ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2018/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 21 tháng 11 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ, về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước của UBND tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Chánh Thanh tra tỉnh; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; Người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND
ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông)
Quy chế này quy định về việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước của UBND tỉnh Đắk Nông.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do UBND tỉnh Đắk Nông quyết định thành lập và nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước).
2. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của UBND tỉnh Đắk Nông.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tại Quy chế này và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đắk Nông, Quỹ Đầu tư Phát triển Đắk Nông thực hiện giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật về xổ số, tài chính. Trường hợp quy định của pháp luật về xổ số, tài chính khác quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về xổ số, tài chính đó.
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quyết định thành lập.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Cục Thuế tỉnh và các sở, ngành chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quyết định thành lập.
1. Doanh nghiệp lập báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (gọi tắt là báo cáo đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, cụ thể:
- Báo cáo được lập theo các mẫu biểu và các quy định tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
- Đối với nội dung giám sát quy định tại Khoản 6, Điều 9, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, các doanh nghiệp thực hiện:
+ Báo cáo về tình hình thực hiện chế độ tiền lương của cán bộ quản lý doanh nghiệp theo mẫu biểu số 01, 02 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Báo cáo về tình hình thực hiện chế độ tiền lương của người lao động theo mẫu biểu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Căn cứ Báo cáo đánh giá của doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều này và các tài liệu khác có liên quan, Sở Tài chính lập Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp theo các nội dung nêu tại Điều 9, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 5, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính (trong đó phải có đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp theo các mức độ: An toàn về tài chính, có dấu hiệu mất an toàn về tài chính; nêu các khuyến nghị đối với từng doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty TNHH MTV do UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý) gửi Bộ Tài chính và báo cáo UBND tỉnh (kèm theo Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp).
3. Báo cáo giám sát tài chính từng doanh nghiệp được lập theo biểu mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 5. Phương thức giám sát tài chính doanh nghiệp
Thực hiện theo các phương thức giám sát tài chính đối với doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
1. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Đề xuất UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu giám sát tài chính đặc thù (nếu có) đối với từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ phù hợp với hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 hàng năm;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc lập kế hoạch giám sát tài chính các doanh nghiệp và thực hiện kế hoạch giám sát tài chính theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của UBND tỉnh;
c) Xây dựng hệ thống thông tin phù hợp để thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin của từng doanh nghiệp, báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, đầy đủ, liên tục;
d) Cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, có trách nhiệm trả lời các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp về vấn đề tài chính;
đ) Khi phát hiện tình hình tài chính, công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro, phải cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp đồng thời báo cáo với UBND tỉnh để chỉ đạo doanh nghiệp có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm về quản lý tài chính của doanh nghiệp; trường hợp cần thiết yêu cầu doanh nghiệp thuê công ty kế toán, kiểm toán độc lập đáp ứng điều kiện chuyên môn thực hiện việc soát xét lại số liệu tài chính của doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra đánh giá, nhận xét và kết luận giám sát.
e) Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính quy định tại Điều 24, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh quyết định thực hiện chế độ giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Mục 4 Chương III của Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ;
g) Thông báo cho Sở Nội vụ những người quản lý doanh nghiệp là công chức hoặc viên chức không thực hiện chế độ báo cáo, không chấp hành khuyến nghị, chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Tài chính;
Phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp và kiểm soát viên tại các doanh nghiệp.
h) Sở Tài chính là cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện Báo cáo giám sát tài chính; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 8 đối với báo cáo giám sát tài chính sáu (06) tháng và trước ngày 15 tháng 5 đối với báo cáo giám sát tài chính năm.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Xem xét, kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật, của UBND tỉnh trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án;
b) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện Điều lệ tổ chức và hoạt động của các Công ty TNHH MTV theo quy định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Lập kế hoạch giám sát (bao gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra về tài chính) đối với các doanh nghiệp. Kế hoạch giám sát phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát đối với mỗi doanh nghiệp. Kế hoạch giám sát phải được lấy ý kiến của Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh và các đơn vị có liên quan trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để hoàn thiện và trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.
3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ:
a) Căn cứ kết quả giám sát, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với người quản lý doanh nghiệp là công chức hoặc viên chức không thực hiện chế độ báo cáo, không chấp hành khuyến nghị, chỉ đạo của UBND tỉnh và thông báo của Sở Tài chính;
b) Căn cứ kết quả giám sát, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các các Sở, ngành chuyên môn tham mưu UBND tỉnh đánh giá đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tại các doanh nghiệp theo quy định để làm cơ sở khen thưởng, kỷ luật (nếu có) hàng năm, xem xét, bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ.
4. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách lao động, tiền lương, chế độ đối với người lao động trong doanh nghiệp;
b) Lập báo cáo kết quả nội dung giám sát tại doanh nghiệp trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo giám sát sáu (06) tháng, trước ngày 31 tháng 3 đối với báo cáo giám sát năm và gửi cho Sở Tài chính để tổng hợp.
5. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Tài chính giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, các khoản thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp;
b) Lập báo cáo kết quả nội dung giám sát tại doanh nghiệp trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo giám sát sáu (06) tháng, trước ngày 31 tháng 3 đối với báo cáo giám sát năm và gửi cho Sở Tài chính để tổng hợp.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
b) Thời hạn nộp báo cáo: Doanh nghiệp lập và gửi các báo cáo phục vụ công tác giám sát tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính và khoản 1 Điều 4 Quy chế này; báo cáo về Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo giám sát sáu (06) tháng, trước ngày 31 tháng 3 đối với báo cáo giám sát năm.
Mục 2. GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT
Điều 7. Các dấu hiệu mất an toàn tài chính của doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp có một hoặc một số dấu hiệu cảnh báo khả năng thuộc tình trạng phải giám sát tài chính đặc biệt được quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh giao các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan xem xét, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp để quyết định đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt hay tiếp tục thực hiện giám sát tài chính theo quy định.
Điều 8. Quyết định giám sát tài chính đặc biệt
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp. Việc giám sát tài chính đặc biệt được thực hiện theo các nội dung quy định tại khoản 1, Điều 25 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
Điều 9. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp được đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt
1. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
a) Phối hợp với doanh nghiệp tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp;
b) Yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục các khó khăn tài chính gửi Sở Tài chính xem xét đánh giá, báo cáo UBND tỉnh. Phương án khắc phục tài chính phải quy định rõ đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm triển khai; kết quả cụ thể khi hoàn thành phương án; thời hạn bắt đầu và dự kiến hoàn thành; các điều kiện cần và đủ để triển khai phương án và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi quy định của pháp luật (nếu có);
Trường hợp cần thiết, khi nhận được phương án khắc phục tài chính của doanh nghiệp, Sở Tài chính báo cáo đề xuất UBND tỉnh thuê tư vấn giúp nghiên cứu và đánh giá phương án khắc phục. Chi phí thuê tư vấn được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp;
c) Đề xuất UBND tỉnh xem xét phê duyệt phương án khắc phục tài chính của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp kèm báo cáo nhận xét đánh giá của Sở Tài chính;
Giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án khắc phục tài chính, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt;
d) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành chuyên môn tiến hành phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo đối với hoạt động của doanh nghiệp;
đ) Tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý trong trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện các yêu cầu của UBND tỉnh mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp không được cải thiện;
e) Đánh giá và đề xuất UBND tỉnh quyết định đưa doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt ra khỏi danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo giám sát theo quy định tại Quy chế này. UBND tỉnh ban hành quyết định kết thúc giám sát tài chính đặc biệt;
g) Trong trường hợp cần thiết, có thể báo cáo UBND tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm đánh giá tính trung thực, chính xác về các chỉ tiêu trong các báo cáo của doanh nghiệp; công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Ban điều hành doanh nghiệp; công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý tài chính và các nguồn lực khác của doanh nghiệp;
Việc thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Kết thúc thanh tra, kiểm tra phải có báo cáo, kết luận về những nội dung thanh tra, kiểm tra và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trường hợp phương án khắc phục doanh nghiệp cần cơ cấu lại tổ chức thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đề xuất UBND tỉnh xem xét phê duyệt phương án cơ cấu lại của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp kèm báo cáo nhận xét đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Phương án cơ cấu lại phải quy định rõ đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm triển khai; kết quả cụ thể khi hoàn thành phương án; thời hạn bắt đầu và dự kiến hoàn thành; các điều kiện cần và đủ để triển khai phương án và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi quy định của pháp luật (nếu có);
b) Phối hợp với Sở Tài chính giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt;
c) Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà chưa phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, phương án khắc phục thì Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh để thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định.
1. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ;
2. Định kỳ hàng quý, năm báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính theo Biểu 02 ban hành kèm theo Quy chế này;
3. Thời hạn gửi các báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện như sau: Đối với báo cáo quý gửi trước ngày 15 của tháng đầu của quý tiếp theo và báo cáo năm phải gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
Mục 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP
Điều 11. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào các chỉ tiêu theo quy định tại khoản 1 Điều 28, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 12, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Điều 12. Căn cứ đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp
Thực hiện theo các căn cứ đánh giá hiệu quả, xếp loại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ.
Điều 13. Cơ quan thực hiện và phương pháp đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp
1. Sở Tài chính là cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện việc đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 14, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
2. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 30, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và Điều 14, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Điều 14. Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp
1. Đối với doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quy định tại Điều 28, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP và các chỉ tiêu do UBND tỉnh giao, tự đánh giá và xếp loại doanh nghiệp, lập và gửi Báo cáo đánh giá và xếp loại hằng năm cho Sở Tài chính để thẩm định và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, công bố xếp loại cho doanh nghiệp;
b) Báo cáo đánh giá và xếp loại doanh nghiệp hằng năm được lập theo biểu mẫu quy định kèm theo Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính và gửi cho Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
2. Sở Tài chính:
a) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định báo cáo đánh giá hiệu quả và xếp loại của các doanh nghiệp;
b) Lập báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại của các doanh nghiệp, tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của doanh nghiệp trình UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 5 của năm tiếp theo.
GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC
1. UBND tỉnh thực hiện chức năng giám sát thông qua người đại diện đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước.
2. Sở Tài chính làm đầu mối giúp UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước của UBND tỉnh.
1. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, nội dung giám sát được quy định tại khoản 1 Điều 33, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và khoản 2 Điều 8, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
2. Đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ, nội dung giám sát được quy định tại khoản 2 Điều 33, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ và khoản 2 Điều 9, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính.
Điều 17. Tổ chức giám sát đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
1. Trách nhiệm của Người đại diện:
Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16 và biểu mẫu số 03A ban hành kèm theo Quy chế này gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính. Báo cáo sáu (06) tháng gửi trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo, báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, Sở Tài chính lập Báo cáo giám sát tài chính theo biểu mẫu số 04 ban hành kèm theo Quy chế này, trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo sáu (06) tháng và trước ngày 15 tháng 5 năm sau đối với báo cáo hằng năm.
Điều 18. Tổ chức giám sát đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ
1. Trách nhiệm của Người đại diện: Định kỳ hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 16 và biểu mẫu số 03B ban hành kèm theo Quy chế này gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính. Báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính: Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, Sở Tài chính tổng hợp và Báo cáo giám sát tài chính theo biểu mẫu số 04 ban hành kèm theo Quy chế này, trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15 tháng 5 năm sau đối với báo cáo hằng năm.
Chương IV
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các Sở, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên ngành phối hợp cung cấp thông tin cho Sở Tài chính đối với các nội dung có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con căn cứ vào Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính, Quy chế này và các quy định hiện hành xây dựng, thực hiện quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con và công ty liên kết.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ, Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15/12/2015 của Bộ Tài chính và Quy chế này để tổ chức thực hiện giám sát các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở, ngành và các doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
BÁO CÁO GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY...
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh)
[Tên CSH]:
[Năm [Kỳ] Báo cáo:
1. CHI TIẾT ĐÁNH GIÁ CỦA CHỦ SỞ HỮU
a) Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
[nhận xét về tình hình thực hiện so với kế hoạch, biến động của kết quả SXKD qua các kỳ, tình hình quản lý chi phí SXKD và chi phí quản lý, ....]
...........................................................................................................................................
b) Tình hình tài chính của Doanh nghiệp
[nhận xét về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, các chỉ tiêu cân đối nợ và chỉ tiêu hoạt động, sự phù hợp của cơ cấu tài sản, nguồn vốn, ...]
...........................................................................................................................................
c) Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản
[nhận xét về tình hình đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh và đầu tư dài hạn khác, tình hình đầu tư tài sản, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, tình hình quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả...]
...........................................................................................................................................
d) Tình hình chấp hành chế độ chính sách
[tình hình tuân thủ và chấp hành các quy định về chính sách thuế, về chính sách tiền lương và các chính sách khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước....]
...........................................................................................................................................
đ) Tình hình thực hiện nghĩa vụ công ích
[tình hình cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu và chi phí phát sinh liên quan đến cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích (nếu có)....]
...........................................................................................................................................
e) Tình hình thực hiện các kiến nghị trước đó của [Chủ sở hữu/Kiểm toán/ Thanh tra/ cơ quan quản lý TCDN]
...........................................................................................................................................
2. KẾT LUẬN CỦA CHỦ SỞ HỮU
...........................................................................................................................................
Phân loại doanh nghiệp: - An toàn về tài chính
- Mất an toàn về tài chính
|
…, ngày... tháng... năm… |
BÁO CÁO GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUỘC DIỆN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẶC BIỆT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh)
[Tên Doanh nghiệp]:
[Năm [Kỳ] Báo cáo]:
I. Phần số liệu:
TT |
Chỉ tiêu |
ĐV tính |
Thực hiện năm trước |
Kỳ báo cáo |
So sánh (%) |
||
Kế hoạch |
Thực hiện |
Với năm trước |
Với kế hoạch |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7=6/4 |
8=6/5 |
1 |
Sản lượng sản phẩm chủ yếu |
|
|
|
|
|
|
|
1.1) Sản lượng sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
1.2) Sản lượng tiêu thụ |
|
|
|
|
|
|
|
1.3) Sản lượng tồn kho |
|
|
|
|
|
|
2 |
Giá trị SL sản phẩm |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
2.1) Sản xuất |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
2.2) Tiêu thụ |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
2.3) Tồn kho |
Tr đ |
|
|
|
|
|
3 |
Doanh thu KD và DT khác |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
3.1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
3.2) Doanh thu hoạt động tài chính |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
3.3) Doanh thu khác |
Tr đ |
|
|
|
|
|
4 |
Chi phí hoạt động KD |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
4.1) Chi phí về lương |
|
|
|
|
|
|
|
4.2) Chi phí khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
|
|
|
4.3) Lãi vay |
|
|
|
|
|
|
|
4.4) Chi phí quản lý DN |
|
|
|
|
|
|
|
4.5) Chi phí hoạt động khác |
|
|
|
|
|
|
5 |
Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thực hiện |
|
|
|
|
|
|
|
5.1) Lãi (+), Lỗ (-) |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
5.2) Vốn chủ sở hữu |
Tr đ |
|
|
|
|
|
|
5.3) T/suất LN trên vốn CSH |
% |
|
|
|
|
|
6 |
Hiệu quả sử dụng vốn và TS |
|
|
|
|
|
|
|
6.1) Tỷ lệ huy động công suất tài sản trong kỳ |
% |
|
|
|
|
|
|
6.2) Tài sản, vật tư ứ đọng kém mất phẩm chất cuối kỳ |
Tr. đ |
|
|
|
|
|
|
6.3) Giá trị ĐT XDCB trong kỳ |
Tr. đ |
|
|
|
|
|
|
6.4) Giá trị tài sản tăng thêm trong kỳ |
Tr. đ |
|
|
|
|
|
7 |
Nợ và khả năng thanh toán: 7.1) Nợ phải trả |
|
|
|
|
|
|
|
a) Tổng số nợ vay trong kỳ |
Tr. đ |
|
|
|
|
|
|
b) Tổng số nợ đã trả trong kỳ |
Tr. đ |
|
|
|
|
|
|
c) Tổng số nợ phải trả cuối kỳ |
Tr. đ |
|
|
|
|
|
|
7.2) Khả năng thanh toán |
|
|
|
|
|
|
|
a) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời |
lần |
|
|
|
|
|
|
b) Hệ số khả năng thanh toán nhanh |
lần |
|
|
|
|
|
II. Đánh giá công tác quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên và Ban Điều hành doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
.............................................................................................................................................
III. Nêu những giải pháp khắc phục trong kỳ tới
.............................................................................................................................................
|
|
Ngày
.... tháng... năm 20... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN GÓP CHI PHỐI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh)
[Tên doanh nghiệp có vốn góp]:
[Năm [Kỳ] Báo cáo: 6 tháng, năm
1. Thông tin chung về doanh nghiệp có vốn góp:
- Các thông tin cơ bản:
.............................................................................................................................................
- Vốn điều lệ
.............................................................................................................................................
- Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo (về giá trị, tỷ lệ nắm giữ)
.............................................................................................................................................
- Cơ cấu quản trị của doanh nghiệp
+ Thành phần Hội đồng quản trị
.............................................................................................................................................
+ Ban kiểm soát
.............................................................................................................................................
+ Ban Điều hành
.............................................................................................................................................
+ Người đại diện theo pháp luật
.............................................................................................................................................
- Ngành nghề kinh doanh:
.............................................................................................................................................
2. Thông tin về người đại diện (số lượng người đại diện, danh sách người đại diện)
.............................................................................................................................................
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá của doanh nghiệp
.............................................................................................................................................
4. Tình hình đầu tư và huy động vốn để đầu tư vào các dự án đầu tư hình thành tài sản cố định và xây dựng cơ bản
- Đánh giá tiến độ thực hiện dự án/ kế hoạch
.............................................................................................................................................
- Các vấn đề phát sinh
.............................................................................................................................................
- Điều chỉnh mục tiêu
.............................................................................................................................................
- Hiệu quả mang lại
.............................................................................................................................................
5. Hiệu quả sử dụng vốn:
.............................................................................................................................................
6. Cổ tức được chia
- Tỷ lệ cổ tức được chia: giá trị
.............................................................................................................................................
- Số cổ tức thực nhận trong năm báo cáo
.............................................................................................................................................
7. Vướng mắc khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp
……………………………………………….
|
....
ngày ... tháng... năm ... |
BÁO CÁO GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN GÓP KHÔNG CHI PHỐI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh)
Kỳ Báo cáo: Năm
- Thông tin chung về doanh nghiệp
+ Vốn Điều lệ:
+ Vốn thực góp đến thời điểm báo cáo:
Trong đó, vốn góp của công ty mẹ ………………….. tỷ lệ nắm giữ.................................
+ Người đại diện/Người quản lý....................................................................................
- Việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp
...................................................................................................................................
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động
...................................................................................................................................
- Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp
...................................................................................................................................
- Việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp
...................................................................................................................................
- Cổ tức được chia của năm báo cáo (Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: số tiền, tỷ lệ cổ tức được chia)
...................................................................................................................................
- Cổ tức thực nhận trong năm báo cáo
...................................................................................................................................
|
……, ngày ... tháng... năm... |
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA DN (TÊN DN CÓ VỐN GÓP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh)
[Tên CSH]:
[Năm [Kỳ] Báo cáo: 6 tháng, năm
- Đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp có vốn góp
...................................................................................................................................
- Đánh giá về quản lý, hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có vốn góp
...................................................................................................................................
- Kết luận của Chủ sở hữu: Có tiếp tục đầu tư hay thoái vốn
...................................................................................................................................
|
……, ngày... tháng... năm... |
Ghi chú: Chủ sở hữu lập Báo cáo Kết quả giám sát cho từng doanh nghiệp có vốn góp
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.