ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3148/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 09 tháng 10 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TỔ CHỨC CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Xét đề nghị của Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 56/TTr-CSPCCC-TM ngày 01/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế phối hợp tổ chức cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về phạm vi, nguyên tắc, cơ chế thông tin; cơ quan chỉ huy, điều hành; cơ chế phối hợp tổ chức cứu nạn, cứu hộ (CNCH) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác CNCH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy (PCCC) quy định tại Điều 5 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC (sau đây viết tắt là Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác CNCH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Phạm vi tổ chức cứu nạn, cứu hộ
Lực lượng PCCC và lực lượng CNCH của các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện CNCH đối với các tình huống cơ bản quy định tại Điều 12 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trường hợp thông tin về sự cố, tai nạn không thuộc các tình huống cơ bản quy định tại Điều 12 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc vượt quá khả năng xử lý thì phải báo cáo ngay cho lực lượng CNCH của bộ, ngành liên quan và Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai. Khi sự cố mang tính thảm họa thì phải báo ngay cho Thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để được chỉ đạo xử lý kịp thời và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức cứu nạn, cứu hộ
1. Công tác CNCH là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh; phải được tiến hành chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến tình hình thực tế tình huống diễn ra, theo phương châm 04 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ”. Huy động, trưng dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động CNCH và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.
2. Khi thực hiện CNCH phải đảm bảo an toàn đối với người, phương tiện tham gia CNCH và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
3. Chủ động xây dựng các phương án CNCH, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thích ứng cho hoạt động CNCH theo từng tình huống cơ bản được quy định tại Điều 12 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và phải phù hợp theo từng địa bàn, khu vực xảy ra sự cố, tai nạn.
4. Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác CNCH.
5. Trong mọi trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra thì người chỉ huy cao nhất tổ chức CNCH tại hiện trường được quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu.
Điều 4. Cơ chế thông tin cứu nạn, cứu hộ
Lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành, chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo có sự cố, tai nạn cần CNCH thì phải tiếp nhận và xử lý thông tin CNCH; đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114.
Lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các thông tin sự cố, tai nạn và các yêu cầu về CNCH.
Điều 5. Cơ quan chỉ đạo và chỉ huy, điều hành tổ chức CNCH trong một số tình huống cơ bản
1. Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ ở khu dân cư, nhà cao tầng, khu công nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở khác
a) Cấp tỉnh:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan chỉ huy: Cảnh sát PCCC tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.
b) Cấp huyện:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.
- Cơ quan chỉ huy: Phòng Cảnh sát PCCC khu vực chủ trì, phối hợp với Công an, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và các ban, ngành liên quan.
c) Cấp xã:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan chỉ huy: Công an xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan.
d) Lực lượng tham gia CNCH: Cảnh sát PCCC, Công an, Quân đội, y tế, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, dân phòng, dân quân tự vệ.
e) Phương tiện, trang thiết bị: Xe chữa cháy, xe CNCH, xe thang, máy bơm, máy hút khói, xe cấp cứu, các phương tiện thoát nạn, thiết bị CNCH và các phương tiện khác.
2. Có người bị nạn trên sông, suối, ao hồ, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí
a) Cấp tỉnh:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan chỉ huy: Cảnh sát PCCC tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
b) Cấp huyện:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.
- Cơ quan chỉ huy: Phòng Cảnh sát PCCC khu vực chủ trì, phối hợp với Công an, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và các ban, ngành liên quan.
c) Cấp xã:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các phường, xã, thị trấn.
- Cơ quan chỉ huy: Công an xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan.
d) Lực lượng tham gia CNCH: Cảnh sát PCCC, Công an, Quân đội, y tế, Hội Chữ thập đỏ, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ.
e) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cấp cứu, xe CNCH, ca nô, các thiết bị lặn, phao cứu sinh, thiết bị y tế…
3. Có người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình
a) Cấp tỉnh:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan chỉ huy: Cảnh sát PCCC tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
b) Cấp huyện:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.
- Cơ quan chỉ huy: Phòng Cảnh sát PCCC khu vực chủ trì, phối hợp với Công an, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và các ban, ngành liên quan.
c) Cấp xã:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các phường, xã, thị trấn.
- Cơ quan chỉ huy: Công an xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan.
d) Lực lượng tham gia CNCH: Cảnh sát PCCC, Công an, Quân đội, y tế, Hội Chữ thập đỏ, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, dân phòng, dân quân tự vệ.
e) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cẩu, xe CNCH, xe thang, xe nâng, máy xúc, các thiết bị CNCH và các phương tiện khác.
4. Có người mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy
a) Cấp tỉnh:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan chỉ huy: Cảnh sát PCCC tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
b) Cấp huyện:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.
- Cơ quan chỉ huy: Phòng Cảnh sát PCCC khu vực chủ trì, phối hợp với Công an, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và các ban, ngành liên quan.
c) Cấp xã:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các phường, xã, thị trấn.
- Cơ quan chỉ huy: Công an xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan.
d) Lực lượng tham gia CNCH: Cảnh sát PCCC, Công an, Quân đội, y tế, Hội Chữ thập đỏ, lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ.
e) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cấp cứu, xe cẩu, xe CNCH, xe nâng, ca nô, phao cứu sinh, các thiết bị CNCH và các phương tiện khác.
5. Có người mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, công trình ngầm
a) Cấp tỉnh:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai.
- Cơ quan chỉ huy: Cảnh sát PCCC tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
b) Cấp huyện:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.
- Cơ quan chỉ huy: Phòng Cảnh sát PCCC khu vực chủ trì, phối hợp với Công an, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện và các ban, ngành liên quan.
c) Cấp xã:
- Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các phường, xã, thị trấn.
- Cơ quan chỉ huy: Công an xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan.
d) Lực lượng tham gia CNCH: Cảnh sát PCCC, Công an, Quân đội, y tế, Hội Chữ thập đỏ, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, dân phòng, dân quân tự vệ.
e) Phương tiện, trang thiết bị: Xe cẩu, xe CNCH, xe thang, xe nâng, máy xúc, các thiết bị CNCH và các phương tiện khác.
Điều 6. Cơ chế phối hợp tổ chức cứu nạn, cứu hộ
1. Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm điều hành, chỉ huy và tổ chức thực hiện CNCH ban đầu; đồng thời phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 để kịp thời chi viện ứng cứu.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; lực lượng Cảnh sát đường thủy khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn đối với các phương tiện giao thông thì khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp xảy ra các tình huống sự cố, tai nạn cần CNCH thì báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC đến để xử lý và tham gia thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy CNCH.
Các lực lượng công an khác khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn quản lý của mình thì khẩn trương đến hiện trường để triển khai CNCH, đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC biết để kịp thời xử lý và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy CNCH.
3. Lực lượng CNCH của các sở, ban, ngành, địa phương; lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn xảy ra cần CNCH thuộc địa bàn quản lý phải khẩn trương triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường tổ chức CNCH hoặc khi có yêu cầu tham gia xử lý sự cố, tai nạn ở địa bàn khác thì nhanh chóng đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người chỉ huy CNCH.
4. Lực lượng Cảnh sát PCCC khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn xảy ra cần CNCH phải triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường tổ chức CNCH và thực hiện nhiệm vụ chỉ huy CNCH. Trường hợp thông tin về sự cố, tai nạn không thuộc các tình huống cơ bản quy định tại Điều 12, Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc vượt quá khả năng xử lý thì phải báo cáo ngay cho Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai để chỉ đạo xử lý kịp thời.
CHẾ ĐỘ TRỰC BAN, THÔNG TIN BÁO CÁO
1. Lực lượng Cảnh sát PCCC, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin và các yêu cầu về CNCH; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ CNCH khi có sự cố, tai nạn xảy ra thuộc địa bàn quản lý.
2. Các sở, ban, ngành tổ chức lực lượng thường trực đảm bảo tiếp nhận, xử lý thông tin CNCH và tổ chức CNCH theo chức năng, thẩm quyền khi xảy ra sự cố, tai nạn thuộc địa bàn quản lý.
Điều 8. Chế độ thông tin báo cáo
1. Việc thông tin liên lạc giữa Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các cấp, các sở, ban, ngành được thực hiện bằng hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến và từng bước hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu công tác CNCH trên địa bàn tỉnh.
2. Các thông tin liên quan đến sự cố, tai nạn và hoạt động CNCH thuộc phạm vi cấp, ngành nào thì cấp, ngành đó phải báo cáo ngay bằng điện thoại và không quá 24 giờ báo cáo bằng văn bản cho Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai.
3. Việc thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng về sự cố, tai nạn và kết quả CNCH phải đảm bảo sự thống nhất và do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH các cấp chịu trách nhiệm công bố.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CÁC CẤP TRONG TỔ CHỨC CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND các cấp
1. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh:
- Bảo đảm sẵn sàng về lực lượng và phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin các sự cố, tai nạn và chủ trì tổ chức CNCH theo các tình huống cơ bản được quy định tại Điều 12 Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức thực tập phương án CNCH theo các tình huống cơ bản có nhiều lực lượng tham gia nhằm chủ động ứng phó với mọi tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra (kèm theo 05 phương án CNCH).
- Phối hợp các ngành liên quan tổ chức điều tra xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn, sự cố; tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động CNCH, rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa các sự cố, tai nạn có thể xảy ra.
2. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; lực lượng Cảnh sát đường thủy, lực lượng Cảnh sát cơ động và các lực lượng công an khác theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia thực hiện nhiệm vụ CNCH, giữ gìn ANTT trong quá trình tổ chức CNCH; phân công, bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị luôn chủ động sẵn sàng ứng phó, tham gia CNCH kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.
- Chủ trì, phối hợp các ngành có liên quan tổ chức điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra các tai nạn, sự cố. Đối với những trường hợp vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm theo pháp luật.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin sự cố, tai nạn; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia CNCH khi có các sự cố, tai nạn xảy ra.
4. Sở Giao thông Vận tải:
Xây dựng phương án và tổ chức lực lượng, phương tiện, sẵn sàng huy động tại các địa bàn, khu vực trọng điểm có khả năng xảy ra sự cố, tai nạn giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) để chủ động tổ chức CNCH trong phạm vi địa bàn quản lý; huy động lực lượng, phương tiện tham gia CNCH đối với các tai nạn, sự cố khác theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.
5. Sở Y tế:
- Hướng dẫn các bệnh viện có phương án bố trí đội ngũ y, bác sỹ; chuẩn bị trang thiết bị y tế, cơ số thuốc kịp thời cấp cứu, điều trị, chuyển thương các nạn nhân do sự cố, tai nạn trong mọi tình huống khi được điều động.
- Chỉ đạo trạm y tế xã, phường, thị trấn sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu kịp thời khi có nạn nhân.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phương án và tổ chức CNCH ban đầu trong phạm vi quản lý đối với các tình huống quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy chế này; huy động lực lượng, phương tiện tham gia CNCH đối với các tai nạn, sự cố khác theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.
7. Sở Xây dựng:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ CNCH ban đầu đối với các tình huống quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 5, Điều 5 Quy chế này thuộc địa bàn quản lý; tham gia CNCH đối với các tai nạn, sự cố khác theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức lực lượng, phương tiện thường trực và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ CNCH ban đầu đối với các tình huống quy định tại Khoản 2, Điều 5 Quy chế này thuộc địa bàn quản lý; tham gia CNCH đối với các tai nạn, sự cố khác theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.
- Chỉ đạo các khu du lịch, nơi vui chơi giải trí thực hiện nghiêm các quy định về an toàn, xây dựng nội quy, cảnh báo…, đồng thời phải có phương án CNCH tại chỗ khi có vụ việc xảy ra.
9. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai:
- Phối hợp với Cảnh sát PCCC, các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tổ chức huy động lực lượng PCCC chuyên ngành, cơ sở thuộc các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong địa bàn các khu công nghiệp thực hiện nhiệm vụ CNCH ban đầu đối với các tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý.
- Phối hợp với Cảnh sát PCCC trong công tác tuyên truyền về CNCH đối với các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
10. Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp:
- Thành lập lực lượng PCCC chuyên trách của khu công nghiệp và chịu sự huy động của Cảnh sát PCCC khi có tai nạn, sự cố xảy ra trong khu công nghiệp và khu vực lân cận.
- Tổ chức huy động lực lượng PCCC chuyên trách của khu công nghiệp, phối hợp với lực lượng PCCC cơ sở của doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ CNCH ban đầu đối với tai nạn, sự cố xảy ra trong khu công nghiệp.
- Phối hợp với lực lượng PCCC chuyên trách của các khu công nghiệp lân cận, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia CNCH ở địa bàn ngoài khu công nghiệp khi được yêu cầu.
11. Hội Chữ thập đỏ tỉnh:
Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu cho tình nguyện viên chữ thập đỏ và các chốt sơ cấp cứu; sẵn sàng tham gia sơ cấp cứu nạn nhân trước khi đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện; phối hợp huy động lực lượng tham gia CNCH khi có yêu cầu.
12. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và UBND các xã, phường, thị trấn:
- Thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về tai nạn, sự cố (có thể xảy ra trên địa bàn) để Nhân dân biết và phòng tránh.
- Xây dựng phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ CNCH và khắc phục hậu quả các sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các ban, ngành xây dựng và tổ chức thực tập phương án CNCH theo các tình huống cơ bản có nhiều lực lượng tham gia nhằm chủ động ứng phó với mọi tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra trên địa bàn. Trong phương án CNCH cần phải phát huy tối đa nguồn lực (lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, hậu cần) có thể huy động và đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, kiện toàn, củng cố lực lượng dân phòng đảm bảo về số lượng và chất lượng, đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ CNCH đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trên địa bàn quản lý và tham gia CNCH ở địa bàn khác khi có yêu cầu; tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá thiệt hại theo đúng quy định, kịp thời báo cáo và đề xuất cấp trên các biện pháp xử lý, khắc phục.
- Đầu tư ngân sách cho hoạt động CNCH; trang bị phương tiện, thiết bị CNCH cần thiết, phù hợp cho các lực lượng làm nhiệm vụ CNCH của địa phương.
- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Hàng năm, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm về công tác CNCH tại địa phương.
13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa nghiên cứu, tham mưu đề xuất UBND tỉnh về chế độ, chính sách cho người trực tiếp CNCH, người tham gia CNCH theo quy định của pháp luật.
14. Các sở, ban, ngành khác:
Tổ chức lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ CNCH ban đầu đối với các sự cố, tai nạn xảy ra tại đơn vị và thuộc địa bàn quản lý; tổ chức huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, đơn vị mình tham gia CNCH khi có yêu cầu.
1. Trách nhiệm thực hiện:
a) Các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh) để tổng hợp trình UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Định kỳ hàng năm (vào ngày 30/11) báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này cho UBND tỉnh (qua Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
b) Giao Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh - Thường trực Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy chế này. Được quyền điều động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia CNCH.
Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo PCCC và CNCH tỉnh Đồng Nai tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm về công tác CNCH trên địa bàn tỉnh (vào tháng 12 hàng năm).
2. Khen thưởng và xử lý vi phạm:
a) Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này được khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng.
b) Tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Quy chế này, cản trở các hoạt động CNCH hoặc lợi dụng công tác CNCH để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.