ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3105/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 12 năm 2020 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN TỦ SÁCH HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Thông tư số 07/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn thực hiện đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển Xuất bản - In - Phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 2496/TTr-STTTT ngày 01/12/2020 của Sở Thông tin và truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; Thủ trưởng các các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN TỦ SÁCH HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3105 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC TỦ SÁCH HUẾ
1. Tỉnh Thừa Thiên Huế có truyền thống hình thành và phát triển trên 700 năm. Trong quá trình đó, khối lượng sách có nội dung liên quan đến tất cả các lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật... là rất lớn; tạo nên một kho tri thức đồ sộ về Thừa Thiên Huế, phục vụ cho hàng triệu công chúng qua nhiều thế hệ.
Trong những chặng đường phát triển của công cuộc cuộc đổi, Thừa Thiên Huế tiếp tục là một địa chỉ, một đề tài lớn, tạo được nguồn cảm hứng vô tận và bằng tình cảm, trải nghiệm tâm huyết của nhiều tác giả là những người yêu Huế, của các sử gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, tuổi trẻ... tiếp tục ý tưởng, sáng tạo nên những tác phẩm đáp ứng nhu cầu, tri thức của công chúng bạn đọc, độc giả ở trong và ngoài nước. Qua đó đã tạo được một kho tàng tư liệu tri thức tiềm năng, giá trị tinh thần to lớn trong xã hội cần được quan tâm hỗ trợ hình thành và phát triển.
2. Tuy nhiên, cùng với thời gian, sách liên quan đến Thừa Thiên Huế có nhiều nguy cơ mai một, hạn chế như sau:
- Nhiều cuốn còn lưu lại rất ít bản sách trong tủ sách cộng đồng và cá nhân.
- Nhiều cuốn sách có tình trạng cũ kỹ, mối mọt, hư hỏng khá nhiều.
- Do in ấn qua nhiều thời gian khác nhau, nhiều cung cách xuất bản khác nhau, dẫn đến không đồng bộ, khó lưu trữ, và nếu lưu trữ có hệ thống thì không đạt tính mỹ thuật cao.
- Hiện có những bản thảo sách có giá trị, song tác giả, nhóm tác giả chưa có điều kiện để xuất bản.
- Vẫn còn nhiều chủ đề liên quan đến Huế cần tiếp tục nghiên cứu để xuất bản sách.
3. Nhu cầu hiểu biết về Thừa Thiên Huế trên tất cả các lĩnh vực là rất lớn, nhất là trong cộng đồng và hệ thống trường học, cơ quan công sở, trong một bộ phận không nhỏ khách du lịch, những người yêu Huế, thích Huế, muốn khám phá Huế ở trong và ngoài nước.
4. Hồ sơ, danh mục lưu trữ các đầu tên sách Huế trên các lĩnh vực tương đối khá nhiều, nhưng chưa được khai thác, có kế hoạch đánh giá thực trạng, xu hướng khai thác phục vụ nâng cao kiến thức, nâng cao dân trí để kịp thời hỗ trợ nhân bản, tái bản đáp ứng nhu cầu xã hội.
5. Xuất bản sách điện tử chưa được quan tâm đúng mức và để đáp ứng tốt xu hướng văn hóa đọc trong thời đại số, do cơ sở dữ liệu các bản sách quý hiếm, mới lạ, độc đáo chưa cập nhật, số hóa, lưu trữ điện tử khoa học.
6. Công tác quảng bá, thông tin, giới thiệu, tuyên truyền các đầu sách quý, mới chưa được quan tâm đúng mức, nên chưa được tạo được những trào lưu, nền tảng hiểu biết sâu hơn, khoa học hơn, chi tiết và đầy đủ hơn trong và ngoài nước những tiềm năng, thế mạnh, các tầng văn hóa trầm tích, đặc trưng riêng có của văn hóa, con người xứ Huế; đồng thời, chưa tạo được động lực liên doanh, liên kết, xã hội hóa, tài trợ cho hoạt động xuất bản, in, phát hành rộng rãi các đầu sách quý về Huế.
Trước thực trạng đó, đã và đang đặt ra vấn đề rất cần tổ chức đánh giá, thẩm định, xuất bản, thiết lập và phát triển Tủ sách Huế một cách có hệ thống để vừa xuất bản lại các cuốn sách chất lượng có nguy cơ mai một, tuyệt bản; vừa lưu trữ được một cách có hệ thống sách Huế, đảm bảo tính mỹ thuật; đồng thời, quan tâm phát triển các nguồn sách mới để giới thiệu, quảng bá đặc trưng văn hóa và con người xứ Huế nhằm đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của công chúng bạn đọc trong thời kỳ mới - thời đại 4.0.
Vì vậy, Tủ sách Huế hình thành, với logo, bìa gáy sách đặc trưng có thể nhận diện được “Tủ sách Huế”, sẽ tạo nên một thiết chế, sản phẩm văn hóa độc đáo của riêng Huế, thúc đẩy quảng bá văn hóa Huế qua sách và đóng góp trong việc thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng Thừa Thiên Huế thành Đô thị di sản trực thuộc Trung ương.
1. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;
2. Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
3. Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
4. Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
5. Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2019;
6. Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019.
7.Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
8. Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013;
9. Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;
10. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
11. Nghị định 22/2018/NĐ-CP , ngày 23/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
12. Nghị định 93/2019/NĐ-CP , ngày 25/11/2019 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
13. Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thư viện.
14. Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 15/11/2011 của Tỉnh ủy về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;
15. Nghị quyết 23-NQ/TU ngày 14/4/2015 của Tỉnh ủy “Về xây dựng, phát triển con người và văn hóa Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”;
16. Chương trình số 22 - Ctr/TU ngày 19/4/2017 của Tỉnh ủy về bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;
17. Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch Phát triển Xuất bản - In - Phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
18. Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 22/6/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình số 22-Ctr/TU ngày 19/4/2017 của Tỉnh ủy về bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN TỦ SÁCH HUẾ
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Tủ sách Huế hướng tới hình thành thiết chế, sản phẩm văn hóa độc đáo của riêng Huế, thúc đẩy quảng bá văn hóa Huế qua sách và đóng góp trong việc thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Việc xây dựng và hình thành Tủ sách Huế nhằm mục tiêu giới thiệu quảng bá hình ảnh Huế qua sách, phát triển văn hóa đọc, giới thiệu các cuốn sách quý, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa văn hóa của vùng đất Cố đô, xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu Thừa Thiên Huế trên tất cả các lĩnh vực..., phục vụ cho công cuộc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị văn hóa, di sản trực thuộc Trung ương.
- Xây dựng Tủ sách Huế nhằm tổ chức tái bản các cuốn sách đã xuất bản và đặt hàng xuất bản các tác phẩm mới có giá trị, chất lượng liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế trên mọi lĩnh vực. Qua đó:
+ Hình thành cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu Thừa Thiên Huế trên tất cả các lĩnh vực;
+ Xuất bản có hệ thống các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng liên quan đến văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, con người Thừa Thiên Huế; chú trọng xuất bản thêm các nội dung liên quan đến thông tin đối ngoại, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo;
+ Các tác phẩm trong Tủ sách Huế có phong cách bìa gáy, logo nhận diện sẽ là một sản phẩm văn hóa đặc thù của Huế;
- Tôn vinh các tác phẩm quý, tôn vinh các giá trị liên quan đến sách Huế, phục vụ cho công cuộc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương;
+ Góp phần quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế qua sản phẩm văn hóa là sách.
+ Góp phần nâng cao văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước.
+ Tạo tiền đề để giao lưu, trao đổi với các thư viện lớn trong nước và trên thế giới.
- Đa dạng hóa các hình thức, phương thức thông tin, quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền, quản lý, khai thác các đầu sách quý, mới trong Tủ sách Huế để đáp ứng nhu cầu độc giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao hiểu biết khoa học hơn, chi tiết và đầy đủ hơn về những tiềm năng, thế mạnh, các tầng văn hóa trầm tích, đặc trưng riêng có của văn hóa, con người xứ Huế.
- Tạo động lực liên doanh, liên kết, xã hội hóa, tài trợ cho hoạt động xuất bản, in, phát hành rộng rãi các đầu sách quý về Huế thông qua Tủ sách Huế và nhận diện logo Sách Huế.
b) Mục tiêu cụ thể đến 2025, định hướng đến năm 2030
- Phấn đấu 100% thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế, các thư viện cộng đồng dân cư, thư viện các trường đại học ở Huế sẽ được trang bị các ấn phẩm của Tủ sách Huế.
- Phấn đấu đưa các ấn phẩm của Tủ sách Huế vào phục vụ tại 300 Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, Phổ thông trung học, Trung học cơ sở của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện ứng dụng App Tủ sách Huế nhằm quản lý, giới thiệu nội dung các đầu sách trong Tủ sách Huế để lan tỏa và phục vụ nhu cầu bạn đọc ở trong và ngoài nước.
- Các xuất bản phẩm của Tủ sách Huế được phát hành và giới thiệu, quảng bá rộng rãi thông qua hệ thống các đơn vị phát hành trong và ngoài tỉnh.
2. Nguyên tắc xây dựng Tủ sách Huế
a) Xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Huế phải phù hợp với yêu cầu của từng địa bàn, cơ quan, đơn vị và nhu cầu khai thác sách của người sử dụng.
b) Các sách được tổ chức tái bản, xuất bản mới phải là những tác phẩm có liên quan đến Huế, có chất lượng nội dung với nội hàm văn hóa cao, kế thừa và đề xuất được những sáng kiến, kinh nghiệm, ý tưởng, giải pháp tốt cho phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế.
c) Sách đưa vào danh mục xem xét, tuyển chọn đảm bảo không có yếu tố vi phạm luật pháp hiện hành, nhất là vi phạm Luật Sở hữu Trí tuệ; sách có nội dung chưa rõ ràng về lịch sử, khẳng định về mặt khoa học và đang có nhiều ý kiến tranh luận, trái chiều khác nhau.
d) Xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Huế phải gắn với mục tiêu, lộ trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế và tiến trình xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số; bảo đảm duy trì, khai thác sách tập trung, liên tục, lâu dài; khai thác, sử dụng tối đa hạ tầng công nghệ thông tin hiện có...
a) Thành lập Hội đồng tuyển chọn, bao gồm các thành viên: đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, một số nhà nghiên cứu có uy tín của Thừa Thiên Huế.
b) Thành lập các Tổ chuyên gia thẩm định (tùy theo lĩnh vực, danh mục sách), bao gồm các nhà nghiên cứu, các học giả có uy tín trên địa bàn tỉnh; cán bộ các phòng chuyên môn liên quan các Sở, Hội, Phân viên Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, Viện Nghiên cứu phát triển và đại diện các Nhà Xuất bản trên địa bàn tỉnh.
Trước mắt, thành lập Tổ chuyên gia thẩm định danh mục sách quý về Nghiên cứu Huế, gồm đại diện Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử, Sở Văn hóa và Thể thao và một số nhà nghiên cứu văn hóa Huế có uy tín.
Tham mưu, hỗ trợ cho Hội đồng tuyển chọn và Tổ chuyên gia, Tổ giúp việc, gồm các thành viên là cán bộ, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh, Viện Nghiên cứu Phát triển, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Nhà Xuất bản Thuận Hóa và các đơn vị liên quan.
d) Xây dựng các điều kiện để thiết lập, quản lý, khai thác Tủ sách Huế, gồm:
- Quy định tiêu chí chọn ấn phẩm vào Tủ sách Huế;
- Quy định xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Huế;
- Xây dựng, cập nhật danh mục cơ sở dữ liệu về các sách liên quan Huế;
- Thiết kế con dấu và logo nhận diện đặc trưng Tủ sách Huế;
- Thành lập Quỹ Phát triển Tủ sách Huế và Ban Điều hành quỹ;
- Quy chế hoạt động của Ban điều hành quỹ và quy định kêu gọi các nguồn xã hội hóa tài trợ Tủ sách Huế;
- Quy định xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu và công bố các xuất bản phẩm Tủ sách Huế;
- Xây dựng app Tủ sách sách Huế.
đ) Tổ chức phân loại các loại sách trong Tủ sách Huế:
- Sách tái bản
+ Các loại sách từ điển, dư địa chí, dạng bách khoa toàn thư liên quan đến
Thừa Thiên Huế.
+ Các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về Huế (đạt giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh)
+ Các tác phẩm nghiên cứu Huế của các nhà nghiên cứu Huế có uy tín
+ Các tác phẩm đáp ứng nhu cầu hiểu biết phổ thông về Thừa Thiên Huế
- Sách đặt hàng và hỗ trợ xuất bản mới
Hội đồng tuyển chọn sẽ họp để quyết định đặt hàng các tác phẩm có giá trị:
+ Tác phẩm nghiên cứu văn hóa, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật liên quan đến Thừa Thiên Huế có giá trị nhưng chưa xuất bản.
+ Các tác phẩm có tính chuyên đề đáp ứng nhu cầu hiểu biết về Thừa Thiên Huế.
+ Dự thảo tác phẩm đề xuất được những sáng kiến, kinh nghiệm, ý tưởng, giải pháp tốt cho phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế.
a) Sách trong Tủ sách Huế sẽ được cung cấp để phục vụ trong hệ thống thư viện công cộng; thư viện đại học; thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Tổ chức xuất bản, phát hành khoảng trên 03 đầu sách theo kế hoạch hàng năm. Thông qua các nhà xuất bản, các nhà phát hành lớn cung cấp sách thuộc Tủ sách Huế cho thị trường ngoài xã hội.
c) Số lượng in mỗi kỳ tùy nhu cầu của tỉnh, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.
d) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá Tủ sách Huế hàng năm kết hợp đẩy mạnh dịp tổ chức hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày bản quyền thế giới 23/4. Quy hoạch, xây dựng mô hình điểm, các địa điểm đọc sách công cộng, phố sách, đường sách; tổ chức giới thiệu sách với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động.
đ) Thường xuyên lập danh mục, đề xuất, tuyển chọn các đầu sách ở các lĩnh vực khác nhau, đồng thời, tổ chức cập nhật, bổ sung, hoàn thiện số hóa cơ sở dữ liệu Tủ sách Huế để phát triển đa dạng các hình thức xuất bản khác nhau.
e) Áp dụng công nghệ 4.0, xây dựng, vận hành App Tủ sách Huế nhằm quản lý, giới thiệu nội dung các đầu sách trong Tủ sách Huế để lan tỏa và phục vụ nhu cầu của công chúng bạn đọc.
3. Thiết kế logo, con dấu nhận diện đặc trưng Tủ sách Huế
a) Logo, con dấu nhận diện đặc trưng Tủ sách Huế
- Logo, con dấu Tủ sách Huế cần được xây dựng như một biểu trưng nhận diện bản sắc văn hóa Huế; là thông điệp ấn tượng muốn gửi đến cộng đồng, xã hội nói chung và công chúng bạn đọc nói riêng; có ý nghĩa truyền thông, quảng bá giá trị, truyền thống văn hóa Huế.
- Quan tâm thiết kế logo, con dấu nhận diện đặc trưng Tủ sách Huế theo hướng cách điệu có hình dạng và màu sắc đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ ghi nhớ, đầy đủ nội hàm ý nghĩa, không đa nghĩa, khó nhận dạng; nhận được nhiều sự tương tác của công chúng bạn đọc và tiến đến trở thành giá trị thương hiệu duy nhất.
b) Logo, con dấu nhận diện Tủ sách Huế kết hợp với bìa, gáy sách, kích cỡ, chất lượng in ấn của các ấn phẩm trong Tủ sách Huế phải kết hợp hài hòa, thể hiện được tính đặc trưng sản phẩm đậm nét văn hóa Huế.
c) Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc đăng ký logo, con dấu độc quyền và điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu Trí tuệ.
III. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
a) Thành lập Hội đồng thẩm định, Tổ chuyên gia và Tổ giúp việc
b). Xây dựng Quy định tiêu chí chọn ấn phẩm tham gia vào Tủ sách Huế theo các danh mục lĩnh vực, trong đó ưu tiên lĩnh vực nghiên cứu Huế
c) Xây dựng quy định xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Huế
d) Xây dựng, cập nhật danh mục cơ sở dữ liệu về các sách liên quan Huế
đ) Ra mắt sách “Địa chí Văn hóa Huế” - tác phẩm đặt hàng đầu tiên vào Tủ sách Huế và tổ chức Lễ ra mắt giới thiệu Tủ sách Huế
e) Thiết kế logo nhận diện đặc trưng Tủ sách Huế
g) Chọn lựa từ 3 - 5 tên đầu sách đưa vào Tủ sách Huế cho năm sau.
h) Huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa để đầu tư xây dựng Tủ sách Huế. Xây dựng Quỹ Phát triển Tủ sách Huế; Ban Điều hành quỹ, Quy chế hoạt động của Ban điều hành quỹ và quy định kêu gọi các nguồn xã hội hóa tài trợ Tủ sách Huế.
Hội đồng tuyển chọn, các Tổ chuyên gia và Tổ giúp việc thống nhất tuyển chọn ấn phẩm vào Tủ sách Huế.
a) Bộ phận thường trực (Sở TT&TT chủ trì) sẽ lập danh mục các sách theo từng lĩnh vực để chuyên gia thẩm định, đề xuất Hội đồng tuyển chọn, trong đó tiếp tục ưu tiên lĩnh vực nghiên cứu Huế và các sách đã được Nhà nước đặt hàng trước đó. Đặt hàng xuất bản những ấn phẩm mới phục vụ công tác học tập, nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá về Huế theo quy hoạch xuất bản. Phấn đấu chọn lựa được trên 3 đầu sách/năm để bước đầu đưa vào Tủ sách Huế;
b) Thông báo, tập hợp, đề xuất danh mục sách xuất bản mới đưa vào Tủ sách Huế
- Ban hành quy định xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu và công bố các xuất bản phẩm Tủ sách Huế;
- Xây dựng app Tủ sách Huế nhằm quản lý, khai thác và quảng bá sâu rộng ở trong nước và quốc tế về các ấn phẩm thuộc Tủ sách Huế;
- Nghiên cứu, xây dựng tổ chức mô hình Tủ sách Huế trong cộng đồng;
- Nghiên cứu, xây dựng tổ chức mô hình Tủ sách Huế trong trường học.
c) Xây dựng đề án thành lập đường sách, phố sách để quảng bá, giới thiệu các ấn phẩm Tủ sách Huế.
3. Giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến 2030
a) Tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn thiện số hóa cơ sở dữ liệu Tủ sách Huế. Thu thập đăng ký nguồn sách, lấy ý kiến rộng rãi của xã hội khi đánh giá chất
lượng nguồn sách và hướng tới xây dựng Tủ sách số Huế.
b) Tiếp tục lập danh mục, đề xuất, tuyển chọn các sách ở các lĩnh vực khác, bao gồm tái bản và xuất bản mới để đưa vào Tủ sách Huế. Căn cứ nhu cầu nghiên cứu, học tập, quảng bá của tỉnh Thừa Thiên Huế và nhu cầu công chúng bạn đọc để biên soạn, xuất bản các ấn phẩm phù hợp.
c) Tổ chức xuất bản, phát hành và xây dựng kế hoạch quảng bá Tủ sách Huế theo kế hoạch hàng năm đến 2030. Chú trọng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền quảng bá nhân dịp Ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày bản quyền thế giới 23/4 và các dịp tổ chức lễ tân đón tiếp các đoàn ngoại giao, làm việc các tổ chức quốc tế, đối tác lớn, địa phương và bạn bè kết nghĩa ở trong và ngoài nước.
a) Lựa chọn những cán bộ, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm về các lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, xuất bản, phát hành... tham gia vào Hội đồng tuyển chọn Tủ sách Huế.
b) Có chính sách thu hút, vận động các Nhà nghiên cứu có uy tín trên địa bàn tỉnh tham gia Tổ chuyên gia.
c) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực Xuất bản - in - phát hành để nâng cao chất lượng nội cả về nội dung và hình thức các xuất bản phẩm được phát hành.
Bên cạnh việc đặt hàng sách mới và tái bản nguồn sách có sắn, cần chú trọng công tác tìm kiếm, vận động các tổ chức, cá nhân cung cấp các nguồn tư liệu quý, các sách độc bản về Huế được lưu giữ tại các thư viện gia đình, tủ sách của các Nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh... để biên soạn, xuất bản, đề xuất đưa vào danh mục Tủ sách Huế.
a) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổng hợp, biên soạn, thiết kế, in ấn nhằm nâng cao chất lượng của các ấn phẩm thuộc Tủ sách Huế.
b) Chú trọng việc xuất bản các ấn phẩm điện tử để đưa lên app Tủ sách Huế nhằm quản lý nguồn dữ liệu và phục vụ công tác quảng bá, đưa ấn phẩm thuộc Tủ sách đến với đông đảo bản đọc trong và ngoài nước.
a) Huy động, thu hút các nguồn lực xã hội, bao gồm từ phía nhà nước lẫn tư nhân để xây dựng và phát triển Tủ sách Huế. Đặc biệt chú ý phương thức huy động xã hội hóa tối đa các thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, trên khắp cả nước và nước ngoài có nhu cầu đầu tư ở Thừa Thiên Huế và nhất là xu hướng doanh nghiệp người Huế xa quê trở về đầu tư hỗ trợ.
b) Vận động các thiết chế văn hóa nước ngoài tại Huế và quốc tế nhằm hỗ trợ nguồn tư liệu và tài chính để phát triển Tủ sách Huế như Viện Văn hóa Pháp, Hội Hữu nghị Việt - Nhật, Nha Lưu trữ Quốc gia, Viện Nghiên cứu Hán Nôm...
c) Thành lập Qũy Phát triển Tủ sách Huế phục vụ hỗ trợ xuất bản, phát hành các ấn phẩm và duy trì, phát triển Tủ sách Huế do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh làm đầu mối quản lý quỹ và xây dựng quy định sử dụng quỹ đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. Giao Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các thủ tục thành lập Quỹ Phát triển Tủ sách Huế theo quy định.
a) Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá Tủ sách Huế một cách thường xuyên, liên tục tại các cơ quan, công sở, địa phương, trường học...trên địa bàn tỉnh.
b) Tăng cường quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài tỉnh.
c) Tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội như: Fanpage, Instagram, Zalo...
d) Đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền Tủ sách Huế nhân dịp hưởng ứng tổ chức Ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày bản quyền thế giới 23/4 hàng năm.
1. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần từ việc đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách địa phương theo hướng dẫn Thông tư 07/2018/TT-BTTTT , ngày 15/5/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí vốn trong dự toán ngân sách hằng năm của tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, cấp xã để thực hiện hỗ trợ xây dựng Tủ sách Huế ở các cấp, các đơn vị.
2. Nguồn vốn lồng ghép triển khai từ các chương trình, đề án có liên quan (chương trình trình mục tiêu phát triển văn hóa, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình hỗ trợ phát triển sáng tạo khoa học - công nghệ, Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh...)
3. Huy động các nguồn tài trợ, nguồn xã hội hóa hợp pháp
4. Nguồn kinh phí từ Qũy Phát triển Tủ sách Huế.
5. Đấu giá tạo nguồn thu cho Quỹ phát triển Tủ sách Huế.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương tổ chức triển khai đề án; xây dựng kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện dự án, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung đề án nếu cần thiết.
b) Thành lập các hội đồng, tổ chuyên gia, tổ giúp việc theo từng lĩnh vực để lựa chọn sách xuất bản, tái bản.
c) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương tham mưu xây dựng:
- Quy định tiêu chí xây dựng, tuyển chọn xuất bản phẩm vào Tủ sách Huế;
- Quy định xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Huế;
- Xây dựng và cập nhật, số hóa danh mục cơ sở dữ liệu về các sách liên quan Huế;
- Quy định xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu và công bố các xuất bản phẩm Tủ sách Huế;
- Xây dựng Tủ sách Huế điện tử (APP tủ sách Huế... )
- Phối hợp tham mưu tổ chức công bố, ra mắt giới thiệu tác phẩm vào Tủ sách Huế.
d) Liên hệ với các nhà xuất bản, các nhà phát hành để xã hội hóa việc tổ chức xuất bản, phát hành Tủ sách Huế.
- Xây dựng các chương trình giới thiệu sách thuộc Tủ sách Huế; lồng ghép tổ chức quảng bá, tuyên truyền Tủ sách Huế nhân dịp Ngày sách Việt Nam 21/4 và Ngày bản quyền thế giới 23/4.
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại thực hiện công tác tuyên truyền về xây dựng và phát triển Tủ sách Huế.
đ) Phối hợp UBND thành phố Huế và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan xây dựng đề án thành lập đường sách, phố sách để quảng bá, giới thiệu các ấn phẩm Tủ sách Huế.
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện đề án; đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung dự án nếu cần thiết.
b) Cử thành viên tham gia xây dựng tiêu chí, Hội đồng xét duyệt sách theo yêu cầu của UBND tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp các sở, đơn vị, địa phương nghiên cứu, xây dựng tổ chức mô hình Tủ sách Huế trong cộng đồng.
d) Phối hợp xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác danh mục cơ sở dữ liệu về các sách liên quan Huế và công bố các xuất bản phẩm Tủ sách Huế. Nghiên cứu, đề xuất các đầu sách liên quan đến văn hóa Huế cần đưa vào Tủ sách Huế theo từng năm và giai đoạn.
đ) Xây dựng các phòng đọc, kệ sách Tủ sách Huế phù hợp với quy mô và nhu cầu phục vụ trong hệ thống thư viện công cộng.
e) Hằng năm tổ chức Ngày sách Việt Nam gắn với các hoạt động mang ý nghĩa thiết thực tạo sự lan tỏa sâu rộng đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng và mọi nguồn lực trong xã hội trong việc đầu tư phát triển văn hóa đọc.
g) Phối hợp xây dựng đề án thành lập đường sách, phố sách để quảng bá, giới thiệu các ấn phẩm Tủ sách Huế.
3. Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện đề án;
b) Lập danh mục đề xuất các sách cần đưa vào Tủ sách Huế theo từng năm và giai đoạn, ưu tiên giai đoạn đầu cho loại sách nghiên cứu Huế.
c) Đề xuất danh mục xuất bản sách khoa học xã hội và nhân văn có giá trị cao liên quan đến Thừa Thiên Huế có chất lượng.
d) Cử thành viên tham gia xây dựng tiêu chí, Hội đồng xét duyệt sách theo yêu cầu của UBND tỉnh.
đ) Đầu mối tổ chức thông báo, tổng hợp danh sách các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm có những bộ sách quý, các công trình giá trị chưa xuất bản để đề nghị xuất bản, tái bản.
e) Hằng năm tổ chức Ngày sách Việt Nam gắn với các hoạt động mang ý nghĩa thiết thực tạo sự lan tỏa sâu rộng đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng và mọi nguồn lực trong xã hội trong việc đầu tư phát triển văn hóa đọc.
4. Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện đề án.
b) Đề xuất các ý kiến điều chỉnh, bổ sung nội dung dự án nếu cần thiết.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan lập danh mục, tác giả tác phẩm cần đưa vào Tủ sách Huế theo từng năm, từng giai đoạn.
d) Cử thành viên tham gia xây dựng tiêu chí, Hội đồng tuyển chọn sách.
đ) Nghiên cứu, xây dựng quy định và chủ trì, phối hợp tổ chức đấu giá tạo nguồn Quỹ thông qua đấu giá sách.
a) Đề xuất những đầu sách để thực hiện chính sách đặt hàng của Nhà nước;
b) Thực hiện công tác xuất bản đảm bảo đúng quy định của Luật Xuất bản
c) Cử thành viên tham gia Hội đồng tuyển chọn và Tổ giúp việc Tủ sách Huế.
a) Chủ trì xây dựng tiêu chí và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức xin hỗ trợ kinh phí từ nguồn hỗ trợ quỹ khoa học - công nghệ.
b) Phối hợp hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký logo độc quyền và điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu Trí tuệ đối với lô-gô Tủ sách Huế; phối hợp xây dựng quy định sử dụng logo cho tất cả ấn phẩm đưa vào Tủ sách Huế.
c) Hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ của tỉnh để xuất bản cho Tủ sách Huế.
7. Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh
a) Đề xuất danh mục xuất bản sách liên quan đến Thừa Thiên Huế có chất lượng. Chủ trì đề xuất danh mục dự thảo tác phẩm về đề xuất những sáng kiến, kinh nghiệm, ý tưởng, giải pháp tốt cho phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế.
b) Chủ trì tham mưu huy động các nguồn tài trợ, nguồn xã hội hóa hợp pháp khác để thành lập Quỹ Phát triển Tủ sách Huế phục vụ hỗ trợ xuất bản, phát hành các ấn phẩm và duy trì, phát triển Tủ sách Huế.
c) Tham mưu cho UBND tỉnh các vấn đề liên quan đến đề án. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan làm đầu mối quản lý quỹ và căn cứ Nghị định 93/2019/NĐ-CP , ngày 25/11/2019 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện để phối hợp Sở Nội vụ tham mưu quy định sử dụng quỹ đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
d) Chủ trì và phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trung tâm Festival Huế, Sở Khoa học và Công nghệ và một số nhà nghiên cứu, họa sĩ tham mưu thiết kế logo, con dấu nhận diện đặc trưng Tủ sách Huế; xây dựng thủ tục pháp lý để cho việc đăng ký logo, con dấu độc quyền và điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu Trí tuệ đối với logo Tủ sách Huế; xây dựng quy định sử dụng logo cho tất cả ấn phẩm đưa vào Tủ sách Huế.
đ) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện đề án.
8. Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện đề án;
b) Đề xuất danh mục xuất bản sách khoa học kỹ thuật liên quan đến Thừa Thiên Huế có chất lượng.
a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đề án; vận động thư viện các trường phổ thông trung học và trung học cơ sở lập Tủ sách Huế tại trường học.
b) Chủ trì, phối hợp Đại học Huế, các sở, đơn vị, địa phương nghiên cứu, xây dựng tổ chức mô hình Tủ sách Huế trong trường học, cơ sở dạy nghề công lập.
c) Chủ động lồng ghép đề án Tủ sách Huế với các chương trình Giáo dục địa phương.
d) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng thư viện trường học, phát động phong trào đọc sách, xây dựng văn hóa đọc trong học sinh và cộng đồng.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
a) Tham mưu, đề xuất việc thành lập Quỹ phát triển Tủ sách Huế;
b) Chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển, Sở Thông tin và Truyền thông bố trí nguồn vốn đầu tư, kinh phí thực hiện dự án.
11. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác của tỉnh
Có trách nhiệm tổ chức ủng hộ phát hành sách, mua sách thuộc Tủ sách Huế để tạo hiệu quả rộng khắp.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Bố trí ngân sách, huy động nguồn lực để tổ chức mua, xây dựng Tủ sách Huế tại địa phương.
b) Lồng ghép việc mua sách thuộc Tủ sách Huế với triển khai thực hiện các chương trình phát triển văn hóa đọc tại địa phương.
c) Phối hợp nghiên cứu, xây dựng tổ chức mô hình Tủ sách Huế trong trường học, cơ sở dạy nghề công lập và trong cộng đồng.
d) Kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện mua, xây dựng Tủ sách Huế tại địa phương.
đ) Chỉ đạo các đơn vị cơ sở thụ hưởng Tủ sách Huế thực hiện tốt Quy định xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách Huế.
e) Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa Tủ sách Huế sâu rộng trong nhân dân và các đối tượng chính hưởng thủ Tủ sách Huế.
g) UBND thành phố Huế chủ trì, nghiên cứu xây dựng đề án hình thành đường sách trên cơ sở các Nhà xuất bản, các công ty phát hành và doanh nghiệp tham gia xã hội hóa theo đúng quy định pháp luật.
13. Các cơ quan báo chí địa phương
Tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về Tủ sách Huế, có chính sách mỗi đơn vị đặt một tủ sách Huế phục vụ công tác bạn đọc./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.