ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3227/QĐ-UBND |
Phú Thọ, ngày 23 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở thực hiện từ ngày 1/7/2013;
Căn cứ Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đo và quản lý đất đai;
Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
Căn cứ Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 816/TTr- TNMT ngày 07 tháng 12 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bộ đơn giá Đo đạc lập bản đồ địa chính; Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Gồm 1 quyển kèm theo).
Điều 2. Bộ đơn giá Đo đạc lập bản đồ địa chính; Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là cơ sở để lập, thẩm tra xét duyệt giá trị và thanh toán các dự án đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Điều 3. Giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Công khai Bộ đơn giá cho các tổ chức, cá nhân thực hiện;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này;
c) Hàng năm cập nhật chính sách, quy định có liên quan của nhà nước để báo cáo UBND tỉnh xem xét, bổ sung, điều chỉnh Bộ đơn giá cho phù hợp.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, Quyết định này thay thế Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 của UBND tỉnh.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN |
- Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật Đo đạc lập bản đồ địa chính, Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
- Căn cứ Thông tư 18/2013/TT-BTNMT ngày 18/07/2013 về việc Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
- Thông tư Liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;
- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương cho các công ty nhà nước;
- Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ về việc quy định mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, tiền lương tối thiểu là 1.150.000 đồng.
- Các văn bản có liên quan khác theo quy định của nhà nước.
1. Đơn giá sản phẩm Đo đạc lập bản đồ địa chính; Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ( sau đây gọi tắt là đơn giá đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính) là biểu hiện bằng tiền của chi phí cần thiết để hoàn thành một khối lượng công tác địa chính đảm bảo theo đúng yêu cầu quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành của nhà nước.
2. Đơn giá của từng sản phẩm công tác địa chính bao gồm:
2.1. Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp bao gồm các khoản mục cấu thành nên giá trị sản phẩm (chi phí vật liệu, chi phí công cụ-dụng cụ, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc - thiết bị và chi phí năng lượng).
a. Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm;
- Số lượng vật liệu được xác định trên cơ sở định mức sử dụng vật liệu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Đơn giá vật liệu lấy theo giá thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính - cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 03/08/2009.
b. Chi phí công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ trong quá trình sản xuất sản phẩm
- Đơn giá công cụ, dụng cụ lấy theo giá thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính - cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 03/08/2009.
- Số ca sử dụng và niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ theo định mức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c. Chi phí nhân công: Gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông (nếu có) tham giá trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật gồm tiền lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương, các khoản đóng góp và các chế độ khác cho người lao động theo quy định hiện hành.
- Đơn giá công lao động phổ thông được áp dụng trên địa bàn tỉnh là 100.000 đồng/ngày công
d. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Là hao phí về máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện công tác đo đạc bản đồ và quản lý đất đai; được xác định trên cơ sở danh mục máy, số ca sử dụng máy theo định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và mức khấu hao một ca máy.
e. Chi phí năng lượng: Là chi phí sử dụng năng lượng dùng cho máy móc thiết bị vận hành trong thời gian tham gia sản xuất sản phẩm, cách tính theo
2.2. Chi phí chung
Là chi phí có tính chất chung của đơn vị trực tiếp thực hiện như: chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý; chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí sửa chữa thiết bị, công cụ, dụng cụ đối với đơn vị sự nghiệp (hoặc chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý đối với doanh nghiệp); chị hội nghị triển khai, tổng kết công tác, chi phí chuyển quân, chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công, chi phí nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của đơn vị sản xuất và các chi phí khác mang tính chất quản lý có liên quan đến việc sản phẩm. Chi phí này được xác định theo tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp, sản phẩm trong bộ đơn giá này thuộc nhóm II và nhóm III.
Các loại chi phí được tính theo Thông tư số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính.
Đơn giá đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính (phần II), xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (phần III) dùng để lập dự toán và thanh toán cho công tác địa chính áp dụng chung cho cả doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp. Khi xác định dự toán, thanh toán kinh phí đối với nhiệm vụ do đơn vị sự nghiệp thực hiện không bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định. Các chế độ chính sách về tiền lương theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu là 1.150.000đ/tháng; trường hợp có điều chỉnh mức lương tối thiểu chung sẽ được tính toán cụ thể trong dự toán và thanh toán cho mỗi công trình tại thời điểm thực hiện.
1.1. Chọn điểm, chôn mốc: Chuẩn bị, xác định vị trí điểm ở thực địa, liên hệ xin phép đất đặt mốc, thông hướng, đổ mốc, chôn mốc, vẽ ghi chú điểm, kiểm tra, phục vụ KTNT, giao nộp, bàn giao mốc cho địa phương, di chuyển.
1.2. Xây tường vây.
1.3. Tiếp điểm: Chuẩn bị, tiềm điểm ở thực địa, kiểm tra, chỉnh lý ghi chú điểm và thông hường, di chuyển.
1.4.1 Đo ngắm:
- Đo theo phương pháp đường chuyền: Chuẩn bị, kiểm nghiệm thiết bị, đo ngắm ( đo góc nằm ngang, góc đứng và đo cạnh) phục vụ KTNT, di chuyển;
- Đo bằng công nghệ GPS: Chuẩn bị, kiểm nghiệm thiết bị, liên hệ với các nhóm đo, đo ngắm, liên hệ với các nhóm liên quan để trữ số liệu sang máy tính hoặc thiết bị lưu trữ, tính toán, kiểm tra khái lược, phục vụ KTNT, di chuyển.
1.5. Tính toán bình sai: Chuẩn bị, kiểm tra số đo, tính toán bình sai, biên tập thành quả, phục vụ KTNT.
Loại 1 (KK1): Khu vực đồng bằng, ít cây; khu vực đồi trọc, thấp, vùng trung du; giao thông thuận tiện.
Loại 1 (KK2): Khu vực đồng bằng nhiều cây; khu vực đồi thưa cây vùng trung du; giao thông tương đối thuận tiện.
Loại 3 (KK3): Vùng đồi núi có độ cao trung bình so với khu vực bằng phẳng xung quanh từ 50m đến 200m, vùng đồng lầy, vùng đồng bằng dân cư đông, nhiều kênh rạch; giao thông không thuận tiện.
Loại 4 (KK4): Vùng đồi núi có độ cao trung bình so với khu vực bằng phẳng xung quanh từ 200m đến 800m, vùng thủy triều, sình lầy, đầm lầy, thụt sâu, vùng thành phố lớn, đông dân cư, phải đo đếm, nhiều ngõ, hẻm cụt; giao thông khó khăn.
Loại 5 (KK5): Vùng hải đảo, biên giới và vùng núi có độ cao trung bình so với khu vực bằng phẳng xung quanh trên 800m, giao thông rất khó khăn.
Phạm vi khu vực để phân loại khó khăn được xác định theo ranh giới khu vực dự kiến do vẽ thành lập bản đồ địa chính hoặc xác định theo phạm vi từng mảnh bản đồ địa hình dùng để thiết kế đồ hình lưới địa chính.
3. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
B. ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP
1.1. Ngoại nghiệp
a) Công tác chuẩn bị: Triển khai công tác đo đạc; chuẩn bị vật tư, tài liệu; kiểm nghiệm thiết bị; xác định ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn ngoài thực địa với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã); thu nhập, sao các tài liệu có liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của địa phương, của chủ sử dụng đất;
b) Lưới đo vẽ: Tìm điểm lưới cấp trên ngoài thực địa; thiết kế, chọn điểm, đóng cọc (hoặc chôn mốc), thông hướng; đo nối; tính toán;
c) Xác định ranh giới thửa đất: Xác định ranh giới thửa đất, đóng cọc hoặc đánh dấu mốc giới thửa đất ở thực địa, xác định tiện chủ sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất);
d) Đo vẽ chi tiết: Chuẩn bị vật tư, tài liệu, thiết bị, đo chi tiết nội dung bản đò, vẽ lược đồ;
đ) Đối soát, kiểm tra: Đối soát hình thể, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất);
e) Giao nhận kết quả đo đạc địa chính với chủ sử dụng đất: Giao kết quả đo đạc địa chính cho chủ sử dụng đất; kiểm tra, hoàn thiện kết quả đo đạc nếu có phát hiện sai sót;
g) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu.
1.2. Nội nghiệp
a) Lập bản đồ gốc: Chuyển kết quả đo vẽ chi tiết vào máy vi tính, tiếp biên các trạm đo, lập bản gốc; tiếp biên bản đồ trong khu đo; đánHồ sơố thửa tạm, tính diện tích;
b) Nhập thông tin thửa đất: Nhập các thông tin phục vụ lập kết quả đo đạc địa chính thửa đất, hồ sơ địa chính, cấp GCN, xây dựng CSDLĐC;
c) Lập sổ mục kê: Sổ mục kê theo hiện trạng đo đạc, tổng hợp diện tích theo mảnh;
d) Biên tập và in BĐĐC theo đơn vị hành chính;
đ) Lập kết quả đo đạc địa chính thửa đất;
e) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu;
g) Xác nhận hồ sơ các cấp;
h) Giao nộp thành quả: Hoàn thành thủ tục pháp lý tại địa phương, giao nộp sản phẩm.
2.1. Bản đồ tỷ lệ 1/200
Áp dụng cho khu vực nội thành thuộc các đô thị loại đặc biệt theo các loại khó khăn như sau:
Loại 1 (KK1): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 60 thửa đến dưới 75 thửa trong 1 ha.
Loại 2 (KK2): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 75 thửa đến dưới 90 thửa trong 1 ha.
Loại 3 (KK3): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 90 thửa đến dưới 105 thửa trong 1 ha.
Loại 4 (KK4): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 105 thửa đến 120 thửa trong 1 ha.
Khi mật độ thửa trên 120 thửa/ha thì cứ thêm 10 thửa được tính thêm 0,10 mức loại khó khăn 4.
2.2. Bản đồ tỷ lệ 1/200
Áp dụng cho khu vực dân cư theo các loại khó khăn như sau:
Loại 1 (KK1): Khu vực đô thị, dạng đô thị có mật độ thửa trung bình từ 25 thửa đến dưới 35 thửa trong 1 ha.
Loại 2 (KK2): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 35 thửa đến dưới 45 thửa trong 1 ha.
Loại 3 (KK3): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 45 thửa đến dưới 55 thửa trong 1 ha.
Loại 4 (KK4): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 55 thửa đến dưới 65 thửa trong 1 ha.
Loại 5 (KK5): Khu vực có mật độ thửa trung bình từ 65 thửa đến 75 thửa trong 1 ha.
Khi mật độ thửa trên 75 thửa/ha thì cứ thêm 10 thửa được tính thêm 0,10 thức loại khó khăn 5.
2.3. Bản đồ tỷ lệ 1/1000
Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp có số thửa trung bình từ 20 thửa đến dưới 40 thửa trong 1 ha (áp dụng đối với khu vực có dạng thửa hẹp, kéo dài; khu vực phường, thị trấn, xã thuộc thị xã và thành phố thuộc tỉnh, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận).
Được áp dụng mức khó khăn 2 nếu khu đó có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có mật độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp có số thửa trung bình từ 40 thửa đến 60 thửa trong 1 ha. Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 3 (KK3): Đất khu dân cư (khu vực đô thị, dạng đô thị và dân cư nông thôn ở đồng bằng) số thửa trung bình từ 10 thửa đến dưới 20 thửa trong 1 ha. Đất nông nghiệp có số thửa trung bình trên 60 thửa trong ha.
Đất nông nghiệp được áp dụng mức khó khăn 4 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất (vượt quá tầm ngắm của máy đo đạc) trên 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 5 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư trung bình từ 20 thửa đến dưới 30 thửa trong 1 ha.
Loại 5 (KK5): Đất khu dân cư trung bình từ 30 thửa đến 40 thửa trong 1 ha.
Khi mật độ thửa trên 40 thửa/ha thì cứ thêm 10 thửa được tính thêm 0,10 mức loại khó khăn 5.
2.4. Bản đồ tỷ lệ 1/2000
Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ 5 thửa đến dưới 10 thửa trong 1 ha. Được áp dụng mức khó khăn 1 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực cớ nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ 10 thửa đến 20 thửa trong 1 ha. Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực cớ nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 3 (KK3): Đất khu dân cư số thửa trung bình từ dưới 4 thửa trong 1 ha hoặc đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 20 thửa trong 1 ha.
Đất nông nghiệp được áp dụng mức khó khăn 4, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 5 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 4 (KK4): Đất khu dân cư số thửa trung bình từ 4 thửa đến dưới 8 thửa trong 1 ha.
Loại 5 (KK5): Đất khu dân cư số thửa trung bình từ 8 thửa trong 1 ha trở lên.
2.5. Bản đồ tỷ lệ 1/5.000
Loại 1 (KK1): Đất nông nghiệp số thửa trung bình dưới 1 thửa trong 1 ha.
Được áp dụng mức khó khăn 2 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 2 (KK2): Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ 1 thửa đến 2 thửa trong 1 ha. Được áp dụng mức khó khăn 3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trung bình trên 10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.
Loại 3 (KK3): Đất nông nghiệp số thửa trung bình từ trên 2 thửa đến 3 thửa trong 1 ha. Được áp dụng mức khó khăn 4 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:
- Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;
- Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;
- Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.
Nếu tầm che khuất trên 80% diện tích thì được tính thêm 15% của mức khó khăn 4.
Loại 4 (KK4): Đất nông nghiệp số thửa trung bình trên 3 thửa trong 1 ha.
2.6. Bản đồ tỷ lệ 1/10000
Áp dụng cho khu vực có đất lâm nghiệp (kể cả trồng thông, cao su thay thế cây rừng) hoặc đất chưa sử dụng theo các loại khó khăn như sau:
Loại 1 (KK1): Khu vực đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng, có địa hình đồi, núi thấp, độ dốc trung bình dưới 15%, ít bị chia cắt, đi lại tương đối dễ dàng.
Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) thì áp dụng loại khó khăn 2 nếu đan xen từ 10-30% diện tích; áp dụng loại khó khăn 3 nếu đan xen trên 30% diện tích.
Loại 2 (KK2): Khu vực đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng, như địa hình đồi, núi cao, độ dốc từ 15% đến dưới 45%, tương đối phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, đi lại khó khăn; hoặc khu vực đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thuộc vùng địa hình đồi, núi thấp ít bị chia cắt, đi lại dễ dàng.
Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) thì áp dụng loại khó khăn 3 nếu đan xen từ 10 - 30% diện tích; áp dụng loại khó khăn 4 nếu đan xen trên 30% diện tích.
Loại 3 (KK3): Khu vực đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng có địa hình núi cao, độ dốc trên 45% đi lại đặc biệt khó khăn; hoặc khu vực đất giao cho hộ gia đình, cá nhân có địa hình đồi núi tương đối phức tạp, đi lại khó khăn.
Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) trên 10% diện tích thì áp dụng loại khó khăn 4.
Loại 4 (KK4): Khu vực đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng thuộc khu vực biên giới, hải đảo hoặc khu vực có địa hình đồi, núi cao hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đi lại đặc biệt khó khăn.
Phạm vi khu vực để phân loại khó khăn được xác định theo từng mảnh bản đồ hoặc phạm vi nhiều mảnh bản đồ đo vẽ cùng một tỷ lệ, có cùng đặc điểm để lựa chọn mức độ khó khăn (cùng là khu dân cư, cùng là đất nông nghiệp hoặc cùng là khu vực đất nông nghiệp xen kẽ đất ở) trong một đơn vị hành chính cấp xã.
3. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
C. SỐ HÓA VÀ CHUYỂN HỆ TỌA ĐỘ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
1.1. Số hóa BĐĐC
a) Quét tài liệu: Nhận vật tư, tài liệu; chuẩn bị hệ thống tin học (máy, dụng cụ, cài đặt phần mềm, sao chép các tệp chuẩn); chuẩn bị cơ sở toán học.
Chuẩn bị tài liệu: Kiểm tra bản đồ (hoặc phim dương) về độ sạch, rõ nét, các mốc để nắn (điểm mốc khung, lưới kilomét, điểm tọa độ và bổ sung các điểm mốc để nắn nếu thiếu trên bản gốc so với quy định); quét tài liệu; kiểm tra chất lượng file ảnh quét.
Nắn ảnh theo khung trong bản đồ, lưới kilomét, điểm tọa độ (tam giác); lưu file ảnh (để phục vụ cho bước số hóa và các bước KTNT sau này).
b) Số hóa nội dung bản đồ: Số hóa các yếu tố nội dung bản đồ và làm sạch dữ liệu theo các lớp đối tượng; kiểm tra trên máy các bước số hóa nội dung bản đồ theo lớp đã quy định và kiểm tra tiếp biên.
c) Biên tập nội dung bản đồ ( biên tập để lưu dưới dạng bản đồ số): Định nghĩa đối tượng, gắn thuộc tính, tạo file topology, tô màu nền, biên tập ký hiệu, chú giải; trình bày khung và tiếp biên và các nội dung khác (chống hở, lỗi tex...).
d) In bản đồ trên giấy: 01 bản làm làm biên tập, 01 bản để kiểm tra và 01 bản để giao nộp; kiểm tra bản đồ giấy, sửa chữa sau kiểm tra.
đ) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm: Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, ghi dữ liệu bản đồ số trên đĩa CD, xác nhận hồ sơ các cấp, giao nộp sản phẩm.
1.2. Chuyển hệ tọa độ BĐĐC dạng số từ hệ tọa độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000
a) Xác định tọa độ phục vụ nắn chuyển
Thu nhập số liệu đo đạc, tính toán lưới địa chính trước đây ( số đo, bảng tính, kết quả tính toán trong hệ tọa độ HN-72); tính cải chính số liệu đo cũ trong hệ tọa độ VN-2000 (nếu có), tính toán bình sai lại lưới địa chính trên đây sang hệ tọa độ VN-2000.
b) Chuyển đổi bản đồ số (dạng vector từ hệ tọa độ HN-72 sang hệ số tọa độ VN-2000)
- Nắn chuyển: Chuẩn bị vật tư, tài liệu của các mảnh, liên quan; chuẩn bị kỹ thuật, hướng dẫn biên tập, nắn các tệp tin thành phần của mảnh bản đồ sang hệ số tọa độ VN-2000; ghép các tờ bản đồ (khung cũ) và cắt ghép theo khung trong của tờ bản đồ mới (nếu có).
Biên tập và kiểm tra lại quá trình chuyển đổi, rà soát mức độ đầy đủ các yếu tố nội dung bản đồ.
- Tính lại và so sánh diện tích trước và sau nắn chuyển tọa độ.
c) Biên tập nội dung bản đồ và in (biên tập để lưu dưới dạng bản đồ số): định nghĩ đối tượng, gắn thuộc tính, tạo file topology, tô mầu nền, biên tập ký hiệu, chú giải; trình bày khung và tiếp biên và các nội dung khác; (chồng hở, lỗi tex...); in bản đồ giấy và kiểm tra bản đồ giấy sau khi in.
d) Phục vụ kiểm tra nghiệm thu.
đ) Giao nộp sản phẩm: ghi dữ liệu bản đồ số trên đĩa CD, xác nhận hồ sơ các cấp (nếu có), giao nộp sản phẩm.
Việc phân loại khó khăn số hóa, chuyển hệ tọa độ thực hiện như quy định đối với việc đo đạc thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo đạc trực tiếp theo quy định tại khoản 2 Mục II, Chương I, Phần II.
3. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
D. ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Mức đo đạc chỉnh lý BĐĐC dưới đây thực hiện cho các trường hợp:
- BĐĐC đã được thành lập nhưng chưa sử dụng để giao đất, đăng ký quyền sử dụng đất, kê khai phục vụ cấp Giấy chứng nhận mà có biến động;
- BĐĐC khi thực hiện chủ trương "đồn điền, đổi thửa" (trường hợp không phải thành lập lại BĐĐC).
1.1. Ngoại nghiệp
a) Đối soát thực địa
- Công tác chuẩn bị: Thu nhập tài liệu, kiểm tra phân tích tài liệu; đồi soát hồ sơ địa chính với BĐĐC; đối soát hồ sơ đăng ký bổ sung, đăng ký biến động về nhà, đất đối với BĐĐC (nếu có);
- Đối soát 100% số thửa tại thực địa, xác định biến động do sự thay đổi hình thể thửa đất, thay đổi tên chủ, địa chỉ của chủ sử dụng thửa đất và thay đổi địa chỉ thửa đất (nếu có), phương pháp chỉnh lý biến động; xác định tình trạng quy hoạch sử dụng đất, mốc quy hoạch, hành lang an toàn các công trình; xác định loại đất, mục đích sử dụng đất.
b) Lưới đo vẽ
Chuẩn bị, thiết kế, chọn điểm, đóng cọc, đo nối và tính toán.
c) Đo vẽ chi tiết
- Chuẩn bị vật tư, tài liệu, thiết bị;
- Xác định ranh giới thửa đất; điều tra, ghi tên chủ đất sử dụng đất, các chủ liền kề, loại đất, mục đích sử dụng đất, địa chỉ thửa đất, địa chỉ chủ sử dụng đất, xác định ranh giới, mốc giới quy hoạch, xác định ranh giới hành lang an toàn các công trình, xác định mức độ hạn chế quyền sử dụng đất, đóng mốc giới thửa đất ở thực định và lập biên bản xác định ranh giới thửa đất theo hiện trạng thửa đất xác định phạm vi quy hoạch, phạm vi thuộc hành lang an toàn các công trình;
- Đo vẽ chi tiết khu vực có biến động về hình thửa: Chuẩn bị vật tư, tài liệu, dụng cụ đo, đo vẽ chi tiết thửa đất, đo vẽ các công trình xây dựng có bổ sung, thay đổi trên thửa đất, vẽ sơ họa hiện trạng trạm đo hoặc lược đồ thửa đất;
- Xác nhận diện tích theo hiện trạng đối với chủ sử dụng đất.
1.2 Nội nghiệp
a) Số hóa BĐĐC: thực hiện đối với trường hợp chỉnh lý BĐĐC dạng giấy.
b) Lập bản vẽ BĐĐC
- Công tác chuẩn bị: nhận BĐĐC, BĐĐC gốc chuẩn bị vật tư, tài liệu và thiết bị, máy móc;
- Chuyển kết quả đo vẽ chi tiết lên BĐĐC; tính diện tích thửa đất; tiếp biên; đánHồ sơố thửa, lập bảng kê thửa đất có biến động; biên tập lại BĐĐC;
- Lập Kết quả đo đạc địa chính thửa đất, đối soát kết quả đo đạc địa chính với biên bản xác định ranh giới thửa đất;
- Chuyển nội dung chỉnh lý lên BĐĐC gốc.
c) Bổ sung Sổ mục kê: Lập lại hoặc bổ sung sổ mục kê theo tờ BĐĐC; tổng hợp lại diện tích và lập các bảng biểu theo quy định.
d) Biên tập bản đồ và in
- Biên tập BĐĐC và các tài liệu liên quan đến thửa đất;
- In BĐĐC và hồ sơ, bảng biểu liên quan theo quy định;
- Nhân bản BĐĐC, sổ mục kê.
đ) Xác nhận hồ sơ các cấp: Hoàn thành thủ tục pháp lý, giao nộp sản phẩm.
e) Giao nộp sản phẩm: Phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm.
Việc phân loại khó khăn thực hiện như quy định đối với việc đo đạc thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo đạc trực tiếp quy định tại khoản 2 Mục II, Chương I, Phần II.
3. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
Đ. TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH THỬA ĐẤT
Khảo sát khu vực đo vẽ; chuẩn bị vật tư tài liệu; thiết bị; liên hệ công tác; thiết kế đo vẽ; đo vẽ thửa đất; lập bản vẽ; đối soát, kiểm tra; phục vụ nghiệm thu.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
E. ĐO ĐẠC CHỈNH LÝ BẢN TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH HOẶC CHỈNH LÝ RIÊNG TỪNG THỬA ĐẤT CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Trường hợp đo đạc chỉnh lý bản trích do địa chính hoặc chỉnh lý riêng từng thửa đất của bản đồ địa chính thì định mức được tính bằng 0,50 mức trích đo địa chính thửa đất quy định tại khoản 2 Mục V, Chương I này; trường hợp chỉnh lý do yếu tố quy hoạch dựa trên tài liệu được cung cấp thì tính bằng 0,30 mức trích đo địa chính thửa đất quy định tại Mục V, Chương I này.
G. ĐO ĐẠC TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
1. Định mức đo đạc tài sản gắn liền với đất quy định tại mục này được áp dụng đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản có yêu cầu đo đạc tài sản gắn liền với đất để phục vụ cho đăng ký, cấp GCN về quyền sở hữu đối với tài sản đó. Diện tích tài sản gắn liền với đất phải đo đạc gồm diện tích chiếm đất của tài sản và diện tích sàn xây dựng theo quy định cấp GCN đối với từng loại tài sản.
2. Trường hợp đo đạc tài sản thực hiện đồng thời với trích đó địa chính thửa đất thì định mức trích đo địa chính thửa đất thực hiện theo quy định tại Mục V, Chương I. Định mức đo đạc tài sản gắn liền với đất là nhà và các công trình xây dựng khác được tính bằng 0,50 lần định mức trích đo địa chính thửa đất có diện tích tương ứng (không kể đo lưới). Định mức đo đạc tài sản khác gắn liền với đất được tính bằng 0,30 lần định mức trích đo thửa đất có diện tích tương ứng.
3. Trường hợp đo đạc tài sản thực hiện không đồng thời với đo đạc địa chính thửa đất thì định mức được tính như sau:
- Đối với tài sản gắn liền với đất là nhà và các công trình xây dựng khác thì định mức được tính bằng 0,70 lần định mức trích do địa chính thửa đất có diện tích tương ứng quy định tại Mục V, Chương I này (không kể đo lưới).
Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác có nhiều tầng mà diện tích xây dựng ở các tầng không giống nhau phải đo đạc riêng từng tầng thì định mức đo đạc tầng sát mặt đất được tính bằng 0,70 lần định mức trích đo thửa đất có diện tích tương ứng quy định tại Mục V, Chương I này; từ tầng thứ 2 trở lên (nếu phải đo) được tính định mức bằng 0,5 lần mức đo đạc của tầng sát mặt đất.
- Đối với tài sản gắn liền với đất không phải là nhà, công trình xây dựng khác thì định mức đo đạc được tính bằng 0,30 lần mức trích đo thửa đất quy định tại Mục V, Chương I này.
4. Trường hợp ranh giới nhà ở và tài sản gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì chỉ tính định mức đo đạc thửa đất mà không tính định mức đo đạc tài sản gắn liền với đất.
I. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐỒNG LOẠT ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐỊNH, CÁ NHÂN Ở XÃ, THỊ TRẤN
1. Phân loại khó khăn
Loại 1 (KK1): Các xã vùng đồng bằng, trung du.
Loại 2 (KK2): Các xã tiếp giáp với các phường thuộc đô thị loại II,III,IV; các thị trấn.
Loại 3 (KK3): Các xã miền núi, biên giới, hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, các xã tiếp giáp với các phường thuộc đô thị loại đặc biệt, loại I.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
II. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐỒNG LOẠT VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN Ở PHƯỜNG
1. Phân loại khó khăn
Loại 2 (KK2): Các phường trong đô thị loại III, IV.
Loại 3 (KK3): Các phường trong đô thị loại II.
Loại 4 (KK4): Các phường trong đô thị loại I.
Loại 5 (KK5): Các phường trong đô thị loại đặc biệt.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
III. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐƠN LẺ TỪNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại Mục I và Mục II, Chương II, Phần II
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
IV. ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LẦN ĐẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại Mục I và II, Chương II, Phần II.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
V. ĐĂNG KÝ, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỒNG LOẠT TẠI XÃ, THỊ TRẤN
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại Mục I, Chương II, Phần II.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
VI. ĐĂNG KÝ, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỒNG LOẠT TẠI PHƯỜNG
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại Mục II, Chương II, Phần II.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
VII. ĐĂNG KÝ, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN RIÊNG LẺ
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại Mục I và II, Chương II, Phần II.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
VIII. ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại Mục I và II, Chương II, Phần II.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
IX. ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1. Phân loại khó khăn
Phân loại khó khăn thực hiện như quy định tại Mục I và II, Chương II, Phần II.
2. Đơn giá sản phẩm (cụ thể tại phần đơn giá sản phẩm)
1.1. Nhận, trả hồ sơ, thu lệ phí.
1.2. Trích lục thửa đất.
1.3. Trích sao thông tin địa chính.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.