ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3089/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 8 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH THANH HÓA, PHIÊN BẢN 1.0
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ các văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông: Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 24/4/2015 ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0; Công văn số 2384/BTTTT-THH ngày 28/7/2015 hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, Mẫu đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 990/TTr-STTTT ngày 08/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, Phiên bản 1.0 (sau đây gọi tắt là Kiến trúc CQĐT Thanh Hóa) với những nội dung chính như sau:
a) Mục tiêu chung
Xây dựng mô hình Kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa nhằm xác định lộ trình xây dựng CQĐT tỉnh Thanh Hóa; là cơ sở cho việc Quyết định đầu tư triển khai CQĐT cấp tỉnh; triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xác định mô hình triển khai tổng thể CQĐT tỉnh Thanh Hóa theo 4 giai đoạn đã được định nghĩa trong Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (CPĐT), phiên bản 1.0.
- Xác định nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong việc triển khai 9 thành phần theo Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam.
- Xác định mô hình công nghệ triển khai CQĐT tỉnh Thanh Hóa.
- Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật triển khai 9 thành phần theo Khung kiến trúc CQĐT tỉnh Thanh Hóa;
- Xác định lộ trình triển khai giai đoạn 2017 - 2020.
2. Nguyên tắc chung xây dựng Kiến trúc CQĐT Thanh Hóa
- Kiến trúc CQĐT của tỉnh phải phù hợp với Kiến trúc CPĐT Việt Nam đã được ban hành và phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng CNTT của quốc gia.
- Phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 về chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
- Các ứng dụng CNTT cần được xây dựng hướng đến dùng chung, có tính sử dụng cao, chung một nền tảng tích hợp; phù hợp với quy trình nghiệp vụ, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình nghiệp vụ.
- Xây dựng giải pháp hệ thống, ứng dụng CNTT phục vụ nội bộ, dịch vụ công cần ưu tiên công nghệ nền tảng Web, đi theo xu hướng phát triển Internet, khai thác được trên đa nền tảng như máy tính, thiết bị di động, thiết bị thông minh cầm tay. Các Hệ thống thông tin (HTTT) cũ không đáp ứng được khi tham gia vào Kiến trúc CQĐT cần được nâng cấp, thay thế cho phù hợp.
- Triển khai ứng dụng CNTT có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên triển khai trước các dịch vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao; Không triển khai các nội dung trùng lặp với các HTTT, cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, các HTTT chuyên ngành mà cần kết nối, chia sẻ, sử dụng lại.
- Quản lý thông tin theo hướng tập trung, thống nhất, bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các HTTT/CSDL trong và ngoài tỉnh và các cơ quan liên quan khác. Thông tin, dữ liệu phải được kế thừa, tái sử dụng, mở rộng và chia sẻ tối đa nhằm giúp giảm chi phí thu thập, cập nhật, tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu, chuyển đổi thông tin giúp hệ thống ứng dụng phục vụ người dùng hiệu quả hơn.
- Tiêu chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ của CQNN và cho phép kết nối hiệu quả hơn mang đến lợi ích cho người sử dụng dịch vụ do chính quyền cung cấp. Các CQNN khi tham gia vào CQĐT áp dụng các phương pháp tiếp cận phù hợp với một ngôn ngữ chung, tiêu chuẩn và thống nhất cơ chế quản trị để quản lý quy trình nghiệp vụ và khả năng tương tác được mô tả trong Kiến trúc.
- Các giải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin được triển khai ở mọi thành phần trong Kiến trúc, đồng bộ với quy trình, chính sách, đào tạo và đi kèm với giải pháp cụ thể để phòng tránh thảm họa. Tránh tình trạng có các lỗ hổng bảo mật khi quá tập trung vào bảo mật một số thành phần trong khi xem nhẹ bảo mật các thành phần khác.
- Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng CNTT của quốc gia, chuyên ngành.
- Việc đầu tư thiết bị, hệ thống CNTT trước hết phải thực sự cần thiết, đúng mục đích; tận dụng tối đa các thiết bị và hệ thống CNTT đã đầu tư trước đó để tránh lãng phí. Hạ tầng viễn thông, máy chủ phải được đầu tư trên nguyên tắc tận dụng được hiện trạng, dễ dàng mở rộng nâng cấp. Ngoài ra, cần tính toán chi phí của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống CNTT, bao gồm cả chi phí bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật.
3. Các giai đoạn phát triển CQĐT tỉnh Thanh Hóa
Theo Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 1.0: Phát triển CPĐT là quá trình lâu dài, liên tục, qua các giai đoạn khác nhau. Việc phân chia các giai đoạn phát triển CPĐT nhằm xác định mức độ phát triển CPĐT của mỗi cơ quan, cũng như làm cơ sở xác định lộ trình, kế hoạch triển khai CPĐT đúng hướng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu thực tế.
Các giai đoạn phát triển CQĐT của tỉnh Thanh Hóa được xác định như sau:
- Giai đoạn 1: Hiện diện (Presence) Cơ quan nhà nước (CQNN) chuẩn hóa, tin học hóa quy trình nghiệp vụ tác nghiệp; bắt đầu có sự hiện diện các cơ quan trong tỉnh trên mạng Internet, mục đích chính là cung cấp các thông tin cơ bản như chức năng, nhiệm vụ, địa chỉ liên hệ, thời gian làm việc và có thể cung cấp thêm các văn bản liên quan đến xã hội.
- Giai đoạn 2: Tương tác (Interaction) CQNN thực hiện các mục tiêu cải cách hành chính phục vụ công dân, doanh nghiệp thông qua việc kết nối liên thông quy trình nghiệp vụ hệ thống thông tin (HTTT), khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, CSDL địa phương nhằm cắt giảm đơn giản hóa thành phần hồ sơ, giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính.
- Giai đoạn 3: Giao dịch (Transaction) CQNN thực hiện giao dịch điện tử với các CQNN trong hoạt động tác nghiệp, giao dịch điện tử với công dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
- Giai đoạn 4: Chuyển đổi (Transformation) CQNN ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence); Internet kết nối vạn vật (Internet of things) và CSDL lớn (Big Data) trong việc linh hoạt tổ chức bộ máy, cách thức hoạt động điều hành, tác nghiệp; nâng cao chất lượng phục vụ công dân, doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện 4 giai đoạn xây dựng CQĐT tỉnh Thanh Hóa có thể được tiến hành song song, đan xen cùng với nhau phù hợp với hiện trạng, đặc thù phát triển CQĐT của từng CQNN trên địa bàn của tỉnh.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.