ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2022/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 30 tháng 6 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng;
Theo đề nghị của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu Hưng Yên tại Tờ trình số 444/TTr-CĐTH ngày 15 tháng 6 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu Hưng Yên (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên; có chức năng đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp thuộc các nhóm ngành/nghề: kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp, điện - điện tử, cơ khí - động lực, kỹ thuật may - thiết kế thời trang, tài nguyên môi trường; đào tạo thường xuyên, liên kết đào tạo trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về tổ chức, số lượng người làm việc và hoạt động; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Trụ sở làm việc:
Cơ sở 1: Xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Cơ sở 2: Số 56, đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu Hưng Yên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng, cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ
a) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của Trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ;
đ) Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;
h) Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của Trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
i) Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, viên chức quản lý, viên chức và người lao động của Trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
k) Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;
l) Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp;
m) Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương;
n) Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá viên chức quản lý, viên chức và người lao động của Trường;
o) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của Trường theo quy định của pháp luật;
p) Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;
q) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
b) Tổ chức đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm khai thác, huy động các nguồn lực xã hội trong thực hiện các chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động. Đơn vị chủ trì liên kết đào tạo chịu trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học;
d) Liên kết, phối hợp với cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành;
đ) Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo;
e) Tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành;
g) Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định của pháp luật;
h) Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Trường và bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm viên chức quản lý;
Thành lập tổ chức trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của Trường; bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm viên chức quản lý theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật viên chức và phân cấp quản lý viên chức;
i) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
k) Tổ chức hoạt động phát triển, đánh giá kỹ năng nghề theo quy định của Chính phủ;
l) Tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;
m) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động đào tạo, bổ sung nguồn tài chính của Trường và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
n) Huy động, nhận tài trợ, quản lý và sử dụng nguồn huy động, tài trợ theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động của Trường;
o) Quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật;
p) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được tham gia đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật;
q) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc, cơ chế tài chính
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giáo dục nghề nghiệp và khoản 2 Điều 11 Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH .
b) Lãnh đạo Trường có Hiệu trưởng và không quá 02 Phó Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng là người đứng đầu Trường, đại diện cho Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Trường. Hiệu trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 16 Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH .
Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong quản lý, điều hành các hoạt động của Trường. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng được quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH .
c) Các phòng chức năng (gồm 05 phòng):
Phòng Tổ chức - Hành chính (bao gồm cả nhiệm vụ kế hoạch - tài vụ);
Phòng Đào tạo;
Phòng Thanh tra - Khảo thí và Kiểm định chất lượng;
Phòng Công tác học sinh sinh viên;
Phòng Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
d) Các khoa chuyên môn (gồm 06 khoa):
Khoa Kỹ thuật nông nghiệp;
Khoa Điện - Điện tử;
Khoa Cơ khí - Động lực;
Khoa May thiết kế thời trang và Tài nguyên môi trường;
Khoa Kinh tế;
Khoa Khoa học cơ bản.
đ) Các trung tâm (gồm 02 trung tâm):
Trung tâm Thực nghiệm nông nghiệp;
Trung tâm Tuyển sinh và hợp tác với các doanh nghiệp.
Các phòng, khoa, trung tâm thuộc Trường được bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên, gồm: Trưởng phòng (Trưởng khoa, Giám đốc trung tâm), Phó Trưởng phòng (Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc trung tâm) và viên chức chuyên môn. Phòng, khoa, trung tâm có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng (Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc trung tâm); phòng, khoa, trung tâm có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng (Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc trung tâm).
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, cách chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng (Trưởng khoa, Giám đốc trung tâm), Phó Trưởng phòng (Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc trung tâm) thuộc Trường thực hiện theo quy định của pháp luật, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và theo tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng (Trưởng khoa, Giám đốc trung tâm), Phó Trưởng phòng (Phó Trưởng khoa, Phó Giám đốc trung tâm) thuộc Trường do cấp có thẩm quyền quyết định.
e) Các Hội đồng tư vấn:
Hội đồng Thi đua, khen thưởng;
Hội đồng Thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề;
Hội đồng Khoa học và các hội đồng tư vấn khác.
2. Số lượng người làm việc và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
a) Số lượng người làm việc và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Trường do Ủy ban nhân dân tỉnh giao trên cơ sở Đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng chỉ tiêu số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức của Trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hằng năm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu Hưng Yên có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm (nếu có), cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, kế hoạch số lượng người làm việc của Trường, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quản lý viên chức, người lao động của Trường phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu công việc, vị trí việc làm, cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và quỹ tiền lương của Trường.
3. Cơ chế tài chính
Cơ chế tài chính của Trường thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu Hưng Yên:
a) Thực hiện việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự và những vấn đề khác có liên quan của Trường đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp của tỉnh để Trường tổ chức thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Chỉ đạo xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện theo quy định.
c) Rà soát các hoạt động, các quy định về giảng viên, viên chức quản lý, viên chức, người lao động, người học theo quy định của pháp luật; sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới quy chế tổ chức hoạt động của Trường và các quy định nội bộ khác của Trường đảm bảo phù hợp với Điều lệ trường cao đẳng và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Giám đốc Sở Nội vụ:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của Trường; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, số lượng người làm việc; về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức, người lao động và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động của Trường theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2022.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước Hưng Yên; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu Hưng Yên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.