ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 298/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 10 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh
vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30
tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện đề án 30 của Uỷ ban nhân dân tỉnh,
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 298 /QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
(Tổng cộng 27 thủ tục)
STT |
Tên thủ tục hành chính |
I |
Lĩnh vực hoạt động Khoa học và Công nghệ |
1 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ) |
2 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ) |
3 |
Cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ |
4 |
Cấp giấy chứng nhận hoạt động cho tổ chức giám định công nghệ |
5 |
Cấp giấy chứng nhận hoạt động cho giám định viên công nghệ |
6 |
Tuyển chọn, xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh |
7 |
Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo về khoa học và công nghệ |
II |
Lĩnh vực Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ |
1 |
Đăng ký xác nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ |
2 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ |
3 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ |
4 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ cho tổ chức khoa học công nghệ khi có sự thay đổi tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan quản lý trực tiếp tổ chức khoa học công nghệ |
5 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi tên của tổ chức khoa học và công nghệ |
6 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi vốn của tổ chức khoa học và công nghệ |
7 |
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện thuộc tổ chức khoa học và công nghệ |
8 |
Cấp lại Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ (trong trường hợp bị mất, rách, nát) |
9 |
Chấm dứt hoạt động khoa học công nghệ của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học công nghệ |
10 |
Thu hồi giấy chứng nhận hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ giải thể |
11 |
Cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi trụ sở chính của tổ chức KH&CN. |
III |
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ |
1 |
Cấp giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp |
2 |
Cấp lại giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp |
IV |
Lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng |
1 |
Xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia |
2 |
Đăng ký, kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo |
3 |
Tiếp nhận công bố hợp chuẩn |
STT |
Tên thủ tục hành chính |
4 |
Tiếp nhận công bố hợp quy |
V |
Lĩnh vực Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân |
1 |
Khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế |
2 |
Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Sử dụng máy X-quang chẩn đoán trong y tế) |
3 |
Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế) |
I. Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và phí thẩm định đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét hồ sơ:
+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (theo mẫu).
+ Bản gốc hoặc bản sao có công chứng hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt; Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu, đóng dấu giáp lai và có chữ ký tắt của các bên vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.
+ Văn bản về tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép phù hợp ngành nghề được hoạt động.
+ Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên, ký tên trong hợp đồng.
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước).
+ Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
* Lệ phí: Theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính (đang trong quá trình soạn thảo).
* Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Mẫu kèm theo).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Khi các bên có nhu cầu đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006.
- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
- Quyết định số 1518/QĐ-BKHCN, ngày 10/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và phí thẩm định đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét hồ sơ:
+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng được các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
+ Bản gốc hoặc bản sao có công chứng hợp đồng chuyển giao công nghệ bổ sung, sửa đổi bằng tiếng Việt; Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu, đóng dấu giáp lai và có chữ ký tắt của các bên vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.
+ Văn bản về tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép phù hợp ngành nghề được hoạt động.
+ Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên, ký tên trong hợp đồng.
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước).
+ Giấy uỷ quyền (trong trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với những trường hợp không thuộc thẩm quyền do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
* Lệ phí: Theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính (đang trong quá trình soạn thảo).
* Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006.
- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
- Quyết định số 1518/QĐ-BKHCN, ngày 10/08/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi doanh nghiệp được thành lập.
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định hồ sơ:
+ Nếu doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
+ Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
+ Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có công chứng).
+ Dự án sản xuất, kinh doanh.
+ Đối với doanh nghiệp thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong hồ sơ phải có thêm Quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp và có đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Mẫu kèm theo).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối tượng thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả khoa học và công nghệ được sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp thuộc các lĩnh vực: công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt công nghệ phần mềm tin học; công nghệ sinh học, đặc biệt công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; công nghệ tự động hoá; công nghệ vật liệu mới, đặc biệt công nghệ nano; công nghệ bảo vệ môi trường; công nghệ năng lượng mới; công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
- Chuyển giao công nghệ hoặc trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ theo quy định trên.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
- Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động cho tổ chức giám định công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức giám định công nghệ đăng ký hoạt động giám định công nghệ nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giám định công nghệ cho Sở Khoa học và Công nghệ, để Sở Khoa học và Công nghệ xem xét cấp giấy chứng nhận hoạt động cho Tổ chức giám định công nghệ. Trong trường hợp không đồng ý cấp giấy chứng nhận, Sở Khoa học và Công nghệ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ.
+ Quyết định thành lập tổ chức, giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
+ Giải trình về năng lực giám định công nghệ của tổ chức.
+ Lý lịch khoa học của Giám định viên công nghệ, là người đứng đầu tổ chức.
+ Danh sách Giám định viên công nghệ của tổ chức.
+ Danh mục trang thiết bị chính, cơ sở vật chất của tổ chức.
- Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).
* Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức giám định công nghệ không có vốn nước ngoài.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Có (chưa có quy định cụ thể).
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ. (Đơn tự viết).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đối với tổ chức giám định công nghệ:
- Là doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực giám định, được thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật.
- Có ít nhất 02 Giám định viên công nghệ công tác trong lĩnh vực công nghệ.
- Có phương tiện kỹ thuật để kiểm nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng chủ yếu theo yêu cầu.
- Có quy trình nghiệp vụ kỹ thuật giám định phù hợp với công nghệ cần giám định theo trưng cầu của Cơ quan quán lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chuyển giao công nghệ, số 80/2006/QH11 ngày ban hành 29/11/2006; ngày có hiệu lực 01/7/2007.
- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyển giao công nghệ, ngày ban hành 31/12/2008; ngày có hiệu lực 03/02/2009.
- Thông tư số 14/2006/TT-BKHCN ngày 08/08/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc giám định công nghệ các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ.
5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động cho giám định viên công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
- Giám định viên công nghệ đăng ký hoạt động giám định công nghệ nộp Hồ sơ cho Sở Khoa học và Công nghệ, để Sở Khoa học và Công nghệ xem xét cấp giấy chứng nhận hoạt động cho Giám định viên công nghệ.
- Trong trường hợp không đồng ý cấp giấy chứng nhận, Sở Khoa học và Công nghệ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ.
+ Lý lịch khoa học của Giám định viên công nghệ.
+ Giấy xác nhận của nơi làm việc của Giám định viên công nghệ.
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (có công chứng) và các giấy tờ khác có liên quan của Giám định viên công nghệ (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc).
* Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân Giám định viên công nghệ là người Việt Nam.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: Không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ (Đơn tự viết).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính đối với Giám định viên công nghệ:
- Có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
- Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực công nghệ từ 05 năm trở lên và đã qua khóa đào tạo về nghiệp vụ giám định.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Không trong thời hạn chấp hành kỷ luật liên quan đến lĩnh vực giám định hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày ban hành 29/11/2006; ngày có hiệu lực 01/7/2007.
- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyển giao công nghệ, ngày ban hành 31/12/2008; ngày có hiệu lực 03/02/2009.
- Thông tư số 14/2006/TT-BKHCN ngày 08/08/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc giám định công nghệ các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ.
6. Thủ tục tuyển chọn, xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh:
* Trình tự thực hiện:
- Hàng năm, sau khi có quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án thực hiện, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành thông báo về việc tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cụ thể như sau:
+ Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án được thực hiện công khai trên Báo Tuyên Quang, Báo Khoa học và Phát triển, Website của Sở KH&CN.
+ Thông báo về việc xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến các tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp chuẩn bị hồ sơ.
- Tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn, xét chọn chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ đến Sở khoa học và Công nghệ đảm bảo về mặt thời gian theo thông báo tuyển chọn, xét chọn.
Thời điểm nộp hồ sơ được xác định là ngày ghi ở dấu bưu điện Tuyên Quang (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của văn thư Sở Khoa học và Công nghệ (trường hợp gửi trực tiếp).
- Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, xét chọn chủ trì thực hiện đề tài, dự án của các tổ chức, cá nhân.
- Trong khi chưa hết hạn thời gian nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn có quyền rút hồ sơ thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ. Mọi bổ sung, sửa đổi hoặc thay hồ sơ mới phải nộp trong thời hạn quy định.
- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức mở hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn của các tổ chức, cá nhân; tổ chức các cuộc họp tiểu ban chuyên ngành để thẩm định, đánh giá hồ sơ (đối với các hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện đưa vào xem xét, đánh giá) và trìnhUỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổ chức, cá nhân trúng tuyển theo quy định.
- Sau khi có Quyết định phê duyệt của Uỷ ban nhân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo kết quả tới các tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài/dự án.
+ Thuyết minh đề tài/ dự án.
+ Lý lịch khoa học của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài/dự án.
+ Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì và các cá nhân đăng ký tham gia chính thực hiện đề tài/dự án.
+ Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài/dự án (nếu có).
+ Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trong trường hợp tổ chức và cá nhân có kê khai huy động được kinh phí từ nguồn vốn khác).
+ Các văn bản chứng minh không thuộc trường hợp: Chưa hoàn thành đúng hạn việc quyết toán hoặc chưa hoàn trả kinh phí thu hồi của các đề tài, dự án đã và đang chủ trì thực hiện.
(Mỗi văn bản trên phải có đầy đủ dấu của tổ chức và chữ ký của cá nhân tương ứng như đã quy định trên từng biểu mẫu).
- Số lượng hồ sơ: 01 bản gốc và 15 bản sao (bộ).
Hồ sơ gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ có niêm phong và bên ngoài ghi rõ như sau:
+ Tên đề tài đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn.
+ Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì và các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện đề tài/dự án.
+ Họ tên của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài/dự án và danh sách những người tham gia chính thực hiện đề tài/dự án và cơ quan/tổ chức quản lý trực tiếp.
+ Danh mục tài liệu, văn bản có trong Hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết: Không xác định.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cá nhân và tổ chức thực hiện.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí : Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài/dự án khoa học và công nghệ (Biểu B1 -1-ĐONTC).
- Thuyết minh đề tài/ dự án. Gồm: Mẫu thuyết minh đề tài, dự án KH&CN và mẫu thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (Biểu B1-2-TMĐTKHCN; biểu B1-2-TMĐTKHXH và Biểu B1-2-TMDA).
- Lý lịch khoa học của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện đề tài/dự án (Biểu B1 -3-LLTC).
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ trì và các cá nhân đăng ký tham gia chính thực hiện đề tài/dự án (Biểu B1-4-LLCN).
- Giấy xác nhận phối hợp thực hiện đề tài/dự án (Biểu B1-5-PHNC).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/06/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định Số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ. Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
- Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định Tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, quyết định trên có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
- Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN ngày 04/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định Tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp nhà nước, quyết định trên có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
- Quyết định số 78/2006/QĐ-UBND ngày 02/10/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tổ chức thực hiện và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
7. Thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo về khoa học và công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận đơn thư, phân loại và vào sổ.
- Xử lý đơn thư.
- Giải quyết theo thẩm quyền.
- Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận xác minh đơn tố cáo và xử lý theo thẩm quyền.
* Cách thức thực hiện: Nhận đơn thư trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Hồ sơ khiếu nại gồm:
• Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại.
• Văn bản trả lời của người bị khiếu nại.
• Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định.
• Quyết định giải quyết khiếu nại.
• Các tài liệu khác có liên quan.
+ Hồ sơ tố cáo gồm:
• Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo.
• Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết.
• Văn bản giải trình của người bị tố cáo.
• Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý.
• Quyết định xử lý.
• Các tài liệu khác có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
* Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết khiếu nại:
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật KNTC, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
+ Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
- Thời hạn giải quyết tố cáo:
+ Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.
+ Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính:
- Tổ chức và cá nhân có khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn khiếu nại
- Đơn tố cáo.
- Giấy chuyển đơn tố cáo.
- Giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thanh tra được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 5, ngày 15/6/2004; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2004.
- Luật Khiếu nại, tố cáo được Quốc hội khoá X thông qua ngày 02/12/1998, có hiệu lực thi hành 01/01/1999 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2005.
- Nghị định số 41 /2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
- Nghị định số 87/2006/NĐ-CP ngày 28/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Khoa học và Công nghệ.
- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
II. Lĩnh vực: Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ gồm 11 thủ tục
1. Thủ tục đăng ký xác nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ:
* Trình tự thực hiện: Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ gửi hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đến Sở Khoa học và Công nghệ. Nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
+ Bản gốc hoặc bản sao có công chứng hợp đồng chuyển giao công nghệ bằng tiếng Việt. Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.
- Số lượng hồ sơ: 03 (ba) bộ (trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.
* Lệ phí: Phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ theo Quyết định số 18/2006/QĐ-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Phụ lục V Mẫu đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008).
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chuyển giao công nghệ /2006/QH11 ngày ban hành 29/11/2006; ngày có hiệu lực 01/7/2007.
- Nghị định số 133/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyển giao công nghệ, ngày ban hành 31/12/2008; ngày có hiệu lực 03/02/2009.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, lập hồ sơ theo mẫu quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp phí, lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ.
- Thẩm định tại cơ sở (nếu cần).
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
+ Quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Nhân lực khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Hồ sơ của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Hồ sơ về trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Bản kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật của tổ chức khoa học và công nghệ.
(Tất cả các thành phần hồ sơ nêu trên đều phải lập theo mẫu quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ. Trong trường hợp không đồng ý, Sở KH&CN sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí:
- Phí thẩm định: 500.000 đồng.
- Lệ phí cấp giấy phép : 200.000 đồng.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
- Nội dung cơ bản của Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Danh sách nhân lực của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ.
- Bản kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật đăng ký của tổ chức khoa học và công nghệ.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức đăng ký thay đổi lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ lập hồ sơ theo mẫu quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
+ Công văn đề nghị đăng ký thay đổi lĩnh vực hoạt động của tổ chức KH&CN.
+ Quyết định thay đổi lĩnh vực hoạt động trong điều lệ Tổ chức và Hoạt động của tổ chức KH&CN.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí : 50.000 đồng / lần.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
* Ghi chú: Thủ tục đăng ký thay đổi một trong các nội dung đã đăng ký trong Giấy chứng nhận hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện thực hiện tương tự như quy định đối với tổ chức KH&CN.
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức đăng ký hoạt động khoa học công nghệ khi có sự thay đổi tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan quản lý trực tiếp tổ chức khoa học công nghệ tiến hành lập hồ sơ theo mẫu quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
+ Công văn đề nghị đăng ký đổi tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức KH&CN.
+ Bản sao Quyết định đổi tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức KH&CN (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: 50.000đồng / lần.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi tên của tổ chức khoa học và công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức đăng ký thay đổi tên của tổ chức khoa học và công nghệ lập hồ sơ theo mẫu quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
+ Công văn đề nghị đăng ký đổi tên của tổ chức KH&CN.
+ Quyết định đổi tên của tổ chức KH&CN.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: 50.000 đồng / lần.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
6. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi vốn của tổ chức khoa học và công nghệ:
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký thay đổi vốn, lập hồ sơ theo mẫu quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp phí, lệ phí và nhận Giấy chứng nhận
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Công văn đề nghị đăng ký thay đổi vốn của tổ chức KH&CN.
+ Văn bản về vốn của tổ chức KH&CN (theo quy định tại điểm 7, mục III, Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức KH&CN.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí : 50.000 đồng / lần.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản về vốn của tổ chức KH&CN.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện thuộc tổ chức khoa học và công nghệ lập hồ sơ theo mẫu quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp phí, lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ.
- Thẩm định tại cơ sở (nếu cần).
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
+ Quyết định thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ (quy định rõ nội dung, phạm vi hoạt động).
+ Hồ sơ về Trưởng Chi nhánh, Văn phòng đại diện (tương tự quy định về người đứng đầu tổ chức KH&CN).
+ Văn bản về trụ sở Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ (tương tự quy định về trụ sở chính).
+ Bản sao (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ. Trong trường hợp không đồng ý, Sở sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí (nếu có):
- Phí thẩm định: 500.000 đồng.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận : 200.000 đồng.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
- Lý lịch khoa học của Trưởng Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, lập hồ sơ theo quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm có:
+ Công văn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN.
+ Xác nhận của cơ quan Công an về việc khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN (trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận).
+ Giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của tổ chức KH&CN hoặc tờ báo đã đăng thông báo này (trong trường hợp bị mất giấy chứng nhận).
+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN (trong trường hợp giấy chứng nhận bị rách, nát).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ. Trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN cấp lại ghi ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN lần đầu và ngày cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí: 50.000 đồng / lần.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
* Ghi chú: Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện thực hiện tương tự như quy định đối với tổ chức KH&CN.
* Trình tự thực hiện:
Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ khi chấm dứt hoạt động phải gửi hồ sơ đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi đặt trụ sở Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo về việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, Văn phòng đại diện, gửi cơ quan công an và cơ quan thuế.
* Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Công văn thông báo chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Bản sao hợp lệ Quyết định chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện đã được cấp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: Không.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo của Sở Khoa học và Công nghệ về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện, gửi cơ quan công an và cơ quan thuế.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
10. Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ giải thể:
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức khoa học và công nghệ giải thể phải tiến hành các công việc theo quy định, như sau:
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải thể, tổ chức KH&CN phải gửi quyết định giải thể đến Sở Khoa học và Công nghệ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người làm việc trong tổ chức KH&CN; đồng thời phải niêm yết công khai Quyết định này tại trụ sở chính của tổ chức KH&CN và đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp về việc giải thể tổ chức KH&CN.
- Giải quyết xong việc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người làm việc trong tổ chức mình.
- Giải quyết xong các hợp đồng đã giao kết.
- Giải quyết xong các nghĩa vụ tài chính; thanh toán xong các khoản nợ (nếu có).
- Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN về việc giải quyết xong các công việc nêu trên; nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN cho Sở Khoa học và Công nghệ và nộp lại con dấu cho cơ quan công an nơi khắc dấu.
- Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo về việc thu hồi giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ cho cơ quan công an và cơ quan thuế.
* Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Báo cáo kết quả giải quyết công tác giải thể.
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đã được cấp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết: Không.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức KHCN.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo của Sở Khoa học và Công nghệ về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, gửi cơ quan công an và cơ quan thuế.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
11. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi trụ sở chính của tổ chức KH&CN:
* Trình tự thực hiện:
Tổ chức đăng ký thay đổi trụ sở chính, lập hồ sơ theo mẫu quy định, gửi tới Sở Khoa học và Công nghệ để Sở thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo để tổ chức được biết, đến nộp lệ phí và nhận Giấy chứng nhận.
* Cách thức thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Thẩm định hồ sơ.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ thay đổi địa điểm trong phạm vi tỉnh, nơi tổ chức đã đăng ký hoạt động khoa học công nghệ thì hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
+ Công văn đề nghị đăng ký thay đổi trụ sở chính của tổ chức KH&CN.
+ Văn bản về trụ sở chính như sau:
• Đối với tổ chức KH&CN của Nhà nước: Phải có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng hoặc quyết định giao trụ sở của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính.
• Đối với tổ chức KH&CN không phải của Nhà nước, phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy tờ xác nhận tổ chức KH&CN là chủ sở hữu địa điểm làm trụ sở chính; Hợp đồng thuê hoặc mượn địa điểm làm trụ sở chính và tự chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của hợp đồng thuê, mượn đó.
- Trường hợp tổ chức KH&CN đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ chuyển trụ sở chính sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đã đăng ký hoạt động KH&CN, tổ chức KH&CN phải xin rút hồ sơ đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ cũ và đăng ký hoạt động KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi mới chuyển đến. Hồ sơ đăng ký hoạt động KH&CN tại nơi mới chuyển đến bao gồm:
+ Công văn đề nghị đăng ký thay đổi trụ sở chính.
+ Văn bản về trụ sở chính (theo quy định về trụ sở chính tại điểm 6, mục III Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005).
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN của tổ chức KH&CN.
+ Bộ hồ sơ đăng ký hoạt động KH&CN đã nộp cho Sở Khoa học và Công nghệ tại tỉnh hoặc thành phố đặt trụ sở trước đây.
+ Trường hợp tên tổ chức KH&CN không có cơ quan chủ quản trùng với tên tổ chức KH&CN đã đăng ký trước trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức KH&CN chuyển đến, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Sở Khoa học và Công nghệ nơi tiếp nhận Hồ sơ phải thông báo cho tổ chức KH&CN biết và hướng dẫn chọn tên khác.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.
* Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ thay đổi địa điểm trong phạm vi tỉnh, nơi tổ chức đã đăng ký hoạt động khoa học công nghệ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức KH&CN.
- Trường hợp tổ chức KH&CN đăng ký tại Sở Khoa học và Công nghệ chuyển trụ sở chính sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đã đăng ký hoạt động KH&CN: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức KH&CN chuyển trụ sở, Sở Khoa học và Công nghệ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN cho tổ chức KH&CN này và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN mới cho tổ chức KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức KH&CN chuyển trụ sở đến có trách nhiệm gửi thông báo tới Sở Khoa học và Công nghệ nơi trước đây đã cấp giấy này để thông báo tới các cơ quan có liên quan trong tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và lưu hồ sơ.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
* Lệ phí (nếu có): 50.000 đồng / lần.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001.
- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàng một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên Bộ số 106/TT-LB ngày 28/12/1993 giữa Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Quy định chế độ thu phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép hoạt động KH&CN.
- Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp:
* Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ yêu cầu có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
- Thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc không đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót, hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định (nêu rõ lý do).
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai (02 tờ theo Mẫu).
+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (có công chứng).
+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức (có công chứng).
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
- Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
* Lệ phí:
- Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 300.000 đồng.
- Lệ phí công bố Quyết định ghi nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.
- Lệ phí đăng bạ tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu cấp/cấp lại giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện thành lập tổ chức giám định:
- Có ít nhất 02 thành viên có Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp:
* Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ yêu cầu có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
- Thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu sót hoặc không đáp ứng các quy định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót, hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định (nêu rõ lý do).
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu).
+ Bản sao Giấy đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (có công chứng).
+ Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp bị mất).
+ Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức (có công chứng).
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp lại/từ chối cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
- Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
* Lệ phí:
- Lệ phí công bố Quyết định ghi nhận lại tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.
- Lệ phí đăng bạ Quyết định ghi nhận lại tổ chức giám định sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định viên sở hữu công nghiệp:
- Giấy chứng nhận bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ…) đến mức không sử dụng được.
- Có sự thay đổi về thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
IV. Lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
* Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ: Tổ chức, doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia nộp hồ sơ cho Hội đồng sơ tuyển tỉnh (thông qua Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tuyên Quang).
- Xem xét, đánh giá: Được tiến hành ở 2 cấp.
+ Xem xét, đánh giá tại Hội đồng sơ tuyển tỉnh theo 2 bước.
• Đánh giá trên hồ sơ. Các chuyên gia đánh giá do Hội đồng sơ tuyển cử ra tiến hành đánh giá hồ sơ. Hội đồng sơ tuyển xem xét trên cơ sở ý kiến đánh giá của các chuyên gia và chọn tổ chức, doanh nghiệp được đưa ra đánh giá tại chỗ.
• Đánh giá tại chỗ.Hội đồng cử đại diện và chuyên gia đánh giá trực tiếp đến tổ chức, doanh nghiệp được chọn ra ở vòng 1 để xem xét đánh giá tại chỗ. Hội đồng xem xét, quyết định các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị tặng giải thưởng chất lượng quốc gia.
- Đề nghị danh sách xét tặng giải thưởng: Thư ký Hội đồng sơ tuyển (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) gửi hồ sơ đề nghị về Hội đồng quốc gia (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).
- Xem xét, đánh giá tại Hội đồng quốc gia: như quy trình của thủ tục cấp Trung ương.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Bản đăng ký tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia.
+ Báo cáo giới thiệu chung về tổ chức, doanh nghiệp.
+ Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của giải thưởng chất lượng quốc gia.
+ Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan).
+ Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao).
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao).
+ Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao).
+ Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).
- Số lượng hồ sơ: 05 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
- Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham dự trước ngày 01 tháng 5 hàng năm.
- Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ tham dự trước ngày 01 tháng 7 hàng năm.
- Hội đồng sơ tuyển nộp hồ sơ cho Hội đồng quốc gia trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, doanh nghiệp tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia.
* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
- Hồ sơ đánh giá và đề xuất với Hội đồng quốc gia danh sách các tổ chức, doanh nghiệp được đề nghị trao tặng GTCLQG.
- Văn bản thông báo kết quả đánh giá cho tổ chức, doanh nghiệp.
* Phí, lệ phí: không
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản Đăng ký tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia (mẫu kèm theo).
* Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007; có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2008.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
- Thông tư số 11/2009/TT-BKHCN ngày 6/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về Giải thưởng chất lượng quốc gia; có hiệu lực kể từ ngày 21/6/2009.
2. Thủ tục đăng ký, kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo:
* Trình tự thực hiện:
- Cơ sở đăng ký kiểm định theo mẫu quy định (NÕu phương tiện đo đơn chiếc và đơn giản thì cơ sở có thể không phải đăng ký kiểm định).
- Tiếp nhận bản đăng ký kiểm định đối với phương tiện đo được phê duyệt mẫu và trong phạm vi được công nhận kiểm định của Chi cục.
- Thống nhất phương án thực hiện, kế hoạch kiểm định giữa Chi cục với cơ sở.
- Thực hiện kiểm định phương tiện đo.
- Dán tem, kẹp chì (đối với phương tiện đo sau kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường) và cấp giấy chứng nhận kiểm định (nếu có).
- Thu phí kiểm định.
* Cách thức thực hiện:
- Cơ sở đăng ký kiểm định trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Chi cục kiểm định phương tiện đo tại Chi cục (trường hợp cơ sở yêu cầu kiểm định tại cơ sở thì cơ sở phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phối hợp với Chi cục tổ chức kiểm định).
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Bản đăng ký kiểm định (Trường hợp nhu cầu kiểm định là đơn chiếc và đơn giản thì cơ sở có thể không phải đăng ký kiểm định).
+ Quyết định phê duyệt mẫu (đối với phương tiện đo kiểm định lần đầu).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
- Sau khi tiếp nhận bản đăng ký kiểm định của cơ sở, chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản đăng ký kiểm định của cơ sở, Phòng Kỹ thuật - Đo lường - kiểm nghiệm thuộc Chi cục xem xét và thống nhất kế hoạch kiểm định và các công việc mà cơ sở đăng ký cần chuẩn bị.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân có sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định hoặc phương tiện đo do cơ sở có nhu cầu kiểm định.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Lệ phí:
- Phí kiểm định phương tiện đo. (Mức thu cụ thể theo từng loại phương tiện đo và phạm vi đo Theo Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Phương tiện đo được dán tem, kẹp chì theo quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc được dán tem, kẹp chì và cấp giấy chứng nhận kiểm định (đối với từng loại phương tiện đo theo quy định). Trừ phương tiện đo không đạt yêu cầu kỹ thuật, đo lường
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản đăng ký kiểm định phương tiện đo.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Nếu kiểm định tại cơ sở thì cơ sở phải chuẩn bị cácđiều kiện cần thiết (mặt bằng, phương tiện đo…và phối hợp với Chi cục tổ chức kiểm định)
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Đo lường ngày 06/10/1999.
- Nghị định số 06/2002/NĐ-CP ngày 14/01/2002 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh đo lường.
- Quyết định số 65/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 19/8/2002 của Bộ KHCNMT ban hành Danh mục phương tiện đo phải kiểm định và việc đăng ký kiểm định (phần Danh mục đã thay thế bằng Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2006).
- Quyết định số 17/2005/QĐ-BKHCN ngày 01/11/2005 của Bộ KHCN qui định về dấu KĐ, tem KĐ và giấy CNKĐ.
- Quyết định số 20/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ KH&CN quy định về việc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006 của Bộ KHCN quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ KHCN về việc ban hành Danh mục PTĐ phải kiểm định.
- Quyết định số 25/2007/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2007 của Bộ KHCN về việc áp dụng Quy trình và chu kỳ kiểm định đối với các phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định.
- Quyết định 11/2008/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2008 của Bộ KHCN về sửa đổi bổ sung “Danh mục PTĐ phải kiểm định” ban hành kèm theo QĐ 13/2007/QĐ-BKHCN.
- Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3. Thủ tục tiếp nhận công bố hợp chuẩn:
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập và gửi hồ sơ đăng ký bản công bố hợp chuẩn đến Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp chuẩn, xem xét hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Chi cục thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Chi cục thông báo về những điểm, nội dung chưa phù hợp để để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
+ Bản công bố hợp chuẩn đăng ký.
+ Tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.
+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
• Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận hợp chuẩn độc lập (bên thứ ba), hồ sơ đăng ký cần có thêm giấy tờ sau: Bản sao giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận hợp chuẩn cấp cho sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường.
• Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ đăng ký cần có thêm giấy tờ sau:
+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.
+ Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo kết quả thử nghiệm mẫu.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhận được Hồ sơ đăng ký bản công bố hợp chuẩn hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Lệ phí: Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu bản công bố hợp chuẩn
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ KHCN về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”
- Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
4. Thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy:
* Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập và gửi hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy đến Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy, xem xét hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Chi cục thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Chi cục thông báo về những điểm, nội dung chưa phù hợp để để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
* Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản công bố hợp quy đăng ký.
+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng....).
• Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy (bên thứ ba), hồ sơ đăng ký cần có thêm giấy tờ sau: Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp.
• Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ đăng ký cần có thêm giấy tờ sau:
+ Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có).
+ Quy trình sản xuất, kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001.
+ Kế hoạch giám sát định kỳ.
+ Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
* Thời hạn giải quyết:
- Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhận được Hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường chịu sự điều chỉnh của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Lệ phí: Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu bản công bố hợp quy.
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
- Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ KHCN về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”.
- Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
V. Lĩnh vực Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân
1. Thủ tục khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế:
* Trình tự thực hiện:
- Nộp phiếu khai báo thiết bị X-quang Y tế cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang xem xét phiếu khai báo:
+ Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung thông tin (nếu có).
+ Cấp Giấy xác nhận đã khai báo.
* Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ: Phiếu khai báo thiết bị X-quang Y tế, 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ khai báo.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có thiết bị X-quang chẩn đoán dùng trong Y tế.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khai báo.
* Lệ phí: không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu khai báo các nguồn bức xạ (Mẫu kèm theo).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ngày 11/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục khai báo, cấp giấy đăng ký và câp giấy phép cho các hoạt động liên quan đến bức xạ (Ghi chú: Áp dụng tạm thời, chờ văn bản hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử).
- Công văn số 134/BKHCN-ATBXHN ngày 23/01/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thực hiện khai báo, cấp giấy phép, đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và chứng chỉ nhân viên bức xạ (Ghi chú: Áp dụng tạm thời, chờ văn bản hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử).
2. Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Sử dụng máy X-quang chẩn đoán trong y tế):
* Trình tự thực hiện:
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bức xạ theo quy định tại Luật Năng lượng nguyên tử lập hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ. Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, thẩm định, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ hoặc qua bưu điện. Thẩm định hồ sơ tại Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp thẩm tra tại cơ sở (nếu cần). Trả Giấy phép tại Sở Khoa học và Công nghệ.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (theo mẫu).
+ Phiếu khai báo cơ sở bức xạ (theo mẫu).
+ Phiếu khai báo người phụ trách an toàn bức xạ (theo mẫu).
+ Phiếu khai báo nhân viên bức xạ (theo mẫu).
+ Phiếu khai báo máy phát tia X (theo mẫu).
(Tất cả các phiếu khai báo nói trên đều phải được đánh máy rõ ràng).
+ Bản đánh giá an toàn bức xạ (có hướng dẫn).
(Bản đánh giá an toàn bức xạ phải trả lời đầy đủ và cụ thể từng nội dung theo hướng dẫn và phải được đánh máy rõ ràng).
+ Bản sao các văn bản, tài liệu khác bao gồm:
• Quyết định thành lập cơ sở bức xạ.
• Quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ; chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ của người phụ trách an toàn bức xạ do cơ sở đựơc Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép đào tạo cấp.
• Chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ (nếu có), và các văn bằng chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên bức xạ.
• Hợp đồng dịch vụ xác định liều bức xạ cá nhân với cơ sở do cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định.
• Kết quả kiểm tra chất lượng máy X-quang do cơ sở được phép thực hiện dịch vụ an toàn bức xạ cấp.
* Thời hạn giải quyết:
- Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép, sửa đổi, gia hạn giấy phép, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ, tài liệu còn thiếu. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo (theo dấu bưu điện), cơ quan có thẩm quyền không nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung, việc cấp giấy phép sẽ bị từ chối mà không cần hoàn lại hồ sơ.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quỳên phải tổ chức thẩm định. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và nêu rõ lý do từ chối.
- Đối với hồ sơ xin cấp lại giấy phép, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp lại giấy phép.
* Đối tượng thực hịên thủ tục hành chính:
- Các bệnh viện, phòng khám đa khoa thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động X-quang.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
* Lệ phí: 100.000 đồng/01 giấy phép.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (theo mẫu).
- Phiếu khai báo cơ sở bức xạ (theo mẫu).
- Phiếu khai báo người phụ trách an toàn bức xạ (theo mẫu).
- Phiếu khai báo nhân viên bức xạ (theo mẫu).
- Phiếu khai báo máy phát tia X (theo mẫu).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân có hoạt động X-quamg.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Thủ tục cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán):
* Trình tự thực hiện:
- Cá nhân có yêu cầu cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế) nộp hồ sơ cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang.
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang xem xét hồ sơ và tổ chức thẩm định:
+ Nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).
+ Trong trường hợp không cấp chứng chỉ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp đến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang hoặc qua đường bưu điện.
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
+ Phiếu khai báo nhân viên bức xạ.
+ Giấy chứng nhận sức khỏe.
+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn và chứng chỉ đào tạo an toàn bức xạ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân có yêu cầu cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế).
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ nhân viên bức xạ.
* Lệ phí: Không.
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
+ Phiếu khai báo nhân viên bức xạ;
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
- Thông tư số 05/2006/TT-BKHCN ngày 11/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục khai báo, cấp giấy đăng ký và câp giấy phép cho các hoạt động liên quan đến bức xạ (Ghi chú: Áp dụng tạm thời, chờ văn bản hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử).
- Quyết định số 38/2006/QĐ-BTC ngày 13/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ (Ghi chú: Áp dụng tạm thời, chờ văn bản hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử).
- Công văn số 134/BKHCN-ATBXHN ngày 23/01/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thực hiện khai báo, cấp giấy phép, đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và chứng chỉ nhân viên bức xạ (Ghi chú: Áp dụng tạm thời, chờ văn bản hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.