ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3229/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 09 tháng 10 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ LIÊN THẾ HỆ TỰ GIÚP NHAU GIAI ĐOẠN 2019 - 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định 1533/QĐ-TTg , ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 3609/QĐ-UBND, ngày 19/9/2013 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2020;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 158/TTr-LĐTBXH ngày 28/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án Xây dựng Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau người cao tuổi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu chung:
- Tăng cường chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong cộng đồng.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, nhất là người cao tuổi nghèo, cận nghèo, neo đơn, không nơi nương tựa trên địa bàn tỉnh.
- Huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các cấp, các ngành, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và toàn xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số.
- Tạo điều kiện tốt hơn cho người cao tuổi trên địa bàn tỉnh tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Năm 2019: xây dựng thí điểm 03 Câu lạc bộ liên thế hệ trợ giúp nhau ở 03 huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, phát huy tinh thần chủ động tự đăng ký xây dựng Câu lạc bộ liên thế hệ trợ giúp nhau của các huyện, thị xã, thành phố còn lại.
- Năm 2020: xây dựng 15 Câu lạc bộ liên thế hệ trợ giúp nhau ở 15/15 huyện, thị xã, thành phố còn lại và phát triển thêm Câu lạc bộ liên thế hệ trợ giúp nhau ở một số địa phương có điều kiện.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ CÂU LẠC BỘ:
1. Phạm vi: Đề án được triển khai thực hiện trên toàn tỉnh trong 02 năm 2019 - 2020.
2. Đối tượng: Người cao tuổi và gia đình của họ, phụ nữ và các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt người cao tuổi là phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn trên địa bàn tỉnh.
3. Quy mô:
- Câu lạc bộ được thành lập theo đơn vị thôn, bản, tổ dân phố (khối phố) hoặc liên thôn, bản, tổ dân phố (khối phố).
- Mỗi Câu lạc bộ có từ 50 - 70 người. Trong đó, có 70% là người cao tuổi từ 55 tuổi trở lên đối với nữ, 60 tuổi trở lên đối với nam, không quá 30% là người dưới 55 tuổi đối với nữ và dưới 60 tuổi đối với nam. Đồng thời, có từ 60 - 70% là phụ nữ và 60 - 70% là người cao tuổi nghèo, cận nghèo, khó khăn.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ:
1. Giúp nhau làm kinh tế gia đình, tăng thu nhập:
Huy động, vận động các nguồn lực tài chính để thành lập Quỹ của Câu lạc bộ, tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên trong Câu lạc bộ phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập.
2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe:
- Câu lạc bộ thành lập Tổ chăm sóc sức khỏe, cùng phối hợp với các cơ sở y tế địa phương để thông tin, tuyên truyền về công tác khám, chữa bệnh; lập hồ sơ theo dõi tình trạng sức khỏe cho các thành viên trong Câu lạc bộ.
- Đối với thành viên bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, khó khăn về đi lại, thì Tổ chăm sóc sức khỏe tổ chức cho tình nguyện viên trong Tổ đến chăm sóc tại nhà.
3. Hoạt động tự giúp nhau và hỗ trợ cộng đồng:
- Hoạt động tự giúp nhau: Các thành viên trong Câu lạc bộ bàn bạc và tình nguyện giúp nhau trong những trường hợp có người cao tuổi cần được hỗ trợ.
- Hoạt động hỗ trợ cộng đồng: Thành viên Câu lạc bộ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương như: dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ tài nguyên - môi trường, xây dựng đời sống mới, bảo vệ an ninh trật tự, ...
4. Hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích:
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho Người cao tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội;
- Tham gia giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách người cao tuổi ở địa phương và phát hiện, đề xuất việc thực hiện quyền và lợi ích người cao tuổi.
5. Hoạt động nâng cao nhận thức, kiến thức:
Thường xuyên tổ chức truyền thông, tập huấn để nâng cao nhận thức, kiến thức về các vấn đề liên quan cho các thành viên trong Câu lạc bộ và người cao tuổi trong cộng đồng.
6. Hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần:
Thành lập Tổ Văn nghệ để luyện tập, tổ chức và biểu diễn các tiết mục văn nghệ (Thơ, ca, hò, vè, tiểu phẩm…) trong cộng đồng dân cư nhân các dịp tết Nguyên đán, Đoan Ngọ, lễ hội tại địa phương.
IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ:
1. Tổ chức bộ máy:
- Mỗi Câu lạc bộ có 01 Ban Chủ nhiệm 05 - 07 người, gồm 01 Chủ nhiệm, 02 Phó chủ nhiệm và từ 02 - 04 thành viên. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ do Chủ tịch Hội Người cao tuổi cấp xã Quyết định thành lập.
- Dưới Câu lạc bộ có thành lập các Nhóm theo địa bàn dân cư và các Tổ theo loại hình hoạt động như: tổ tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, tổ văn nghệ, tổ tăng thu nhập, tổ nghề nghiệp... Mỗi Nhóm, Tổ có khoảng từ 7 - 9 người. Nhóm, tổ thuộc Câu lạc bộ do Chủ nhiệm Câu lạc bộ quyết định thành lập.
2. Nguyên tắc, phương châm hoạt động:
- Nguyên tắc hoạt động: Mọi hoạt động của Câu lạc bộ đều phải đảm bảo thực hiện đúng theo 04 nguyên tắc sau: Tự nguyện - Tự giác - Tự quản - Tuân thủ pháp luật. Mọi hoạt động của Câu lạc bộ chịu sự theo dõi, quản lý về mặt Nhà nước của UBND xã; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát của Hội Người cao tuổi xã và các đoàn thể liên quan của xã.
- Phương châm hoạt động: Dân chủ - Đoàn kết - Công khai - Minh bạch - Hợp tác.
Câu lạc bộ, các Tổ, Nhóm thuộc Câu lạc bộ thực hiện nguyên tắc quyết định theo đa số trong mọi hoạt động. Trường hợp số phiếu biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến của Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
Câu lạc bộ mỗi tháng sinh hoạt định kỳ 01 lần; các nhóm, tổ thuộc Câu lạc bộ ít nhất 2 tuần sinh hoạt 01 lần.
Nguồn lực tài chính để thực hiện Đề án, thực hiện theo Mục V, Điều 1, Đề án 1533 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể thư sau:
1. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện các hoạt động sau:
- Tập huấn ban đầu cho cán bộ Ban Đại diện Hội Người cao tuổi, lãnh đạo UBMTTQ, chính quyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố và Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ...
- In ấn các loại tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, truyền thông, tập huấn, hướng dẫn thành lập Câu lạc bộ;
- Quảng bá thông tin, kết quả hoạt động ban đầu của các Câu lạc bộ bằng hình thức phóng sự, viết tin, bài...
- Sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án;
2. Huy động sự đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, gồm:
- Tài trợ từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm;
- Lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án khác tại địa phương để hỗ trợ thực hiện Đề án.
3. Huy động sự đóng góp của hội viên; trích một phần Quỹ Chăm sóc - Phát huy vai trò Người cao tuổi.
1. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với UBMTTQVN tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh vận động nguồn lực tài chính hỗ trợ thực hiện Đề án.
- Hàng năm, báo kết quả triển khai thực hiện Đề án với UBND tỉnh (qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam.
2. Sở Lao động - Thương binh và xã hội
- Phối hợp với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tham gia xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm;
- Lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án khác để hỗ trợ thực hiện Đề án;
- Phối với các Sở, Ban ngành, đoàn thể liên quan theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá kết quả thực hiện Đề án;
3. Sở Tài chính
Tham mưu hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam: Phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Câu lạc bộ, về huy động nguồn lực tài chính để thực hiện tốt Đề án.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để người cao tuổi là thành viên Câu lạc bộ còn đủ sức khỏe tham gia các hoạt động, tạo việc làm và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh trong việc người cao tuổi tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường để thực hiện Đề án.
7. Sở Y tế: Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi đến khám chữa bệnh định kỳ bảo hiểm y tế không thanh toán và không có kinh phí chi trả các xét nghiệm.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Câu lạc bộ và người cao tuổi về luyện tập thể dục dưỡng sinh, thể thao, văn nghệ...
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện Đề án; hỗ trợ lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, đề án và huy động nguồn lực xã hội hóa ở địa phương để thực hiện Đề án.
10. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp, lồng ghép các chương trình, đề án, dự án của đơn vị với Đề án này, tham gia giám sát việc thực hiện Đề án.
11. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh phối hợp, lồng ghép Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với việc thực hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.