ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3153/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 10 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21/6/2012;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009 và văn bản hợp nhất ngày 20/7/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16/6/2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Công văn số 3341/UBND-SVHTT ngày 23/5/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 4631/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Đề án điều chỉnh quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng và kết quả lấy ý kiến của các Thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thanh phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (đính kèm nội dung Đề án và bản vẽ quy hoạch chi tiết).
Điều 2. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số số 632/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND thành phố về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 6873/QĐ-UBND ngày 23/8/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 1) và Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 16/01/2013 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2).
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao; Xây dựng; Giao thông vận tải; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3153/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN QUY HOẠCH
Quy hoạch quảng cáo ngoài trời thành phố Đà Nẵng đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 được xây dựng dựa trên các quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời, trong đó có những quy định tương đối khắt khe về khu vực được phép quảng cáo, giới hạn kích thước bảng quảng cáo, khoảng cách bảng. Vì vậy, việc triển khai quy hoạch sẽ phải tháo bỏ và điều chỉnh nhiều bảng quảng cáo hiện có.
Ngày 20/5/2018, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời (thay thế Thông tư số 19/2013/TT-BXD). So với Thông tư cũ, Thông tư số 04/2018/TT-BXD có những quy định mới thông thoáng, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Quy hoạch quảng cáo kèm theo Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 với quy mô 39 tuyến đường nội thành, ngoại thành và khu vực sân bay không còn phù hợp với tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố hiện nay, cần nghiên cứu mở rộng phạm vi quy hoạch.
Từ những căn cứ trên, việc lập đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là cần thiết, làm cơ sở phục vụ công tác thực hiện các chủ trương đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết, hướng dẫn giải quyết các dự án, đồ án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và quản lý xây dựng, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 và văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 20/7/2015;
Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Luật Đường sắt, số 06/2017/QH14 ngày 16/6/2017;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có kiên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số Luật Kiến trúc
Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời;
Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây quy định về hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch;
Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND thành phố về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời thành phố Đà Nẵng;
Quyết định số 4631/QĐ-UBND ngày 01/12/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Đề án điều chỉnh quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông, nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 03 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế trọng yếu, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 128.543,09 ha (1.285,4309 km2) (trong đó huyện đảo Hoàng Sa 30.500 ha). Về hành chính thành phố có 06 quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; 02 huyện là huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa (tổng diện tích trên đất liền: 94.261 ha).
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700m-1.500m, độ dốc lớn (>40%), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
2. Đặc điểm về kinh tế và hạ tầng đô thị
Sau hơn 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ về phát triển đô thị. Từ một đô thị bé nhỏ, không gian đô thị giới hạn trong phạm vi các quận trung tâm với diện tích hạn hẹp, đến nay ranh giới đô thị phát triển lên gấp bội, hệ thống hạ tầng đô thị theo đó phát triển vượt bậc. Hơn 100 nghìn hộ dân di dời giải tỏa và tạo nên những khu dân cư mới với hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và cụ thể là trong khu vực ASEAN, sự cạnh tranh trực tiếp đối với Việt Nam là với các nước láng giềng Châu Á. Trong đó Thái Lan, Malaysia và Indonesia là những đối thủ cạnh tranh gần nhất. Đây cũng là những nền kinh tế mà gần đây đã trở nên công nghiệp hóa hơn. Sự cạnh tranh này được nhìn thấy rõ nhất trong GDP bình quân đầu người. Malaysia, mặc dù nền kinh tế nhỏ hơn Thái Lan, lại có GDP bình quân đầu người cao nhất. Việt Nam có GDP bình quân đầu người thấp hơn Indonesia. Do đó, yêu cầu bắt kịp là một thách thức cấp bách.
Việt Nam tự tin với sự sẵn sàng của lực lượng nhân công lành nghề, môi trường kinh doanh thân thiện với cơ sở hạ tầng tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam đã sẵn sàng tận dụng cả mạng lưới sản xuất và logistics toàn cầu để trở thành một nền kinh tế công nghiệp hóa lớn ở Đông Nam Á. Cụ thể hơn, Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia về định hình 03 Vùng kinh tế chiến lược, và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế toàn quốc không thể không kể đến Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong đó Đà Nẵng là một trong những hạt nhân đi đầu. Tại đây, theo thống kê, nhiều nhà đầu tư đang tập trung vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, các sản phẩm kim loại chế tạo, các sản phẩm khoáng sản phi kim loại, các sản phẩm lâm nghiệp và giấy, các sản phẩm cao su và nhựa.
Với những ưu thế, nhận định riêng về bối cảnh kinh tế chung của quốc gia và khu vực, Đà Nẵng cần phải có một cơ cấu kinh tế mới trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để củng cố vị thế của mình ở trong nước. Nghị quyết 43-NQ/TW ngày 24/01/2021 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra sự tập trung vào kinh tế biển với việc nhấn mạnh vào phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ logistics và thúc đẩy các ngành công nghệ cao.
Nghị quyết số 43-NQ/TW cũng đặt ra nhiệm vụ và giải pháp về phát triển văn hóa - xã hội; trong đó tập trung xây dựng đời sống văn hóa Đà Nẵng phong phú, bản sắc, có hệ thống thiết chế văn hóa tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thực thi và nâng cao hiệu quả các chính sách xã hội trên địa bàn, nhất là các chính sách xã hội giàu tính nhân văn, như Chương trình “5 không”, “3 có”, “4 an”; hình thành các giá trị, bản sắc riêng, phù hợp với truyền thống, văn hóa người Đà Nẵng.
3. Đặc điểm về văn hóa - xã hội
Theo suốt chiều dài lịch sử, Đà Nẵng là vùng đất hội tụ nhiều loại hình văn hóa từ văn hóa núi rừng, văn hóa ruộng đồng đến văn hóa biển. Với đặc tính vươn ra biển lớn, Đà Nẵng cũng tiếp nhận một cách chọn lọc tinh hóa văn hóa từ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa, Pháp vào thành phố, khiến cho tổng thể nền văn hóa trở nên đa dạng trong chính tinh thần bản thể của mình.
Thiết chế văn hóa cấp thành phố đã dần ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả. Các thiết chế văn hóa được đưa vào sử dụng đã phát huy được vai trò, công năng phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, thành phố khuyến khích hoạt động của các bảo tàng, thư viện tư nhân; góp phần đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nhiều người đến thăm quan, học tập, nghiên cứu.
Việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương được quan tâm thực hiện phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Hoạt động của các bảo tàng, di tích bước đầu đã đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Công tác tổ chức các lễ hội dân gian, lễ hội đình làng, lễ hội cầu ngư truyền thống đã được chính quyền các địa phương quan tâm duy trì hàng năm. Các hoạt động giới thiệu lịch sử làng nghề, lịch sử văn hóa địa phương, giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng triển khai.
Thành phố cũng đã tổ chức được nhiều chương trình nghệ thuật, sự kiện văn hóa có quy mô lớn như: Cuộc thi hoa hậu Việt Nam, Lễ hội pháo hoa Quốc tế... và các chương trình nghệ thuật, sự kiện, liên hoan, chiếu phim nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm đã góp phần nâng tầm hình ảnh thành phố; qua đó giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế về văn hóa, con người Đà Nẵng và đất nước Việt Nam.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
1. Thực trạng hoạt động quảng cáo ngoài trời
a) Thực trạng
Từ năm 2017 về trước, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hoạt động quảng cáo ngoài trời diễn ra không quy cũ. Hình dạng, chất liệu, quy cách biển quảng cáo ngoài trời không đồng bộ; đa phần các đơn vị thực hiện quảng cáo không tuân thủ đúng các quy định về kích thước, vị trí...gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Công tác quản lý quảng cáo ngoài trời cũng gặp nhiều bất cập do chưa có tiêu chí rõ ràng nên không có sự thống nhất trong quá trình thẩm định hồ sơ, không có cái nhìn tổng quan về vị trí bảng biển cũng chưa quyết liệt trong thi hành các chế tài xử phạt. Mặc dù, thành phố đã ban hành quy hoạch quảng cáo trên toàn địa bàn trong 02 giai đoạn nhưng các vị trí này lại chưa phù hợp với QCVN17:2013/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời của Bộ Xây dựng.
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không tuân thủ đúng các quy định về kích thước, vị trí, giấy phép, gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Về phía các cơ quan chức năng, công tác quản lý quảng cáo ngoài trời cũng có nhiều bất cập do chưa có tiêu chí rõ ràng nên chưa thống nhất trong quá trình thẩm định hồ sơ, không có cái nhìn tổng quan về vị trí bảng biển nhằm đảm bảo mỹ quan chung, chưa quyết liệt trong thi hành được các chế tài khi có vi phạm.
b) Đánh giá tình hình triển khai Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND thành phố về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời thành phố Đà Nẵng
Để khắc phục tình trạng trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 25/01/2017. Quy hoạch này được xây dựng dựa trên các quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 của Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời, trong đó có những quy định cụ thể về khu vực được phép quảng cáo, giới hạn kích thước bảng quảng cáo, khoảng cách bảng, cụ thể theo Quy hoạch, có 699 bảng được xây dựng mới, 80 bảng tháo bỏ và 118 bảng điều chỉnh giảm kích thước (gồm các bảng tấm lớn, bảng tấm nhỏ, bảng trên vỉa hè, bảng trên giải phân cách và bảng trên vòng xoay), được bố trí trên 39 tuyến đường giao thông chính và các khu vực công cộng trên địa bàn thành phố. Vì vậy, việc triển khai quy hoạch gặp nhiều khó khăn do sẽ phải tháo bỏ và điều chỉnh nhiều bảng quảng cáo hiện có.
Ngày 20/5/2018, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời (thay thế Thông tư số 19/2013/TT-BXD). So với Thông tư cũ, Thông tư số 04/2018/TT-BXD có những quy định tương đối mới và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết nhằm phù hợp với với tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghiệp quảng cáo tại địa phương.
2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế
a) Ưu điểm:
- Sau khi quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được phê duyệt, giúp cho việc quản lý hoạt động quảng cáo được thuận lợi.
- Tạo nên sự đồng nhất về quy cách kỹ thuật, thẩm mỹ cảnh quan khu vực.
b) Hạn chế:
- Khi chưa có quy hoạch quảng cáo ngoài trời, kế hoạch xây dựng không cụ thể, rõ ràng do đó một số bảng quảng cáo được xây dựng chưa đạt chất lượng.
- Xây dựng quảng cáo ngoài trời không có kế hoạch và quy hoạch tổng thể nên khi triển khai thường bị động, lúng túng trong việc chọn địa điểm, không phù hợp với kiến trúc, cảnh quan làm cho công trình không phát huy tác dụng.
- Công tác quản lý nhà nước về việc bảo quản, trùng tu, nâng cấp ít được quan tâm.
III. NGUYÊN TẮC VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Nguyên tắc quy hoạch
a) Thực hiện quảng cáo ngoài trời trực quan phù hợp với quy mô phát triển của đô thị, không phá vỡ cảnh quan, môi trường xung quanh, không vi phạm các quy hoạch khác có liên quan đã được duyệt.
b) Đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.
c) Đảm bảo sự thống nhất trong quản lý hoạt động quảng cáo giữa các sở, ngành có liên quan.
đ) Đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế và tiết kiệm đất đai; Đáp ứng nhu cầu của giao lưu, hội nhập, phát triển kinh tế.
e) Tiếp cận và áp dụng công nghệ quảng cáo tiên tiến hiện đại, song phải bảo đảm phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư và phong tục tập quán của địa phương.
g) Thực hiện tốt xã hội hóa công tác quảng cáo. Việc xen lẫn tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị với quảng cáo thương mại trên cùng một diện tích phải có nội dung phù hợp và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, linh hoạt trong việc luân phiên sử dụng các phương tiện quảng cáo để vừa đáp ứng được nhiệm vụ tuyên truyền chính trị vừa huy động được nguồn kinh phí theo hình thức xã hội hóa để phục vụ cho các công tác tuyên truyền, cổ động khác.
2. Mục tiêu quy hoạch
a) Mục tiêu chung
- Đến năm 2030, thành phố Đà Nẵng có một hệ thống mạng lưới quảng cáo ngoài trời tại các nơi công cộng và trên các tuyến đường đạt chất lượng cao, có vị trí và thiết kế phù hợp với kiến trúc cảnh quan, môi trường và phát huy được các giá trị về chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội.
- Tạo cơ sở pháp lý để quản lý có hiệu quả cao và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại và các loại hình quảng cáo tuyên truyền khác nhằm tránh chồng chéo trong công tác quản lý, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng một quy hoạch dài hạn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động quảng cáo trong điều kiện thực tế của địa phương.
- Xây dựng quy hoạch quảng cáo trên các tuyến đường đã sử dụng ổn định và đường mới với kết cấu, thiết kế phù hợp, góp phần cải thiện cảnh quan và diện mạo đô thị, hạn chế những bất cập, rủi ro và các yếu tố không an toàn có thể xảy ra của hoạt động quảng cáo ngoài trời.
- Tạo cơ sở pháp lý để quản lý có hiệu quả cao và đồng bộ các hoạt động quảng cáo thương mại và các loại hình quảng cáo tuyên truyền khác nhằm tránh chồng chéo trong công tác quản lý, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo ngoài trời.
IV. DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Dự báo xu thế phát triển quảng cáo ngoài trời
a) Quảng cáo ngoài trời là một hình thức quảng cáo truyền thống không còn xa lạ trên thế giới. Quảng cáo ngoài trời là giải pháp tiếp thị mà khi đó doanh nghiệp sẽ gửi thông điệp quảng cáo của sản phẩm, thương hiệu mình tới khách hàng thông qua các phương tiện quảng cáo ở những vị trí không gian bên ngoài ngôi nhà của mình.
b) Các hình thức quảng cáo ngoài trời có thể dễ dàng nhìn thấy trên khắp đường phố đó là: biển quảng cáo tầm cao, biển quảng cáo trên dải phân cách, quảng cáo trên phương tiện giao thông,...
c) Tuy nhiên, theo thời gian, những tấm biển quảng cáo cố định đã không còn sức hấp dẫn bởi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, yêu cầu của người tiếp nhận thông tin đã có nhiều thay đổi với những yêu cầu cao hơn, chú tâm đến những nội dung hấp dẫn với khả năng tương tác trực tiếp cao và hình thức bắt mắt. Đó chính là quảng cáo ngoài trời với công nghệ kỹ thuật số.
d) Hình thức quảng cáo này xuất hiện nhiều nhất dưới định dạng những màn hình quảng cáo có thể nhìn thấy ở trong Trung tâm thương mại, trên đường phố, màn hình quảng cáo treo tường cỡ lớn...
2. Định hướng quy hoạch trong thời gian tới
a) Giai đoạn 2021 - 2025
Thành phố Đà Nẵng triển khai rà soát, thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại các khu vực trung tâm thành phố, các địa điểm của ngõ ra vào thành phố. Thay đổi các loại hình quảng cáo theo xu thế mới tại các điểm có tầm nhìn và lưu lượng tập trung cao.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
Triển khai mở rộng quảng cáo ngoài trời ra các khu vực ngoài trung tâm thành phố. Tại các khu dân cư và các tuyến đường quy hoạch mới.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Đối tượng quy hoạch
a) Phương tiện quảng cáo ngoài trời đứng độc lập, bao gồm các hình thức quảng cáo: Bảng quảng cáo màn hình LED; Bảng quảng cáo bạt Hiflex; Bảng quảng cáo hộp đèn; Bảng quảng cáo hỗn hợp; Bảng quảng cáo treo băng rôn và các hình thức quảng cáo khác.
b) Đối với các hình thức quảng cáo tạm, gắn vào công trình có sẵn: Thực hiện theo đúng theo quy định của Luật Quảng cáo; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời của Bộ Xây dựng và các văn bản liên quan hiện hành.
2. Phạm vi quy hoạch
a) Trên các tuyến đường, gồm các tuyến đường đã sử dụng ổn định và tuyến đường mới, các tuyến đường quốc lộ, đường dẫn lên cầu đã đưa vào sử dụng nhưng chưa xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời. Bao gồm dải phân cách, quảng cáo trên vỉa hè.
b) Trên các khu công viên cây xanh, vườn dạo.
VI. QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
1. Quy định tiêu chí chung:
a) Bảng quảng cáo độc lập phải đảm bảo các yêu cầu về kết cấu, vật liệu, chiếu sáng, cấp điện, chống sét, an toàn cháy nổ.
b) Vị trí bảng quảng cáo nằm trọn vẹn trong các bãi đất trống, khuôn viên, cây xanh vùng đệm, hai bên khu vực ngoài hành lang an toàn giao thông đường bộ của các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
c) Đối với bảng quảng cáo nằm trên dải phân cách các tuyến đường khoảng cách giữa các bảng liền kề đảm bảo từ 80 m đến 100 m. Những dải phân cách có bề rộng trên 8m có thể đặt tại đầu các dải phân cách.
d) Kiểu dáng: Một cột hoặc hai trụ cột, một mặt hoặc nhiều mặt bảng (đối với các vị trí cần đảm bảo mỹ quan đô thị có thể thiết kế kiểu dáng riêng phải đảm bảo quy chuẩn và được cấp phép xây dựng của đơn vị có thẩm quyền).
đ) Diện tích, chiều cao và khoảng cách đối với trụ quảng cáo được căn cứ theo Quy chuẩn quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời để quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Quy định tiêu chí riêng
a) Bảng quảng cáo màn hình Led
Bảng quảng cáo màn hình Led: Màn hình led là một màn hình video có công dụng và chức năng phát hình ảnh và video, giúp truyền tải nội dung quảng cáo sinh động hơn. Đảm bảo tầm nhìn và độ sáng phù hợp, không gây ảnh hưởng giao thông tại khu vực.
Tiêu chí |
Nội dung |
Vị trí |
Tại các khu công cộng, trung tâm thương mại, trên dải phân cách đầu tuyến đường |
Hình thức |
Bảng 01 cột trụ bằng thép |
Diện tích |
Phù hợp với địa điểm lắp đặt. Từ 24 - 126m2/01 mặt tại các khu công cộng, gần các điểm nút giao thông đông đúc |
Chiều cao |
Phù hợp với địa điểm lắp đặt, tối thiểu 8,0m tính từ mặt đường đến cạnh dưới của màn hình |
Khác |
Định hướng: Theo điều kiện và đặc điểm về cảnh quan kiến trúc, mật độ giao thông tại khu vực - Không dùng âm thanh - Cường độ ánh sáng áp dụng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 333: 2005 chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế |
b) Bảng quảng cáo bạt Hiflex
Tiêu chí |
Nội dung |
Vị trí: |
Nằm trọn vẹn trong khuôn viên của các địa điểm lắp đặt |
Hình thức: |
Bảng 01 cột trụ bằng thép |
Diện tích mặt bảng: |
Phù hợp với địa điểm lắp đặt |
Chiều cao |
Tối thiểu 5,0m (tính từ mặt đường đến cạnh dưới của bảng) |
Khác |
Định hướng: Theo điều kiện và đặc điểm về cảnh quan kiến trúc, mật độ giao thông tại khu vực |
c) Bảng quảng cáo hộp đèn, hộp đèn cuộn
Tiêu chí |
Nội dung |
Vị trí |
Tại các dải phân cách, cây xanh đệm vỉa hè trên đường nội thành, nội thị |
Chiều cao |
- Đối với bảng quảng cáo trên dải phân cách tối thiểu 3,0m (tính từ mặt dải phân cách đến cạnh dưới của bảng) - Đối với bảng trên vỉa hè tối đa 0,8m (tính từ mặt vỉa hè đến cạnh dưới bảng) - Đối với bảng trên cây xanh đệm sát tường rào công trình tối thiểu 5,0m (tính từ mặt đường đến cạnh dưới của bảng) - Khoảng cách mép ngoài cùng của bảng quảng cáo đến bó vỉa làn phân cách tối thiểu là 0,5m - Chỉ lắp bảng với dải phân cách có chiều rộng tối thiểu 2,0m |
Diện tích: |
Diện tích phù hợp, đảm bảo tầm nhìn giao thông |
Khoảng cách: |
Khoảng cách hai bảng liền kề từ: 80 m đến 100 m trên cùng đoạn dải phân cách |
Hình thức: |
Hộp đèn quảng cáo đứng độc lập, kiểu dáng thống nhất trên cùng một tuyến đường giao thông |
d) Bảng quảng cáo treo băng rôn
Bảng quảng cáo được chia thành các khoảng cách kích thước theo quy cách đều nhau dùng treo băng rôn quảng cáo cùng lúc thể hiện nhiều nội dung quảng cáo khác nhau với thời gian thay đổi ngắn).
Tiêu chí |
Nội dung |
Vị trí |
Tại các vị trí cây xanh vùng đệm vỉa hè |
Chiều cao |
Tối đa 5,0 m |
Diện tích: |
Số lượng băng rôn trên 1 bảng: 3 băng rôn Chiều cao đối với 01 băng rôn là: 0,8 m Chiều dài phù hợp với địa điểm lắp đặt, tối thiểu 6,0 m |
e) Bảng hỗn hợp: Cho phép lựa chọn một trong hai hình thức quảng cáo là bạt Hiflex và màn hình Led. Những vị trí được quy hoạch bảng quảng cáo hỗn hợp có hai dạng:
- Hiện trạng đã có bảng quảng cáo bạt Hiflex và có thể chuyển đổi thành màn hình Led.
- Tại các vị trí quy hoạch mới sẽ tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp hoặc tiềm năng tại khu vực sẽ được cấp phép theo hình thức phù hợp.
1. Xác định phạm vi thực hiện quảng cáo
Phạm vi quy hoạch bao gồm: 57 tuyến đường và Khu vực sân bay Đà Nẵng.
1. Đường 3 Tháng 2
2. Đường Bạch Đằng
3. Đường 2 Tháng 9
4. Đường Cách Mạng Tháng 8
5. Đường Nguyễn Văn Linh
6. Đường Võ Văn Kiệt
7. Đường Điện Biên Phủ
8. Đường Lê Duẩn
9. Đường Đống Đa
10. Đường Hùng Vương
11. Đường 30 Tháng 4
12. Đường Duy Tân
13. Đường Nguyễn Tri Phương
14. Đường Nguyễn Hữu Thọ
15. Đường Võ Chí Công
16. Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường dẫn lên cầu Tuyên Sơn
17. Đường Lê Đại Hành
18. Đường Nguyễn Sinh Sắc
19. Đường Nguyễn Tất Thành
20. Đường Lê Đức Thọ
21. Đường Chu Huy Mân
22. Đường Trần Hưng Đạo
23. Đường Phạm Văn Đồng
24. Đường Hoàng Sa
25. Đường Võ Nguyên Giáp
26. Đường Ngô Quyền
27. Đường Ngũ Hành Sơn
28. Đường Lê Văn Hiến
29. Đường Trần Đại Nghĩa
30. Đường Hồ Xuân Hương
31. Đường dẫn phía Nam hầm Hải Vân
32. Đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Lương Bằng
33. Đường Tôn Đức Thắng
34. Đường Trường chinh
35. Quốc lộ 1A
36. Đường Trường Sơn
37. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
38. Đường Nguyễn Tất Thành nối dài
39. Đường Hoàng Văn Thái
40. Đường Như Nguyệt
41. Đường Xuân Thủy
42. Đường Trần Thánh Tông
43. Đường Vương Thừa Vũ
44. Đường Nguyễn Phước Lan
(đoạn từ cầu Hòa Xuân đến cầu Đồng Khoa)
45. Đường Diên Hồng
46. Đường Minh Mạng
47. Đường Nguyễn Văn Nguyễn
48. Đường Võ Quý Huân
49. Đường Hòa Phước - Hòa Khương
(đoạn từ Quốc lộ 14B đến Quốc lộ 1A)
50. Đường Hoàng Thị Loan
51. Đường Yên Thế và Bắc Sơn
52. Đường Đinh liệt
53. Đường Mê Linh
54. Đường số 10B KCN Hòa Khánh
55. Đường Huỳnh Dạng
56. Đường Nguyễn An Ninh
57. Khoảng đệm cây xanh trước Đài cáp quang Quốc tế Khu vực 3
58. Khu vực sân bay Đà Nẵng
(Kèm theo Bản vẽ quy hoạch chi tiết)
2. Thống kê số lượng bảng quảng cáo trên địa bàn thành phố
a) Thống kê quy hoạch
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG |
||||||||
STT |
Nội dung |
Hiện trạng |
Giữ nguyên |
Điều chỉnh |
Điều chỉnh từ bạt Hiflex thành bảng hỗn hợp |
Hủy bỏ |
Bảng quy hoạch mới |
Bảng thống kê số lượng sau quy hoạch |
1 |
Bảng màn hình Led |
5 |
4 |
1 |
- |
- |
29 |
34 |
2 |
Bảng bạt Hiflex |
96 |
53 |
- |
11 |
32 |
3 |
56 |
3 |
Bảng hộp đèn, hộp đèn cuộn |
221 |
193 |
4 |
- |
24 |
1.491 |
1.688 |
4 |
Bảng hỗn hợp |
- |
- |
- |
- |
- |
17 |
28 |
5 |
Bảng treo băng rôn |
- |
- |
- |
- |
- |
18 |
18 |
TỔNG CỘNG |
322 |
250 |
5 |
11 |
56 |
1.558 |
1.824 |
b) Thống kê cụ thể số lượng, vị trí các bảng quảng cáo ngoài trời cho từng tuyến đường trên địa bàn thành phố (Phụ lục I đính kèm)
VIII. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU
1. Lộ trình triển khai đối với các bảng quảng cáo hiện trạng
a) Đối với các bảng giao có thời hạn (Phụ lục II đính kèm)
- Đối với bảng đã hết thời hạn:
+ Tiến hành thu hồi và triển khai đấu thầu đối với các bảng phù hợp với quy hoạch hoặc bảng phải điều chỉnh.
+ Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tháo dỡ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có thông báo đối với các bảng không phù hợp với quy hoạch (phải tháo bỏ).
- Đối với các bảng còn thời hạn: Cho phép tồn tại đến thời gian đã cho phép, sau thời hạn trên:
+ Tiến hành thu hồi và triển khai đấu thầu đối với các bảng phù hợp với quy hoạch hoặc bảng phải điều chỉnh.
+ Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tháo dỡ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày hết hạn đối với các bảng không phù hợp với quy hoạch (phải tháo bỏ).
b) Đối với các bảng không thời hạn (Phụ lục III đính kèm)
Cho phép tồn tại đến ngày 31/12/2022.
- Tiến hành thu hồi và triển khai đấu thầu đối với các bảng phù hợp với quy hoạch hoặc bảng phải điều chỉnh.
- Yêu cầu doanh nghiệp hoàn tất tháo dỡ và bàn giao mặt bàn trước ngày 31/12/2022 với các bảng không phù hợp với quy hoạch (phải tháo bỏ).
2. Phương thức đấu thầu thực hiện quảng cáo
a) Khi quy hoạch mới được ban hành, ưu tiên triển khai đấu thầu đối với các vị trí bảng nằm trên các tuyến đường mới, chưa có bảng quảng cáo hoặc vị trí các bảng mới mà việc đấu thầu không ảnh hưởng đến các bảng đã có sẵn trên cùng 01 tuyến đường.
b) Đối với các tuyến đường đã tồn tại bảng quảng cáo, tiến hành đấu thầu theo lộ trình nêu tại Mục 1, Phần VIII nêu trên.
c) Không tổ chức đấu thầu đối với các vị trí quy hoạch nằm trong khu vực Sân bay quốc tế Đà Nẵng, các vị trí nằm trong đất do tư nhân quản lý.
d) Việc đấu thầu cho thuê các vị trí quảng cáo sẽ được lập đề án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành. Đối với các vị trí quảng cáo nằm trên các tuyến Quốc lộ (đoạn qua thành phố Đà Nẵng), trước khi thực hiện phương án đấu thầu khai thác, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thời gian thành phố trưng dụng quản lý
Thành phố được phép trưng dụng các vị trí quảng cáo đã giao cho chủ đầu tư để thực hiện công tác tuyên truyền các sự kiện chính trị lớn của Trung ương và địa phương trong khoảng thời gian nhất định theo nội dung đề án đấu thầu hoặc thỏa thuận cụ thể đối với các chủ đầu tư.
1. Sở Văn hóa và Thể thao
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện Đề án Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa ban thành phố.
b) Có trách nhiệm công bố để đấu thầu công khai, rộng rãi.
c) Quản lý Quy hoạch được duyệt theo đúng chức năng và nhiệm vụ được giao.
d) Triển khai công tác tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo và chịu trách nhiệm về nội dung đối với các phương tiện quảng cáo theo quy hoạch.
đ) Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải báo cáo đề xuất UBND thành phố xử lý đối với các trường hợp phát sinh ngoài quy hoạch.
e) Định kỳ báo cáo UBND thành phố kết quả, tiến độ thực hiện quy hoạch.
2. Sở Xây dựng
a) Chịu trách nhiệm về mỹ quan đô thị đối với Quy hoạch quảng cáo.
b) Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo theo quy định tại Điều 31 của Luật quảng cáo đối với các vị trí trong quy hoạch được duyệt.
c) Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận huyện và các đơn vị có liên quan đề xuất UBND thành phố xử lý các trường hợp phát sinh ngoài quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Sở Giao thông vận tải
a) Chịu trách nhiệm cấp phép thi công lắp đặt phương tiện quảng cáo trong phạm vi đất dành cho đường bộ đang khai thác theo quy định hiện hành đối với các tuyến đường được phân cấp quản lý.
b) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ về các nội dung liên quan phạm vi quản lý giao thông.
4. UBND các quận huyện
a) Thực hiện quản lý liên quan đường bộ theo phân cấp.
b) Phối hợp vợi các đơn vị liên quan thực hiện đúng quy hoạch quảng cáo trên địa bàn.
5. Các đơn vị thực hiện quảng cáo
a) Thực hiện đúng vị trí, số lượng, hình thức, kiểu dáng...theo quy hoạch đã được phê duyệt.
b) Đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trước, trong quá trình khai thác, sử dụng.
c) Chịu trách nhiệm bảo quản, bảo trì, duy tu hạ tầng kỹ thuật tại vị trí, trụ bảng quảng cáo ngoài trời như: hệ thống cấp điện, sàn thao tác, PCCC,...
đ) Thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước.
e) Trước khi triển khai xây dựng, đơn vị trúng đấu thầu phải liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để được hướng dẫn các thủ tục tiếp theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.