ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 308/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 28 tháng 07 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008; Luật Giao thông đường thủy ngày 15/6/2004; Luật Đường sắt ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua “Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung sau:
- Giai đoạn 2015 - 2020: Tập trung nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, một số tuyến đường huyện, đường đến trung tâm các xã khó khăn, đầu tư mở mới một số tuyến phục vụ kết nối, công nghiệp, khu vực dân cư, đô thị. Phát triển đường thủy nội địa và đường sắt đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, chia sẻ thị phần hợp lý với vận tải đường bộ. Nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics và nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng cạn trên địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Hoàn chỉnh, từng bước hiện đại hoá KCHT GTVT, nâng cao chất lượng khai thác, đảm bảo vận tải thông suốt toàn bộ mạng lưới đối nội và đối ngoại.
2.1. Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng
a) Đường bộ
- Đường cao tốc: Hoàn thành cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, 2-4 làn xe.
- Quốc lộ: Thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai xây dựng nền đường vành đai V thủ đô Hà Nội tiêu chuẩn 4 - 6 làn xe.
- Đường tỉnh: Cải tạo, nâng cấp, đưa vào cấp đường tỉnh với mục tiêu ở vùng đồng bằng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV trở lên; miền núi đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V. Chuyển một số Đường huyện quan trọng lên thành đường tỉnh, kết hợp mở một số tuyến, đoạn tuyến mới ở những khu vực cần thiết.
- Giao thông nông thôn: Cứng hóa mặt đường đường huyện đạt khoảng 87 - 90%; đường xã đạt 58,5 - 65%; Nâng cấp đường thôn, bản đạt tiêu chuẩn GTNT loại B, cứng hóa mặt đường đạt 55- 60%, thực hiện duy tu bảo dưỡng trên 70% khối lượng.
- Giao thông đô thị: Phát triển giao thông đô thị được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, phát triển không gian và bố trí hạ tầng kỹ thuật của đô thị.
b) Đường thủy nội địa: Tận dụng tối đa lợi thế đường sông; nạo vét luồng lạch, chỉnh trị dòng sông đảm bảo cho các phương tiện có tải lớn. Xây dựng thêm cảng mới, các bến bãi, bến khách ngang sông nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vận tải. Kết hợp giao thông đường thủy với giao thông đường bộ.
c) Đường sắt: Thực hiện theo Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Khai thác tối đa, hiệu quả 2 tuyến đường sắt hiện đang hoạt động; Đầu tư nâng cấp hệ thống đường, nhà ga, bến bãi, đảm bảo tốc độ và an toàn chạy tàu.
2.2. Mục tiêu phát triển vận tải và phương tiện
a) Đường bộ:
Vận tải hàng hóa: KLVC đến năm 2020 đạt 25,4 triệu tấn, 2030 đạt 77 triệu tấn, tăng trưởng bình quân đến năm 2020 là 8,28%/năm, giai đoạn 2021-2030 là 11,73 %/năm
Vận tải hành khách: KLVC đến 2020 đạt 47,3 triệu HK, đến 2030 đạt 139,4 triệu HK, tăng trưởng bình quân đến năm 2020 là 11,69%/năm, giai đoạn 2021-2030 là 11,43%/năm.
Vận tải khách công cộng đô thị: Đến năm 2020 đảm bảo vận chuyển được khoảng 40% nhu cầu. Từng bước tổ chức nâng cao chất lượng vận tải khách nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại.
b) Đường thủy nội địa:
KLVCHH đường thủy nội địa đến 2020 đạt 3,97 triệu tấn, năm 2030 đạt 6,37 triệu tấn, tăng trưởng bình quân đến năm 2020 là 11,97%/năm, giai đoạn 2021 - 2030 là 18,5%/năm.
Phát triển phương tiện vận tải đường thủy có trọng tải lớn; tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải của các phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là các phương tiện chở khách ngang sông, dọc tuyến và phương tiện thủy thô sơ.
c) Đường sắt: KLVCHH đường sắt đến 2020 đạt 168.970 tấn, tăng trưởng bình quân là 18%/năm; KLVC hành khách đến 2020 đạt 105.000 người, tăng trưởng bình quân là 11%/năm.
2.3. Đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm xe cơ giới
Đến năm 2020 lưu lượng đào tạo của các cơ sở đạt 4.500 học viên. Tổng số đào tạo và sát hạch đạt từ 12.000 - 14.000 học viên/năm. Đầu tư nâng cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hiện có, phát triển dây chuyền kiểm định mới.
2.4. Công nghiệp GTVT.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp đóng mới, lắp ráp phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu; xây dựng mới các xưởng sửa chữa ô tô trên địa bàn trong tỉnh.
3. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3.1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
a) Đường bộ:
- Cao tốc và quốc lộ: Bao gồm 02 tuyến cao tốc và 04 tuyến quốc lộ (trong đó bổ sung tuyến QL17 được nâng lên từ ĐT398B, ĐT398 (đoạn Km 12+064 - Km50), ĐT292 (đoạn Km27+300 - Km35 (Tam Kha)).
+ Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020 đầu tư cao tốc đoạn từ Km113+985/QL1 (giao QL31) đến cầu Như Nguyệt, dài 19 km thành 4 làn xe trên cơ sở QL1 hiện tại, đoạn từ Đồng Ú đến giao QL31 (khoảng Km113+985) xây dựng mới 2 làn xe; giai đoạn 2021-2030 hoàn thành đầu tư 4-6 làn xe.
+ Cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái: Hoàn thành sau năm 2020.
+ Các Quốc lộ: Giai đoạn 2015-2020: QL1 duy trì cấp III; QL31 đầu tư nâng cấp đoạn Km0 - Km40 đạt cấp III, đoạn Km40 - Km76 (TT An Châu) đạt cấp IV; QL37 nâng cấp đoạn Km 13+000 - Km46+400 đạt cấp III và xây dựng cầu Cẩm Lý tách khỏi đường sắt; các đoạn còn lại duy trì theo cấp hiện trạng; QL279 duy trì đoạn tuyến đạt cấp IV; hoàn thành đoạn tuyến từ ĐT398 đi QL18 và triển khai xây dựng đoạn tránh thành phố Bắc Giang quy mô 4 làn xe. Giai đoạn 2021-2030 hoàn thành toàn bộ các QL31, QL37, QL17 đạt cấp III, riêng QL279 duy trì cấp IV.
- Đường Vành đai V thủ đô Hà Nội (tuyến qua địa bàn tỉnh Bắc Giang từ Cẩm Lý qua TP. Bắc Giang, Tân Yên và nối sang Thái Nguyên, dài 51,3 km). Giai đoạn đến 2015-2020 xây dựng nền đường đoạn từ cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến ĐT.294, dài 29,7 km đạt cấp III. Giai đoạn 2021-2030 xây dựng đoạn từ Cẩm Lý đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, dài 21,6 km đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, 4 làn xe; nâng cấp đoạn từ cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đến ĐT.294 đạt cấp II, 4 làn xe.
- Tuyến kết nối cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và Hà Nội - Thái Nguyên: Giai đoạn 2015 - 2020 triển khai xây dựng tuyến đạt cấp III đồng bằng theo hình thức BOT. Giai đoạn 2021 - 2030 Duy trì tuyến.
- Đường tỉnh: Hệ thống đường tỉnh trên địa bàn còn 17 tuyến do chuyển đường tỉnh 398 thành QL17 (chi tiết quy hoạch các tuyến đường tỉnh theo báo cáo quy hoạch). Nâng cấp đường huyện lên đường tỉnh, bao gồm giai đoạn 2015-2020 nâng cấp 14 tuyến; giai đoạn 2021-2030 nâng cấp 9 tuyến. Mở mới 4 tuyến đường tỉnh (tuyến Đình Trám - Nội Hoàng - Đồng Sơn - ĐT 293; tuyến nối Lạng Giang - Tân Yên - Việt Yên - Hiệp Hoà; tuyến Bến Tuần - Hương Gián kết nối ĐT 293; đường vành đai IV địa phận tỉnh Bắc Giang quy hoạch thành đường tỉnh).
- Giao thông nông thôn:
+ Điều chỉnh tăng tỉ lệ cứng hóa (do hiện đã thực hiện được vượt dự kiến theo quy hoạch tại Quyết định số 71/QĐ-UBND), cụ thể trong giai đoạn 2015-2020 cứng hóa mặt đường đường huyện đạt khoảng 87 - 90%; cứng hóa mặt đường đường xã đạt 58,5-65%; Nâng cấp đường thôn, bản đạt tiêu chuẩn GTNT loại B, cứng hóa mặt đường đạt 55 - 60%, thực hiện duy tu bảo dưỡng trên 70% khối lượng.
+ Bổ sung quy hoạch nâng cấp một số tuyến quan trọng tại các huyện đáp ứng điều kiện đi lại của nhân dân, tạo điều kiện kết nối giao thương phát triển kinh tế - xã hội.
- Giao thông đô thị: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị phải phù hợp với Quy hoạch Xây dựng đô thị được duyệt và phải phối hợp quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng với nhau để tránh lãng phí trong xây dựng, chồng chéo trong quản lý.
- Bến bãi:
+ Bến xe, bãi đỗ: Giai đoạn 2015 - 2020 thực hiện xây dựng mới 06 bến xe khách ở các huyện, thành phố: 02 thành phố Bắc Giang, 01 Yên Dũng, 01 Lục Nam, 01 Sơn Động và 01 Hiệp Hòa; nâng cấp bến xe Bố Hạ (Yên Thế) đạt loại 4, bến xe Xuân Lương (Yên Thế) đạt loại 5; bến xe Chớp huyện Hiệp Hòa thành bến xe khách phía Nam thị trấn Thắng mở rộng bến loại 2. Giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện xây dựng mới 12 bến xe khách ở các huyện: 01 Yên Dũng, 01 Lục Nam, 03 Sơn Động và 04 Hiệp Hòa, 02 Yên Thế, 01 Việt Yên.
+ Trạm nghỉ là các điểm dừng đỗ dọc đường: Giai đoạn 2015 - 2020 thực hiện xây dựng các trạm nghỉ trên đường tỉnh 293, đặc biệt tại các khu vực tiếp cận du lịch tâm linh chùa Vĩnh Nghiêm, suối Mỡ, Tây Yên Tử; xây dựng các điểm dừng đỗ trên quốc lộ và đường tỉnh: Quốc lộ 31, quốc lộ 37, quốc lộ 279, quốc lộ 17; đường tỉnh 242; 290; 293; 294; 295; 295B; 296; 297; (tổng số 172 điểm). Giai đoạn 2021-2030 thực hiện xây dựng trạm dừng nghỉ Sơn Động trên quốc lộ 279.
b. Đường thủy nội địa.
- Tuyến đường thủy: Bổ sung thêm quy hoạch chiều rộng luồng, chiều sâu mớn nước và công tác duy tu nạo vét cho các tuyến sông chính để phù hợp với Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Cảng, bến đường thủy nội địa: Giai đoạn đến 2020 thực hiện quy hoạch cảng xăng dầu, Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc; Cảng Á Lữ (chuyển cảng Á Lữ về Tân Tiến - TP Bắc Giang thành cảng hành khách); nâng cấp bến Cẩm Lý thành cảng Cẩm Lý, nâng cấp bến Lục Nam, Mỹ An, nâng cấp tuyến kết nối các cảng, bến với QL37; Quy hoạch cảng Đồng Sơn thành cảng đầu mối giao thông thủy - đường sắt - đường bộ để tăng khả năng phối hợp tổ chức vận chuyển, là cảnh hàng hóa, kết nối với đường tỉnh quy hoạch nối QL37 - Nội Hoàng - QL17 - Đồng Sơn; xây dựng mới cảng Quang Châu (có khả năng xếp dỡ contener) tại xã Quang Châu-Việt Yên; xây dựng tuyến kết nối cảng Quang Châu với cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.
- Bến khách ngang sông: Trên cơ sở 58 bến khách ngang sông hiện có, quy hoạch lại cho hợp lý; bỏ bớt những bến quá gần nhau, khoảng cách giữa 2 bến bảo đảm tối thiểu 1.000 m và tổ chức quản lý hoạt động theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 373/QĐ-UBND ngày 01/8/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang.
c. Đường sắt: Cập nhật Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2050.
- Giai đoạn đến năm 2020: Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo nâng cấp tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Phả Lại; khôi phục đoạn tuyến đường sắt nối đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn với nhà máy đạm và hóa chất Hà Bắc, nâng cấp các ga và bãi bốc xếp hàng hóa đáp ứng nhu cầu.
- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030: Nghiên cứu khôi phục tuyến Kép - Lưu Xá và đưa tuyến vào hoạt động ổn định, bảo đảm an toàn chạy tàu, đưa dần vào cấp; nghiên cứu, xây dựng mới tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa; duy trì hoạt động tuyến đường sắt chuyên dùng; nghiên cứu, xây dựng 1 ga đường sắt tổng hợp mới quy mô 20 ha nằm trong khu vực giao giữa đường vành đai 5 - vùng Thủ đô Hà Nội và đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.
3.2. Quy hoạch vận tải và phương tiện:
- Các tuyến vận tải
+ Vận tải khách cố định liên tỉnh: Mở thêm 51 tuyến vận tải kết nối với 37 tỉnh, thành phố trong cả nước; quy hoạch các tuyến vận tải khách liên tỉnh sẽ được điều chỉnh phù hợp với quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh.
+ Vận tải khách cố định nội tỉnh, tuyến buýt: Chuyển 1 tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh có cự ly dưới 50km và có tần suất chuyến trong ngày tương đối lớn thành tuyến vận tải bằng xe buýt; kết hợp mở mới các tuyến nội tỉnh, tuyến buýt khác có nhu cầu.
- Phương tiện vận tải: Số lượng phương tiện đường bộ đến 2020 sẽ có khoảng 38.728 xe các loại. Đến năm 2030 dự báo khoảng 72.149 chiếc.
- Quy hoạch đầu mối vận tải lớn.
+ Cảng cạn: Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và phân phối khối lượng hàng hóa (đặc biệt hàng hóa vận chuyển bằng container), quy hoạch cảng cạn tại xã Đồng Sơn thành phố Bắc Giang và thị trấn Kép, huyện Lạng Giang. Giai đoạn 2015 - 2020 có quy mô 30 ha, giai đoạn 2021 - 2030, mở rộng đạt quy mô trên 50 ha (theo Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ).
+ Trung tâm logistics: Xây dựng Trung tâm logistics tại thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang để tận dụng vị trí là vùng trung chuyển trên hành lang kinh tế Việt - Trung và “cửa ngõ kép” của khu vực. Xây dựng tuyến đường kết nối giữa cảng cạn, Trung tâm Logistics với quốc lộ 1.
3.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông vận tải:
- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng các cơ sở sửa chữa hiện có để đáp ứng được nhu cầu sửa chữa phương tiện và gia công cơ khí phục vụ cho vận tải; duy trì ổn định sản xuất đối với 2 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy hiện có và đầu tư xây dựng thêm một cơ sở đóng mới và sửa chữa phía bờ phải sông Cầu thuộc địa bàn xã Quang Châu hoặc xã Vân Trung huyện Việt Yên.
- Quy hoạch phát triển trung tâm đăng kiểm xe cơ giới: Giai đoạn 2015 - 2020 xây dựng mới 2 trung tâm kiểm định, trong đó 01 Trung tâm tại TP Bắc Giang; 01 Trung tâm kiểm định ở huyện Lục Nam (hoặc huyện Lạng Giang). Giai đoạn 2021 - 2030 mở rộng thêm 12 dây chuyền của Trung tâm kiểm định ở TP Bắc Giang và huyện Lục Nam (hoặc huyện Lạng Giang).
- Quy hoạch Cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe cho phù hợp với số lượng giai đoạn hiện nay và dự báo giai đoạn tiếp theo.
3.4. Nhu cầu đất cần bổ sung cho các công trình, dự án của Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 (chưa bao gồm đất bến bãi và hành lang GT) là 1588,60 ha.
3.5. Nhu cầu vốn đầu tư Đầu tư XDCB kết cấu hạ tầng: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2015-2020 khoảng 18.302 tỷ đồng, bình quân khoảng 3.660 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2021-2020 khoảng 17.815 tỷ đồng, bình quân khoảng 1.781 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, Trái phiếu chính phủ, tín dụng, vốn PPP, ODA, BOT và xã hội hóa; trong đó vốn Trái phiếu chính phủ, ODA, BOT và xã hội hóa chiếm tỷ trọng lớn.
4. Giải pháp quản lý, thực hiện quy hoạch
Trong điều chỉnh quy hoạch đưa ra 08 nhóm giải pháp quản lý và thực hiện quy hoạch, gồm:
4.1- Giải pháp, chính sách quản lý nhà nước;
4.2- Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển GTVT;
4.3- Giải pháp, chính sách về khoa học công nghệ;
4.4- Giải pháp, chính sách về bảo trì;
4.5- Giải pháp, chính sách về phát triển nguồn nhân lực;
4.6- Giải pháp, chính sách tuyên truyền, khuyến khích các TPKT phát triển GTVT;
4.7- Giải pháp, chính sách đảm bảo an toàn giao thông;
4.8- Giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường.
(Có Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/3/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức công bố, triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 4. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.