UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3079/2009/QĐ-UBND |
Hạ Long, ngày 08 tháng 10 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 / 11/ 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ "Về thi
hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng";
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
"Về việc ban hành Quy chế quản lý rừng";
Căn cứ Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn "Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho tuê rừng,
thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn";
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
1496/TTr-NN&PTNT ngày 29/9/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định một số chính sách phát triển rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM.UBND
TỈNH QUẢNG NINH |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3079/2009/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh).
Điều 1. Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng sản xuất:
1. Tỉnh Quảng Ninh khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Rừng sản xuất là rừng đa mục đích, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Ưu tiên các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ và phát triển rừng sản xuất ở các xã đặc biệt khó khăn, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển rừng ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng sản xuất:
1. Tăng nhanh diện tích rừng trồng sản xuất hàng năm.
2. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng bào sống bằng nghề rừng.
3. Thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, bao gồm thị trường cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Các tổ chức trong và ngoài nước, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng:
Thực hiện quản lý rừng và đất rừng đúng qui định tại Điều 4 Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính Phủ "Về việc ban hành Qui chế quản lý rừng".
1. ưu tiên nhu cầu nhận đất để trồng rừng cho người dân địa phương, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghốo, đời sống khú khăn.
2. Đối với các tổ chức và doanh nghiệp (gọi tắt là doanh nghiệp) thực hiện theo các tiêu chí và chớnh sách ưu tiên như sau:
a) Có giấy phép kinh doanh đúng ngành nghề, thực sự có năng lực về tài chính, cú kỹ thuật và kinh nghiệm làm nghề rừng, có thuyết minh đầy đủ và đảm bảo bằng các yếu tố pháp lý:
- Năng lực về tài chính được các tổ chức ngân hàng xác nhận nguồn tài chính đảm bảo tính khả thi khi triển khai các dự án (tối thiểu tương ứng với tổng mức đầu của dự án đầu tư làm nghề rừng);
- Danh sách lực lượng kỹ thuật thực có của doanh nghiệp, kèm theo các hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn lực này;
b) Các doanh nghiệp đáp ứng đủ mục a tại khoản 2 Điều 5 quyết định này được ưu tiên nếu đáp ứng:
- Liên doanh, liên kết trồng, bảo vệ rừng với các hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực triển khai dự án (trên cơ sở nguời dân góp vốn bằng nhân lực, đất, rừng hiện có) và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo an sinh xã hội;
- Dự án trồng rừng kết hợp đầu tư cơ sở sản xuất chế biến và tiêu thụ lâm sản.
- Doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có hiệu quả;
- Doanh nghiệp đã có cán dự án trồng rừng thành công, có xác nhận cụ thể của chính quyền địa phương nơi dự án đã triển khai (nếu có);
- Tham gia đấu thầu rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt giá rừng), để thu hồi nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã đầu tư;
c) Không ưu tiên các doanh nghiệp trong một hoặc các trường hợp sau:
- Các doanh nghiệp thực hiện tiến độ chậm so với dự án đã được phê duyệt thì thu hồi diện tích cho thuê, không xét cấp hoặc cho thuê tiếp;
- Các doanh nghiệp nhận rừng và đất rừng nhưng đã chuyển dự án cho tổ chức khác thì không xét cấp hoặc cho thuê tiếp;
- Các hộ gia đình đã được giao đất, giao rừng nhưng đã chuyển nhượng thì không được giao tiếp;
đ) Nếu các doanh nghiệp đều đảm bảo các tiêu chí như nhau và trên cùng một địa điểm sẽ thực hiện giải pháp đấu thầu.
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân cán huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch đất trồng rừng sản xuất theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng đã được phê duyệt và thông báo công khai để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng.
2. Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án giao đất, giao rừng theo đúng Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc ban hành Qui chế quản lý rừng" và trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn "Về việc hướng dẫn trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn”.
Điều 7. Trách nhiệm của các ngành và địa phương:
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án giao đất, giao rừng cụ thể của địa phương; xác định rõ quỹ đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất chưa giao, chưa cho thuê trên địa bàn. Các đề án, phương án giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp được hoàn thành trong quý I năm 2010 và được công khai rộng rãi tại địa phương để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài Chính, Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn (khi có các dự án phát triển rừng trên địa bàn huyện Vân Đồn) và các ngành liên quan tham mưu, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thành lập Hội đồng để xem xét lựa chọn doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư phát triển rừng và tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện qui định này.
Trong quá trình thực hiện qui định này, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để phối hợp các ngành chức năng tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung sửa đổi cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.