ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2021/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH 48/2016/QĐ-UBND NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
Căn cứ Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2021 của UBND Thành phố ban hành phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 216/TTr-SVHTT ngày 07 tháng 5 năm 2021, Tờ trình bổ sung số 535/TTr-SVHTT ngày 13 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
1. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 6:
“Điều 6. Quản lý mặt bằng và không gian di tích
2. Di tích đã được xếp hạng phải thực hiện cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích, cụ thể:
a) Sau khi di tích được xếp hạng, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Thông tư số 10/2016/TT-BXD ngày 05 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng, các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội có liên quan.”.
“Điều 8. Quản lý hoạt động phát huy giá trị di tích
1. Lễ hội tổ chức tại di tích phải tuân thủ quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và quy định của Thành phố. Việc tổ chức lễ hội phải phù hợp với tính chất, đặc điểm lịch sử của di tích, thuần phong mỹ tục và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nơi có di tích.”.
3. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 9:
“Điều 9. Quản lý, sử dụng nguồn thu của di tích
2. Quản lý, sử dụng:
a) Nguồn thu từ phí tham quan di tích được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố.”.
4. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 10:
“Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; điều chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ phục hồi di tích; điều chỉnh quy hoạch tu bổ di tích được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là tắt là Nghị định số 166/2018/NĐ-CP) và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội có liên quan.
2. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các Sở ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tu bổ di tích; điều chỉnh quy hoạch tu bổ di tích.”.
“Điều 11. Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp, nguồn xã hội hóa và các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích thực hiện theo quy định của Nghị định số 166/2018/NĐ-CP , quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan; phù hợp phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội; đảm bảo tính khả thi của việc huy động nguồn xã hội hóa.”.
6. Sửa đổi khoản 1; điểm a, điểm b khoản 4 Điều 12:
“Điều 12. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích
1. Việc lập dự án tu bổ di tích thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ; Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ phục hồi di tích (sau đây gọi tắt là Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL); quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích:
a) Cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích: Thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, di sản văn hóa, đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Cơ quan chủ trì thẩm định dự án: Thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP .
Cơ quan phê duyệt dự án: Thực hiện theo quy định pháp luật và thành phố Hà Nội về xây dựng.
b) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan về quản lý đầu tư và xây dựng.”.
“Điều 13. Lập, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích
1. Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được lập và thực hiện theo Điều 22 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ; Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ; quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL và quy định pháp luật về xây dựng.
3. Việc điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích: Thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL và các quy định pháp luật khác có liên quan.”.
“Điều 14. Chuẩn bị và thực hiện thi công tu bổ di tích
1. Tổ chức thi công tu bổ di tích phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 61/2016/NĐ-CP).
2. Tổ chức tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP .
3. Việc chuẩn bị và thực hiện thi công tu bổ di tích thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL và quy định của pháp luật về xây dựng.”.
“Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao dự án tu bổ di tích
2. Sau khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư phải gửi 01 (một) bộ Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công đến Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa (đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia) trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.”.
“Điều 16. Tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích
1. Việc Tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích thực hiện theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL”.
Điều 2. Bãi bỏ Điều 19, Điều 20 Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung khác của Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giữ nguyên hiệu lực ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.