UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2016/QĐ-UBND |
Hoà Bình, ngày 15 tháng 7 năm 2016 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/03/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính về việc quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 343/TTr -SNN ngày 16/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30 /2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2016 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Quy định này quy định chi tiết: Loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh và đơn giá liều tinh phối giống nhân tạo cho lợn; loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh, đơn giá và định mức vật tư phối giống nhân tạo cho trâu, bò; loại giống, số lượng và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi mua con giống; đơn giá và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học; số lượng người, đơn giá và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; loại bình, đơn giá và mức hỗ trợ bình chứa Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
1. Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm (gà, vịt, ngan).
2. Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
* Hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy định này.
Điều kiện được hưởng hỗ trợ được quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh và đơn giá liều tinh phối giống nhân tạo cho lợn
- Loại tinh: Sử dụng tinh lợn ngoại các giống Yorshire, Landrace, Duroc, Pidu, và giống lợn Bản địa (lợn Mán) là giống lợn nằm trong danh mục giống được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, tại các Cơ sở sản xuất tinh lợn trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan có thẩm cấp phép;
- Mức hỗ trợ liều tinh được tính theo thực tế sử dụng liều tinh phối có chửa nhưng không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm;
- Đơn giá: 40.000 đồng (bốn mươi nghìn đồng)/liều tinh lợn 30ml, 50.000 đồng (năm mươi nghìn đồng)/liều 50ml bán ra trên thị trường và có thể thay đổi theo từng thời điểm.
Điều 5. Loại tinh, mức hỗ trợ liều tinh, đơn giá và định mức vật tư phối giống nhân tạo cho trâu, bò
- Loại tinh: sử dụng tinh cọng rạ (cọng tinh), giống bò Brahman (đỏ), bò Droughtmaster, bò sữa HF, giống trâu Murah, trâu Ngố tại các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu tinh được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
- Mức hỗ trợ liều tinh: hỗ trợ không quá 02 cọng tinh/1 bò thịt phối giống có chửa; không quá 04 cọng tinh/1 bò sữa phối giống có chửa; không quá 04 cọng tinh/1 trâu phối giống có chửa;
- Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh để phối giống nhân tạo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều 3 Thông tư số 09/2015/TTBNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Định mức vật tư: Găng tay 02 chiếc/1 bò thịt phối/năm, 04 chiếc/01 bò sữa hoặc trâu phối/năm; Ống gel 02 ống/1 bò thịt phối/năm, 04 ống gel/ 1 bò sữa hoặc trâu phối/năm; Súng bắn tinh 01cái/01dẫn tinh viên, thời gian sử dụng 5 năm; Ni tơ lỏng: 02 lít/01 liều tinh phối giống; Nitơ lỏng dùng để bảo quản tinh ở các điểm trung chuyển được tính theo thực tế sử dụng hàng năm, tối đa không quá 180 lít/năm/bình 35lít và phải bảo quản ít nhất 200 liều tinh trở lên. Mỗi huyện (cụm điểm thụ tinh nhân tạo) trang bị 01 bình nitơ không quá 15 lít để bảo quản tinh và 02 bình 35 lít chứa dự trữ nitơ).
- Đơn giá: 01 cọng tinh = 27.000 đồng (hai mươi bảy nghìn đồng); Ni tơ lỏng 01 lít = 34.100 đồng (ba mươi tư nghìn, một trăm đồng); Ống gel 3.000 đồng (ba nghìn đồng)/cái; Găng tay 3.000 đồng (ba nghìn đồng)/cái; Súng bắn tinh 1.050.000 đồng (một triệu, năm mươi nghìn đông) /cái; Công phối giống cho trâu, bò cái: 150.000 đồng (một trăm năm mươi nghìn đồng) /con có chửa; đơn giá có thể thay đổi theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền (cung cấp) tại từng thời điểm.
1. Loại giống, số lượng hỗ trợ
a) Lợn đực giống
- Loại giống: sử dụng các giống lợn ngoại Yorshire, Landrace, Duroc, Pidu. Lợn đực giống nội sử dụng giống lợn Bản địa (lợn Mán); lợn rừng;
- Số lượng: Mỗi hộ được hỗ trợ từ 01-02 con lợn đực giống; mỗi xã được hỗ trợ không quá 06 con lợn đực giống/năm để thực hiện phối giống dịch vụ;
b) Trâu, bò đực giống
- Loại giống: sử dụng giống bò Sind, Brahman (đỏ); bò Droughtmaster, giống trâu nội (đã qua bình tuyển);
- Số lượng: Mỗi hộ được hỗ trợ 01 con trâu hoặc 01 con bò đực giống; mỗi xã được hỗ trợ không quá 06 con trâu, bò đực giống/năm để thực hiện phối giống dịch vụ;
c) Gà vịt giống hậu bị
- Loại giống: Sử dụng các giống gà tại địa phương như giống gà Lạc Thủy, gà H'Mông, gà Ri; Gà lông màu: Lương phượng, Tam hoàng, Ai Cập; Gà lai: Ri lai Lương Phượng, Mía lai, ISA-Color lai Lương Phượng; Giống vịt: Bầu Bến, Super, Vịt Khaki Campbell; Giống ngan: Dé, Trâu, Sen, Ngan Pháp là các giống nằm trong danh mục giống được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Số lượng: Gà, vịt giống: Mỗi hộ được hỗ trợ từ 100-200 con gà hoặc vịt giống bố mẹ hậu bị, mỗi xã được hỗ trợ không quá 4.000 con/năm;
2. Mức hỗ trợ: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tiêu chuẩn chất lượng con giống: Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
Điều 7. Hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học
1. Xây dựng công trình khí sinh học (Biogas): Được lắp đặt bằng chất liệu composite hoặc xây gạch. Có thể tích chứa từ 6m3 trở lên; Mức hỗ trợ một lần không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/01 công trình/01 hộ.
2. Đệm lót sinh học: Diện tích đệm lót sinh học tối thiểu được nhận hỗ trợ cho chăn nuôi gia cầm là 50m2, cho chăn nuôi lợn là 20m2 trở lên. Hỗ trợ một lần 50% giá trị theo giá thực tế nhưng không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) /01 hộ.
Điều 8. Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc
- Số lượng người tham gia 01 lớp đào tạo, tập huấn tối đa không quá 30 người/lớp/năm. Thời gian đào tạo, tập huấn tối thiểu là 21 ngày, trong đó thời gian học lý thuyết tối thiểu là 7 ngày và thời gian thực hành tối thiểu 14 ngày;
- Mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/người: Tiền ăn và đi lại theo khoản 4 Điều 2 Thông tư số 205/2015-TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính; mức hỗ trợ giảng viên thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ: Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, hội trường, trang thiết bị giảng dạy, vật tư thực hành... áp dụng Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 26/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính, Quyết định số 918/QĐ-BNN-TC ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Loại bình dung tích từ 3,5 lít trở lên;
- Đơn giá 6.380.000 đồng (sáu triệu, ba trăm tám mươi đồng)/bình;
- Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/bình/người.
Điều 10. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn thực hiện chính sách, thẩm định, xác nhận đối tượng và xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm theo quy định tại Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/03/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính;
Công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; cung cấp liều tinh, con giống và vật tư đảm bảo chất lượng cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; hàng năm lập kế hoạch và thực hiện đào tạo tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc; đề xuất điều chỉnh đơn giá hàng năm; phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách tại các huyện, thành phố; tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm Sở Tài chính
Bố trí kinh phí hàng năm; thẩm định kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục cấp phát, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện. Tổng hợp quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
Điều 12. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cơ sở, người chăn nuôi về chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ; Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính và các quy định tại Quyết định này;
Tổng hợp đề xuất của các xã, vào ngày 31/7 hằng năm các huyện phải đề xuất kế hoạch năm sau báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện giải ngân, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Định kỳ ngày 15 hằng tháng báo cáo tiến độ, kết quả triển khai thực hiện về sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân cấp xã
Phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại Trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và tại thôn, bản theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.
Tổ chức rà soát, thống kê, tổng hợp, xác nhận các hộ chăn nuôi có nhu cầu mua con giống; nhu cầu đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (theo mẫu tại phụ lục 1).
Điều 14. Trách nhiệm của dẫn tinh viên
Tổng hợp kết quả thực hiện phối giống nhân tạo hàng năm (theo mẫu tại phụ lục 02 và 03), lập kế hoạch đề nghị hỗ trợ kinh phí để Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài Chính thẩm định.
Điều 15. Trách nhiệm hộ chăn nuôi
Chăn nuôi bảo đảm theo quy định về vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới;
Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với lợn và 48 tháng đối với trâu, bò; trừ trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh. Không sử dụng những con đực giống lợn, trâu, bò không đạt tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ;
Thực hiện các quy định và hướng dẫn của địa phương để được hưởng chính sách hỗ trợ.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp phản ánh bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Phụ lục 01: Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30 /2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi: UBND xã (phường/thị trấn)...................................
Tôi là (viết chữ in hoa):......................................................... Nam/Nữ:...........................;
Dân tộc:..........................................................
Sinh ngày:........./............./.................
Chứng minh nhân dân số:.......................... Cấp ngày:....../....../........ Nơi cấp:.......
Chỗ ở hiện tại:....................................................................................................................
Điện thoại (nếu có):................................ Di động (nếu có):....................................
Căn cứ quyết định số: /2016/QĐ-UBND ngày tháng năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy định về một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
Nay tôi làm đơn đề nghị được hỗ trợ nội dung sau: (Ghi nội dung đề nghị hỗ trợ)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tôi xin cam kết nếu được hỗ trợ, tôi sẽ thực hiện đúng các quy định và trách nhiệm đối với người được hưởng hỗ trợ. Nếu làm sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của UBND xã, |
..............., ngày.......tháng.......năm......... |
|
|
Ghi chú: UBND xã (phường, thị trấn) xác nhận hộ, cá nhân có hoạt động nội dung đề nghị và đủ điều kiện được hỗ trợ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.