ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 20 tháng 02 năm 2020 |
V/V PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Theo đề nghị của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 07/TTr-PCTT ngày 18 tháng 02 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La (có phương án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
ỨNG PHÓ THIÊN TAI NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh)
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, hàng năm diễn biến thời tiết, thủy văn và thiên tai xảy ra phức tạp, cực đoan, bất thường, hậu quả khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và sản xuất. Để chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả với các dạng thiên tai và hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Phương án ứng phó thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La nội dung như sau:
1. Công tác phòng, chống thiên tai (rét hại, sương muối, hạn hán, nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, động đất) và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, kịp thời ứng phó hiệu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và sản xuất; nhanh chóng khắc phục hậu quả ổn định đời sống của nhân dân khi xẩy ra thiên tai.
2. Nâng cao hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, xử lý tình huống, sự cố, sự phối hợp đồng bộ ở các cấp, các ngành để chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả khi thiên tai xảy ra.
1. Tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai lập thời đến cộng đồng dân cư.
3. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.
Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và thiên tai, chấp hành nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của chính quyền, cơ quan chức năng; đồng thời chủ động, nâng cao ý thức tự giác tham gia cùng chính quyền, ban - ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
1. Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh. Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 03/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020; Kế hoạch 193/KH-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 649-KL/TU ngày 16/6/2019 của Tỉnh ủy kết luận Hội nghị Đánh giá công tác Phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 07/8/2018 của UBND tỉnh Sơn La về Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác Phòng, chống thiên tai.
2. Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp, các ngành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin, phối hợp kịp thời, sâu sát thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi địa bàn, lĩnh vực.
3. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai, cụ thể: Thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; các Nghị định của Chính phủ: số 160/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, phòng tránh, ứng phó và thích nghi với thiên tai ở các khu vực xung yếu, vùng thường xuyên, nguy cơ cao ảnh hưởng thiên tai. Tổ chức huấn luyện, diễn tập thực hành phòng chống lũ, bão và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
4. Cập nhật, bổ sung các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với các dạng thiên tai; đặc biệt rà soát, bổ sung phương án ứng phó với hạn hán, phòng chống lũ quét và siêu bão trong mùa mưa lũ.
5. Đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống công trình thủy lợi có kế hoạch sửa chữa kịp thời những công trình hư hỏng, thực hiện các biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn tuyệt đối với các hồ chứa, an toàn công trình trong mùa mưa lũ; ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
6. Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết và thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai của các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản, nhóm dân cư để phòng tránh có hiệu quả. Thông tin, báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.
7. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng chống lũ quét, ngập lụt, sạt lở; công trình thủy lợi, giao thông để bảo vệ dân cư, ổn định sản xuất, kinh doanh.
8. Triển khai kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ kịp thời ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt những vùng trọng điểm.
9. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó thiên tai đến cấp xã và người dân.
10. Triển khai tốt công tác quản lý, thu, chi, sử dụng hiệu quả Quỹ Phòng, chống thiên tai.
11. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ theo quy định, cập nhật theo dõi, thông tin cảnh báo, báo cáo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
12. Huy động nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện xã hội hóa, phát huy tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
II. CÁC LOẠI THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Dựa vào một số loại hình thiên tai thường xảy ra trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh để đưa ra biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện thực tế nhằm chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, cụ thể như sau:
1. Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt;
2. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy;
3. Nắng nóng, Hạn hán;
4. Lốc, sét, mưa đá;
5. Rét hại, sương muối;
III. CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
1. Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt
1.1. Cơ quan chỉ đạo: BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
1.2. Cơ quan chỉ huy:
1.2.1. Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, sở Giao thông vận tải, sở Tài nguyên và môi trường và các Sở, ngành liên quan.
1.2.2. Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
1.2.3. Phường-xã-thị trấn: Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn.
1.3. Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Đoàn Thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.
1.4. Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, máy bơm nước, các loại phao, áo phao cứu sinh và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
2. Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
2.1. Cơ quan chỉ đạo: BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2.2. Cơ quan chỉ huy:
2.2.1 Cấp tỉnh: Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.
2.2.2. Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
2.2.3. Phường - xã - thị trấn: Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn.
2.3. Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.
2.4. Phương tiện, trang thiết bị: các loại xe cứu hộ giao thông, máy cẩu, máy xúc, máy cắt bê tông, máy đục bê tông và các loại trang thiết bị khác.
3. Nắng nóng, hạn hán
3.1. Cơ quan chỉ đạo: BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
3.2. Cơ quan chỉ huy:
3.2.1. Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Công an Phòng cháy chữa cháy, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.
3.2.2. Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
3.2.3 Phường - xã - thị trấn: Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn.
3.3. Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an Phòng cháy và chữa cháy, Thanh niên xung phong, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.
3.4. Phương tiện, trang thiết bị: trạm bơm, máy bơm nước, các hệ thống thiết bị làm mát, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.
4. Lốc, sét, mưa đá
4.1. Cơ quan chỉ đạo: BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
4.2. Cơ quan chỉ huy:
4.2.1. Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan.
4.2.2. Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
4.2.3 Phường - xã - thị trấn: Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn.
4.3. Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Bộ đội biên phòng, Công an, Thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.
4.4. Phương tiện, trang thiết bị: máy cắt bê tông, máy đục bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.
5. Rét hại, sương muối
5.1. Cơ quan chỉ đạo: BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
5.2. Cơ quan chỉ huy:
5.2.1. Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với và các sở, ngành liên quan.
5.2.2. Cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
5.2.3. Phường - xã - thị trấn: Chủ tịch UBND phường - xã - thị trấn.
5.3. Lực lượng hỗ trợ: Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp các huyện.
5.4. Vật tư, trang thiết bị: Vật liệu che chắn, chất đốt, vắc xin, dự trữ thức ăn chăn nuôi, giống, phân bón và các trang thiết bị thông dụng, chuyên dụng khác.
IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
1. Đối với Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt
1.1. Công tác tổ chức phòng, tránh
1.1.1. Công tác dự báo, cảnh báo
- Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai&TKCN tỉnh thường xuyên cập nhật, bổ sung hoàn thiện các bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ mưa dông, lũ quét, các khu vực có nguy cơ ngập lụt của tỉnh do mưa lớn để xác định chi tiết thời điểm, khu vực và phạm vi, quy mô ảnh hưởng, xác định các vị trí di dời dân an toàn;
- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn trên địa bàn tỉnh, phát tin dự báo, cảnh báo đối với mưa lớn đến các sở, ngành, huyện, thành phố và thông qua phương tiện truyền thông đến nhân dân trong tỉnh, trước hết là người dân đang sinh sống tại các khu vực xung yếu, ven sông, suối, vùng trũng thấp.
1.1.2 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
- Các cơ quan thông tin đại chúng kịp thời cập nhật và thông tin đầy đủ các dự báo, cảnh báo và các nội dung khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chức năng về các biện pháp phòng, chống để các cơ quan, đơn vị, nhân dân biết và chủ động thực hiện.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý địa bàn tổ chức kiểm tra thực địa trước mùa mưa lũ. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống đến các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn để sẵn sàng thích ứng, tránh tình trạng bị động, lúng túng khi đối phó, xử lý tình huống sự cố thiên tai.
1.1.3. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trước mùa mưa lũ tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống kênh, mương, cống tiêu thoát nước trên địa bàn. Chủ động kiểm tra, rà soát, xác định bổ sung các khu vực xung yếu cần phải sơ tán, di dời dân, các địa điểm tạm cư an toàn để tiếp nhận đủ số dân dự kiến sơ tán, di dời trong thời gian xảy ra sự cố thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
- Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức huy động lực lượng, hiệp đồng trưng dụng các phương tiện, trang thiết bị, thực hiện chế độ bảo trì định kỳ các phương tiện, trang thiết bị hiện có để đảm bảo công tác vận hành phục vụ công tác ứng phó mưa lũ, ngập lụt kịp thời, hiệu quả.
1.2. Công tác ứng phó
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ để nắm chắc tình hình mưa lũ, triển khai các phương án ứng phó kịp thời.
- Xác định các khu vực bị cô lập, ngập sâu tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện đúng mức để xử lý tình huống giảm thiểu ngập lụt, sơ tán, di dời, cứu trợ khẩn cấp.
- Nghiêm cấm việc người dân ra sông vớt tài sản hoa màu trôi lũ, đánh cá.
- Tổ chức canh gác nghiêm ngặt ở các ngầm tràn qua suối, có biển báo và kiên quyết không cho dân đi qua khi nước trên ngầm, tràn ở mức báo động.
- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn nhà cửa, tài sản, công trình hạ tầng.
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất; tập trung thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, vật nuôi, khu nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của tỉnh;
- Bảo đảm thông tin liên lạc, hệ thống truyền tải điện, cấp nước sinh hoạt đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
- Đẩy nhanh tiến độ thi công vượt lũ những công trình đang thi công xây dựng (đặc biệt công trình thủy lợi, giao thông), các dự án di chuyển dân trong các vùng thiên tai đảm bảo an toàn trước, trong mùa mưa lũ năm 2020.
- Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh triển khai lực lượng phân luồng, điều tiết, hướng dẫn giao thông nhất là các tuyến đường huyết mạch của tỉnh; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để các chủ phương tiện và người dân biết và hạn chế đi lại. Huy động và cung ứng phương tiện vận tải để vận chuyển người, hàng hóa qua các khu vực nguy hiểm, bị chia cắt được an toàn; đảm bảo giao thông bước một phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho khu vực bị lũ quét, ngập lụt.
1.3. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả
- Khẩn trương tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương.
- Đưa người dân sơ tán, di dời về nơi ở cũ an toàn, bảo vệ trật tự và tài sản của người dân.
- Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.
- Khắc phục giao thông, cơ sở hạ tầng, tổ chức tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh bùng phát lây lan.
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá thiệt hại theo quy định và báo cáo về Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp trên.
2. Đối với Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
2.1. Công tác tổ chức phòng, tránh, ứng phó
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất tại các tuyến sông, suối, khe, sườn núi trên địa bàn tỉnh, tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở đất, phân loại mức độ sạt lở đất, đề ra biện pháp xử lý sạt lở phù hợp; trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư đông, các công trình phúc lợi công cộng quan trọng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh biết và chủ động phòng, tránh;
- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, suối, hồ đập và lập các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn tỉnh;
- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, suối; thường xuyên kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông, suối đã được đầu tư xây dựng để phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng và có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở;
- Tiếp tục thực hiện Dự án Rà soát, bổ sung quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến 2025, định hướng đến 2030 tại Quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 và Dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí sắp xếp, ổn định dân cư tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến 2025 tại Quyết định số 3267/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh.
2.2. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả:
- Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở đất;
- Tổ chức vận động di dời và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn; bố trí lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở đất, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở đất, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.
- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân.
3. Đối với nắng nóng, hạn hán
- Thông báo rộng rãi, kịp thời cho nhân dân biết về diễn biến thay đổi thời tiết, mức độ nắng nóng, hạn hán, khuyến cáo người dân chủ động chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản phù hợp.
- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già.
- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn nước để đề phòng hiện tượng mùa khô và hạn hán kéo dài.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có.
- Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống công trình Thủy lợi để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, phòng chống cháy rừng. Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết.
- Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình Thủy lợi tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
4. Đối với lốc, sét, mưa đá
4.1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh khẩn trương triển khai Phương án, Kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá trên địa bàn tỉnh.
4.2. Các Sở, ngành, huyện, phường - xã - thị trấn triển khai công tác phòng, tránh và ứng phó:
- Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng gió lốc. Nếu nhà ở lợp bằng tôn, fibroximăng, ngói có thể chằng lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc đặt các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có gió lốc;
- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà tạm và các giàn giáo của công trình đang thi công;
- Khi có mưa kèm theo giông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm dễ bị ngã đổ gây tai nạn;
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến nhân dân tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, tránh an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc...;
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, tránh và ứng phó hiệu quả.
4.3. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả:
Sau khi xảy ra gió lốc, mưa đá, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó tập trung một số công việc cấp thiết:
- Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản;
- Chủ động tiến hành cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong hành lang lưới điện. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất;
- Khẩn trương sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị gãy, đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định;
- Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;
- Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân.
5. Đối với Rét hại, Sương muối
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó với rét hại, sương muối tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh;
- Triển khai đồng bộ các biện pháp chống rét cho người, gia súc và cây trồng. Đối với người đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật;
- Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp, nghiên cứu đề xuất, áp dụng giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt;
- Sẵn sàng triển khai phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi).
6. Tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra
Các huyện, phường - xã - thị trấn và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.
6.1. Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên... cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.
6.2. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện trực tiếp xuống địa bàn phường - xã - thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.
6.3. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.
V. DỰ BÁO VÙNG XUNG YẾU, NGUY CƠ XẢY RA THIÊN TAI
(Phụ lục 1a, 1b đính kèm)
VI. TRÁCH NHIỆM PHÒNG, CHỐNG, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
1. Cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh
Xây dựng phương án PCTT&TKCN của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, cụ thể hóa các nhiệm vụ của các ban ngành, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố. Ban hành những văn bản chỉ đạo, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác PCTT&TKCN trên địa bàn toàn tỉnh.
Tổ chức thường trực, trực ban Phòng chống bão lũ 24/24 giờ theo quy định, theo dõi sát diễn biến thời tiết, các tình huống, sự cố thiên tai xảy ra. Kịp thời báo cáo, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chỉ đạo các ngành, các huyện, đơn vị cơ sở chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời khi mưa lũ và thiên tai xảy ra, kiểm tra, xác minh, thăm hỏi động viên kịp thời nhân dân vùng thiệt hại. Đôn đốc các đơn vị thực hiện công điện, nội dung chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Cập nhật thông tin, kiểm tra đôn đốc chỉ đạo các địa phương thống kê tổng hợp thiệt hại, thực hiện báo cáo theo quy định Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
2. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh: Thực hiện theo Thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La.
3. Các Sở, ban, ngành và các đơn vị
3.1. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc: Cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình diễn biến thời tiết, thủy văn và thiên tai về cấp độ và phạm vi ảnh hưởng cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các cơ quan chức năng theo quy định và cơ quan thông tin đại chúng để thông báo cho các tổ chức, nhân dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó.
3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, khắc phục mưa lũ, sạt lở đất, gió lốc, rét hại, hạn hán, cháy rừng; theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại và biện pháp khắc phục hậu quả. Phụ trách nghiên cứu khoa học về định hướng chiến lược công tác phòng, chống thiên tai lũ, lụt, úng, hạn gắn với bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
3.3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh - Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, phương án chủ động lực lượng, phương tiện hỗ trợ, chi viện ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; sẵn sàng ứng phó với tình huống mưa lớn xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt xây dựng lực lượng tại chỗ, trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai.
- Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai; đặc biệt là tại các khu vực xung yếu lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt (ven sông, ven suối, vùng trũng thấp...). sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN theo sự phân công của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
- Điều hành xử lý công tác cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tác chiến và làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết; bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ an ninh biên giới khi có thiên tai xảy ra.
3.4. Sở Giao thông Vận tải: Tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, tổ chức kiểm tra, tuần tra các điểm xung yếu, đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch có nguy cơ xảy ra ách tắc, an toàn giao thông đường thủy, các bến tàu, thuyền trong mùa mưa lũ. Chủ động phương án phòng chống và khắc phục hậu quả mưa lũ đảm bảo an toàn giao thông thông suốt, thường xuyên kiểm tra xác định các điểm sung yếu trên các tuyến đường bố trí dự phòng vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện cơ giới tham gia ứng cứu khi có yêu cầu; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.5. Sở Thông tin và Truyền thông: Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị Bưu chính, Viễn thông bảo đảm cho mạng thông tin liên lạc, thông tin truyền thông thông suốt nhằm phục vụ kịp thời các hoạt động chỉ đạo, xử lý tình huống trong công tác phòng, tránh thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Phối hợp với các Đài, Báo, các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương tuyên truyền, phổ biến phục vụ công tác PCTT&TKCN; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.6. Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng: Chủ động lực lượng y - bác sỹ, sẵn sàng các đội cấp cứu, chuẩn bị đủ cơ số thuốc, phương tiện, vật tư, thiết bị cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu thương và khắc phục hậu quả, xử lý môi trường vệ sinh dịch tễ, phòng dịch kịp thời đảm bảo an toàn đời sống sinh hoạt cho nhân dân; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Đảm bảo các về vấn đề về bảo vệ môi trường trong mùa mưa, lũ; khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra, phối hợp với các đơn vị liên quan xác lập phương án thích hợp bố trí di chuyển dân, sơ tán và tạm cư phòng, tránh thiên tai tại các địa bàn sung yếu, trọng điểm về lũ quét, sạt lở đất; Chỉ đạo, kiểm tra việc khai thác vật liệu, khoáng sản tránh các hoạt động tác động tiêu cực gây tiềm ẩn, làm tăng nguy cơ thiệt hại do mưa lũ, lụt, sạt lở đất gây ra.
3.8. Sở Công Thương: Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc dự trữ lương thực hàng hoá, vật tư, nhu yếu phẩm cần thiết ở vùng trọng yếu, dễ bị chia cắt, kiểm tra xử lý bình ổn giá các mặt hàng khi có thiên tai xảy ra. Kiểm tra, đôn đốc các Ban quản lý các nhà máy Thủy điện nghiêm túc thực hiện quy định về phương án phòng chống mưa lũ đảm bảo an toàn đập, nhà máy và vùng hạ du; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.9. Điện lực Sơn La: Chỉ đạo, kiểm tra an toàn hành lang lưới điện, bảo đảm nguồn điện, thiết bị điện, hệ thống công trình điện phục vụ cho cơ quan, đơn vị chỉ đạo, dự báo, thông tin liên lạc...; xử lý khắc phục sự cố hư hỏng hệ thống điện trong thời gian sớm nhất; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.10. Sở Xây dựng
- Chỉ đạo quy hoạch xây dựng, cấp thoát nước, phát triển đô thị và thị tứ lồng ghép, gắn liền với công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt là công tác chống ngập úng tại các khu đô thị.
- Chỉ đạo kiểm tra, rà soát chế độ bảo trì, duy tu sửa chữa, xử lý các công trình dân dụng, công nghiệp xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai lũ, lốc, sạt lở; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.11. Công ty cấp thoát nước: Cùng các huyện, thành phố kiểm tra đảm bảo an toàn, bảo vệ mạng lưới, nguồn, lượng nước sạch và các phương án tổ chức cung cấp nước sạch kịp thời trong hệ thống cấp nước cho Đô thị và nhân dân khi mưa lũ xảy ra; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.12. Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành, chỉ đạo việc xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh. Tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Chủ động kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan cùng Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đảm bảo an toàn về giao thông đi lại, an ninh trật tự, an toàn sức khỏe cho học sinh trong các kỳ thi trung học, đại học, cao đẳng; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.13. Tỉnh Đoàn: Chỉ đạo và huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên các địa phương, địa bàn cơ sở trực tiếp tham gia ứng cứu và khắc phục nhà ở, khôi phục sản xuất, vệ sinh môi trường, sẵn sàng lực lượng chi viện khi có yêu cầu; phối hợp thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
3.14. Các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phối hợp với sở Tài chính ưu tiên đề xuất, cân đối nguồn kinh phí hàng năm về công tác PCTT&TKCN, lập kế hoạch xin nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh giành cho công tác PCTT&TKCN.
3.15. Sở Lao động - Thương binh xã hội: Thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định, đồng thời hướng dẫn UBND các huyện, thành phố giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
3.16. Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình Thủy Lợi
Có biện pháp quản lý phân phối nước hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm và có hiệu quả, cấp nước cho sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thường xuyên theo dõi, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, tham mưu, đề xuất các đơn vị chức năng xử lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vào hệ thống công trình thủy lợi, gây ô nhiễm nguồn nước; Thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, đặc biệt là các cửa cống điều tiết để hạn chế thất thoát nguồn nước; Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị và nhiên liệu sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra; Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo kịp thời, đúng quy định.
3.17. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tổ chức tiếp nhận các khoản ủng hộ, giúp đỡ, cứu trợ, tài trợ và kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, cứu trợ trong phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện cứu trợ, hỗ trợ kịp thời cho nhân dân vùng bị thiệt hại, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, chính sách.
3.18. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh: Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, thông tin về công tác PCTT&TKCN thông qua hoạt động các tổ chức thành viên trực thuộc; chỉ đạo các hoạt động, nội dung công tác lồng ghép giới trong hoạt động phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn
4.1. Xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN trên địa bàn: Chuẩn bị mọi điều kiện thực hiện phương châm 4 tại chỗ. Thường trực, trực ban đúng quy định.
4.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng, tránh; những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trách nhiệm và nghĩa vụ trong phòng, chống thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai. Chỉ đạo kiểm tra, xác minh, thống kê, đánh giá thiệt hại và báo cáo lập thời, đúng quy định.
4.3. Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét theo quy hoạch được phê duyệt tại quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La. Xây dựng phương án cụ thể trong ứng phó, di dời nhân dân trong trường hợp khẩn cấp.
4.4. Chủ động phương án phối hợp với lực lượng vũ trang các ban ngành, đơn vị, đoàn thể đóng trên địa bàn, lực lượng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và huy động lực lượng tại chỗ tổ chức di dời dân, cứu nạn, cứu hộ kịp thời, an toàn.
Đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần về lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi tạm cư. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, cứu hộ, cứu nạn, cứu sập và giúp đỡ các gia đình bị nạn. Kịp thời triển khai kế hoạch chi tiết việc huy động lực lượng chống đỡ, giúp đỡ khắc phục thiệt hại.
4.5. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tuần tra, cảnh báo những vùng xung yếu, vùng nguy hiểm với các dạng thiên tai lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Ngăn cấm hoạt động xâm lấn, ngăn cản dòng chảy, không đảm bảo thoát lũ tự nhiên; những hoạt động trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất không an toàn trong mưa lũ, sạt lở đất, giông sét (làm nhà ở, trú nghỉ tại các lều lán không an toàn ven sông, suối; đánh bắt thủy sản, vớt củi, vượt qua sông suối, khe lạch khi có lũ).
4.6. Các xã, phường, thị trấn tổ chức lực lượng xung kích, thường trực kiểm tra, tuần tra, cảnh báo những vùng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ, xung yếu và sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các tình huống xấu do mưa lũ, lũ quét, sạt lở...
4.7. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.
4.8. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.
5. Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai
- Khi có mưa lũ và thiên tai xảy ra ở địa phương nào, yêu cầu địa phương đó phải huy động mọi lực lượng hiện có để cứu trợ, trong trường hợp vượt quá khả năng cần phải huy động các lực lượng khác đến hỗ trợ, chi viện.
- Dự kiến lực lượng:
+ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Cán bộ và chiến sỹ thuộc Trung đoàn 154 , Đại đội 20, Đại đội 27 và cán bộ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
+ Công an tỉnh: Cán bộ và chiến sỹ Công an tỉnh.
+ Bộ chỉ huy biên phòng: Cán bộ và chiến sỹ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng.
(Phụ lục 2 đính kèm)
6. Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm
- Xe tải, xe cứu thương, mô tô, xe chuyên dùng: Huy động ở các sở, các ngành, trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện, các doanh nghiệp.
+ Xuồng máy: Tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã.
+ Áo phao, nhà bạt: dự trữ tại Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các ngành thành viên và 12 huyện, thành phố.
- Thiết bị chữa cháy đồng bộ: Dự trữ tại Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh 01 bộ; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh 01 bộ; tại huyện Mộc Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La, Phù Yên mỗi huyện 01 bộ; Chi cục Kiểm Lâm tỉnh 02 bộ.
- Các công cụ như: Cuốc, xẻng, xà beng, dây thừng...dự trữ ở các ngành, các huyện và mua sắm khi cần thiết.
+ Hóa chất khử trùng tiêu độc: dự trữ tại các trung tâm y tế.
+ Xăng dầu, muối... dự trữ tại các cửa hàng xăng dầu, và các doanh nghiệp.
(Phụ lục 3 đính kèm)
C. CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH, CHỈ HUY TRONG PHÒNG TRÁNH, ỨNG PHÓ
1. Thực hiện cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và Ủy ban nhân dân tỉnh, chỉ huy, điều hành của các Ban Chỉ huy PCTT&TKCN từ tỉnh đến các huyện, thành phố; các xã, phường thị trấn và từng đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, tránh, ứng cứu khi có mưa lũ và thiên tai xảy ra.
2. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế địa phương chủ động, bổ sung hoàn chỉnh Phương án phòng, tránh, ứng phó khi có mưa lũ xảy ra.
3. Trong chỉ đạo, điều hành ứng phó với mưa lũ cần tập trung lực lượng, phương tiện ứng cứu hiệu quả các khu vực xung yếu, khống chế hoặc di dời dân đến nơi an toàn để tránh xảy ra thiệt hại về người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai của đơn vị, địa phương mình thực hiện nhiệm vụ được phân công khi xảy ra thiên tai. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách.
5. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn phải chịu sự điều động và chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN địa phương.
6. Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành thực hiện chế độ thông tin 2 chiều đảm bảo chính xác và nhanh nhất phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành; tổ chức trực ban 24/24h theo quy định.
II. PHỤ TRÁCH CHỈ HUY KHI XẢY RA THIÊN TAI
1. Phụ trách địa bàn các huyện, thành phố:
Thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thực hiện theo Thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên của Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT&TKCN và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La.
2. Phụ trách chỉ huy theo vùng
- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh: Phụ trách chỉ huy trực tiếp vùng lòng hồ sông Đà, bao gồm địa bàn các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên.
- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Phụ trách chỉ huy trực tiếp vùng dọc Quốc lộ 6, bao gồm địa bàn các huyện Thuận Châu, thành phố Sơn La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ.
- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phụ trách chỉ huy trực tiếp biên giới, bao gồm địa bàn các huyện Sông Mã, Sốp Cộp.
Thực hiện theo đúng phương châm 4 tại chỗ và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách các cấp, đảm bảo theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Sử dụng nguồn dự phòng ngân sách xã
- Nguồn cứu trợ, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân (Bao gồm bằng hiện vật và bằng tiền)
- Sử dụng nguồn dự phòng ngân sách huyện, nguồn đảm bảo xã hội huyện
- Quỹ Phòng, chống thiên tai
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh (nguồn dự phòng, nguồn đảm bảo xã hội, Quỹ dự trữ tài chính,...)
- Nguồn kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan theo từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách triển khai thực hiện tốt các nội dung của phương án ứng phó với thiên tai năm 2020 đảm bảo kịp thời, hiệu quả./.
ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ CAO XẢY RA LŨ QUÉT; SẠT LỞ ĐẤT VÀ NGẬP LỤT
TT |
Huyện |
Loại hình thiên tai |
Địa điểm |
1 |
Thành phố Sơn La |
Lũ quét |
Các lưu vực xã Chiềng Cọ; lưu vực Suối Nậm La; các cầu treo qua suối Nậm La thuộc địa bàn xã Hua La, Chiềng Cơi; hồ chứa: Co Muông xã Chiềng Cọ, hồ Bản Mòng xã Hua La đang thi công. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Khu vực tổ 2 và tổ 10 phường Chiềng Lề; dọc suối Nậm La; bản Cọ, bản Bó Nong Cốc Chiềng An; đường tỉnh 117 (Sơn La - Mường Chanh); đường liên xã khu vực Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La, Quốc lộ 6 (đoạn tổ 10 phường Chiềng Lề). |
||
Ngập lụt |
Khu vực xã Chiềng Xôm, khu vực dọc Mương thoát lũ Chiềng Sinh - Quyết Thắng, KV bản Co Pục xã Chiềng Ngần, khu vực dọc Mương thoát lũ từ tổ 14 phường Quyết Thắng (Huổi Hin) đến suối Nậm La (phường Chiềng Cơi) đặc biệt là đường Hoàng Quốc Việt - Phường Chiềng Cơi, trên QL6 đoạn Km 301+980 đến Km 302+150. |
||
2 |
Mai Sơn |
Lũ quét |
Dọc lưu vực suối Nậm Pàn; Lũ quét cục bộ những lưu vực nhỏ các xã Chiềng Lương, Chiềng Chăn, Chiềng Ban, Chiềng Kheo, xã Tà Hộc, Nà Ớt (trường THCS dân tộc bán trú Nà Ớt); hồ Tiền Phong, hồ Bản Kéo, hồ Nà Bó, hồ Đen Phường, hồ Bản Sẳng, hồ Mường Bon, hồ Noong Ỏ. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Khu vực xã Tà Hộc, Nà Bó, Bản Hà Sét xã Nà Ớt; Quốc lộ 6, Quốc lộ 4G (Mai Sơn - Sông Mã), đường tỉnh ĐT.110 (Mai Sơn - Tà Hộc), Đường tỉnh 110 (Hát Lót - Chiềng Sung), Đường tỉnh 113 (Cò Nòi - Phiêng Cằm), Hát Lót - Chiềng Mung, cầu treo trên địa bàn các xã Mường Bon, Mường Băng, khu vực trên các tuyến đường giao thông thuộc xã Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Chiềng Lương, Chiềng Chung. |
||
Ngập lụt |
Khu vực dọc Quốc lộ 6 Km270-275 (Nhà máy Mía đường Sơn La); các tiểu khu 4,5,6,7,9,10,13,14 Thị trấn Hát Lót; xã Chiềng Mùng (QL 6 Km287-288); đường Tỉnh 103, đoạn Trường THPT Cò Nòi. |
||
3 |
Yên Châu |
Lũ quét |
Lưu vực suối Vạt, suối Sập, suối Pha Cúng xã Lóng Phiêng; Lũ quét cục bộ lưu vực nhỏ các xã Chiềng Đông, Tú Nang, Chiềng Tường; Hồ Chiềng Khoi, hồ Mường Lựm. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Bản Mỏ Than -Lóng Phiêng; Bản Huổi Thón -Chiềng Hặc; khu TĐC bản Quỳnh Sơn -Yên Sơn. Các tuyến đường giao thông xung yếu: Quốc lộ 6 đoạn km 214, 219, 229, 237, 254, 255, 258; QL.6C, Chiềng Sàng - Bó phương và các tuyến đường liên xã, cầu treo trên địa bàn các xã dọc suối sập từ Sập Vạt đến Chiềng Hặc; đường tỉnh ĐT.6C đi cửa khẩu Lao Khô; đường ĐT.103B từ Yên Sơn đi Chiềng On; tuyến đường từ QL6 đi Mường Lựm; đường đi Lóng Phiêng, Chiềng Tương; đường GTNT Hang Hóc - Bó Kiếng, xã Chiềng Hặc. |
||
4 |
Thuận Châu |
Lũ quét |
Dọc lưu vực suối Muội, Suối Dòn; lũ quét cục bộ trên những lưu vực nhỏ thuộc các xã Bon Phăng, Nậm Lầu, Cọ Mạ, Bản Lầm, Mường Khiêng; Cầu treo trên địa bàn các xã Chiềng Ngàm, Tông Lệnh; Hồ chứa: Hồ Lái Bay, hồ Nong Chạy. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Trên địa bàn các xã Nậm Lầu, Thôm Mòn, Tông Lạnh, Phổng Lập, Chiềng Bôm, các xã vùng cao, vùng di dân tái định cư; Các tuyến đường giao thông xung yếu: Quốc lộ 6, đường tỉnh ĐT.108 (Thuận Châu - Co Mạ), đường tỉnh ĐT.107 (Chiềng Pấc - Quỳnh Nhai); các tuyến liên xã nội huyện, đặc biệt các tuyến khu tái định cư Tông Cọ - Bó Mười, Bó Mười - Liệp Tè, Co Mạ - Mường Bám. |
||
Ngập lụt |
Trên địa bàn xã Tông Cọ, Tông Lạnh, Bó Mười, Thôm Mòn, ngập úng trên địa bàn xã Phỏng Lái, khu vực chợ trung tâm thị trấn Thuận Châu. |
||
5 |
Quỳnh Nhai |
Lũ quét |
Suối Nậm Giôn, suối Cà Nàng; các lưu vực trên địa bàn Mường Giôn và Chiềng Khay, suối Phiềng Xía, suối Lu thuộc địa phận xã Mường Giàng; Liệp Muội (lưu vực suối Muội). |
Sạt lở đất, đá lăn |
Khu tái định cư bản Bản Bỉa, Bản Cướn, Bó Ban, Huổi Pay I, Huổi Pay II xã Chiềng Bằng; bản Phát Hướng xã Cà Nàng; Khu trường trung học phổ thông và Trung tâm thị tứ Mường Giôn xã Mường Giôn; Bản Khứm xã Pác Ma Pha Khinh, trên địa bàn các xã Chiềng Khay, Liệp Muội, Chiềng Khoang, Nậm Ét, Mường Sại, Mường Giàng; Mường Chiên; Các tuyến đường giao thông xung yếu: Quốc lộ QL.279 (Cáp Na - Đèo Minh Thắng), quốc lộ QL.6B, các tuyến liên xã nội huyện, đặc biệt các tuyến đường mới khu di dân tái định cư, tuyến Mường Giôn - Chiềng Khay, cầu treo trên địa bàn các xã Nậm Ét, Chiềng Sại. |
||
Ngập lụt |
Trên địa bàn xã Chiềng Bằng, Chiềng Muôn, Mường Giàng; Huổi Bua khu điểm Trường Tiểu học bản Xa, Bản Lọng Mương xã Mường Giôn. |
||
6 |
Mường La |
Lũ quét |
Suối Nậm Păm, suối Nậm Mu, Nậm Dôn, suối Bú; cục bộ các lưu vực trên địa bàn Bản Pết - xã Tạ Bú, xã Mường Bú; xã Chiềng San, thị trấn Ít Ong, bản Huổi Lẹ - xã Nậm Dôn; cầu treo trên địa bàn các xã Chiềng San, Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Bú; Tiểu khu 1 khu vực dọc theo Suối Cạn, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La; Khu vực bản Lướt dọc theo suối Chiến, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Các tuyến đường giao thông xung yếu: quốc lộ QL.279D; đường liên xã nội huyện Mường La - Ngọc Chiến, Mường La - Chiềng Lao, tuyến giao thông Pi Tong-Mường Trai tại đèo Co Ban; Tuyến đường từ đường ĐT.109 đi bản Hin, bản Hồng; tuyến đường từ trung tâm xã Ngọc Chiến đi bản Pù Dảnh, bản Giàng Phủng, bản Nậm Nghiệp và tuyến đường từ Nậm Chiến đi Mù Cang Chải; tuyến đường liên xã Nậm Păm từu bản Piệng đi Hua Phiệng; tuyến đường từ trung tâm xã Tạ Bú đi bản Tà Lành, xã Chiềng Hoa; các tuyến đường từ Chiềng Hoa lên Chiềng Công, từ Chiềng Hoa đi Chiềng Ân, từ Chiềng Lao đi Nậm Giôn; Tiểu khu 1 khu vực dọc theo Suối Cạn, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La. |
||
Ngập lụt |
Thị trấn Ít Ong, các xã Tạ Bú, Mường Bú; Khu vực bản Lướt dọc theo suối Chiến, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La. |
||
7 |
Mộc Châu |
Lũ quét |
Thị trấn Mộc Châu, dọc lưu vực suối Sập, suối Giăng; Lũ quét cục bộ những lưu vực địa bàn các xã Chiềng Khừa, Chiềng Hắc, Tân Lập, Tân Hợp, Hua Păng, Quy Hướng, Nà Mường, Mường Sang. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Các xã vùng dọc lòng hồ sông Đà, trên địa bàn xã Chiềng Hắc, Ta Liết; Các tuyến: Quốc lộ 6, Quốc lộ 43 (Vạn Yên - Lóng Sập), ĐT 104 (Mộc Châu - Tân Lập), ĐT 102 (Chiềng Sơn - Chiềng Xuân), đường liên xã nội huyện. |
||
Ngập lụt |
Các vùng trũng thị trấn Mộc Châu, nông trường Mộc Châu; khu vực hạ lưu suối Mon (xã Mường Sang). |
||
8 |
Vân Hồ |
Lũ quét |
Suối Tân, suối Quanh; cục bộ các lưu vực thuộc Mường Men; khu dân cư (đoạn từ bản Pa cốp - Chua Tai, xã Vân Hồ đi bản Lũng Xá, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ); bản Suối Lìn, xã Vân Hồ. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Bản Chiềng Đi xã Vân Hồ; Bản Nà Bai xã Quang Minh, trên địa bàn xã Tân Xuân, Chiềng Khoa, Chiềng Yên, Suối Bàng, Song Khủa; Các tuyến đường giao thông xung yếu: Quốc lộ 6, ĐT 101 (Mộc Châu - Mường Tè), các tuyến đường liên xã; đường giao thông từ Trung tâm xã Chiềng Xuân đến bản Sàng, xã Chiềng Xuân. |
||
Ngập lụt |
Khu vực các xã Lóng Luông, Vân Hồ (dọc trục đường QL 6). |
||
9 |
Phù Yên |
Lũ quét |
Trên suối Tấc, suối Sập; các lưu vực địa bàn các xã Mường Cơi, Mường Lang, Mường Bang, Gia Phù; Hồ Suối Chiếu, hồ Suối Hòm. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Khu vực xã Mường Cơi, Mường Bang, Tường Tiến, Mường Thải, Nam Phong; rạn nứt trên địa bàn xã Tường Phù. Các tuyến đường giao thông xung yếu QL 37, QL 43, QL32B (Ngả Hai - Mường Cơi), ĐT 114 (Tân Lang - Huy Hạ), các tuyến liên xã. |
||
10 |
Bắc Yên |
Lũ quét |
Trên các lưu vực các xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Hang Chú, Hồng Ngài, Háng Đồng, Pắc Ngà, Xím Vàng. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Sạt lở các tuyến đường giao thông xung yếu: Quốc lộ QL.37, đường tỉnh ĐT.112 (Bắc Yên - Làng Chếu), các tuyến đường liên xã nội huyện. |
||
11 |
Sông Mã |
Lũ quét cục bộ |
Các xã Chiềng Khương, Bó Sinh, Nà Nghịu, Chiềng Khoong, Chiềng En, Mường Sai, Chiềng Sơ, Mường Hung. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Trên địa bàn xã Bó Sinh; Chiềng Phung; Các tuyến đường giao thông xung yếu: Quốc lộ 4G, Tỉnh lộ 105 (Sông Mã - Púng Bánh), Tỉnh lộ 115 (Nà Nghịu - Mường Lầm), các tuyến đường liên xã nội huyện; dọc bờ Sông Mã. |
||
12 |
Sốp Cộp |
Lũ quét |
Trên lưu vực dọc suối các xã Mường Và, Mường Lèo, Nậm Lạnh, Mường Lạn, Púng Bánh, Dồm Cang. |
Sạt lở đất, đá lăn |
Các tuyến đường giao thông xung yếu: Quốc lộ 4G, Tỉnh lộ 105 (Sông Mã ÷ Púng Bánh), tuyến đường Mường Và ÷ Mường Cai Sông Mã, các tuyến đường liên xã, đường dân sinh; đường vành đai biên giới. Cầu treo trên địa bàn các xã Nậm Lạnh, Mường Lạn, Púng Bánh; suối Nậm Công thuộc địa phận xã Sốp Cộp. |
ĐỊA ĐIỂM CÓ NGUY CƠ CAO XẢY RA NGẬP LỤT TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
STT |
Tên đường |
Lý trình |
Địa danh |
Phạm vi ngập lụt (m) |
Mức độ ảnh hưởng |
|
Từ Km |
Đến Km |
|||||
I |
Quốc lộ |
|
|
|
1.719 |
|
1 |
QL.6B |
|
|
|
130 |
|
- |
|
Km2 +780 |
Km2 +790; |
Xã Tông Cọ, Thuận Châu, Sơn La |
20 |
Nước ngập úng, hư hỏng mặt đường, mất ATGT |
- |
|
Km22 +750 |
Km22+860 |
Xã Chiềng Khoang, Quỳnh Nhai, Sơn La |
110 |
Nước ngập úng gây ách tắc giao thông, hư hỏng mặt đường, mất ATGT |
2 |
QL. 6C |
|
|
|
70 |
|
- |
|
Km12 +320 |
Km12+390 |
Xã Lóng Phiêng |
70 |
Lưu lượng nước lớn, cống ngang đường vào bãi đá không thoát nước kịp, nước tràn qua nền, mặt đường; không tập trung dòng chảy vào cống ngang đường trên QL.6C mà chảy tràn trên mặt đường gây xói hỏng mặt đường và ách tắc giao thông |
3 |
QL. 12 |
|
|
|
25 |
|
- |
|
Km3 00+050 |
|
Bản Pá Lưng, xã Chiềng En, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La |
25 |
Khi nước lũ trên Sông Mã lên cao gây ra ngập úng, các phương tiện không thể lưu thông qua lại, gây tắc đường |
4 |
QL. 37 |
|
|
|
130 |
|
- |
|
Km378+420 |
Km378+500 |
Thị trấn Phù Yên |
80 |
Ngập úng cục bộ do cống ngang đường không thoát kịp, phía hạ lưu bị san lấp mặt bằng và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huyện không giải phóng được mặt bằng để XD cống mới |
- |
|
Km383+710 |
Km383+760 |
Xã Huy Hạ |
50 |
Do đường vào bản Nong Vai, xã Huy Hạ rộng 3,5m bằng BTXM giao với QL.37 tại Km383+727 không có rãnh dọc và cống rãnh dọc với QL.37. Khi xảy ra mưa lớn, đường BTXM trở thành “mương” dẫn nước mưa đổ xuống QL.37 gây ngập úng cục bộ |
5 |
QL.43 |
|
|
|
1164 |
|
- |
|
Km46 +550 |
Km46+650 |
xã Nà Mường, huyện Mộc Châu |
100 |
Dòng chảy bị bồi lấp tôn cao, lưu lượng nước thoát chậm ngập úng mặt đường tràn |
- |
|
Km52 +150 |
Km52+300 |
Xã Hua Păng, huyện Mộc Châu |
150 |
Dòng chảy bị bồi lấp tôn cao, lưu lượng nước thoát chậm ngập úng mặt đường tràn |
- |
|
Km64 +900 |
Km65+050; |
Xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu |
150 |
Dòng chảy bị bồi lấp tôn cao, lưu lượng nước thoát chậm ngập úng mặt đường tràn |
- |
|
Km73 +600 |
Km73+750 |
Thị trấn nông trường, huyện Mộc Châu |
150 |
Nhân dân xây dựng nhà ở tôn nền nhà cao hơn mặt đường, mương thoát nước từ cống ngang đường ra hệ thống thoát nước chung bị san lấp thu hẹn gây ngập úng nền mặt đường |
- |
|
Km74 +450 |
Km74+550 |
Thị trấn nông trường, huyện Mộc Châu |
100 |
Nhân dân xây dựng nhà ở tôn nền nhà cao hơn mặt đường, mương thoát nước từ cống ngang đường ra hệ thống thoát nước chung bị san lấp thu hẹn gây ngập úng nền mặt đường |
- |
|
Km77 +800 |
Km78+100 |
Thị trấn nông trường, huyện Mộc Châu |
300 |
Nhân dân xây dựng nhà ở tôn nền nhà cao hơn mặt đường, mương thoát nước từ cống ngang đường ra hệ thống thoát nước chung bị san lấp thu hẹn gây ngập úng nền mặt đường |
- |
|
Km80 +300 |
Km80+514 |
Thị trấn nông trường, huyện Mộc Châu |
214 |
Nhân dân xây dựng nhà ở tôn nền nhà cao hơn mặt đường, mương thoát nước từ cống ngang đường ra hệ thống thoát nước chung bị san lấp thu hẹn gây ngập úng nền mặt đường |
6 |
QL.279D |
|
|
|
200 |
|
|
|
Km93 +000 |
Km94+100 |
Xã Chiềng Xôm, TP. Sơn La, Sơn La |
200 |
Do người dân 2 bên đường san lấp, tôn cao mặt bằng phần đất phía ngoài giáp nền đường làm cho nước dâng lên và không tiêu thoát được gây ngập lụt tắc đường |
II |
Đường tỉnh |
|
|
|
1.302 |
|
1 |
ĐT.101 |
|
|
|
70 |
|
- |
Đoạn Lóng Luông-Phiêng Luông |
Km15 +150 |
Km15+200 |
Xã Vân hồ, huyện Vân Hồ |
50 |
Hạ lưu cống ngang đường bị san lấp gây tắc dòng chảy, làm ngập úng nền, mặt đường |
- |
|
Km20 +370 |
Km20+390 |
Thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu |
20 |
Hạ lưu cống ngang đường bị san lấp gây tắc dòng chảy, làm ngập úng nền, mặt đường |
2 |
ĐT.102 |
|
|
|
15 |
|
- |
|
Km34 +00 |
Km34+015 |
Xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu |
15 |
Cống ngang đường không đủ khả năng thoát nước khi có mưa lớn gây ngập úng cục bộ |
3 |
ĐT.104 |
|
|
|
400 |
|
- |
|
Km1+400 |
Km1+800 |
Thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu |
400 |
Nhân dân xây dựng nhà ở tôn nền nhà cao hơn mặt đường, mương thoát nước từ cống ngang đường ra hệ thống thoát nước chung bị san lấp thu hẹp gây ngập úng nền mặt đường |
4 |
ĐT.109 |
|
|
|
10 |
|
- |
|
Km32 +680 |
Km32+690 |
Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La |
10 |
Mưa lớn xói trôi 01 cửa tràn |
5 |
ĐT.110 |
|
|
|
200 |
|
|
Hát Lót- Mường Bú |
|
|
|
|
|
|
|
Km 4 +250 |
Km 4+450 |
Xã Nà Bó |
200 |
Nước chảy tràn từ bên trái qua bên phải do đoạn tuyến có trắc dọc trũng thấp và không có cống thoát nước ngang đường |
6 |
ĐT. 113 |
|
|
|
80 |
|
- |
|
Km0+700 |
|
Bản Nà Ớt, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
80 |
Nước ngập, sa bồi ứ đọng lưu thông qua lại khó khăn, trơn trượt gây mất ATGT |
7 |
ĐT.114 |
|
|
|
337 |
|
a |
Km0-Km70 |
|
|
|
|
|
- |
|
Km5+700 |
Km5+900 |
Xã Tân Lang, huyện Phù Yên |
200 |
Trắc dọc đoạn tuyến trũng thấp, nhân dân tôn nền nhà hai bên cao hơn cao độ mặt đường |
- |
|
Km9+000 |
Km9+070 |
Xã Tân Lang, huyện Phù Yên |
70 |
Trắc dọc đoạn tuyến trũng thấp, nhân dân tôn nền nhà cao hơn cao độ mặt đường |
- |
|
Km 61+902 |
Km 61+922 |
Xã Huy Tường, huyện Phù Yên |
20 |
Nước ngập nền, mặt đường do cống chìm thoát nước ngang đường mất tác dụng, thiết kế cống mới |
- |
|
Km 69+010 |
Km 69+042 |
Xã Huy Tường, huyện Phù Yên |
32 |
Đường tràn khẩu độ nhỏ không đủ khả năng thoát nước thường xuyên bị ngập gây ách tắc giao thông |
b |
Mường Bang - Đông Nghè |
|
|
|
|
|
- |
|
Km 3+050 |
Km 3+065 |
Xã Mường Bang, huyện Phù Yên |
15 |
Trắc dọc trũng thấp, đường cạnh suối, khi nước lớn nước ngập nền, mặt đường |
8 |
ĐT.116 |
|
|
|
10 |
|
- |
Mường Bú - Chiềng Khoang |
Km43+400 |
Km43+410 |
Xã Chiềng Ngàm, Thuận Châu |
10 |
Trắc dọc trũng thấp, vị trí khe nước; mùa mưa thường gây ngập úng |
9 |
ĐT.117 |
|
|
|
180 |
|
- |
Chiềng Bôm - Mường É |
Km9+800 |
Km9+980 |
Xã Phỏng Lập, Thuận Châu, Sơn La |
180 |
Nhân dân xây tường bao sát 2 bên đường, khi mưa sa bồi chảy dọc theo đường lắng đọng sa bồi trên mặt đường |
DỰ KIẾN LỰC LƯỢNG HUY ĐỘNG PCTT&TKCN
Đơn vị: người
STT |
LỰC LƯỢNG |
TỈNH |
HUYỆN, THÀNH PHỐ |
PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN |
TỔNG CỘNG |
1 |
Quân sự |
150 |
330 |
200 |
680 |
2 |
Công an |
150 |
330 |
200 |
680 |
3 |
Bộ đội biên phòng |
100 |
150 |
|
250 |
4 |
Y tế |
30 |
110 |
300 |
440 |
5 |
Hội Chữ thập đỏ |
10 |
90 |
|
100 |
6 |
Doanh nghiệp |
100 |
200 |
|
300 |
7 |
Dân quân, thanh niên xung kích |
300 |
550 |
5.900 |
6.750 |
8 |
Lực lượng khác |
200 |
100 |
500 |
800 |
Tổng các lực lượng |
1.040 |
1.860 |
7.100 |
10.000 |
DỰ KIẾN PHƯƠNG TIỆN, VẬT TƯ HUY ĐỘNG PCTT&TKCN
STT |
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ |
ĐƠN VỊ |
NGÀNH, D. NGHIỆP |
HUYỆN, THÀNH PHỐ |
TỔNG CỘNG |
1 |
Xe tải các loại |
Chiếc |
30 |
60 |
90 |
2 |
Xe cứu thương |
Chiếc |
5 |
12 |
17 |
3 |
Xe mô tô |
Chiếc |
300 |
550 |
850 |
4 |
Xe chuyên dùng các loại |
Chiếc |
50 |
60 |
110 |
5 |
Máy xúc máy ủi |
Chiếc |
33 |
|
33 |
6 |
Xuồng, thuyền máy |
Chiếc |
5 |
45 |
50 |
7 |
Thiết bị chữa cháy đồng bộ |
Bộ |
02 |
09 |
11 |
8 |
Máy bơm nước các loại |
Chiếc |
3 |
125 |
128 |
9 |
Máy phát điện |
Chiếc |
10 |
515 |
525 |
10 |
Cưa máy các loại |
Chiếc |
|
41 |
41 |
11 |
Máy khoan cắt bê tông |
Chiếc |
|
20 |
20 |
12 |
Phao tròn |
Chiếc |
588 |
7.827 |
8.415 |
13 |
Áo phao |
Chiếc |
787 |
6.195 |
6.982 |
14 |
Nhà bạt các loại |
Bộ |
192 |
435 |
627 |
15 |
Xà beng các loại |
Cái |
|
1.200 |
1.200 |
16 |
Cuốc và xẻng |
Cái |
|
2.400 |
2.400 |
17 |
Cưa tay |
Cái |
|
120 |
120 |
18 |
Hóa chất khử trùng tiêu độc |
|
|
|
|
|
- Thuốc Cloramin tiêu khuẩn vệ sinh môi trường |
Viên |
200.000 |
|
200.000 |
|
- Thuốc Cloramin tiêu khuẩn vệ sinh môi trường |
Kg |
560 |
|
560 |
|
- Hóa chất xử lý nước Fur |
Hộp |
160 |
|
160 |
|
- Dung dịch Manugel |
Chai 500ml |
155 |
|
155 |
19 |
Thuốc |
Cơ số |
200 |
50 |
250 |
20 |
Dự trữ xăng dầu |
m3 |
|
240 |
240 |
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.