ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 14 tháng 01 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 18/TTr-SNN ngày 06/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025
(Có Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI MỘT SỐ BẢN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Phê duyệt Kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 14 tháng
01 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Là tỉnh miền núi nông thôn Lai Châu có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu đa dạng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng có chất lượng, giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó tỉnh còn có bản sắc văn hóa độc đáo và đa dạng của 20 dân tộc; phát triển du lịch nông thôn là hướng đi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thực tế của tỉnh, du lịch nông thôn không đòi hỏi đầu tư nhiều song kết quả thu được lại rất lớn và có tác động đến nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội và môi trường. Phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng sẽ huy động được nguồn nội lực của nhân dân, khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hiện có của cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao mức sống, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh thời gian qua vẫn chưa thật sự có chiều sâu, chưa chuyên nghiệp và còn nhỏ lẻ; sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản; hạ tầng và cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, hoặc đã được đầu tư nhưng không bảo đảm chất lượng; liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch còn yếu, giá trị thu nhập chưa cao và thiếu bền vững; việc gắn kết giữa xây dựng nông thôn mới, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa bản địa với du lịch chưa rõ nét... Do vậy việc xây dựng Đề án “Xây dựng bản nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025” là hết sức cần thiết.
1. Căn cứ pháp lý
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Thông báo số 19/TB-VPCP ngày 11/1/2019 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”;
Quyết định số 316-QĐ/TU, ngày 22/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Tỉnh ủy Lai Châu về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Số 31/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; số 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 về Quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 về Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 30/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020;
2. Căn cứ thực tiễn
11 bản được lựa chọn thí điểm trong Đề án là những bản có điều kiện thiên nhiên, kinh tế xã hội nổi trội của các vùng, được các huyện, thành phố lựa chọn triển khai; mỗi bản đại diện cho 1 huyện để thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn (riêng huyện Tam Đường lựa chọn 3 bản). Trong 11 bản có 6 bản thuộc các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn. Trên địa bàn tỉnh đã có một số bản khai thác nét đặc sắc của cảnh quan, văn hóa dân tộc để phát triển thành điểm du lịch như: Sì Thâu Chải - huyện Tam Đường, Sìn Suối Hồ - huyện Phong Thổ...
1. Phạm vi không gian: Đề án được thực hiện ở 11 bản của 11 xã bao gồm: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Súi Hồ); bản Vàng Pheo (xã Mường So); bản Thẩm Phé (xã Mường Kim); bản Phúc Khoa (xã Phúc Khoa); bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu); bản Lao Tỷ Phùng (xã Nùng Nàng); bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình); bản Sà Dề Phìn (xã Xà Dề Phìn); bản Chang (xã Lê Lợi); bản Bó (xã Mường Tè); bản Gia Khâu 1 (xã Nậm Lỏong).
2. Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2020-2025.
KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG THÔN CỦA 11 BẢN
I. KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG THÔN CỦA 11 BẢN
1. Bản Chang xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn
1.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Chang xã Lê Lợi có diện tích tự nhiên 654,51 ha, nằm cách trung tâm huyện Nậm Nhùn 20 km, bản có 102 hộ với 450 khẩu, trong đó dân tộc Thái là chủ yếu (chiếm 98% dân số).
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: bản có 4,52 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa 100%, tuy nhiên có 400m đoạn đường từ TL 127 vào bản đã xuống cấp cần nâng cấp, sửa chữa; bản có 2 điểm trường mầm non, 1 điểm trường tiểu học có quy mô 6 phòng học; nước sinh hoạt có 2km đường ống nước sinh hoạt cung cấp nước cho 102/102 hộ; bản có 1 nhà văn hóa bản 54m2 và khu vui chơi thể thao 100m2; hiện nay bản không còn nhà tạm, có 83 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng; bản có 3km đường điện lưới quốc gia, 1 trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện cho 102 hộ, đạt 100%; có 350 m đường điện chiếu sáng công cộng, tuy nhiên hệ thống điện chiếu sáng vẫn còn hạn chế, nhiều đoạn đường bản chưa được đầu tư.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng ngô, dứa và khai thác đánh bắt thủy sản). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 18 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 10,14%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 43%; có 92,4% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 31,6%.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đảm bảo các tiêu chí, tuy nhiên chưa tạo được cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; mai táng của bản chủ yếu theo tập quán chưa đảm bảo quy định và quy hoạch; trên địa bàn bản chưa có hoạt động thu gom xử lý rác thải.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
1.2. Kết quả về du lịch nông thôn: Hiện nay trên địa bàn bản chưa có hoạt động về du lịch nông thôn
1.3. Những hạn chế: Thu nhập bình quân/người của bản còn thấp (18 triệu đồng), chưa đảm bảo duy trì theo tiêu chí nông thôn mới; môi trường chưa thực sự xanh, sạch, đẹp; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
1.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản có đường Quốc lộ 12 và tỉnh lộ 127 đi qua, có lòng hồ thủy điện thuận lợi cho phát triển giao thông đường bộ, đường thủy và đánh bắt thủy hải sản, phát triển du lịch lòng hồ.
Bản Chang xã Lê Lợi là bản đảo nằm giữa lòng hồ thủy điện Sơn La, có nền văn hóa dân tộc Thái lâu đời và đặc sắc, đặc biệt có di tích lịch sử đền thờ vua Lê Thái Tổ với bút tích của nhà vua trên đá. Có thể phát triển du lịch khám phá văn hóa, sinh thái lòng hồ gắn với du lịch tâm linh.
2. Bản Bó xã Mường Tè huyện Mường Tè
2.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Bó xã Mường Tè có diện tích tự nhiên 1.941,10 ha, nằm cách trung tâm huyện Mường Tè 35 km, bản có 136 hộ với 504 người, trong đó dân tộc Thái là chủ yếu (chiếm 83,3% dân số).
- Về hạ tầng nông thôn: Bản Bó là bản trung tâm của xã, hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: Trên địa bàn bản có trụ sở xã, các trường học mầm non, tiểu học và THCS, trạm y tế xã và 1 chợ; bản có 6,86 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa 5,34 km đạt 77,8%, còn 790m đường trục bản và 730m đường nội đồng chưa được cứng hóa; nước sinh hoạt có 7km đường ống, 3 bể chứa nước sinh hoạt tập trung đảm bảo cấp nước cho 136/136 hộ; có 16,2 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa 14,3 km đạt 88%; số hộ sử dụng điện lưới đạt 100%; bản có khu vui chơi thể thao 5000m2 nhưng chưa có nhà văn hóa; bản còn 4 hộ nhà tạm, có 132 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, dược liệu). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 2,94%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 25%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bi suy dinh dưỡng thể thấp còi 0%.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đảm bảo các tiêu chí, tuy nhiên chưa tạo được cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; mai táng của bản chủ yếu theo tập quán chưa đảm bảo quy định và quy hoạch; trên địa bàn bản chưa có hoạt động thu gom xử lý rác thải.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
2.2. Kết quả về du lịch nông thôn: Hiện nay trên địa bàn bản chưa có hoạt động về du lịch nông thôn
2.3. Những hạn chế: Môi trường nông thôn chưa đảm bảo, nước thải khu dân cư chưa được xử lý gây ô nhiễm, chưa xây dựng được cảnh quan môi trường; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
2.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản Bó có vị trí khá thuận lợi nằm ở giữa tuyến đến cửa khẩu U Ma Tu Khoòng xã Thu Lũm, nằm trục đường quốc lộ 4H giao thông khá thuận lợi. Bản Bó được coi là nơi hội tụ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nông thôn trong vùng với các hoạt động tìm hiểu nét văn hóa dân tộc và khám phá chinh phục cảnh quan thiên nhiên như: Hang động Pá Phớ, núi đá ong Pá Phớ với thác Huổi Phải trạu, suối nước nóng Nậm Ngoa, điểm di tích trúc anh đài Nậm Hản...
3. Bản Vàng Pheo, xã Mường So, huyện Phong Thổ
3.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Vàng Pheo xã Mường So có diện tích tự nhiên 350 ha, nằm cách trung tâm huyện Phong Thổ 11km và trung tâm thành phố Lai Châu 30km; bản có 118 hộ với 486 người, trong đó 100% là dân tộc Thái.
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: bản có 3,45 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa đạt 100%; có 1,5 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa đạt 100%; có 3km đường điện lưới quốc gia, 1 trạm biến áp đảm bảo cung cấp cho 118 hộ sử dụng điện, đạt 100%; bản có 1 điểm trường mầm non có quy mô 2 phòng học; có 1 trường cấp 3 đóng trên địa bàn; 1 cột thu, phát sóng truyền hình huyện; bản có nhà văn hóa khu vui chơi thể thao 500m2; bản còn không có hộ nhà tạm, có 118 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, cây ăn quả). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 23 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 12,71%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 30,3%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 33%.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đảm bảo các tiêu chí, tuy nhiên chưa tạo được cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; mai táng của bản chủ yếu theo tập quán chưa đảm bảo quy định và quy hoạch.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xây ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
3.2. Kết quả về du lịch nông thôn
Bản Vàng Pheo được công nhận là bản văn hóa du lịch cấp tỉnh từ năm 2007.
Lượng khách du lịch hàng năm đến tham quan bản khoảng 1.000 lượt người và mang doanh thu cho bản khoảng 300 triệu đồng mỗi năm. Các hoạt động du lịch nông thôn hiện nay của bản: Tham quan, nghỉ đêm tại nhà sàn của người Thái trắng, cùng trải nghiệm những công việc hàng ngày của người dân địa phương hay tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tắm suối, tham quan hang động, thưởng thức ẩm thực và các làn điệu múa, hát, đàn...
3.3. Những hạn chế: Thu nhập bình quân/người của bản còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác theo lối truyền thống, chưa có sản phẩm áp dụng công nghệ cao; chưa xây dựng được cảnh quan môi trường; việc khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn còn hạn chế.
3.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản có hoạt động văn hóa là lễ hội Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu; có vị trí địa lý đẹp, tựa mình vào núi Phu Nhọ Khọ, là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm.
Vàng Pheo còn nổi tiếng với những món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc riêng như: sâu đá, rêu đá, cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng...
4. Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ
4.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Sin Suối Hồ xã Sin Suối Hồ có diện tích đất tự nhiên 830,4ha, nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 35km, bản có tổng số 127 hộ với 672 nhân khẩu với 100% là dân tộc Mông.
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: bản có 11,1 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa 5,6 km đạt 50,4% (còn 5,5 km đường nội đồng chưa được cứng hóa); có 7 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa đạt 100%; có 4km đường điện lưới quốc gia và 1 trạm biến áp cung cấp điện cho 127 hộ đảm bảo theo quy định, đạt 100%; bản có nhà văn hóa diện tích 100m2; 1 điểm trường mầm non quy 2 phòng học và 2 điểm trường tiểu học quy mô 9 phòng học; bản có 1 chợ diện tích 8.000 m2 hiện đang hoạt động có hiệu quả; bản còn 4 hộ nhà tạm, có 79 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, thảo quả, địa lan, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm) và làm dịch vụ du lịch. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 22 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 35,83%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 26,32%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 26,7%.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đảm bảo các tiêu chí, tuy nhiên mai táng của bản chủ yếu theo tập quán chưa đảm bảo quy định và quy hoạch; tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu nhà tắm hợp vệ sinh vẫn còn thấp.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
4.2. Kết quả về du lịch nông thôn:
Bản Sin Suối Hồ được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch vào tháng 6/2015. Hiện nay bản có 10 hộ kinh doanh Homestay, mỗi hộ có thể phục vụ từ 8 - 10 khách/ngày; lượng khách du lịch hàng năm đến tham quan bản khoảng 20.000 lượt người và mang doanh thu cho bản khoảng 6.000 triệu đồng/năm;
Các hoạt động du lịch hiện nay của bản: Tham quan các hoạt động trải nghiệm cùng với người, tham gia các chương trình biểu diễn văn nghệ truyền thống, leo núi Sơn Bạc Mây, tắm lá thuốc, tham quan thác Trái Tim...
4.3. Những hạn chế: Thu nhập bình quân/người của bản còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (35,8%) sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác theo lối truyền thống, chưa có sản phẩm áp dụng công nghệ cao; việc khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn còn hạn chế.
4.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản Sin Suối Hồ có địa hình đồi núi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng với nhiều khe suối và thác như thác trái tim, thác tình yêu, dòng chảy lưu lượng lớn có tiềm năng khai thác và phát triển thủy điện nhỏ, thủy lợi để khai hoang đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, các cây trồng ưa lạnh, có thể phát triển mô hình trồng rau sạch tại địa phương, chăn nuôi gia súc, gia cầm; từ bản Sin Suối Hồ du khách tham quan du lịch mạo hiểm đỉnh Bạch Mộc Lương Tử cao 3.045m.
Nguồn tài nguyên rừng với thảm thực vật phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, có hệ thống cảnh quan thiên nhiên từ tự nhiên và nhân tạo (ruộng bậc thang, Thác trái tim đạt danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, du lịch cộng đồng bản Sin Suối Hồ) và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng.
5. Bản Phúc Khoa xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên
5.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Phúc Khoa xã Phúc Khoa có 670ha đất tự nhiên, nằm cách trung tâm huyện Tân Uyên 12 km và trung tâm thành phố Lai Châu 45 km; bản có 99 hộ với 342 người, trong đó dân tộc kinh là chủ yếu (chiếm 98% dân số).
- Về hạ tầng nông thôn: Bản Phúc Khoa là bản trung tâm của xã, hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: Trên địa bàn có trụ sở xã, các trường học mầm non, tiểu học và THCS, trạm y tế xã; bản có 4,58 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa đạt 100%; có 1,2 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa đạt 100%; có 99 hộ sử dụng điện đảm bảo theo quy định, đạt 100%; bản có nhà văn hóa diện tích 250m2; bản không còn hộ nhà tạm, có 99 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, chè). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 38 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 3%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 40%; có 80% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 0%.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đảm bảo các tiêu chí, tuy nhiên chưa tạo được cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi vẫn còn thấp (20%).
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
5.2. Kết quả về du lịch nông thôn: Hiện nay trên địa bàn bản chưa có hoạt động về du lịch nông thôn
5.3. Những hạn chế: số hộ chăn nuôi tập trung có chuồng trại đảm bảo theo quy định còn thấp (có 20%); chưa khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
5.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Được trải dài dọc theo quốc lộ 32, chè có tuổi đời từ 40 - 50 năm với quy mô gần 2000 ha (riêng bản Phúc Khoa có 97,95ha), nằm cách trung tâm thị trấn Tân Uyên không xa, đồi chè Phúc Khoa hiện là điểm đến yêu thích của nhiều người khi đến với Tân Uyên. Tới đây du khách sẽ được tận hưởng cảnh vật và thiên nhiên trong lành. Đây cũng là nơi nhiều người chọn để chụp ảnh cưới, hoặc thực hiện một bộ ảnh lãng mạn trong đồng chè xanh mướt. Chè cũng là một trong những cây kinh tế chính của bản với sản phẩm chè nổi tiếng khắp cả nước như chè San Tuyết, Ô Long,... . Hạ tầng vùng chè đã được đầu tư cứng hóa với hơn 10km đường trục chính và hơn 7 km đường nội đồng, rất thuận tiện cho việc đi lại thăm quan.
6. Bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường
6.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng có tổng diện tích tự nhiên là 285,4 ha, nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 4km; bản có 80 hộ với 386 người, trong đó dân tộc Mông là chủ yếu (chiếm 97,5% dân số).
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: bản có 4,76 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa đạt 100%; có 0,5 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa đạt 100%; có 2,6km đường điện lưới quốc gia cung cấp cho 80 hộ sử dụng điện đảm bảo theo quy định, đạt 100%; bản có nhà văn hóa diện tích 80m2 và khu vui chơi, thể thao 800m2; bản không còn hộ nhà tạm, có 71 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng;
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 16,25%;
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 30%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 41,6%.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đảm bảo các tiêu chí.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
6.2. Kết quả về du lịch nông thôn: Hiện nay trên địa bàn bản chưa có hoạt động về du lịch nông thôn
6.3. Những hạn chế: Thu nhập của bình quân/người của bản còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; sản xuất nông nghiệp canh tác còn theo lối truyền thống; chưa khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
6.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản có vị trí giáp với thành phố Lai Châu với hệ thống giao thông thuận lợi, địa thế cao, có tầm nhìn bao quát thành phố Lai Châu, khí hậu mát mẻ và thuận lợi trong việc kết nối các địa danh như: Động Chin Chu Chải, Sáy San III, khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm của Công ty chè Tam Đường... Đến với bản Lao Tỷ Phùng để ngắm cảnh quan toàn thành phố Lai Châu, khám phá bản sắc văn hóa các bản dân tộc Mông, thăm quan các vườn cây ăn quả ôn đới, thưởng thức các sản phẩm trà Lai Châu.
7. Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường
7.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Sì Thâu Chải xã Hồ Thầu có diện tích tự nhiên 309ha, nằm cách trung tâm huyện Tam Đường 8 km và trung tâm thành phố Lai Châu 35 km; bản có 62 hộ với 295 người, 100% là người Dao.
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể bản có 6,12 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa đạt 100%; có 1,2 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa đạt 100%; có 3,2km đường điện lưới quốc gia, 2 trạm biến áp cung cấp cho 62 hộ sử dụng điện đảm bảo theo quy định, đạt 100%; bản có 1 điểm trường tiểu học quy mô 2 phòng học, 1 điểm trường mầm non quy mô 3 phòng học; bản có nhà văn hóa diện tích 66m2 và khu vui chơi, thể thao 1500m2; bản không còn hộ nhà tạm, có 58 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 21,31%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 35%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 33,33%.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đảm bảo các tiêu chí, tuy nhiên, nhà tiêu nhà tắm hợp vệ sinh vẫn còn thấp (64%).
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
7.2. Kết quả về du lịch nông thôn
Bản Sì Thâu Chải được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng vào tháng 6/2016. Lượng khách du lịch hàng năm đến tham quan bản khoảng 5.000 lượt người và mang doanh thu cho bản khoảng 1.500 triệu đồng mỗi năm.
7.3. Những hạn chế: Thu nhập của bình quân/người của bản còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao; sản xuất nông nghiệp canh tác còn theo lối truyền thống, nhỏ lẻ, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa cung cấp cho du lịch; việc chỉnh trang nhà cửa và vườn tạp còn chậm, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn còn hạn chế.
7.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Là một bản vùng cao nằm lưng chừng đỉnh núi hùng vĩ trên độ cao gần 1.500m, người dân tộc Dao đầu bằng vẫn giữ được nhiều nét mang đặc bản sắc dân tộc như: dệt thổ cẩm, các phong tục tập quán, các lễ hội: Tù Cải, Nhảy lửa, trang phục, lá thuốc... Bên cạnh đó còn có những ngôi nhà trình tường và bản còn lưu giữ được nhiều nét hoang sơ. Ngoài ra, bản Sì Thâu Chải còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Đến với bản Sì Thâu Chải ngắm cảnh quan thung lũng Bình Lư và thị trấn Tam Đường, khám phá thác Tắc tình, bản văn hóa dân tộc Dao, thăm quan các vườn cây ăn quả ôn đới, chinh phục và khám phá đỉnh Putaleng với độ cao 3049m.
8. Bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường
8.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Chu Va 6 có diện tích tự nhiên 1.703.33 ha, nằm cách trung tâm huyện Tam Đường 11 km, cách thị trấn Sa Pa gần 30 km; bản có 131 hộ, 663 khẩu; trong đó dân tộc Mông chiếm 82%; dân tộc Dao chiếm 18%.
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: bản có 6,7 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa 3,69km đạt 55%; có 2,1 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa 1,1km đạt 52%; có 2,6km đường điện lưới quốc gia, 1 trạm biến áp đảm bảo cung cấp cho 131 hộ sử dụng điện, đạt 100%; bản có 1 điểm trường mầm non quy mô 2 phòng học, 1 điểm trường tiểu học quy mô 2 phòng học; bản chưa có nhà văn hóa và khu vui chơi, thể thao; bản có 3 hộ còn nhà tạm, có 120 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, thảo quả, cây ăn quả). Thu nhập bình quân đầu người măm 2018 đạt 20 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 11,45%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 25,23%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 41,4%; bản chưa đạt chuẩn bản văn hóa theo quy định.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn chưa nổi bật, chưa tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch đẹp; mai táng chưa theo quy định; chưa có hoạt động thu gom xử lý rác thải; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh vẫn còn thấp.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
8.2. Kết quả về du lịch nông thôn
Hiện nay trên địa bàn bản chưa có hoạt động về du lịch nông thôn
8.3. Những hạn chế: Thu nhập của bình quân/người của bản còn thấp; tỷ lệ hộ có nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh còn thấp; bản chưa có hoạt động thu gom xử lý rác; chưa khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
8.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản Chu Va 6 có địa giới hành chính giáp với xã Bình Lư, huyện Tam Đường dân cư phân bố tập trung một khu, bản có Thác cầu vồng ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển nên có điều kiện phát triển du lịch.
Bản Chu Va 6 thuận lợi để du khách tham quan trải nghiệm cung đường đèo dài gần 40km, kết nối các điểm du lịch Sa Pa, Phan Xi Pan, Cổng trời, Thác Bạc và là cửa ngõ để du khách đến với Lai Châu.
9. Bản Thẩm Phé, xã Mường Kim, huyện Than Uyên
9.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Thẩm Phé có diện tích đất tự nhiên 312 ha, nằm cách trung tâm huyện Than Uyên 8km; bản có 85 hộ, 451 người, với 100% là dân tộc Khơ Mú.
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: Bản có 3,3 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa 1,9km đạt 57,5%; có 1,7 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa đạt 100%; có 2km đường điện lưới quốc gia, 2 trạm biến áp đảm bảo cung cấp cho 85 hộ sử dụng điện, đạt 100%; bản có 1 điểm trường mầm non và 1 điểm trường tiểu học quy mô 5 phòng học; bản có nhà văn hóa 80m2 và khu vui chơi, thể thao 800m2; bản có 2 hộ còn nhà tạm, có 80 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng;
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng đánh bắt thủy sản). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 25,8%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 29%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 40,5%; bản đạt chuẩn bản văn hóa theo quy định.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn chưa thực sự đạt xanh - sạch - đẹp; chưa tạo cảnh quan môi trường đặc sắc; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh vẫn còn thấp (62%).
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
9.2. Kết quả về du lịch nông thôn
Hiện nay trên địa bàn bản chưa có hoạt động về du lịch nông thôn
9.3. Những hạn chế: Thu nhập của bình quân/người của bản còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao (35,8%); tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm đảm bảo theo quy định còn thấp; cảnh quan môi trường nông thôn chưa được quan tâm thực hiện; chưa khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
9.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản Thẩm Phé, xã Mường Kim với lợi thế lòng hồ thủy điện Bản Chát, nét văn hóa độc đáo của dân tộc Khơ Mú, ẩm thực dân tộc Khơ Mú với nhiều món ăn ngon, mới lạ được chế biến từ sản vật tự nhiên của núi rừng.
Cách bản Thẩm Phé khoảng 1 giờ đồng hồ đi thuyền có khu rừng Vầu nguyên sinh rộng lớn, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài động vật thực vật quý, dưới tán rừng vầu có nhiều loài cây thuốc quý là địa điểm đẹp để du khách dừng chân ngắm cảnh.
Hiện tại bản Thẩm Phé có các nếp nhà sàn truyền thống có đủ diện tích để nâng cấp, cải tạo để đáp ứng các tiêu chuẩn cho việc tiếp đón du khách, tại bản có 4 điểm có thể xây dựng cải tạo thành các điểm dừng chân ngắm phong cảnh. Hiện trên địa bàn có 02 nhà nổi phục vụ ăn uống cho du khách thăm quan lòng hồ; dọc lòng hồ có một số khe suối nước chảy nguồn nước trong và mát có thể xây dựng thành điểm dừng chân tắm mát cho du khách.
Bản hiện có 1 đội văn nghệ với 12 thành viên, có 01 đội đàn tính biểu diễn các nhạc cụ dân tộc (Đàn tính, nhị, nhạc ống nứa, các loại sáo ...) có thể xây dựng phát triển để phục vụ du khách.
10. Bản Gia Khâu 1, xã Nậm Lỏong, thành phố Lai Châu
10.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Gia Khâu I có tổng số diện tích tự nhiên 1,082,97ha, nằm cách trung tâm thành phố Lai Châu 5 km; bản có tổng số 118 hộ với 565 người, trong đó dân tộc Mông là chủ yếu (chiếm 98% dân số).
- Về hạ tầng nông thôn: Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: bản có 5,48 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa 5,27km đạt 96%; có 2,1 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa 1,5 km đạt 71%; có 3km đường điện lưới quốc gia, 1 trạm biến áp đảm bảo cung cấp cho 118 hộ sử dụng điện, đạt 100%; bản có 1 điểm trường tiểu học và 1 điểm trường mầm non quy mô 9 phòng học; bản có nhà văn hóa 500m2 và khu vui chơi, thể thao 400m2; bản không còn nhà tạm, có 118 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, chè, rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 10,1%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 29%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 21,7%; bản đạt chuẩn bản văn hóa theo quy định.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn cơ bản đạt theo quy định, tuy nhiên vệ sinh môi trường nông thôn trong bản nhiều nơi còn ô nhiễm; nhà cửa và vườn tạp chưa được quan tâm cải tạo, chỉnh trang; chăn nuôi theo phương thức truyền thống vẫn phổ biến, tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh thấp.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
10.2. Kết quả về du lịch nông thôn
Bản Gia Khâu I được công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh theo Quyết định số 940/QĐ-UBND, ngày 12/9/2012 của UBND tỉnh Lai Châu. Lượng khách du lịch hàng năm đến tham quan bản khoảng 2.500 lượt người và mang doanh thu cho bản khoảng 750 triệu đồng mỗi năm.
10.3. Những hạn chế: Thu nhập của bình quân/người của bản còn thấp; vệ sinh môi trường bản một số điểm chưa đảm bảo; khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn còn hạn chế.
10.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản Gia Khâu I có nét văn hóa truyền thống, phong tục tín ngưỡng độc đáo như Lễ hội Grâu Tào, phong tục cưới hỏi, nếp nhà truyền thống, làn điệu khèn, dân ca, dân vũ... đến ẩm thực truyền thống, nghề dệt thổ cẩm, nghề nấu rượu ngô truyền thống đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Bản có hệ thống hang động Gia Khâu 1 và Di tích Quốc gia Pusamcap, chính là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp du lịch nông thôn.
11. Bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn huyện Sìn Hồ
11.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới
Bản Sà Dề Phin xã Sà Dề Phìn có 2.061,9 ha đất tự nhiên, nằm cách trung tâm huyện Sìn Hồ 11km; bản có 155 hộ 829 người, 100% là dân tộc Mông.
- Về hạ tầng nông thôn: Bản Sà Dề Phìn là bản trung tâm của xã. Hạ tầng của bản cơ bản đã được kiên cố hóa, cụ thể: Trên địa bàn có Trụ sở xã, các trường mầm non, tiểu học và THCS, trạm y tế; bản có 34,7 km đường giao thông nông thôn, nội đồng, trong đó đã cứng hóa 7,2km đạt 20%; có 4 km kênh mương thủy lợi, trong đó kiên cố hóa 1,2 km đạt 30%; có 155 hộ sử dụng điện đảm bảo theo quy định, đạt 100%; bản có nhà văn hóa 160m2 và khu vui chơi, thể thao 2000m2; bản còn 4 nhà tạm, có 151 nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng;
- Về sản xuất, thu nhập và hộ nghèo: Kinh tế chủ yếu của bản dựa vào sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, ngô, chè, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 18 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 đạt 43,5%.
- Về giáo dục, y tế, văn hóa: Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo 26,8%; có 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 22,2%; bản đạt chuẩn bản văn hóa theo quy định.
- Về môi trường: Môi trường nông thôn còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt theo quy định như: Chưa tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp; mai táng chưa theo quy định; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh vẫn còn thấp.
- Về quốc phòng và an ninh: Trên địa bàn bản đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên. Không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội được kìm chế.
11.2. Kết quả về du lịch nông thôn
Hiện nay trên địa bàn bản chưa có hoạt động về du lịch nông thôn
11.3. Những hạn chế: Thu nhập của bình quân/người của bản còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao; vệ sinh môi trường bản chưa đảm bảo; chưa khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.
11.4. Những tiềm năng về phát triển du lịch nông thôn
Bản Sà Dề Phìn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và hoang sơ như có rừng chè cổ hàng trăm năm tuổi, có thác nước nằm ngay gần trung tâm xã, có hệ thống hang động thạch nhũ và núi đá vôi rất phù hợp cho việc phát triển du lịch nông thôn.
1. Kết quả đạt được
- Về nhận thức: Qua công tác tuyên truyền, tập huấn người dân trong xây dựng nông thôn mới và một số bản làm du lịch nhận thức của người dân cơ bản được nâng lên; tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, trách nhiệm của mỗi người dân đối với xã, bản, cộng đồng dân cư được nâng cao. Phát huy tốt quy chế dân chủ, huy động sức mạnh, nguồn lực trong nhân dân; nhân dân đã phát huy vai trò chủ thể, chủ động bàn bạc thống nhất nội dung, tự nguyện góp ngày công lao động; hiến đất, chủ động, tích cực trong sản xuất phát triển kinh tế; giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, an ninh trật tự; giảm sự trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Về kinh tế: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp được chú trọng phát triển theo hướng tập trung, hàng hóa, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được thực hiện ở một số bản như: Liên kết trồng dứa bản Chang, liên kết thu mua chè cổ thụ, cây dược liệu bản Sà Dề Phìn, liên kết nuôi trồng và chế biến thủy sản vùng lòng hồ bản Thẩm Phé, bản Chang.
Nhiều địa phương đã khai thác du lịch nông thôn hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, tăng khả năng thu hút khách, thu nhập từ hoạt động khai thác kết hợp du lịch và nông nghiệp đem lại doanh thu cao hơn so với hoạt động nông nghiệp thuần tuý, góp phần khai thác lợi thế từ hoạt động du lịch. Du lịch nông thôn phát triển, số lượng khách du lịch đến các vùng nông thôn ở tỉnh, đều gia tăng, từ đó tổng thu từ du lịch của mỗi địa phương cũng gia tăng, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
- Về xã hội: Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn, phát triển; vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện, cơ bản đã thực hiện di dời chăn nuôi dưới gầm sàn nhà; nhiều thôn bản đạt sáng - xanh - sạch - đẹp gắn với du lịch sinh thái, cộng đồng, như: Bản Sì Thâu Chải, bản Sin Suối Hồ.
- Về cơ chế, chính sách: Tỉnh đã ban hành một số Nghị quyết, Đề án, chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, du lịch đã và đang áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn tại địa phương.
2. Tồn tại, hạn chế
Nhận thức, vai trò chủ thể của người dân một số bản còn hạn chế; cảnh quan môi trường bản, khu dân cư nhiều nơi chưa đặc sắc; một số bản có tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh còn thấp như: Chu Va 6, bản Sà Dề Phìn; nhiều bản chưa đạt sáng, xanh, sạch, đẹp; sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún chưa tạo sản phẩm hàng hóa đặc trưng; 7/11 bản chưa có hoạt động du lịch nông thôn; 4 bản có hoạt động du lịch nhưng còn hạn chế về khách du lịch và doanh thu. Cơ sở hạ tầng về du lịch tại các bản đang hoạt động còn yếu kém; các dịch vụ gắn với du lịch như: ăn uống, vui chơi, nghỉ, mua sắm...còn thiếu (hiện mới có bản Sin Suối Hồ có hoạt động dịch vụ homestay, ăn, nghỉ); các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn du khách, thiếu tính sáng tạo (một số bản chỉ có du lịch theo mùa, theo thời vụ). Thiếu sự gắn kết giữa triển khai xây dựng nông thôn mới với du lịch nông thôn.
3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Các bản của Lai Châu có xuất phát điểm kinh tế thấp, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và Nhân dân vào xây dựng nông thôn mới và du lịch còn rất hạn hẹp; địa hình chia cắt phức tạp, xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh và quốc gia.
Vai trò chủ thể của người dân nhiều nơi chưa được phát huy, đặc biệt trong việc vệ sinh nhà cửa, khu dân cư, chỉnh trang tạo cảnh quan, môi trường...
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo sản phẩm hàng hóa; thiếu cơ chế và giải pháp đột phá để khuyến khích đầu tư phát triển du lịch; chưa phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế trong phát triển du lịch; việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng, thiếu tính chuyên nghiệp. Hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa mang tính tổng hợp, chính sách hỗ trợ cho phát triển các khu, điểm du lịch nông thôn thiếu tính đồng bộ. Các hoạt động hỗ trợ cho phát triển du lịch nông thôn chưa nhiều và chưa dược đầu tư đúng mức, chủ yếu là các hoạt động hỗ trợ quy mô nhỏ, chưa tạo ra những điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn có tính đột phá.
Chưa có định hướng chiến lược cho phát triển du lịch nông thôn một cách tổng thể; nguồn lao động, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế nên không hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại khu vực nông thôn.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Thực hiện theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu về xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020-2025, cụ thể như sau:
2. Mục tiêu đến năm 2025
a) Mục tiêu chung
Đẩy mạnh chương trình xây dựng các bản nông thôn mới với các tiêu chí nâng cao, có kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển du lịch nông thôn. Khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng; hướng đến phát triển mỗi bản 01 sản phẩm OCOP.
Tạo sinh kế, việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn thông qua phát triển dịch vụ du lịch; giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về xây dựng nông thôn mới:
+ 100% đường ngõ bản, trục bản được cứng hóa; 60% số đường trục bản, đường ngõ bản được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa;
+ 100% các hộ được sử dụng điện thường xuyên;
+ 100% các bản không còn nhà tạm; 90% số hộ có nhà đạt chuẩn theo quy định;
+ 70% trở lên học sinh ở các bản tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông hoặc học nghề;
+ 90% số hộ chăn nuôi ở các bản có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường;
+ Thu nhập bình quân/người/năm của các bản cao hơn 1,5 lần so thu nhập bình quân chung khu vực nông thôn toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo các bản còn dưới 10%;
+ 100% các bản đạt bản văn hóa, có nhà văn hóa (hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng), khu vui chơi thể thao bản đạt theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; các bản có đội văn nghệ hoạt động có hiệu quả;
+ 100% các bản đạt sáng, xanh, sạch, đẹp (có hệ thống điện chiếu sáng công cộng ở khu dân cư tập trung; sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ, trồng hoa, cây xanh thành hàng ở những tuyến đường chính);
+ Phấn đấu mỗi bản có ít nhất 01 sản phẩm OCOP;
- Về du lịch nông thôn: Bình quân mỗi bản đón khoảng 5.000 lượt khách tham quan, du lịch/năm; phấn đấu mỗi bản có từ 3-5 nhà làm dịch vụ homestay đảm bảo các điều kiện theo quy định.
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân, huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện, trong đó trọng tâm triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: Nâng cấp 50m đường xuống bến thuyền; xây dựng 2 km điện chiếu sáng trong bản; nâng cấp 400m đoạn đường từ TL 127 vào bản; xây dựng 1 nhà vệ sinh công cộng của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Xây dựng 1 nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm; đầu tư xây dựng ít nhất 2 thuyền trọng tải chở 30-50 người phục vụ khách tham quan, du lịch.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: Trồng cây xanh, cây cảnh, bồn hoa ven đường để tạo cảnh quan môi trường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Phát triển sản phẩm thủy sản vùng lòng hồ thành sản phẩm OCOP.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển vùng cây ăn quả tập trung khoảng 30 ha để tạo sản phẩm hàng hóa, vùng tham quan phục vụ khách du lịch.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Duy trì hoạt động của đội văn nghệ; phát triển các loại hình văn hóa dân tộc Thái như: Các điệu múa, hát, trang phục, dụng cụ sinh hoạt và lao động sản xuất, ẩm thực của dân tộc Thái; hàng năm đào tạo khoảng 3-5 người trong bản về làm du lịch nông thôn; tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Tổ chức lễ hội truyền thống, phát triển du lịch tâm linh đến thờ vua Lê Thái Tổ và du lịch sinh thái vùng lòng hồ thủy điện; lễ hội đua thuyền
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân, huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện, trong đó trọng tâm triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: xây dựng 4 điểm dừng chân khách tham quan, du lịch; xây dựng nhà văn hóa bản; xây dựng 2 km đường điện chiếu sáng bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện cải tạo hồ, xây dựng 1,5km đường dạo bộ quanh hồ; bãi đỗ xe 4500m2.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: trồng cây xanh, cây cảnh, bồn hoa ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ phát triển 10ha cây ăn quả (cây xoài Đài Loan).
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện khoảng 30 ha ở các bản lân cận tạo vùng cây ăn quả tập trung khoảng 40 ha làm sản phẩm hàng hóa phục vụ khách tham quan, du lịch và tạo thu nhập ổn định cho người dân.
+ Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Duy trì các bản sắc văn hóa dân tộc Thái; hàng năm đào tạo khoảng 3-5 người trong bản về làm du lịch nông thôn; xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển du lịch trải nghiệm tham gia cùng với nhân dân sinh hoạt, sản xuất; phát triển du lịch sinh thái tại thác Huổi Phải Trạu và suối nước nóng Nậm Ngoa, thăm và trải nghiệm khu di tích trúc anh đài Nậm Hản.
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ sửa chữa nhà vệ sinh bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Xây dựng điểm phục vụ ăn uống và bán hàng lưu niệm; xây dựng 3 điểm dừng chân ngắm cảnh; nâng cấp, sửa chữa 1 km đường nội bản.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: trồng cây xanh, cây cảnh, bồn hoa ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: phát triển 7ha cây ăn quả (cây nhãn);
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Cải tạo vườn tạp; duy trì và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm từ thổ cẩm làm sản phẩm để phục vụ khách tham quan, du lịch.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Đẩy mạnh phát triển các lễ hội như: Lễ hội Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu; xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển du lịch trải nghiệm những công việc hàng ngày của người dân địa phương hay tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tắm suối hay tham quan hang động...Phát triển các món đặc sắc như: sâu đá, rêu đá, cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng.
4. Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ
Duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả trên địa bàn; tiếp tục phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng: Xã hội hóa và nhân dân thực hiện xây dựng một số điểm cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống; xây dựng nghĩa trang bản; chỉnh trang nâng cấp hệ thống đường du lịch; hỗ trợ, giúp xóa nhà ở tạm, dột nát hiện còn; hỗ trợ các hộ nhà tiêu, nhà tắm đảm bảo hợp vệ sinh môi trường.
- Môi trường: Xã hội hóa các nội dung duy trì cảnh quan môi trường hiện có của bản; tiếp tục quan tâm chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: phát triển nhân rộng cây địa lan (khoảng 30.000 gốc) làm sản phẩm OCOP;
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: phát triển 6 ha cây ăn quả ôn đới (đào, lê...) cùng với các bản lân cận phát triển thành vùng cây ăn quả tập trung tạo sản phẩm hàng hóa để phục vụ khách tham quan, du lịch. Nghiên cứu bảo tồn các cây thuốc, vị thuốc truyền thống phục vụ nhu cầu khách du lịch.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Mông; xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển du lịch mạo hiểm leo núi (leo đỉnh Bạch Mộc Lương Tử); Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên tại thác Trái tim.
5. Bản Phúc Khoa, xã Phúc Khoa
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: nâng cấp 5 km đường vùng chè bản Phúc Khoa - Nà Lại - Nà Khoang, 1,8 km bản Phúc Khoa - Nậm Bon.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: xây dựng bãi đỗ xe; điểm dừng chân ngắm cảnh; nhà vệ sinh công cộng bản; nâng cấp nhà máy chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu.
Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: trồng cây xanh, cây cảnh, bồn hoa ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: hỗ trợ xây dựng sản phẩm chè thành sản phẩm OCOP.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Chăm sóc phát triển nâng cao chất lượng 98 ha chè hiện có; nâng cấp nhà máy chế biến chè thành nơi tham quan và điểm dừng chân, giới thiệu sản phẩm.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: hàng năm đào tạo khoảng 3-5 người trong bản về làm du lịch nông thôn; tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển du lịch sinh thái, tham quan vùng chè, nhà máy chế biến chè.
6. Bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: xây dựng cổng bản Lao Tỷ Phùng; xây dựng, sửa chữa 30 chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu hợp vệ sinh các hộ.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Xã hội hóa thực hiện xây dựng khu nghĩa trang và khu xử lý rác thải tập trung 1ha.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: phát triển tập trung 5 ha cây ăn quả (lê, đào).
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Duy trì nghề thêu, dệt thổ cẩm người Mông, nghề rèn truyền thống; phát triển cây hoa, địa lan.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Duy trì phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Mông; hàng năm đào tạo khoảng 3-5 người trong bản về làm du lịch nông thôn; tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Tổ chức tham quan vãn cảnh chùa Linh Ứng, ngắm thành phố Lai Châu; đẩy mạnh hoạt động khám phá hang động Chín Chu Chải, Sáy San III; các hoạt động trải nghiệm cùng với người dân.
7. Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu
Duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả trên địa bàn; tiếp tục phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: chỉnh trang nhà cửa cho 60 hộ gia đình phục dựng bản sắc văn hóa nhà ở dân cư dân tộc Dao (nhà trình tường).
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Nạo vét và làm đường dạo bộ quanh hồ Sì Thầu Chải.
- Môi trường: Xã hội hóa thực hiện duy trì cảnh quan môi trường hiện có của bản; tiếp tục quan tâm chỉnh trang khuôn viên nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Phát triển mở rộng quy mô số lượng cây địa lan (khoảng 1.200 gốc) thành sản phẩm OCOP.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển 8 ha cây ăn quả ôn đới (đào, lê, mận) làm điểm tham quan và cung cấp sản phẩm để phục vụ khách du lịch; phát triển trồng và chế biến các sản phẩm từ cây Sơn tra; các sản phẩm rèn.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Duy trì phát triển văn hóa dân tộc Dao; xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: phát triển du lịch mạo hiểm dù lượn, leo núi; du lịch sinh thái tại thác Tắc Tình; phát triển các nghề dệt thổ cẩm, rèn và lễ hội truyền thống như: Tù Cải, Nhảy lửa. Trải nghiệm nghỉ nhà trình tường.
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: Xây dựng 5 km đường lên thác cầu vồng; 1 lò đốt rác tập trung của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Xây dựng nhà vệ sinh công cộng; nhà văn hóa bản; 1 nhà trưng bày sản phẩm; nâng cấp 2,2km đường nội bản, nội đồng và các cống qua đường.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: Trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Phát triển 10 ha cây ăn quả (cây lê, đào).
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển vùng trồng hoa làm điểm tham quan và cung cấp sản phẩm phục vụ khách du lịch.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Duy trì các hoạt động văn hóa dân tộc Mông; hàng năm đào tạo khoảng 3-5 người trong bản về làm du lịch nông thôn; tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Tổ chức các tua du lịch tại các khu du lịch Rồng mây và Sa Pa.
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng:
+ Nhà nước hỗ trợ: Xây dựng 1,8km rãnh thoát nước trong bản; cứng hóa 1,55km đường nội bản Thẩm Phé (lát đá); cứng hóa 1,1 km đường xuống bến thuyền; mở mới 600m tuyến đường nội đồng từ điểm nhà Ông Lỵ đến nghĩa địa (nối với đường nội đồng cũ); mở mới 500m tuyến đường từ nhà văn hóa Thẩm Phé đến bản Tái định cư Thẩm Phé; mở mới 1,1km đường nội bản Thẩm Phé; xây dựng 1,3km đường điện chiếu sáng từ bản Thẩm Phé đến bến thuyền; xây dựng 1 nhà vệ sinh công cộng bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Xã hội hóa thực hiện xây dựng 01 nhà sàn trưng bày các sản phẩm văn hóa dân tộc Khơ Mú; san gạt mặt bằng tạo cảnh quan 3 điểm dừng chân ngắm cảnh.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: Trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Phát triển sản phẩm thủy sản vùng lòng hồ thủy điện thành sản phẩm OCOP.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển sản phẩm rượu gạo men lá; cải tạo vườn tạp 6ha (trồng cây ăn quả) để là điểm tham quan và cung cấp sản phẩm phục vụ khách du lịch.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Khơ Mú: Trang phục, tiếng nói, phong tục, dân ca..); hàng năm đào tạo khoảng 3-5 người trong bản về làm du lịch nông thôn; tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển du lịch lòng hồ gắn với ẩm thực dân tộc Khơ Mú.
10. Bản Gia Khâu 1, xã Nậm Lỏong
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng: Xã hội hóa thực hiện chỉnh trang nhà ở dân cư; đầu tư xây dựng 4km đường điện chiếu sáng bản Gia Khâu 1 đến bản Gia Khâu 2; xây dựng mô hình nhà lưới và hệ thống tưới tự động khu sản xuất rau sạch; 2 km rãnh thoát nước khu dân cư.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Phát triển sản phẩm rượu ngô truyền thống.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển 20 ha cây ăn quả (cây đào, mận); sản xuất rau; các sản phẩm từ thổ cẩm làm sản phẩm để phục vụ khách tham quan, du lịch.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Đẩy mạnh phát triển Lễ hội Grâu Tào; khám phá phong tục cưới hỏi, trang phục và thưởng thức các làn điệu khèn, dân ca, dân vũ...của người Mông; xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: phát triển du lịch khám phá hang động (động Gia Khâu 1, động Pusamcap).
11. Bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn
Tăng cường phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò chủ thể của người dân; huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hạ tầng: Nhà nước hỗ trợ: xây dựng 3km đường điện chiếu sáng trong bản; tu bổ 28 nhà trình tường; 1 nhà vệ sinh cộng đồng; nâng cấp 5,5km đường giao thông từ vùng chè cổ đi thác nước và vùng cây ăn quả; nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm.
- Môi trường:
+ Nhà nước hỗ trợ: Trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh ven đường.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Chỉnh trang nhà cửa, sân ngõ, ao, vườn ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ; thực hiện thu gom và xử lý rác thải, nước thải theo quy định; đường bản và những nơi công cộng luôn sạch sẽ.
- Sản xuất tạo sản phẩm du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Bảo tồn và phát triển 6 ha chè cổ thụ, cùng với các bản lân cận trong xã phát triển vùng chè tập trung gắn với chế biến làm sản phẩm OCOP.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển 15 ha cây dược liệu (Đương Quy); 20 ha cây ăn quả (lê, đào, mận); khôi phục nghề nấu rượu ngô bản Sà Dề Phìn làm sản phẩm để phục vụ khách tham quan, du lịch.
- Văn hóa gắn với du lịch:
+ Nhà nước hỗ trợ: Duy trì và phát triển văn hóa dân tộc Mông; hàng năm đào tạo khoảng 3-5 người trong bản về làm du lịch nông thôn; tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của bản.
+ Xã hội hóa và nhân dân thực hiện: Phát triển du lịch trải nghiệm sinh hoạt và sản xuất với đồng bào dân tộc Mông; khám phá cảnh quan thiên nhiên và rừng chè cổ thụ; thưởng thức các sản phẩm từ chè cổ thụ; phát triển du lịch mạo hiểm khám phá hang động thạch nhũ và núi đá vôi.
III. KINH PHÍ HỖ TRỢ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
- Tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 40.000 triệu đồng.
- Phân kỳ đầu tư:
+ Năm 2020: Hỗ trợ 7.350 triệu đồng, thực hiện ở các xã: Hồ Thầu 2.350 triệu đồng; Nậm Lỏong 1.870 triệu đồng; Mường So 1.480 triệu đồng; Sin Suối Hồ 1.650 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2021-2022: Hỗ trợ 28.840 triệu đồng, thực hiện ở các xã: Phúc Khoa 2,350 triệu đồng; Mường Kim 5.660 triệu đồng; Sơn Bình 6.700 triệu đồng; Nùng Nàng 1.500 triệu đồng; Sà Dề Phìn 6.280 triệu đồng; Lê Lợi 2.550 triệu đồng; Mường Tè 3.800 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2023-2025: 3.810 triệu đồng.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phối kết hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn; huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các hiệp hội du lịch; ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại của khách du lịch.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, đảm bảo tính đồng thuận, nhất trí cao trong Nhân dân về xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn; tuyên truyền về lợi ích của người dân, chú trọng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; lấy lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương và văn hóa đặc trưng từng vùng là nền tảng và thế mạnh để tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng cho du lịch nông thôn ở địa phương.
3. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ khách du lịch; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ xã, bản.
4. Khuyến khích đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc lồng ghép, thu hút đầu tư, xã hội hóa từ vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án hạ tầng thiết yếu (điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt..), điều chỉnh quy hoạch, tham quan, đào tạo, tập huấn, xúc tiến du lịch, tạo cảnh quan môi trường.
5. Tăng cường công tác xúc tiến, kết nối với các công ty lữ hành thiết kế các tua, tuyến nhằm thu hút du khách để khai thác tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch ở nông thôn. Nâng cao chất lượng, sản phẩm và trình độ chuyên nghiệp theo tiêu chí OCOP.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng chi tiết kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn, hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh trong Quý I năm 2020; Hàng năm ưu tiên phân bổ vốn tăng thu ngân sách của địa phương, chủ động huy động, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm của địa phương. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp, theo dõi, báo cáo UBND tỉnh.
Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, UBND các xã liên quan căn cứ nội dung, tính cấp thiết của từng hạng mục đầu tư, tiến hành lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, trong đó tập trung ưu tiên các công trình thiết yếu, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, vệ sinh môi trường nông thôn.
Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn các xã, bản tham gia thực hiện Đề án.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai có hiệu quả chương trình OCOP tại các xã trong phạm vi Đề án; Chủ động, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí, lồng ghép nguồn vốn để triển khai đảm bảo mục tiêu Đề án đề ra.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, kết nối các điểm du lịch sinh thái với các tour du lịch trong và ngoài tỉnh. Xây dựng tài liệu tập huấn kỹ năng, quy trình triển khai hoạt động du lịch nông thôn.
Phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn thủ tục quản lý người nước ngoài tham quan, lưu trú, đảm bảo môi trường an ninh, an toàn để triển khai các hoạt động du lịch nông thôn. Lồng ghép nguồn vốn để triển khai các dự án trong lĩnh vực phát triển du lịch, tổ chức quảng bá sản phẩm du lịch. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực sở quản lý.
4. Sở Công Thương
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và UBND các huyện, thành phố lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, dự án để triển các điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ năng về kinh doanh, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan hướng dẫn các huyện lồng ghép các Chương trình, dự án để thực hiện Đề án theo tiến độ, thời gian quy định.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lồng ghép các chỉ tiêu của đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm, hàng năm của tỉnh.
6. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án theo yêu cầu.
7. Sở Giao thông vận tải
Tham mưu UBND tỉnh đầu tư, nâng cấp các hạng mục giao thông nông thôn, giao thông liên xã và hệ thống giao thông chính kết nối các xã bản thuộc phạm vi Đề án; ưu tiên thực hiện nâng cấp sửa chữa các công trình giao thông trong phạm vi các xã thuộc Đề án đối với nguồn vốn thuộc lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông nông thôn được giao quản lý.
8. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch hướng dẫn thủ tục quản lý người nước ngoài tham quan, lưu trú, đảm bảo môi trường an ninh, an toàn để triển khai các hoạt động du lịch nông thôn (nhất là các xã, huyện khu vực biên giới).
9. Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng và nhiệm vụ của đơn vị và nội dung của Đề án này xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện.
10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân tham gia thực hiện Đề án.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên
Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của Đề án đến toàn thể đoàn viên, hội viên và Nhân dân./.
HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG, KINH TẾ XÃ HỘI CÁC BẢN
ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND, ngày
14 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung |
ĐVT |
Bản Gia Khâu 1, xã Nậm Lỏng |
Bản Chu Va 6, xã Sơn Bình |
Bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng |
Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu |
Bản Phúc Khoa, xã Phúc Khoa |
Bản Sà Dề Phìn, xã Xà Dề Phìn |
Bản Chang, xã Lê Lợi |
Bản Bó, xã Mường Tè |
Bản Vàng Pheo, Xã Mường So |
Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ |
Bản Thẩm Phé, xã Mường Kim |
Ghi chú |
I |
Về hạ tầng nông thôn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Diện tích đất tự nhiên |
Ha |
1082,97 |
1703,33 |
285,4 |
309 |
670 |
2061,9 |
654,51 |
1941,1 |
350 |
830,4 |
312 |
|
2 |
Giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Đường trục bản |
Km |
2,7 |
2,5 |
0,69 |
5,08 |
1,1 |
5,7 |
2,26 |
3 |
1 |
2,5 |
1,7 |
|
|
Trong đó đã được cứng hóa |
Km |
2,7 |
2 |
0,69 |
5,08 |
1,1 |
4 |
2,26 |
2,21 |
1 |
2,5 |
1,7 |
|
- |
Đường Ngõ bản |
Km |
1,58 |
1,6 |
1,2 |
0,575 |
|
2 |
0,7 |
1,86 |
1 |
3,1 |
1,2 |
|
|
Trong đó đã được cứng hóa |
Km |
1,37 |
0,9 |
1,2 |
0,575 |
|
0,8 |
0,7 |
1,86 |
1 |
3,1 |
0,6 |
|
- |
Đường nội đồng |
Km |
1,2 |
2,6 |
2,87 |
0,467 |
3,48 |
27 |
1,56 |
2 |
0,45 |
5,5 |
0,4 |
|
|
Trong đó đã được cứng hóa |
Km |
1,2 |
0,79 |
2,87 |
0,467 |
3,48 |
2,4 |
1,56 |
1,27 |
0,45 |
0 |
0,2 |
|
3 |
Thủy lợi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Diện tích đất sản xuất |
Ha |
190,3 |
100 |
30,3 |
80,7 |
15 |
419 |
162,4 |
48,12 |
15 |
110,35 |
16 |
|
|
Trong đó diện tích được tưới tiêu chủ động |
Ha |
38,49 |
|
20,3 |
80,7 |
15 |
50 |
0 |
48,12 |
15 |
41,9 |
16 |
|
- |
Kênh mương, thủy lợi |
Km |
2,1 |
2,1 |
0,5 |
4,4 |
1,2 |
4 |
0 |
16,2 |
1,5 |
7 |
1,7 |
|
|
Trong đó kiên cố hóa |
Km |
1,5 |
1,1 |
0,5 |
2,4 |
1,2 |
1,2 |
0 |
14,3 |
1,5 |
7 |
1,7 |
|
4 |
Điện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Đường dây |
Km |
3 |
5,2 |
2,6 |
3,2 |
1,146 |
|
3 |
|
3 |
4 |
|
|
- |
Trạm biến áp |
Trạm |
1 |
1 |
|
1 |
1 |
|
1 |
|
1 |
1 |
|
|
- |
Số hộ sử dụng điện an toàn từ các nguồn |
Hộ |
118 |
131 |
80 |
62 |
100 |
155 |
102 |
136 |
118 |
127 |
85 |
|
5 |
Trường học các cấp, điểm trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Trường, điểm trường mầm non |
Phòng |
4 |
2 |
|
2 |
|
8 |
3 |
|
2 |
2 |
|
|
- |
Trường, điểm trường Tiểu học |
Phòng |
5 |
2 |
|
3 |
|
15 |
3 |
|
|
9 |
|
|
- |
Trường THCS |
Phòng |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
6 |
Nhà văn hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Nhà văn hóa (diện tích) |
m2 |
500 |
|
88 |
66 |
250 |
160 |
54 |
0 |
500 |
100 |
80 |
|
- |
Khu vui chơi, thể thao |
m2 |
400 |
|
800 |
1.500 |
|
2000 |
100 |
5000 |
500 |
Chưa có |
800 |
|
7 |
Nhà ở dân cư |
|
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Số nhà tạm, dột nát |
Nhà |
0 |
3 |
0 |
0 |
0 |
4 |
0 |
4 |
0 |
4 |
2 |
|
- |
Số nhà ở đạt chuẩn Bộ xây dựng |
Nhà |
118 |
120 |
71 |
58 |
99 |
151 |
83 |
132 |
118 |
79 |
68 |
|
8 |
Nước sinh hoạt |
|
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Đường ống |
m |
2600 |
1500 |
1,145 |
2300 |
1114 |
4 |
2000 |
7000 |
0 |
4.200 |
0 |
|
- |
Bể chứa nước tập trung |
Bể |
4 |
8 |
1 |
|
0 |
14 |
1 |
3 |
0 |
3 |
0 |
|
- |
Số hộ sử dụng nước HVS |
Hộ |
118 |
131 |
80 |
62 |
99 |
155 |
102 |
136 |
118 |
120 |
85 |
|
9 |
Điện chiếu sáng |
|
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Số cột, đèn điện |
Cột/bóng đèn |
36 |
40 |
88 |
26 |
23 |
0 |
|
10 |
30 |
11 |
12 |
|
- |
Đường dây |
m |
2500 |
1800 |
|
1.400 |
|
0 |
|
350 |
3000 |
|
545 |
|
10 |
Hạ tầng khác |
Công trình |
|
|
|
|
1 |
2 |
|
|
2 |
1 |
|
|
II |
Về dân số, tổ chức sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Dân số, thành phần dân tộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Số hộ |
Hộ |
119 |
131 |
80 |
62 |
99 |
155 |
102 |
131 |
118 |
127 |
84 |
|
- |
Số Khẩu |
Người |
656 |
663 |
630 |
296 |
342 |
829 |
450 |
504 |
486 |
672 |
451 |
|
- |
Thành phần dân tộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dân tộc Thái |
% |
|
|
|
|
|
|
98 |
83,3 |
100 |
|
|
|
|
Dân tộc Mông |
% |
98 |
82 |
97,5 |
|
|
100 |
|
|
|
100 |
|
|
|
Kinh |
% |
|
|
2,5 |
|
98 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Dao |
% |
|
|
|
100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khơ Mú |
% |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
100 |
|
- |
Lao động |
Người |
|
360 |
320 |
208 |
285 |
598 |
245 |
|
300 |
345 |
|
|
2 |
Thu nhập bình quân/người/năm |
Tr.đ |
29 |
20 |
29,09 |
29 |
38 |
18 |
18 |
29 |
23 |
22 |
29 |
|
3 |
Tỷ lệ hộ nghèo |
% |
10,1 |
11,45 |
16,25 |
21,31 |
3 |
43,5 |
10,14 |
2,94 |
12,71 |
35,83 |
25,8 |
|
4 |
Số người có việc làm trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động |
Người |
|
|
213 |
208 |
285 |
598 |
210 |
258 |
300 |
332 |
288 |
|
5 |
Số HTX, THT, doanh nghiệp trên địa bàn |
|
1 |
|
|
0 |
2 |
|
|
|
1 |
1 |
1 |
|
6 |
Sản xuất nông nghiệp (những cây trồng, vật nuôi chủ lực của bản) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Lúa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
38,49 |
44 |
30,3 |
47,5 |
15 |
89 |
1,8 |
48,12 |
15 |
41,9 |
26 |
|
|
Sản lượng |
Tấn |
190,5 |
51,5 |
156,05 |
251,75 |
85 |
45 |
8,64 |
237,71 |
165 |
194,84 |
149 |
|
- |
Ngô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
44,21 |
32 |
43 |
17 |
3,5 |
72 |
22,9 |
13 |
10 |
24,45 |
9,5 |
|
|
Sản lượng |
Tấn |
225,61 |
35,4 |
154 |
61,03 |
15 |
29,5 |
64,1 |
|
80 |
83,61 |
34 |
|
- |
Chè |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích |
|
21 |
|
|
|
97,95 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản lượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Cây ăn quả (đào, lê, mận, mắc ca..) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
13 |
23,6 |
5 |
8 |
|
20 |
8 |
10 |
7 |
12 |
6 |
|
|
Sản lượng |
Tấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9,1 |
|
|
- |
Thảo quả, dược liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
|
|
|
|
|
15 |
|
|
|
30 |
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
- |
Gia súc, gia cầm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trâu |
Con |
179 |
73 |
179 |
120 |
18 |
377 |
65 |
65 |
100 |
115 |
108 |
|
|
Ngựa |
Con |
|
|
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dê |
Con |
|
|
15 |
|
|
|
30 |
|
|
15 |
|
|
|
Bò |
Con |
5 |
9 |
|
|
24 |
65 |
130 |
741 |
20 |
10 |
55 |
|
|
Lợn |
Con |
502 |
337 |
211 |
209 |
150 |
357 |
380 |
1200 |
500 |
415 |
270 |
|
|
Gia cầm |
Con |
|
|
986 |
1050 |
|
|
1200 |
|
3000 |
651 |
1000 |
|
- |
Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản |
Tấn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số hộ |
Hộ |
|
|
|
|
|
|
70 |
|
|
|
|
|
|
Sản lượng |
Tấn |
|
|
|
|
|
|
17 |
|
|
|
|
|
III |
Về văn hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Các lễ hội, điểm du lịch |
Lễ hội |
Lễ Hội Gầu tào |
Điểm du lịch thác cầu vòng |
Điểm du lịch chùa linh ứng |
Bản du lịch cộng đồng, Lễ hội nhẩy lửa |
Điểm ngắm cảnh cao nguyên chè |
Lễ hội gầu tào |
Đền thờ vua Lê Thái Tổ |
Điểm Tó Má Lẹ, Mén còn |
Lẽ Hội nàng han |
Thác trái tim, Du lịch cộng đồng |
Du lịch lồng hồ Thủy điện Bản Chát |
|
2 |
Số lượng khách tham quan |
LN |
2.500 |
|
|
10.000 |
|
|
|
|
3.000 |
35.000 |
|
|
3 |
Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ |
Tr.đ |
750 |
|
|
200 |
|
|
|
|
300 |
3.000 |
|
|
IV |
Môi trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường |
Cơ sở |
|
|
1 |
0 |
5 |
3 |
|
97 |
|
7 |
7 |
|
2 |
Số hộ có chuồng trại chăn nuôi HVS |
Hộ |
77 |
43 |
63 |
61 |
20 |
90 |
66 |
125 |
100 |
78 |
70 |
|
3 |
Số hộ có nhà tắm, nhà tiêu HVS |
Hộ |
61 |
45 |
67 |
46 |
95 |
20 |
96,6 |
116 |
92 |
76 |
80 |
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ NTM CÁC BẢN ĐẾN
THÁNG 9 NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND, ngày
14 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh)
TT |
Tên tiêu chí |
Nội dung tiêu chí |
ĐVT |
Kết quả thực hiện các bản đến năm 2018 |
||||||||||
Bản Gia Khâu 1, xã Nậm Lỏng |
Bản Chu Va 6, xã Sơn Bình |
Bản Lao Tỷ Phùng, xã Nùng Nàng |
Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu |
Bản Phúc Khoa, xã Phúc Khoa |
Bản Sà Dề Phìn, xã Xà Dề Phìn |
Bản Chang, xã Lê Lợi |
Bản Bó, xã Mường Tè |
Bản Vàng Pheo, Xã Mường So |
Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ |
Bản Thẩm Phé, xã Mường Kim |
||||
1 |
Giao thông |
- Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm |
% |
100 |
48 |
100 |
100 |
100 |
87 |
100 |
95 |
100 |
100 |
100 |
- Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa |
% |
100 |
62 |
100 |
100 |
100 |
85 |
100 |
90 |
90 |
100 |
100 |
||
2 |
Thủy lợi |
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên |
% |
85 |
93 |
100 |
85 |
100 |
82 |
100 |
80 |
100 |
87 |
80 |
- Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh, và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ. |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
||
3 |
Điện |
- Hệ thống điện đạt chuẩn |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn |
% |
98 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
98 |
||
4 |
Cơ sở vật chất văn hóa |
Thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
5 |
Nhà ở dân cư |
- Nhà tạm, dột nát |
Nhà |
0 |
3 |
0 |
0 |
0 |
4 |
0 |
0 |
0 |
4 |
5 |
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định |
% |
95 |
91,60 |
88,8 |
100 |
100 |
97,42 |
95 |
98,55 |
100 |
78 |
77,77 |
||
6 |
Thu nhập |
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 là 36 triệu đồng/người/năm (Năm 2017 ≥ 26 triệu đồng; Năm 2018 ≥ 29 triệu đồng; Năm 2019 ≥ 33 triệu đồng; Năm 2020 ≥ 36 triệu đồng) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tr.đ/người /năm |
29 |
20 |
29 |
29 |
38 |
18 |
18 |
27 |
25 |
22 |
29 |
|||
7 |
Hộ nghèo |
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 |
% |
10,1 |
11,45 |
16,25 |
20,96 |
3 |
43,5 |
10,14 |
9,5 |
2,94 |
35,83 |
35,8 |
8 |
Lao động có việc làm |
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động |
% |
99,6 |
25,23 |
100 |
100 |
100 |
47,01 |
95 |
96 |
92 |
100 |
95 |
9 |
Giáo dục |
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) |
% |
65 |
65 |
100 |
72 |
100 |
82,1 |
100 |
95 |
90 |
77,6 |
74 |
||
-Tỷ lệ lao động có việc làm được đào tạo |
% |
30 |
25,23 |
30 |
35 |
40 |
26,8 |
43 |
25 |
30,3 |
26,32 |
29,00 |
||
10 |
Y tế |
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế |
% |
91,7 |
100 |
100 |
100 |
80 |
100 |
92,4 |
100 |
100 |
100 |
100 |
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) |
% |
21,73 |
41,4 |
41,6 |
33,3 |
0 |
22,2 |
31,6 |
0 |
33 |
26,7 |
40,5 |
||
11 |
Văn hóa |
Thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định |
Đạt |
đạt |
Chưa đạt |
Đạt |
Đạt |
K. Đạt |
Đạt |
K. Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
12 |
Môi trường |
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định |
% |
100 |
95 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
92 |
100 |
91,35 |
- Cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
||
- Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
K. Đạt |
Đạt |
K. Đạt |
K. Đạt |
K. Đạt |
K. Đạt |
K. Đạt |
Đạt |
K. Đạt |
||
- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch: |
Đạt |
Đạt |
Chưa đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
K. Đạt |
Đạt |
Đạt |
K. Đạt |
K. Đạt |
Đạt |
||
- Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định |
Đạt |
Đạt |
Chưa đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
||
- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp) |
% |
49 |
60,70 |
42,7 |
63,9 |
92,9 |
16,8 |
94,6 |
94,7 |
74,8 |
65,2 |
60,70 |
||
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường |
% |
83 |
32,82 |
78,8 |
100 |
20 |
58,1 |
66 |
83 |
90 |
65 |
83,75 |
||
- Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
||
13 |
Quốc phòng và an ninh |
- Đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu nại đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước. |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
Đạt |
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT, HẠ TẦNG DU LỊCH
TẠI 11 XÃ
(Kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND,
ngày 14 tháng 01 năm
2020 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung đầu tư |
Đơn vị tính |
Số bản đã đầu tư |
Số bản chưa đầu tư |
Ghi chú (các điểm đã được đầu tư) |
1 |
Phát triển hệ thống đường dẫn tới các điểm tham quan |
trên 3 km |
|
|
(Giao thông nội bản) |
2 |
Xây dựng nhà văn hóa cộng đồng |
100m |
4 |
7 |
Sin Suối Hồ, Nậm Loỏng, Sì Thâu Chải, Mường So |
3 |
Xây dựng bãi đỗ xe |
100m |
4 |
7 |
Sin Suối Hồ, Nậm Loỏng, Sì Thâu Chải, Mường So |
4 |
Khu vực sân chơi thể thao, giải trí |
Sân bóng đá, cầu lông... |
0 |
11 |
|
5 |
Xây dựng khu bán hàng lưu niệm |
03 quầy bán hàng lưu niệm |
1 |
10 |
Nậm Loỏng |
6 |
Xây dựng điểm xử lý rác thải |
01 nhà máy xử lý chất thải |
0 |
11 |
|
7 |
Xây dựng hệ thống xử lý nước sạch |
01 hệ thống |
0 |
11 |
|
8 |
Đầu tư cải tạo môi trường cảnh quan |
Điểm check in, khu depot, vườn hoa... |
2 |
9 |
Nậm Loỏng, Sì Thâu Chải |
9 |
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng |
Mỗi bản 01 nhà vệ sinh công cộng |
3 |
8 |
Sin Suối Hồ, Nậm Loỏng, Sì Thâu Chải, Mường So |
10 |
Hỗ trợ cơ sở vật chất cho các hộ làm homestay |
Chăn, ga, gối đệm... |
1 |
10 |
Sin Suối Hồ |
11 |
Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất tái hiện, khôi phục các quy trình, công đoạn nghề truyền thống |
Nghề thủ công truyền thống (dệt, đan lát, nấu rượu...) |
1 |
10 |
Sì Thâu Chải |
12 |
Hỗ trợ đội văn nghệ |
Trang phục, dụng cụ, các tiết mục |
3 |
8 |
Sin Suối Hồ, Nậm Loỏng, Sì Thâu Chải, Mường So |
13 |
Hỗ trợ đào tạo |
Thuyết minh hướng dẫn tham quan, nấu ăn phục vụ nghỉ homestay... |
11 |
0 |
Hàng năm mở các lớp tập huấn |
14 |
Hỗ trợ phát sóng wifi |
01 điểm phát sóng wifi |
1 |
10 |
Điểm Sin Suối Hồ |
TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND, ngày
14 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung |
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Phân kỳ đầu tư |
Ghi chú |
||
Năm 2020 |
Giai đoạn 2021-2022 |
Giai đoạn 2023-2025 |
||||
|
Tổng cộng |
40.000 |
7.350 |
28.840 |
3.810 |
|
I |
Sự nghiệp |
17.310 |
5.800 |
7.700 |
3.810 |
|
1 |
Hỗ trợ mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng vườn mẫu |
5.500 |
2.000 |
3.500 |
|
|
2 |
Hỗ trợ tạo cảnh quan môi trường (11 bản) |
3.400 |
2.000 |
1.400 |
|
|
3 |
Hỗ trợ các hoạt động văn hóa (bảo tồn, phục dựng các thiết chế văn hóa; trang thiết bị văn hóa, thể thao; duy trì đội văn nghệ bản...) |
2.800 |
600 |
700 |
1.500 |
|
4 |
Quảng bá, xúc tiến du lịch nông thôn cho các bản, tham gia các hội trợ, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng... |
3.410 |
400 |
700 |
2.310 |
|
5 |
Đào tạo, tập huấn, tham quan về NTM, du lịch nông thôn cho các bản |
2.200 |
800 |
1.400 |
|
|
II |
Đầu tư |
22.690 |
1.550 |
21.140 |
|
(theo dự án chi tiết) |
1 |
Xã Mường Kim |
|
|
4.560 |
|
|
2 |
Xã Phúc khoa |
|
|
1.250 |
|
|
3 |
Xã Sơn Bình |
|
|
5.600 |
|
|
4 |
Xã Nùng Nàng |
|
|
400 |
|
|
5 |
Xã Hồ thầu |
|
900 |
|
|
|
6 |
Xã Nậm Loỏng |
|
420 |
|
|
|
7 |
Xã Mường so |
|
30 |
|
|
|
8 |
Xã Sin Suối Hồ |
|
200 |
|
|
|
9 |
Xã Sà Dề Phìn |
|
|
5.180 |
|
|
10 |
Xã Lê Lợi |
|
|
1.450 |
|
|
11 |
Xã Mường Tè |
|
|
2.700 |
|
|
CHI TIẾT DANH MỤC ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
THIẾT YẾU CHO CÁC BẢN
(Kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UBND, ngày
14 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh)
|
Nội dung |
Địa điểm đầu tư |
Số lượng |
Nguồn vốn |
Ghi chú |
||
Tổng số |
Ngân sách NN |
Xã hội hóa |
|||||
|
TOÀN TỈNH |
|
|
22.690 |
22.690 |
|
|
I |
Xã Mường Kim |
|
|
4.560 |
4.560 |
|
|
1 |
Hệ thống rãnh thoát nước trong bản Thẩm Phé |
Bản Thẩm Phé |
1,8 km |
600 |
600 |
|
|
2 |
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng |
Bản Thẩm Phé |
1 |
60 |
60 |
|
|
3 |
Xây Bể tổng chứa nước sinh hoạt tại đầu bản và hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt 81 hộ dân |
Bản Thẩm Phé |
1.500 m3 |
1.000 |
1.000 |
|
|
4 |
Cứng hóa đường nội bản Thẩm Phé (lát đá) |
Bản Thẩm Phé |
1,55 km |
700 |
700 |
|
|
5 |
Cứng hóa đường xuống bến thuyền bản Thẩm Phé |
Bản Thẩm Phé |
1,1 km |
700 |
700 |
|
|
6 |
Xây dựng 01 nhà sàn trưng bày các sản phẩm văn hóa dân tộc Khơ Mú |
Bản Thẩm Phé |
5 gian |
|
|
X |
|
7 |
Mở mới tuyến đường nội đồng từ điểm nhà Ông Lỵ đến nghĩa địa (nối với đường nội đồng cũ) |
Bản Thẩm Phé |
600 m |
400 |
400 |
|
|
8 |
Mở mới tuyến đường ngắm cảnh quan, tạo các điểm dừng chân từ bến Thuyền Thẩm Phé đến lán nhà Ông Hom |
Bân Thẩm Phé |
2 km |
- |
|
X |
|
9 |
Mở mới tuyến đường từ nhà văn hóa Thẩm Phé đến bản Tái định cư Thẩm Phé |
Bản Thẩm Phé |
500 m |
500 |
500 |
|
|
10 |
Sạt gạt mặt bằng, tạo cảnh quan 03 điểm dừng chân ngắm cảnh |
Bản Thẩm Phé |
|
- |
|
X |
|
11 |
Hệ thông điện chiếu sáng từ bản Thẩm Phé đến bến thuyền |
Bản Thẩm Phé |
1,3 km |
100 |
100 |
|
|
12 |
Mở mới 02 tuyến đường nội bản Thẩm Phé |
Bản Thẩm Phé |
1,1 km |
500 |
500 |
|
|
13 |
San gạt mặt bằng, tạo cảnh quan, xây tường bao bến thuyền bản Thẩm Phé |
Bản Thẩm Phé |
6.000 m2 |
|
|
X |
|
II |
Xã Phúc khoa |
|
|
1.250 |
1.250 |
|
|
1 |
Sửa chữa, nâng cấp đường vùng chè Nà Lại - Nà Khoang |
Bản Phúc Khoa, Nà Lại, Nà Khoang |
L=5km |
1.000 |
1.000 |
|
|
2 |
Đường vùng chè SX bản Phúc Khoa - Nậm Bon |
Bản Nậm Bon 2 |
L =1,8km; |
250 |
250 |
|
|
3 |
Bãi đỗ xe và khu tiếp đón |
Bản Ngọc Lại |
2000m2 |
|
|
X |
|
4 |
Xây dựng các điểm dừng chân ngắm cảnh và nhà vệ sinh công cộng |
Bản Ngọc Lại |
01 điểm |
|
|
X |
|
III |
Xã Sơn Bình |
|
|
5.600 |
5.600 |
|
|
1 |
Đầu tư đường lên thác cầu vồng |
Bản Chu Va 6 |
5.000 |
5.500 |
5.500 |
|
|
2 |
Đầu tư lò đốt rác tập trung |
Bản Chu Va 6 |
1.200 |
100 |
100 |
|
|
IV |
Xã Nùng Nàng |
|
|
400 |
400 |
- |
- |
1 |
Xây dựng cổng bản Lao Tỷ Phùng |
Lao Tỷ Phùng |
02 cổng, Đổ BTCT |
200 |
200 |
|
|
2 |
Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi, nhà tiêu |
Lao Tỷ Phùng |
30 |
200 |
200 |
|
|
V |
Xã Hồ thầu |
|
|
900 |
900 |
- |
- |
1 |
Hỗ trợ cho 60 hộ gia đình phục dựng bản sắc văn hóa nhà ở dân cư dân tộc dao |
Bản Sì Thâu Chải |
60 hộ |
900 |
900 |
|
|
VI |
Xã Nậm Loỏng |
|
|
420 |
420 |
- |
- |
1 |
Điện chiếu sáng bản Gia Khâu 1 đến bản Gia Khâu 2, xã Nậm Loỏng |
Bản Gia Khâu |
4km |
420 |
420 |
|
|
VII |
Xã Mường So |
|
|
30 |
30 |
- |
- |
1 |
Sửa chữa nhà vệ sinh công cộng |
Vàng Pheo |
1 cái |
30 |
30 |
|
|
2 |
Xây dựng điểm dừng chân |
Vàng Pheo |
3 điểm |
|
|
X |
|
3 |
Xây dựng điểm phục vụ ăn uống và bán hàng lưu niệm |
Vàng Pheo |
1 |
|
|
X |
|
VIII |
Xã Sin Suối Hồ |
|
|
200 |
200 |
- |
- |
1 |
Nâng Cấp sửa chữa nhà hàng nhà nghỉ điểm du lịch bản Sin Suối Hồ |
Bản Sin Suối Hồ |
|
|
|
X |
|
2 |
Xây dựng các điểm dừng chân tại chân thác Tình yêu và thác Trái tim |
Bản Sin Suối Hồ |
2 điểm |
200 |
200 |
|
|
IX |
Xã Sà Dề Phìn |
|
|
5.180 |
5.180 |
|
|
1 |
Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trong bản |
Bản Sà Dề Phìn |
3km |
500 |
500 |
|
|
2 |
Tu bổ hệ thống nhà trình tường, nhà vệ sinh cộng đồng. |
Bản Sà Dề Phìn |
28 nhà |
280 |
280 |
|
|
3 |
Xây dựng đường giao thông từ vùng chè cổ đi thác nước và vùng cây ăn quả |
Bản Sà Dề Phìn |
5,5km |
4.400 |
4.400 |
|
|
X |
Xã Lê Lợi |
|
|
1.450 |
1.450 |
- |
- |
1 |
Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trong bản |
Bản Chang |
Dọc tuyến đường 2km |
200 |
200 |
|
|
2 |
Xây dựng nhà vệ sinh công cộng |
Bản Chang |
50 người |
250 |
250 |
|
|
3 |
Chỉnh trang đoạn đường từ TL 127 vào bản |
Bản Chang |
400m |
500 |
500 |
|
|
4 |
Mở rộng, đổ bê tông đường xuống bến thuyền |
Bản Chang |
Dài 50 m |
500 |
500 |
|
|
XI |
Xã Mường Tè |
|
|
2.700 |
2.700 |
- |
|
1 |
Hỗ trợ xây dựng chỉnh trang điểm dừng chân khách du lịch |
Bản Bó |
4 điểm |
1.000 |
1.000 |
|
|
2 |
Cải tạo xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư |
Bản Bó |
|
400 |
400 |
|
|
3 |
Hỗ trợ Nhà văn hóa, công trình phụ trợ |
Bản Bó |
Nhà sàn 4 gian (BTCT) |
800 |
800 |
|
|
4 |
Hệ thống điện chiếu sáng công cộng |
Bản Bó |
2 |
500 |
500 |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.