ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 30/2023/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ CÁC BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4490/TTr-SNN ngày 23 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Cấp dự báo cháy rừng
1. Cấp dự báo cháy rừng gồm năm cấp, từ cấp I đến cấp V được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Biển báo cấp cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Lâm nghiệp.
Điều 3. Các bảng tra cấp dự báo cháy rừng
Các bảng tra cấp dự báo cháy rừng được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Trưởng Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I
CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 30/2023/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
CẤP CHÁY |
ĐẶC TRƯNG CHÁY RỪNG |
I |
Cấp thấp: Ít có khả năng cháy rừng. Khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo mũi tên chỉ số I. |
II |
Cấp trung bình: Có khả năng cháy rừng. Khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo mũi tên chỉ số II. |
III |
Cấp cao: Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng. Chú trọng phòng cháy các loại rừng thông, keo, bạch đàn, tre nứa,... Khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo mũi tên chỉ số III. |
IV |
Cấp nguy hiểm: Thời tiết khô hanh, hạn kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh. Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển mũi tên chỉ số IV. |
V |
Cấp cực kỳ nguy hiểm: Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài, có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng. Rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo mũi tên chỉ số V. |
PHỤ LỤC II
CÁC BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY
RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 30/2023/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng được tính cho 2 tiểu vùng sinh thái
Vùng 1: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên, huyện Phú Bình.
Vùng 2: Huyện Đại Từ, huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ.
2. Bảng tra cấp dự báo cháy rừng
a) Theo chỉ tiêu P của Nesterop
Bảng tra cấp dự báo cháy rừng tỉnh Thái Nguyên |
|||||
Cấp DBCR |
I |
II |
III |
IV |
V |
Vùng 1 |
0-1.500 |
1.501-3.000 |
3.001-4.500 |
4.501-6.000 |
>6.000 |
Vùng 2 |
0-1.000 |
1.001-2.500 |
2.501-5.000 |
5.001-10.000 |
>10.000 |
b) Theo chỉ tiêu H và chỉ tiêu P
Vùng 1
Tháng |
Chỉ tiêu H (ngày) |
||||
Cấp I |
Cấp II |
Cấp III |
Cấp IV |
Cấp V |
|
11 |
1-3 |
4-7 |
8-15 |
16-21 |
>21 |
12 |
1-7 |
8-10 |
11-17 |
18-22 |
>22 |
1 |
1-9 |
10-18 |
19-28 |
29-32 |
>32 |
2 |
1-10 |
11-14 |
15-22 |
23-35 |
>35 |
3 |
1-12 |
12-22 |
23-27 |
27-30 |
>30 |
4 |
1-9 |
10-12 |
12-15 |
15-19 |
>19 |
P |
0-1.500 |
1.501-3.000 |
3.001-4.500 |
4.501-6.000 |
>6.000 |
Vùng 2
Tháng |
Chỉ tiêu H (ngày) |
||||
Cấp I |
Cấp II |
Cấp III |
Cấp IV |
Cấp V |
|
11 |
1-6 |
7-12 |
13-21 |
22-31 |
>31 |
12 |
1-5 |
6-15 |
16-29 |
29-38 |
>38 |
1 |
0-3 |
4-14 |
15-29 |
30-41 |
>41 |
2 |
1-4 |
5-16 |
17-34 |
35-54 |
>54 |
3 |
1-7 |
8-14 |
15-22 |
23-31 |
>31 |
4 |
1-6 |
6-10 |
11-14 |
15-18 |
>18 |
P |
0-1.000 |
1.001-2.500 |
2.501-5.000 |
5.001-10.000 |
>10.000 |
c) Theo độ ẩm vật liệu cháy (W%)
Cấp cháy |
Độ ẩm VLC (%) |
Biến đổi của tốc độ cháy |
Khả năng xuất hiện cháy rừng |
I |
35-45 |
Không cháy |
Không có khả năng |
II |
25-35 |
Chậm |
Ít có khả năng, không nguy hiểm |
III |
15-25 |
Tương đối nhanh |
Có khả năng cháy, tương đối nguy hiểm |
IV |
10-15 |
Nhanh |
Có nhiều khả năng cháy, nguy hiểm |
V |
<10 |
Rất nhanh |
Rất dễ bắt cháy, cực kì nguy hiểm |
3. Phương pháp sử dụng bảng tra cấp dự báo cháy rừng
a) Phương pháp áp dụng chỉ số P là chỉ tiêu tổng hợp về khả năng xuất hiện cháy rừng. Chỉ tiêu P được tính theo công thức:
Trong đó:
- P là chỉ tiêu khí tượng tổng hợp đánh giá mức nguy hiểm cháy rừng. Chỉ tiêu P được tính bởi 3 yếu tố thời tiết do trạm dự báo khí tượng thủy văn đặt ở từng vùng đo, tính và thông báo cấp cháy.
- K là hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày, trong đó:
+ K=1 khi lượng mưa ngày nhỏ hơn 5 mm.
+ K=0 khi lượng mưa ngày lớn hơn 5 mm, hoặc có đợt mưa phùn kéo dài đến 5 ngày, lượng mưa mặc dù chưa đạt 5 mm K vẫn bằng 0.
- là nhiệt độ lúc 13 giờ, giờ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong ngày; đơn vị tính: °C.
- Dn13 là độ chênh lệch bão hòa lúc 13 giờ; đơn vị tính: hPa.
- i=1 là ngày thứ nhất lấy kết quả đo của 3 yếu tố thời tiết.
- n là ngày thứ n lấy kết quả đo của 3 yếu tố thời tiết.
b) Phương pháp áp dụng chỉ số H là chỉ số ngày khô hạn liên tục không mưa hoặc mưa có lượng mưa dưới 5 mm/ngày. Chỉ tiêu H được tính theo công thức:
Hi = K*(Hi-1 + 1)
Trong đó:
- Hi là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày thứ i (tính từ sau ngày có mưa lớn hơn hoặc bằng 5mm/ngày gần nhất), theo đó Hi = i.
- Hi-1 là chỉ số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày thứ i-1 (tính từ sau ngày có mưa lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày gần nhất), theo đó, Hi-1 = i-1.
- K là hệ số điều chỉnh:
+ K = 0 khi lượng mưa trong ngày thứ i lớn hơn hoặc bằng 5 mm/ngày.
+ K = 1 khi lượng mưa trong ngày thứ i nhỏ hơn 5 mm/ngày.
Trong trường hợp mà không tìm thấy H tương ứng trong các tháng lúc này cấp cháy luôn ở cấp V.
c) Phương pháp xác định theo độ ẩm vật liệu cháy (W%)
Dựa vào kết quả sấy mẫu, sử dụng công thức sau để xác định độ ẩm vật liệu cháy:
W% vật liệu cháy khô tương đối = ((m0 - m1)/m0)* 100% (1)
W% vật liệu cháy khô tuyệt đối = ((m0 - m1)/m1)* 100% (2)
Có thể sử dụng công thức (1) hoặc (2), trong đó:
- m0 là khối lượng vật liệu cháy còn ướt (gam)
- m1 là khối lượng vật liệu cháy khô sau khi sấy (gam)
- Xác định độ ẩm vật liệu cháy: Tiến hành sấy khô ở 100°C ± 5°C sau hai lần cân chênh lệch không quá 3% trọng lượng là được.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.