ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3089/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 8 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Khí tượng Thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị so 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”;
Theo đề nghị của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố tại Tờ trình số 87/TTr-PCTT ngày 12 tháng 8 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI
RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG, ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân, đặc biệt là người dân tại khu vực thường xuyên chịu tác động của thiên tai, góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường do thiên tai.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:
+ Nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai các văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan tới các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng toàn địa bàn Thành phố;
+ Đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng;
+ Người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới; giông sét, lốc xoáy; sạt lở bờ sông, kênh, rạch; ngập lụt do mưa lớn, triều cường, xả lũ được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai.
- Đến hết năm 2030, phấn đấu đạt được những mục tiêu sau:
+ 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống, ứng phó thiên tai;
+ 100% người dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới; các khu vực thường xuyên hoặc có nguy cơ xảy ra giông sét, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, kênh, rạch, ngập lụt do mưa lớn, triều cường, xả lũ và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;
+ 100% các cấp giáo dục thường xuyên, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đưa nội dung phòng, tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy;
+ 100% phường - xã - thị trấn khi xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng;
+ Phấn đấu 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
1. Thời gian: từ năm 2021 đến năm 2030.
2. Phạm vi: Triển khai thực hiện trên toàn địa bàn Thành phố, trước hết ưu tiên tập trung cho các phường - xã - thị trấn thuộc khu vực có nguy cơ rủi ro cao, thường xuyên chịu tác động của thiên tai như: huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, thành phố Thủ Đức, Quận 12...
- Triển khai các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách tài chính, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, thông tin truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân.
- Củng cố, kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin và truyền thông, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các cấp.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
- Xây dựng, cập nhật, bổ sung tài liệu tập huấn về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng; tài liệu tuyên truyền, truyền thông.
- Tổ chức phổ biến nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư) tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, tập huấn viên, cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.
- Tổ chức phổ biến chính sách, cơ chế, Bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.
- Tập huấn nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống, ứng phó thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai; phóng viên, biên tập viên truyền thanh - truyền hình; báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng xung kích cơ sở; tập huấn chuyên biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên ở các cấp trực tiếp thực hiện Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Tổ chức tuyên truyền, truyền thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng, trong đó, có việc xây dựng phòng triển lãm, trưng bày hình ảnh, mô hình, tư liệu về các thiên tai đã xảy ra trên địa bàn, bài học kinh nghiệm phục vụ tham quan, học tập nâng cao nhận thức.
- Hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn phường - xã - thị trấn như diễn tập phòng tránh thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai, các sự kiện liên quan.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình phường - xã - thị trấn điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống thiên tai.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông; phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các nhóm đối tượng trong xã hội.
- Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
- Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại các khu vực xung yếu, trũng thấp, ven sông, ven biển, thường xuyên xảy ra thiên tai; thiết lập, cập nhật định kỳ bản đồ rủi ro thiên tai chi tiết tới từng quận - huyện, phường - xã - thị trấn; xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Nguồn vốn triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố, bao gồm:
1. Nguồn Ngân sách Thành phố.
2. Nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai Thành phố.
3. Nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức quốc tế.
4. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Giao Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là cơ quan đầu mối, chủ trì, hướng dẫn thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn Thành phố, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố và chịu trách nhiệm:
- Điều phối chung, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai kế hoạch thực hiện Đề án tới các sở, ngành, đơn vị và các địa phương trên địa bàn Thành phố; phê duyệt kế hoạch thực hiện hàng năm của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện và triển khai các quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả của các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, biên tập, triển khai các tài liệu hướng dẫn, nội dung giảng dạy về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để đua vào các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng; hỗ trợ tập huấn theo đề nghị của địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức, đoàn thể;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn Thành phố thực hiện phổ biến, tuyên truyền về các hoạt động trong phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Chịu trách nhiệm tổng hợp, biên tập tài liệu, sản phẩm tuyên truyền từ các cơ quan, đơn vị và các địa phương đã thực hiện để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu dùng chung, phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các nhóm đối tượng trong xã hội;
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ về thông tin trong quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị có hên quan rà soát, tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện các chương trình, nội dung triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án;
- Tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm, sơ kết 5 năm và tổng kết sau khi kết thúc Đề án.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện:
- Xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên, giáo viên kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
- Lồng ghép nội dung phòng, chống, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Xây dựng Phương án đảm bảo an toàn cho học sinh và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra các tình huống thiên tai.
3. Bộ Tư lệnh Thành phố chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện thực hiện việc đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng an ninh - quốc phòng cho đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Nâng cao chất lượng công tác truyền thông, tuyên truyền, đưa tin trong phòng, tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; phối hợp, thực hiện các chương trình truyền thông về giảm nhẹ rủi ro thiên tai từ cộng đồng;
- Yêu cầu các cơ quan, thông tấn, báo chí trên địa bàn Thành phố và hệ thống thông tin các cấp xây dựng kế hoạch, dành thời lượng phát sóng tuyên truyền nội dung của Đề án, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng; phổ biến kiến thức về thiên tai, những tác động của thiên tai và biện pháp phòng chống.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần vào nhiệm vụ lồng ghép nội dung phòng, chống, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa nội dung phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần vào nhiệm vụ xây dựng, biên tập, triển khai các tài liệu hướng dẫn, nội dung giảng dạy về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để đưa vào chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các lớp tập huấn.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện các chương trình có liên quan như:
- Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai cho đối tượng là người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác;
- Tập huấn chuyên môn, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về lồng ghép hòa nhập người khuyết tật trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai;
- Phối hợp hoạt động trong huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để triển khai các hoạt động hòa nhập người khuyết tật, các đối tượng dễ bị tổn thương trong phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
7. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai thực hiện Quyết định này theo quy định.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn việc tổ chức thực hiện cơ chế huy động và tiếp nhận nguồn vốn hợp pháp từ các nguồn khác nhau phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin truyền thông về phòng chống thiên tai theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
9. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai cho chủ doanh nghiệp và người lao động.
10. Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện trong việc tổ chức thực hiện Đề án; chủ động bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
11. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện chủ động bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch hàng năm, đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (vốn xã hội hóa, vốn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân...) để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án của địa phương mình;
- Rà soát, thống nhất danh sách các phường, xã, thị trấn theo thứ tự ưu tiên để thực hiện; chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án;
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng và xây dựng các tài liệu tuyên truyền nội dung của Đề án, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng; phổ biến kiến thức về thiên tai, những tác động của thiên tai và biện pháp phòng chống;
- Thực hiện lồng ghép nội dung của Đề án với các hoạt động có liên quan của các chương trình, dự án khác trên địa bàn, trong đó có việc thiết lập các hệ thống tiếp nhận tin, truyền tin thông báo, cảnh báo thiên tai và xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
- Tổ chức đánh giá, báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện, kiến nghị điều chỉnh nội dung Đề án cho Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (nếu có);
- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
12. Hội Chữ thập đỏ Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành Đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai; tham gia tập huấn; phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; vận động sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của Đề án./.
KHUNG KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ
ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG,
ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8
năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Triển khai các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách tài chính, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, thông tin truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân |
Sở Tài chính, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
2021-2022 |
2 |
Củng cố, kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin và truyền thông, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các cấp |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Thường xuyên |
3 |
Lồng ghép nội dung phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
2021 - 2022 |
4 |
Triển khai nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh |
Bộ Tư lệnh Thành phố |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
2021 - 2022 |
5 |
Xây dựng, cập nhật, bổ sung tài liệu tập huấn về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng; tài liệu tuyên truyền, truyền thông |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Thường xuyên |
1 |
Tổ chức phổ biến nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư) tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm |
Bộ Tư lệnh Thành phố |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2030 |
2 |
Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Thường xuyên |
3 |
Tổ chức phổ biến chính sách, cơ chế, bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Thường xuyên |
4 |
Tập huấn nâng cao kiến thức về thiên tai, kỹ năng phòng, chống, ứng phó thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công tác tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai; phóng viên, biên tập viên truyền thanh - truyền hình; báo cáo viên, tuyên truyền viên, lực lượng xung kích cơ sở; tập huấn chuyên biệt cho các đối tượng dễ bị tổn thương tại cộng đồng |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố liên quan |
Thường xuyên từ năm 2023 đến năm 2030 |
5 |
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; các cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố |
Thường xuyên |
6 |
Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên ở các cấp trực tiếp thực hiện Kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố liên quan |
Thường xuyên |
1 |
Tổ chức tuyên truyền, truyền thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng, trong đó, có việc xây dựng phòng triển lãm, trưng bày hình ảnh, mô hình, tư liệu về các thiên tai đã xảy ra trên địa bàn, bài học kinh nghiệm phục vụ tham quan, học tập nâng cao nhận thức |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Sở Văn hóa và Thể thao và các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố liên quan |
Thường xuyên |
2 |
Hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn phường - xã - thị trấn như diễn tập phòng tránh thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai, các sự kiện liên quan |
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố |
Thường xuyên |
3 |
Xây dựng và nhân rộng mô hình phường - xã - thị trấn điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống thiên tai |
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
2022-2025 |
4 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông; phổ biến, chia sẻ rộng rãi đến các nhóm đối tượng trong xã hội; phát triển cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
2021-2022 |
5 |
Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng |
Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố liên quan |
Thường xuyên |
6 |
Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng, chống thiên tai tại các khu vực xung yếu, trũng thấp, ven sông, ven biển, thường xuyên xảy ra thiên tai; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi ro thiên tai chi tiết tới từng quận - huyện, phường - xã - thị trấn |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố liên quan |
Thường xuyên |
7 |
Thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện. |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố liên quan. |
2021-2022 |
1 |
Tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm, sơ kết 5 năm và báo cáo tổng kết sau khi kết thúc Đề án. |
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
Các sở, ban, ngành, đơn vị Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện |
Thường xuyên |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.