Xử lý dứt điểm tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp có vốn nhà nước đảm bảo công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường.
2. Yêu cầu
- Tiếp tục quán triệt các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và các cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là đẩy mạnh tái cơ cấu, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
- Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức để tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các ngành của tỉnh và doanh nghiệp để hoàn thành tốt các mục tiêu về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; xác định công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các doanh nghiệp nhà nước.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; xử lý nghiêm đối với lãnh đạo doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không có kết quả việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Mục tiêu
a/ Giai đoạn 2017-2020
- Năm 2017, hoàn thành công tác cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 2080/TTg-ĐMDN ngày 12/11/2015.
- Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đối với 02 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, gồm: Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Hưng Yên và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên.
- Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành Công ty cổ phần như sau: Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới và Trung tâm tư vấn giao thông vận tải thuộc Sở Giao thông vận tải.
b/ Giai đoạn 2020- 2025 và định hướng đến năm 2030
- Tiếp tục xây dựng lộ trình thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh và các doanh nghiệp có vốn Nhà nước do tỉnh quản lý.
- Tiếp tục chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định số 31/2017/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
2. Nhiệm vụ chủ yếu
- Rà soát tổ chức bộ máy, điều lệ công ty, phương án sản xuất kinh doanh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đối với 02 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
- Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng cổ phần hóa, thoái vốn trong kế hoạch sắp xếp, đổi mới trong giai đoạn 2017-2020 thực hiện đúng tiến độ được phê duyệt.
- Thực hiện phương thức đặt hàng, điều chỉnh giá dịch vụ đối với các hoạt động dịch vụ công ích; đảm bảo đủ kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ công ích theo quy định. Các doanh nghiệp có vốn nhà nước phấn đấu kinh doanh có lãi (kể cả doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu từ dịch vụ công ích); đảm bảo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và chế độ với người lao động trong doanh nghiệp.
- Duy trì và đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp; thực hiện đúng quy định về đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, về phân công, phân cấp đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh vi phạm, giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
3. Giải pháp chủ yếu
a/ Đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý
- Chỉ đạo các doanh nghiệp có vốn nhà nước do tỉnh quản lý tổ chức thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ sắp xếp, đổi mới, thoái vốn nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nộp kịp thời các khoản thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định. Tiến hành rà soát, định giá tài sản, giá trị doanh nghiệp đảm bảo vốn, tài sản của nhà nước và giá trị doanh nghiệp được xác định đầy đủ, hợp lý, công khai, minh bạch.
- Trên cơ sở giá trị vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp đã được xác định đầy đủ, hợp lý theo quy định của pháp luật, khẩn trương bán cổ phần, thoái vốn công khai, minh bạch. Xử lý nghiêm các trường hợp định giá thấp tài sản, vốn của nhà nước và giá trị doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật để trục lợi, gây thất thoát tài sản, vốn nhà nước.
- Khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực mạnh tham gia mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
- Giải quyết tốt việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ; đào tạo, chuyển đổi nghề và xử lý lao động dôi dư; bảo đảm đầy đủ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, đặc biệt là lao động dôi dư để ổn định cuộc sống và an sinh xã hội cho người lao động. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của người lao động là cổ đông trong việc tham gia quản lý, giám sát doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ.
b/ Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước vận hành theo cơ chế thị trường
- Đối với doanh nghiệp nhà nước có sản phẩm chủ yếu phục vụ công ích xã hội thực hiện theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, công khai và xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm không làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
- Quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, nhất là các quyền và nghĩa vụ phải được thực hiện đầy đủ, minh bạch theo quy định của pháp luật, phù hợp với cơ chế thị trường.
- Xóa bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước, đối xử bất bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế,...
- Phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất cung ứng và chuỗi giá trị trong nước khu vực và thế giới. Hạn chế tình trạng sản xuất, kinh doanh khép kín, cục bộ không minh bạch trong doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện nghiêm Luật Đấu thầu hạn chế tối đa việc chỉ định thầu, chỉ áp dụng đối với dự án về quốc phòng và an ninh quốc gia hoặc dự án có tính đặc thù riêng.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện nghiêm việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa đang có vốn nhà nước về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) theo đúng quy định.
c/ Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước
- Chỉ đạo doanh nghiệp công khai, minh bạch trong trong quản lý tài chính tài sản nhà nước, phân phối thu nhập, công tác cán bộ. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ theo hướng tinh gọn, hiệu quả; phân cấp, phân quyền rõ ràng; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp; nâng cao năng lực, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm soát viên và kiểm soát nội bộ. Áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả lao động đối với từng vị trí việc làm để xác định mức độ hoàn thành, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, làm cơ sở trả lương, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí và đề bạt cán bộ.
- Thực hiện việc tách người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ viên chức, công chức; triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí công việc khác trong doanh nghiệp.
d/ Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; thực sự đóng vai trò là nhà đầu tư, chủ sở hữu, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp; đảm bảo quyền tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường, tôn trọng tính độc lập trong việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Ban điều hành doanh nghiệp nhà nước để hoạt động và quản trị doanh nghiệp nhà nước được thực hiện một cách minh bạch, giải trình, chuyên nghiệp và có hiệu quả.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch sắp xếp, thoái vốn nhà nước đã được phê duyệt; nâng cao trách nhiệm của các sở ngành liên quan, cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước đảm bảo công khai, minh bạch.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; phòng ngừa phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước.
e/ Duy trì và đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp nhà nước
- Đẩy mạnh việc phát triển các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp nhất là tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, vai trò của các đoàn thể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong giám sát phản biện đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
1. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra tiến độ thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; kịp thời đề xuất xử lý những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện; đồng thời đề xuất xử lý đối với lãnh đạo doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không có kết quả việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Định kỳ hàng quý, năm tổng hợp tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính theo quy định (báo cáo quý trước ngày 10 của tháng đầu quý sau, báo cáo năm trước ngày 31 tháng 01 của năm sau).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập để triển khai thực hiện Kế hoạch sắp xếp doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2030 đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa phấn đấu hoàn thành sớm kế hoạch đã đề ra, đảm bảo công tác thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa đạt hiệu quả cao nhất.
- Đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp và đơn vị tư vấn thực hiện quy trình thủ tục thoái vốn nhà nước theo quy định; báo cáo đề xuất, xử lý kịp thời những tồn tại, vướng mắc phát sinh.
- Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch sáu tháng và hàng năm báo cáo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh, UBND tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Hướng dẫn cơ chế, chính sách về tài chính của nhà nước cho các đơn vị thực hiện sắp xếp lại. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xử lý các tồn tại về tài chính trước, trong quá trình thực hiện và sau khi chuyển đổi các Công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn và các đơn vị sự nghiệp công lập. Thẩm định báo cáo tài chính thời điểm chuyển đổi trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc bàn giao doanh nghiệp.
- Hướng dẫn đơn vị chuyển đổi lập hồ sơ xin kinh phí giải quyết chế độ cho lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thẩm định báo cáo quyết toán vốn nhà nước và quyết toán các khoản chi phí có liên quan đến công tác đổi mới và phát triển trên địa bàn.
- Chủ trì thực hiện công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và tổng hợp kết quả xếp loại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chủ trì trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động khi sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp sau chuyển đổi xây dựng và thực hiện các chính sách chế độ về tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp và các hình thức trả lương, trả công cho người lao động theo đúng quy định hiện hành.
5. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, đề xuất với Ban chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2017-2020. Tham mưu đề xuất công tác tổ chức cán bộ thuộc diện Nhà nước quản lý cho phù hợp với phương án tổng thể tổ chức đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
- Đề xuất thay thế các cán bộ, lãnh đạo quản lý, người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước lãnh đạo doanh nghiệp nhiều năm liền hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ theo quy định.
6. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện
Chủ động đề xuất xử lý những vấn đề thuộc địa phương mình quản lý để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
7. Các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập
- Các công ty, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện thoái vốn, cổ phần hóa, Người đại diện vốn nhà nước (phối hợp với doanh nghiệp có vốn nhà nước) triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh kịp thời và có hiệu quả. Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh năm trước và lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm sau gửi các sở, ngành theo dõi, giám sát. Định kỳ hàng quý, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi UBND tỉnh, Thường trực Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) theo quy định.
- Chủ động triển khai các nội dung chuẩn bị cho công tác thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập tập trung vào các nội dung liên quan đến đất đai, tài chính, công nợ, lao động, hồ sơ tài liệu... đảm bảo để công tác thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập được thuận lợi, hoàn thành sớm hơn kế hoạch đã đề ra và đúng các quy định hiện hành.
- Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.