ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 316/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 18 tháng 6 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU DI SẢN VĂN HÓA TỈNH BẮC NINH”.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá;
Căn cứ Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 09/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Quyết định 198/QĐ-UBND ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030";
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 775 /TTr- SVHTTDL ngày 12/6/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh” với các nội dung chủ yếu sau:
I. Tên gọi Đề án: Đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa tỉnh Bắc Ninh”.
II. Chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh.
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển Khoa học kỹ thuật (Trường Đại học Mỏ địa chất, Bộ giáo dục và Đào tạo).
- Chủ nhiệm Đề án: PGS.TS. Nguyễn Trường Xuân, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Khoa học kỹ thuật.
- Xây dựng phần mềm Quản lý khai thác Cơ sở dữ liệu di sản văn hóa.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu dạng số về di sản:
+ Hồ sơ khoa học về di sản;
+ Dữ liệu hồ sơ số cơ sở dữ liệu không gian 3D;
+ Ảnh chụp (đen trắng và màu), băng, đĩa ghi hình v.v…;
+ Các văn bản pháp lý có liên quan;
+ Các quy hoạch, kế hoạch, dự án tu bổ, tôn tạo di tích.
- Quản lý khai thác dữ liệu di sản:
+ Phục vụ có hiệu quả công các nghiên cứu, giáo dục về lịch sử văn hóa của tỉnh Bắc Ninh.
+ Hỗ trợ quản lý nhà nước về di sản văn hóa, thiết lập cơ sở pháp lý và Khoa học - Công cụ quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
+ Quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh.
+ Tạo những dịch vụ thuận lợi để phát triển du lịch nhằm thu hút khách tham quan đến với tỉnh Bắc Ninh.
+ Liên kết dữ liệu với cơ sở dữ liệu của tỉnh, quốc gia và thế giới.
V. Nội dung nhiệm vụ chủ yếu của Đề án
1. Về phạm vi, qui mô
Số hóa tổng thể hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
- Hệ thống di sản văn hóa vật thể (các nhóm bảo vật quốc gia; các di tích; hệ thống các tài liệu, hiện vật như: sắc phong, thần tích, bia đá, văn khắc Hán nôm, tượng thờ, ...);
- Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể.
2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu di sản văn hóa
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu di sản văn hóa dự kiến được cấu trúc theo 05 phân hệ:
- Phân hệ 1: Quản lý hệ thống (các chế độ báo cáo tổng hợp theo các quy định của ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước).
- Phân hệ 2: Quản lý di sản văn hóa (dạng hình ảnh, file quét, file số...)
- Phân hệ 3: Lưu trữ di sản văn hóa (dành cho công tác nghiên cứu, tôn tạo, phục hồi dạng 3D).
- Phân hệ 4: Cập nhật dữ liệu di sản.
- Phân hệ 5: Khai thác phục vụ cộng đồng.
3. Cấu trúc quản lý cơ sở dữ liệu di sản văn hóa
Mỗi phân hệ được quản lý, khai thác và lưu trữ theo 06 modul sau:
- Hệ thống di sản văn hóa vật thể;
- Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể;
- Vương triều nhà Lý;
- Bắc Ninh - Kinh đô Phật giáo sớm nhất Việt Nam;
- Truyền thống hiếu học, khoa bảng;
- Truyền thống cách mạng.
4. Ngôn ngữ lập trình của cơ sở dữ liệu
- Lựa chọn sử dụng ngôn ngữ ASP.NET.
- Kết nối tích hợp với Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Internet.
5. Công nghệ thực hiện số hóa
Sử dụng công nghệ 2D, 3D, định vị toàn cầu, ... để số hóa xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa như sau:
- Định vị toàn cầu: Sử dụng hệ thống định vị vệ tinh bằng công nghệ GNSS để xác định vị trí trên hệ tọa độ VN2000 cho các di sản vật thể trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Công nghệ 2D: Sử dụng các máy quét từ A4 đến A0, máy chụp ảnh số, máy quay video để xây dựng hình ảnh 2D của các văn bản, sắc phong, thần tích... sau đó chuẩn hóa dữ liệu và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu.
- Công nghệ 3D: Sử dụng các thiết bị UAV chụp 3 chiều, máy quét 3D mặt đất, máy quét 3600 để dựng các công trình kiến trúc di sản và các hiện vật...
- Công nghệ dựng hình 3D quản lý di sản văn hóa: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lý chuẩn hóa các file số 3D và tạo hiệu ứng hình ảnh, âm thanh của các di tích và các hiện vật.
- Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality): Là một giải pháp toàn diện để trải nghiệm không gian, môi trường giả lập có thể được tích hợp thêm giác quan khác như thính giác (âm thanh) để thể hiện đầy đủ tính toàn vẹn của di tích. Các môi trường giả lập này là hình ảnh do con người chủ động thiết kế qua các ứng dụng chuyên dụng.
6. Hệ thống phần cứng
- Hệ thống dữ liệu tập trung tại server của tỉnh.
- Đầu tư hệ thống máy tính tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị trực thuộc để cập nhật quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu.
7. Nhiệm vụ thu thập dữ liệu di sản văn hóa
+ Thực hiện bay chụp thành lập mô hình số địa hình khu di sản (chụp phủ trùm ngoài ranh giới khu di sản từ 200m đến 300m đặc biệt đến 500m);
+ Lập mô hình số 3D trong ranh giới khu di sản;
+ Lập mô hình số 3D nội thất;
+ Quét 3D lưu trữ các hiện vật đặc trưng của di tích;
+ Biên tập phim hình ảnh 3600 khu di tích.
+ Tư liệu hóa loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống;
+ Tư liệu hóa về nghề thủ công truyền thống;
+ Tư liệu hóa di sản văn hóa dân gian phi vật thể;
+ Tư liệu hóa về phong tục, tập quán truyền thống;
+ Thu thập các tài liệu dạng giấy, dạng số (2D);
+ Quét và chuẩn hóa hồ sơ quét;
- Tích hợp vào cơ sở dữ liệu để lưu trữ, quản lý, khai thác.
8. Thời gian, kinh phí thực hiện
Thời gian thực hiện: 02 năm (2019-2020). Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu bao gồm:
+ Đối với 585 di tích được Nhà nước xếp hạng thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt; di tích xếp hạng quốc gia; các nhóm bảo vật quốc gia; di tích xếp hạng cấp tỉnh;
+ Các di sản văn hóa phi vật thể được UNESSCO vinh danh và bảo vệ khẩn cấp;
+ Vương triều nhà Lý;
+ Bắc Ninh - Kinh đô Phật giáo sớm nhất Việt Nam;
+ Truyền thống hiếu học, khoa bảng;
+ Truyền thống cách mạng.
* Đối với các di tích chưa được xếp hạng sẽ từng bước cập nhật, bổ sung giai đoạn sau của Đề án.
- Kinh phí thực hiện khái toán: 44.927.000. 000 (Bằng chữ: Bốn mươi bốn tỷ, chín trăm hai mươi bảy triệu đồng chẵn).
- Nguồn vốn đầu tư: Từ nguồn ngân sách nhà nước.
(Có Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Cơ quan chủ trì):
- Phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Khoa học kỹ thuật và các Sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Đề án; đôn đốc, kiểm tra và thẩm định các công việc theo đúng nội dung Đề án đã được phê duyệt.
- Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy có những điểm chưa hợp lý, cần điều chỉnh, bổ sung, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
2. Trung tâm Hỗ trợ phát triển Khoa học kỹ thuật - đơn vị tư vấn lập thực hiện Đề án: Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh triển khai các bước thực hiện Đề án (Trung tâm Hỗ trợ phát triển Khoa học kỹ thuật mời các tổ chức, chuyên gia tư vấn cơ sở dữ liệu, chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia công nghệ quốc tế và trong nước tham gia thực hiện Đề án nhằm đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng của Đề án như mục tiêu đề ra).
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ Đề án được phê duyệt, tham mưu nguồn vốn thực hiện Đề án; thẩm định dự toán, đề xuất bố trí kinh phí thực hiện; báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Đảm bảo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu kế hoạch, tiến độ thực hiện Đề án theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phân cấp quản lý phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan chủ trì thực hiện Đề án) trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh; các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.