ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2022/QĐ-UBND |
Hậu Giang, ngày 29 tháng 9 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất, diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 10 năm 2022 và thay thế Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp; đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do khai hoang cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành quy định hạn mức tối thiểu tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA
ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT, DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA ĐẤT ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI ĐẤT;
HẠN MỨC CÔNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO TỰ KHAI HOANG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Quy định này quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất, diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang theo quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai năm 2013, khoản 23 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang trên địa bàn tỉnh Hậu Giang theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc tách thửa, hợp thửa đất đối với đất ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất; việc thực hiện tách thửa, hợp thửa đất đối với đất ở, đất nông nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang.
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT
Điều 3. Điều kiện tách thửa đất
1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Thửa đất không tranh chấp; thửa đất và tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, còn trong thời hạn sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.
4. Diện tích được phép tách thửa để hình thành thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 10 Quy định này.
Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu và xin hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề (đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) cùng mục đích sử dụng để tạo thành thửa đất mới có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới. Thủ tục tách thửa trong trường hợp này được thực hiện đồng thời với thủ tục hợp thửa đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
5. Đối với trường hợp Bản án công nhận sự thỏa thuận của đương sự theo hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, chứng thực theo quy định hoặc Giấy tờ mua bán viết tay mà diện tích tách thửa nhỏ hơn hạn mức quy định thì không đủ điều kiện thực hiện tách thửa đất.
6. Thửa đất không thuộc các trường hợp không được tách thửa theo các quy định khác của pháp luật.
Điều 4. Điều kiện hợp thửa đất
1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Các thửa đất phải cùng mục đích sử dụng đất, cùng tờ bản đồ và liền kề nhau theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp cho cùng một chủ sử dụng đất.
3. Thửa đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; còn trong thời hạn sử dụng đất; đất không có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với nơi đã có quy hoạch chi tiết thì việc hợp thửa đất phải phù hợp theo quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Các trường hợp không áp dụng hạn mức tối thiểu tách thửa đất ở
1. Tách thửa để thực hiện thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Tách thửa khi thực hiện: Quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai, kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận; xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Bản án hoặc Quyết định của Tòa án nhân dân về tranh chấp đất đai có hiệu lực; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp theo quy định của pháp luật.
3. Tách thửa đối với trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.
4. Tách thửa do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để thực hiện các dự án, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
5. Tách thửa để thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Tách thửa theo dự án quy hoạch chi tiết đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tách thửa do phân chia tài sản là quyền sử dụng đất chung của vợ chồng sau khi đã ly hôn mà tài sản của vợ, chồng chưa phân chia.
8. Thửa đất bị chia tách do thành lập bản đồ địa chính chính quy.
9. Đối với trường hợp tách thửa đất nông nghiệp đủ hạn mức mà có một phần diện tích đất ở bị tách do ảnh hưởng ranh giới thửa đất nông nghiệp khi tách (vị trí đất ở nằm trong thửa đất nông nghiệp) thì không tính hạn mức đất ở.
Điều 6. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở
1. Đất ở tại đô thị: Diện tích của thửa đất (sau khi trừ diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông) tối thiểu là 36m2. Phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 19m thì chiều rộng của thửa đất và chiều dài các cạnh còn lại của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5m.
b) Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng nhỏ hơn 19m hoặc thửa đất tách ra không tiếp giáp với đường giao thông thì chiều rộng và chiều dài của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.
2. Đất ở tại nông thôn: Diện tích của thửa đất (sau khi trừ diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông) tối thiểu là 45m2. Phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 19m thì chiều rộng của thửa đất và chiều dài các cạnh còn lại của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5m.
b) Trường hợp thửa đất tiếp giáp với đường giao thông có bề rộng nhỏ hơn 19m hoặc thửa đất tách ra không tiếp giáp với đường giao thông thì chiều rộng và chiều dài của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4m.
Điều 7. Các trường hợp không áp dụng hạn mức tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 7, 8 Điều 5 Quy định này.
2. Tách thửa đối với trường hợp tại các vị trí được xác định là đất ở theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt để tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
3. Thửa đất có toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình, chỉ giới xây dựng tách thửa đồng thời với thửa đất liền kề; thửa đất liền kề phải đảm bảo hạn mức quy định hoặc đã có thửa đất liền kề nay nhận chuyển quyền thêm phần đất nằm trong hành lang, chỉ giới xây dựng.
4. Tách thửa để thực hiện theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (hoặc mặt bằng tổng thể) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tách thửa đất do chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo chủ trương đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Trường hợp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phần diện tích còn lại của thửa đất xin tách không áp dụng hạn mức tối thiểu quy định tại Quy định này.
7. Các trường hợp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 8. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp
1. Khu vực đô thị:
a) Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản là 700m2.
b) Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác là 300m2.
2. Khu vực nông thôn:
a) Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thủy sản là 1.000m2.
b) Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất và đất nông nghiệp khác là 500m2.
Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 7, 8 Điều 5 và khoản 4, 6 Điều 7 Quy định này.
Điều 10. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
1. Khu vực đô thị: 45m2 (bề rộng và chiều sâu thửa đất tối thiểu là 4m).
2. Khu vực nông thôn: 60m2 (bề rộng và chiều sâu thửa đất tối thiểu là 5m).
3. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà quy định về chuyên ngành đã quy định cụ thể diện tích tối thiểu để thực hiện dự án thì áp dụng theo quy định của chuyên ngành.
Điều 11. Hạn mức công nhận đất nông nghiệp do tự khai hoang cho hộ gia đình, cá nhân
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức sau:
1. Đối với đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác), đất nuôi trồng thuỷ sản: Theo diện tích thực tế đang sử dụng nhưng không quá 03ha (ba héc ta) cho mỗi loại đất.
2. Đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất: Theo diện tích thực tế đang sử dụng nhưng không quá 02ha (hai héc ta) cho mỗi loại đất.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vượt hạn mức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì phải chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Đối với các trường hợp tách thửa trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành và đã nộp hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thực hiện các thủ tục tiếp theo có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo Quy định này nhưng đảm bảo quy định tại thời điểm tách thửa và đủ điều kiện thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Đối với hồ sơ tách thửa, hợp thửa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận phù hợp theo quy định của pháp luật nhưng đến trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành mà chưa thực hiện xong thì không áp dụng điều kiện, diện tích được phép tách thửa, hợp thửa theo Quy định này.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện Quy định này, đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này theo đúng quy định.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
1. Chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình công nghiệp hỗ trợ theo Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
2. Chế độ công tác phí, tổ chức các cuộc Hội nghị, Hội thảo, tập huấn thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang sửa đổi, bổ sung một số chế độ chi tiêu hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
3. Chế độ công tác phí cho các đoàn đi nước ngoài theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí;
4. Tổ chức các lớp tập huấn về công nghiệp hỗ trợ cho các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước theo Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định một số nội dung, mức chi chế độ hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
5. Chế độ nhuận bút, thù lao trong lĩnh vực báo chí, xuất bản theo Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hoạt động sáng kiến; chế độ tiếp khách nước ngoài, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; chế độ tiếp khách trong nước và sửa đổi, bổ chế độ chi nhuận sung bút, bồi dưỡng đối với các hoạt động văn hóa thông tin và nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định chế độ nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
6. Chi phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ theo Thông tư số 169/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ;
7. Chi phí cho các cuộc điều tra theo Nghị quyết số 23/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định về nội dung chi, mức chi kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
8. Chi cho việc hỗ trợ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hỗ trợ xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng; xây dựng công bố tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế theo Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang sửa đổi, bổ sung một số chế độ chi tiêu hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
9. Chi phí phiên dịch thực hiện theo Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.
10. Chi ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng theo Thông tư số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
11. Chi phí nghiên cứu, báo cáo khảo sát, báo cáo đánh giá và đưa ra các giải pháp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
12. Thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài áp dụng theo Quyết định số 42/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
13. Chi nhập dữ liệu, tạo lập các trang siêu văn bản, tạo lập thông tin điện tử trên cơ sở các dữ liệu có sẵn, chi số hóa thông tin theo Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
14. Chi nghiên cứu phát triển, ứng dụng, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu theo Thông tư liên tịch số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí;
15. Chi công lao động thuê ngoài theo Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định mức chi và phân định nhiệm vụ chi về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.